Adrenalin 1mg:
TM 1mg/lần, lập lại mỗi 3 - 5 phút. Có thể tăng 3 - 5mg/lần.
Bơm qua NKQ: liều gấp hai lần IV, pha loãng với 10ml nước cất và bóp bóng 2 lần, sau đó tiếp tục ép tim.
Tiêm trực tiếp vào tim: không nên vì có thể gây t/thương m/v.
Atropin 1mg:
TM 1mg/lần lập lại mỗi 3 - 5 phút, tổng liều không qúa 3mg.
Có thể bơm qua NKQ.
NaHCO3: 1mEq/kg; chỉ dùng khi:
Biết chắc có tăng K+ hoặc nhiễm toan chuyển hoá trước đó.
Hồi sinh Tim - Phổi đã qúa 15 phút mà chưa hiệu qủa.
19 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Bài giảng Xử trí cấp cứu ngưng tuần hoàn hô hấp tại bệnh viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử trí Cấp cứu ngưng tuần hoàn hô hấp tại bệnh viện Bác Sĩ Đỗ Quốc Huy Khoa Hồi Sức Tích Cực Bệnh Viện Nhân Dân 115 Đại cương Là cấp cứu có thể xảy ra bất kì nơi nào: trên đường phố, trong bệnh viện, tại các khoa phòng… Có rất nhiều ng/nhân, nhiều khi không rõ ràng. Bất kỳ bác sĩ, điều dưỡng nào cũng cần phải biết tham gia cấp cứu hồi sinh tim phổi. Để có kết qủa cao nhất cần: Có các kíp cấp cứu thành thạo về kỹ thuật. Tổ chức phân côngkíp cấp cứu hợp lý. Can thiệp càng sớm càng tốt: chỉ có 3 - 4 phút để hành động. Nguyên nhân Nội khoa: Bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim… Phản xạ… Quá liều thuốc. Tai biến mạch não. Tai nạn: điện giật, ngộ độc… Suy hô hấp cấp: ng/nhân thường gặp nhất tại các khoa. Ngoại khoa: Trong lúc mổ do mất máu, tai biến gây mê… Chấn thương: sọ não, lồng ngực, bụng.. Vết thương gây mất máu. Nguyên nhân ngưng tuần hoàn hô hấp có thể phục hồi được Sinh Bệnh học Hoạt động của não phụ thuộc: Cung lượng tim tưới máu. Cung cấp oxy và glucose Ngưng tuần hoàn sau 8 - 10 giây sẽ mất ý thức. Cung lượng máu não: bình thường 75 ml/100g chất xám Khi < 25ml/100g EEG còn sóng chậm Khi < 15ml/100g EEG đẳng điện Tổn thương não sẽ không hồi phục sau 3 - 4 phút ngưng tuần hoàn mặc dù tim có thể còn tiếp tục đập sau 2- 3 giơ øtrong tình trạng thiếu oxy. Phân loại ngừng tuần hoàn theo cơ chế Ngừng tim (vô tâm thu): đẳng điện trên ECG. Rung thất: thường gặp nhất (75 - 95%). Sóng Lớn: mới ngừngTH, chưa thiếu oxy hay tim còn tốt. Sóng Nhỏ: thiếu oxy nặng, có tổn thương tim từ trước, rung thất kéo dài trên 2 phút. Tim không hiệu quả: Mất máu cấp Rối loạn nhịp tim Phân li điện cơ chẩn đoán ngừng tuần hoàn hô hấp 1 - Mất ý thức đột ngột. 2 - Ngừng thở đột ngột. 3 - Mất mạch bẹn, mạch cảnh. Các dấu hiệu khác: Da nhợt nhạt nếu mất máu cấp. Da tím ngắt nếu có suy hô hấp, ngạt thở. Máu ngưng chảy khi đang mổ. Xử trí ngưng tuần hoàn hô hấp Ba yếu tố đảm bảo thành công: Kíp cấp cứu thành thạo về kỹ thuật. Tổ chức dây chuyền cấp cứu tốt. Can thiệp sớm, kịp thời (chỉ có 3 - 4 phút để hành động). Phác đồ cấp cứu ngưng tuần hoàn hô hấp Theo hướng dẫn Hồi Sinh Tim Phổi của AHA 2000 Tổ chức Kíp cấp cứu: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. A - Airway B - Breathing C - Circulation Quy Trình A-B-C-D Hồi Sinh Tim Phổi Cơ Bản D - Defibrillation Phác đồ Hồi sinh tim cơ bản tại bệnh viện Nghi ngờ ngừng tim Đánh giá đáp ứng Báo động hệ thống cấp cứu Gọi máy phá rung Quy trình ABCD thứ nhất A - airway: làm thông đường thở B - breathing: bóp bóng qua Mask C - circulation: bắt đầu ép tim D - defibrillation: tìm rung thấtphá rung (200j, 300j, 360j nếu cần) Quy trình ABCD thứ hai A - airway: đặt NKQ B - breathing: