Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của lưu vực hay
môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải nhà máy điện nhiệt,
nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong lưu vực nhận
nước cho nên làm cho nước nóng lên (ô nhiễm nhiệt).
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong nước: Nhiệt độ cao của nước làm thay đổi các
quá trình sinh, hóa, lý học thường của hệ sinh thái nước biểu hiện:
- Làm giảm nồng độ oxi trong nước;
- Phân hủy yếm khí xảy ra mạnh mẽ, gây ra mùi hôi thối do các khí H2S, CO2,
CH4, NH3 gây ra;
- Làm thay đổi màu nước.
Để đo nhiệt độ của nước người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau
44 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Xử lý nước thải - Hồ Thị Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc tác pha hơi và phương
pháp đốt cháy.
Phương pháp oxi hóa pha lỏng
Phương pháp này dựa trên sự oxi hóa hợp chất hữu cơ bằng oxi ở nhiệt độ 100-
350oC và áp suất 20-280 at. Ở áp suất cao, độ hòa tan của oxi trong nước tăng và do đó
thúc đẩy quá trình oxi hóa hữu cơ.
Phương pháp oxi hóa xúc tác pha hơi
Đây là quá trình oxi hóa xúc tác dị thể bằng oxi trong không khí, nhiệt độ cao, các
chất hữu cơ bay hơi chứa trong nước thải công nghiệp. Quá trình xảy ra mạnh mẽ khi
có xúc tác: đồng – crom, kẽm – crom, đồng – mangan
Phương pháp đốt cháy
Phương pháp này hiệu quả và phổ biến nhất trong các phương pháp nhiệt. Bản chất
của nó là phun bụi chất thải trực tiếp vào khí lò 900 - 1.000oC, lúc đó nước bay hơi
hoàn toàn còn tạp chất hữu cơ bị cháy. Các chất vô cơ trong nước thải tạo thành các hạt
rắn hoặc nóng chảy, được thu hồi trong các xiclon hoặc thiết bị lọc.
CHƯƠNG 5. XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC –
BIOLOGICAL PROCESSES (4 tiết)
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp khỏi nhiều chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ (H2S, các sunfua, NH3, các
34
nitric). Quá trình xử lí dựa trên khả năng của vi sinh sử dụng các chất này làm chất dinh
dưỡng trong hoạt động sống – Các chất hữu cơ đối với vi sinh là nguồn cacbon.
Bảng 5.1. Phân loại các công trình xử lý sinh học
• Xử lí nước thải trong điều kiện tự nhiên
Các quá trình xử lí sinh học có thể diễn ra trong điều kiện tự nhiên và trong các
công trình nhân tạo. Trong điều kiện tự nhiên việc xử lí xảy ra trên các cánh đồng tưới ,
cánh đồng lọc sinh học và các ao sinh học. Các công trình xử lí được chọn phụ thuộc vị
trí nhà máy, điều kiện khí hậu, nguồn cấp nước, thể tích nước thải công nghiệp và sinh
hoạt, thành phần và nồng độ chất ô nhiễm.
• Xử lí nước thải trong các công trình nhân tạo
Trong các công trình nhân tạo, các quá trình xử lí xảy ra với tốc độ lớn hơn trong
điều kiện tự nhiên. Việc xử lí nước thải trong điều kiện nhân tạo được tiến hành trong
các bể thông khí (arerotank) hoặc thiết bị lọc sinh học.
5.1. Cơ sở lí thuyết quá trình phân hủy sinh học
5.1.1. Các chỉ số cơ bản
Nước thải được đưa đi xử lí hóa sinh, được đặc trưng bởi BOD, COD. Tiếp xúc với
các chất hữu cơ, các vi sinh phân hủy chúng một phần thành nước (H2O), khí carbonic,
ion nitric và ion sunfat, phần khác tạo thành khối sinh học. Sự phân hủy chất hữu cơ
được gọi là oxi hóa sinh học. Một số chất hữu cơ có khả năng được oxi hóa dễ dàng,
còn một số khác hoàn toàn không bị oxi hóa hoặc oxi hóa rất chậm.
Để xác định khả năng nạp nước thải công nghiệp vào thiết bị xử lí sinh học người ta
thiết lập nồng độ tối đa các chất độc hại không ảnh hưởng đến quá trình oxi hóa sinh
hóa và hoạt động của công trình xử lí. Nếu không có các dữ liệu này khả năng oxi hóa
sinh hóa được thiết lập dựa theo tỉ lệ BOD và COD. Nếu tỉ lệ BOD/COD > 0,5, nước
thải chịu sự oxi hóa sinh hóa. Khi đó nước thải phải không chứa các chất độc hại và
các tạp chất muối kim loại nặng. Khi đó nước thải phải không chứa các chất độc hại và
các tạp chất muối kim loại nặng.
5.1.2. Quy luật phân hủy các chất hữu cơ
35
• Để cho quá trình oxi hóa sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải xảy ra, các
chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di
chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba giai đoạn chính như sau:
- Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
- Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên
trong và bên ngoài tế bào;
- Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế
bào mới.
• Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều
kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình xử lí sinh học hiếu khí nước thải gồm 3
giai đoạn:
- Oxy hóa các chất hữu cơ:
CxHyOz + O2 CO2 + H2O
- Tổng hợp tế bào mới:
CxHyOz + NH3 + O2 CO2 + H2O + C5H7NO2
- Phân hủy nội bào
C5H7NO2 + 5 O2 5 CO2+ 2 H2O + NH3
• Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện
không có oxy. Phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kị khí có thể
biểu diễn đơn giản như sau:
Chất hữu cơ CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới
Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn :
- Giai đoạn 1: thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
- Giai đoạn 2: Acid hóa;
- Giai đoạn 3: Acetate hóa;
- Giai đoạn 4: Methane hóa.
36
enzim
enzim
enzim
Vi sinh vật
Các chất hữu cơ chứa các chất hữu cơ cao phân tử như proteins, chất béo,
carbohydrates, celluloses, lignin, trong giai đoạn thủy phân, sẽ được cắt mạch tạo
thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. Các phản ứng thủy phân sẽ
chuyển hóa protein thành amino acids, carbohydrate thành đường đơn, và chất béo
thành các acid béo. Trong giai đoạn acid hóa, các chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp
tục chuyển hóa thành acetic acid, H2 và CO2. Bên cạnh đó, CO2 và H2, methanol, các
rượu đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch carbohydrat. Vi
sinh vật chuyển hóa methane chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như
CO2 + H2, fomate, acetate, methanol, methylamines và CO.
5.2. Phương pháp hiếu khí – aerobic digestion
5.2.1. Bùn hoạt tính – aerotank
Aerotank là bể chứa nước bằng bê tông cốt sắt được thông khí. Quá trình xử lí trong
các aerotank diễn ra theo dòng nước thải được sục khí và trộn với bùn hoạt tính.
NT vào Nước ra
Bùn dư đi xử lí
Bùn tuần hoàn
3-Lắng cấp 1 4-Bồn sục khí - Aerotank 5-Lắng cấp 2
1, 2
Hình 5.1. Sơ đồ công nghệ aerotank
Nước thải được cho vào bể lắng 1, để tăng cường sự lắng của các hạt lơ lửng có thể
cho vào đây một phần bùn hoạt tính. Sau đó nước đi vào bể aerotank có chứa bùn hoạt
tính, ở đây nước thải được sục khí sơ bộ trong khoảng 15-20 phút. Trong trường hợp
cần thiết các chất dinh dưỡng cũng được cho vào bể này. Từ bể aerotank nước chảy
sang bể lắng 2, tại đây một phần bùn lắng được tuần hoàn về bể aerotank, phần bùn còn
lại được đưa đi xử lí, nước trong được thải ra ngoài.
Trước bể aerotank nước thải không được chứa lớn hơn 150 mg/l các hạt lơ lửng và
25 mg/l sản phẩm dầu mỏ. Nhiệt độ nước thải không được thấp hơn 6oC và cao hơn
30oC, còn pH trong khoảng 6,5 – 9.