bóp bóng hay thở máy với oxy 100% C - circulation: đặt đường truyền TM dùng thuốc… D - differential diagnosis: tìm và những ng/nhân có thể hồi phục được* Tỷ lệ hồi sinh thành công giảm theo thời gian Vai trò của hồi sinh sớm và phá rung sớm Cơ sở của khử rung sớm Rung thất là thể ngừng tim thường gặp nhất (75 - 95%). Điều trị hiệu quả rung thất duy nhất là khử rung. Hiệu qủa của phá rung giảm nhanh theo thời gian. Rung thất sẽ chuyển thành asystole trong vài phút. Nguyên tắc phá rung sớm Mọi người làm cấp cứu hồi sinh tim phổi phải được huấn luyện, trang bị và cho phép sử dụng máy phá rung ngay khi có BN ngưng tim. Phá rung sớm là chuẩn mực cho cấp cứu ngưng tim trong và ngoài Bệnh Viện. Máy phá rung cần được trang bị ở nơi có nhiều nguy cơ. Sử dụng máy phá rung là kỹ năng cần phải có của tất cả nhân viên Y tế. Dùng thuốc trong hồi sinh tim phổi Adrenalin 1mg: TM 1mg/lần, lập lại mỗi 3 - 5 phút. Có thể tăng 3 - 5mg/lần. Bơm qua NKQ: liều gấp hai lần IV, pha loãng với 10ml nước cất và bóp bóng 2 lần, sau đó tiếp tục ép tim. Tiêm trực tiếp vào tim: không nên vì có thể gây t/thương m/v. Atropin 1mg: TM 1mg/lần lập lại mỗi 3 - 5 phút, tổng liều không qúa 3mg. Có thể bơm qua NKQ. NaHCO3: 1mEq/kg; chỉ dùng khi: Biết chắc có tăng K+ hoặc nhiễm toan chuyển hoá trước đó. Hồi sinh Tim - Phổi đã qúa 15 phút mà chưa hiệu qủa. Film minh họa về hồi sinh tim - phổi Bác sĩ 1 Trưởng nhóm quyết định chỉ đạo: can thiệp, thuốc... Duy trì đường thở (mask,NKQ) Thông khí nhân tạo Bác sĩ 2 Ép Tim, phá rung. Đặt TMTT, chọc MP, MT... Bám sát Monitor nhịp tim Bác sĩ 3 (được tăng cường) Hỗ trợ thực hiện các thủ thuật . Cầm máu bên ngoài. Giúp thay y phục cho BN. Điều dưỡng 1 - Giúp đặt NKQ, hút đàm. - Ghi hồ sơ Điều dưỡng 2 - Đặt đường TMNV, tiêm thuốc... - Chuẩn bị dụng cụ cấp cứu... - Lấy mẫu gửi xét nghiệm. - Mời chuyên khoa, tăng viện... - Hộ tống BN khi di chuyển. Điều dưỡng 3 (được tăng cường) - Sắp xếp, ổn định vị trí BN và dụng cụ. - Hỗ trợ cho nhóm khi có yêu cầu. - Trấn an, cách ly thân nhân BN Sơ đồ bố trí nhóm hồi sinh tim phổi PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA BÁC SĨTRONG NHÓM CẤP CỨU HỒI SINH TIM - PHỔI BÁC SĨ 1: Trưởng nhóm Quyết định, chỉ đạo can thiệp, thuốc... Đảm bảo phần Hô Hấp: A-airway và B- breathing. BÁC SĨ 2: Đảm bảo C-circulation: Ép tim, phá rung,TTMTT, chọc MP - MT... Thực hiện nhiệm vụ của BS 3, nếu chưa được tăng cường. BÁC SĨ 3 (nếu được tăng cường) Hỗ trợ thực hiện các thủ thuật HSTP theo lệnh của trưởng nhóm. Cầm máu bên ngoài. Giúp thay y phục cho BN. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNGTRONG NHÓM CẤP CỨU HỒI SINH TIM - PHỔI Điều dưỡng 1: Hỗ trợ Bs1: nguồn Oxy, duy trì thông khí, giúp đặt NKQ, hút đàm. Ghi hồ sơ: Diễn biến, can thiệp, thuốc sử dụng. Điều dưỡng 2: Thực hiện lệnh Bs 1: TMNV, tiêm thuốc, đặt sonde tiểu, dạ dày... Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho cấp cứu hồi sinh. Lấy và gửi mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Mời chuyên khoa, gọi tăng viện khi cần... Giúp thay y phục, giữ tài sản BN, hộ tống BN khi cần di chuyển. Điều dưỡng 3 (khi được tăng cường): Sắp xếp, ổn định vị trí BN và máy móc dụng cụ. Hỗ trợ cho nhóm khi có yêu cầu, trấn an, cách ly thân nhân BN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xu_tri_cap_cuu_ngung_hhth_tai_bv_1_0293.ppt