5.2.2. Lọc sinh học - biofiltration
37
Thiết bị lọc sinh học là thiết bị mà bên trong thân của nó được bố trí đệm dạng thỏi
và cơ cấu phân phối nước cũng như không khí. Trong thiết bị lọc sinh học nước thải
được lọc qua lớp vật liệu được bao phủ bởi màng vi sinh vật. Vi sinh trong màng sinh
học oxi hóa các chất hữu cơ, sử dụng làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng. Như vậy,
chất hữu cơ được tách ra khỏi nước còn khối lượng của màng sinh học tăng lên. Màng
sinh vật chết được cuốn trôi theo nước và đưa ra khỏi thiết bị lọc sinh học và đi vào bể
lắng. Tuy nhiên do tính chất của bùn vi sinh ở đây là nặng hơn, dễ lắng hơn bùn từ hệ
bùn hoạt tính nên lắng cấp 2 có yêu cầu không khắt khe như hệ aerotank.
Mặt khác, khi lớp vi sinh vật đủ dày lớp vi sinh sát bề mặt vật liệu sẽ trở nên yếm
khí, các quá trình xảy ra sẽ là yếm khí hoặc thiếu khí, khí thoát ra do các quá trình này
sẽ làm màng vi sinh dễ bong hơn. Khi màng vi sinh bong ra, bị rửa trôi lớp màng mới
sẽ phát triển và chu kì lặp lại.
Vật liệu lọc thường là đá dăm hoặc các khối vật liệu dẻo có hình thù khác nhau. Bể
lọc vật liệu là đá dăm thường có dạng tròn, kích thước dao động từ 25 – 100 mm.
Chiều sâu lớp vật liệu lọc khoảng 0,9 – 2,5 m, trung bình là 1,8 m.
Hình 5.2.
Lọc sinh học
5.2.3. Đĩa
tiếp xúc sinh
học quay –
rotating biological contactor (RBC)
Đĩa tiếp xúc sinh học quay (RBC) là kĩ thuật màng bám dính, hệ xử lí bao gồm
bồn/bể chứa, các đĩa sinh học thực tế là vật liệu mang ngập gần nửa vào nước thải, trục
của các đĩa sinh học RBC được gắn vào hệ mô tơ-hộp giảm tốc để quay tập đĩa. Vật
liệu làm các RBC thường là plastic có độ bền cao. Khi quay trong nước vi khuẩn sẽ
bám dính lên bề mặt đĩa, đồng thời khi quay nửa trên của đĩa lấy oxi, khi ngập nước
oxi dưới tác dụng của lớp màng sinh học bám trên đĩa sẽ tham gia phản ứng oxi hóa
38
hữu cơ, N- amoni để xử lí nước thải. Đĩa sinh học thường được chế tạo với bề mặt lồi
lõm hoặc gấp nếp, điều này vừa tăng diện tích bề mặt vừa tăng độ cứng của đĩa.
Hình 5.3. Đĩa tiếp xúc
sinh học quay
5.2.4. Oxyten - Ứng dụng oxi để thông khí nước thải
Hiện nay đã bắt đầu sử dụng oxi kỹ thuật để thông khí nước thải thay cho oxi. Quá
trình này được gọi là lắng sinh học. Nó được tiến hành trong thiết bị kín và được gọi là
oxiten.
Việc áp dụng oxi thay cho không khí để thông khí nước thải có nhiều ưu điểm:
- Hiệu suất sử dụng oxi tăng từ 8-9 đến 20-25%
- Cường độ oxi hóa tăng 5-6 lần
- Để đảm bảo cùng nồng độ oxi trong nước thải yêu cầu vận tốc khuấy trộn thấp
hơn, do đó bùn tạo thành ở dạng bông to và chặt nên dễ lắng và lọc, cho phép
tăng nồng độ bùn đến 10g/l mà không cần tăng kích thước bể lắng đợt 2.
- Khi nồng độ oxi cao các vi khuẩn chỉ không phát triển
- Trong nước đã xử lí nồng độ oxi còn dư lớn nên thúc đẩy các quá trình xử lí tiếp theo.
- Trong quá trình xử lí không tạo ra mùi vì tiến hành trong thiết bị kín
- Chi phí đầu tư nhỏ hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này đắt do tốn kém cho việc sản xuất oxi, vì vậy nó được
ứng dụng trong trường hợp xí nghiệp có sẵn oxi. Trong oxiten do nồng độ CO2 cao hơn
trong aerotank nên pH giảm đáng kể. Thời gian xử lí giảm gây cản trở quá trình nitric
39
hóa. Đồng thời hệ số tăng trưởng của bùn cũng giảm từ 0,6-1,2 đối với aerotank còn
0,4-0,6 đối với oxiten.
Phụ thuộc vào thành phần nước thải nồng độ oxi tối ưu trong nước thải của oxiten
là 10-12 mg/l, còn liều lượng bùn 7-10g/l.
5.2.5. Mương oxi hóa
Đây là biến thể của hệ bùn hoạt tính sục khí kéo dài, ít bùn nên phù hợp cho những
điểm dân cư nhỏ, không có hệ xử lí tập trung. Tương tự hệ ao hồ có thể không cần xây
dựng bằng bê tông, vì vậy chi phí xây dựng sẽ thấp, yêu cầu vận hành, bảo trì cũng ở
mức thấp nên chi phí vận hành không cao.
Khác với hệ bùn hoạt tính, máy cấp khí trong trường hợp này không dùng hệ phân
tán lắp cố định dưới đáy bể mà thường dùng hệ guồng vừa đẩy nước vừa cấp khí.
Mương oxi hóa có thể chấp nhận tải cao hơn nhiều so với hồ oxi hóa, nhờ guồng đẩy
nước tạo dòng chảy tuần hoàn với tốc độ khoảng trên 0,3 m/s nên giữ được sinh khối lơ
lửng, tăng hiệu quả xử lí.
Hình 5.4. Mương oxi hóa
5.2.6. Hồ sinh học
Hồ sinh học là dãy hồ gồm 3-5 bậc, qua đó nước thải chảy với vận tốc nhỏ, được
lắng trong và xử lí sinh học. Các hồ được ứng dụng để xử lí sinh học và xử lí bổ sung
trong tổ hợp với các công trình xử lí khác. Hồ được chia ra làm hồ với sự thông khí tự
nhiên và nhân tạo. Hồ với sự thông khí tự nhiên không sâu (0,5-1m), được đun nóng
bởi mặt trời và được gieo các vi sinh vật nước.
40
Vi khuẩn sử dụng oxi sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxi từ
không khí để oxi hóa các chất ô nhiễm. Rêu tảo tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon,
sinh ra từ sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Để hoạt động bình thường cần phải
đạt giá trị pH và nhiệt độ tối ưu. Nhiệt độ không được thấp hơn 6oC.
Trong tính toán hồ người ta xác định kích thước bảo đảm thời gian lưu cần thiết của
nước thải và vận tốc oxi hóa được đánh giá theo BOD của chất phân hủy chậm nhất.
Để tăng vận tốc hòa tan oxi người ta xây dựng các hồ thông khí. Sự thông khí được
tiến hành bằng cơ khí hoặc khí động. Thông khí cho phép tăng tải lượng chất ô nhiễm
đến 3-3,5 lần và tăng chiều sâu đến 3,5m.
5.3. Phương pháp kỵ khí – anaerobic digestion
Quá trình yếm khí đầu tiên áp dụng để xử lí bùn dư, hiện nay áp dụng cả để xử lí
nước thải giàu hữu cơ. Vi khuẩn hoạt tính ở đây bao gồm các vi khuẩn yếm khí và cả
vi khuẩn tùy nghi, trong điều kiện không có oxi chúng sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ
thành carbon dioxit và metan, thường gọi là biogas.
So với các quá trình hiếu khí, yếm khí có các ưu thế sau:
- Hiệu suất tạo sinh khối yếm khí nhỏ hơn nhiều so với hiếu khí; điều này làm giảm
nhu cầu dinh dưỡng, giảm chi phí xử lí bùn dư.
- Không có chi phí oxi, điều này giảm cả chi phí thiết bị lẫn vận hành hệ cấp khí.
- Khí metan sinh ra có giá trị nhiệt năng lớn, có thể thay thế khí đốt.
- Các quá trình yếm khí chấp nhận tải đầu vào cao hơn nhiều so với hiếu khí, đó là
vì không có cản trở do yêu cầu khuếch tán oxi.
Các nhược điểm của quá trình yếm khí:
- Cần năng lượng để nâng nhiệt độ tới vùng hoạt động vi khuẩn tối ưu (thường là 35oC).
- Khó đạt được hiệu suất xử lí cao như quá trình hiếu khí.
- Do bản chất quá trình trong nước ra và biogas luôn có mùi do H2S và mercaptan.
Điều này sẽ hạn chế khả năng sử dụng ở đô thị.
- Bùn yếm khí khó lắng hơn bùn hiếu khí, vì vậy nếu áp dụng kĩ thuật lắng thì chi
phí sẽ cao hơn.
- Điều khiển thiết bị sẽ khó hơn, hệ xử lí nhạy cảm hơn đối với shock tải hữu cơ.
41
5.3.1 Quá trình tiếp xúc kị khí (Anaerobic Contact Process)
Đây là quá trình với hệ vi sinh phân tán, tương tự như quá trình bùn hoạt tính, chỉ
khác DO = 0. Quá trình tiếp xúc yếm khí bao gồm 2 phần. Phần tiếp xúc nghĩa là hỗn
hợp phản ứng và bùn hoàn tính được khuấy trộn đều (trong điều kiện yếm khí), phần
hai là sự tách R/L để tuần hoàn phần R về bồn tiếp xúc. Hai quá trình tiếp xúc đã
thương mại hóa là Bioenergy và Anamet.
Bioenergy là quá trình lắng tiếp xúc yếm khí thông thường kết hợp sự tách R/L
bằng shock nhiệt kết hợp lắng cấp 2. Khi hỗn hợp phản ứng ra khỏi bể phản ứng, trước
khi vào bể lắng nhiệt độ là 35oC được giảm nhanh xuống 25oC nhờ các hệ trao đổi
nhiệt làm mát, khi đó quá trình sinh khí metan sẽ dừng lại, nước vào lắng cấp 2 bùn sẽ
lắng dễ hơn.
Trong hệ Anamet ngay sau bồn yếm khí là bồn hiếu khí để xử lí gần hoàn toàn hữu
cơ. Bùn tuần hoàn về bồn yếm khí là bùn hiếu khí. Quá trình này giảm lượng bùn dư
phải xử lí, ngoài ra bùn dư chứa một lượng N, P nhất định sẽ giảm nhu cầu N, P đối với
toàn bộ quá trình.
5.3.2 Phân hủy yếm khí ngược dòng - Upflow Anaerobic Sludge Bed (UASB)
Trong hệ UASB bùn phải được phát triển thành một lớp dày. Trong lớp bùn này
dưới tác động của dòng nước từ dưới lên các hạt bùn này dưới tác động của dòng nước
từ dưới lên các hạt bùn nổi lơ lửng tạo thành một lớp đệm dạng hạt. Hạt bùn bền với
tác động của dòng nước thải vào, đủ nhẹ để nổi lơ lửng do tác động của dòng chảy và
đủ nặng để không bị dòng nước kéo ra khỏi bồn phản ứng.
Trong hệ UASB nước thải được cấp vào từ dưới đáy bồn, thu ở phía trên. Trong
quá trình nước thải đi từ dưới lên nó phải tiếp xúc với các hạt bùn hoạt tính. Khi đó sẽ
xảy ra hai quá trình: (1) chất hữu cơ được BHT phân hủy yếm khí thành CO2 + CH4 và
(2) quá trình lọc trong nhờ lớp đệm dạng hạt.
Ưu điểm của UASB so với hệ BHT
Ít tiêu tốn năng lượng vận hành
Ít bùn dư, nên giảm chi phí xử lý bùn
Bùn sinh ra dễ tách nước
Nhu cầu dinh dưỡng thấp nên giảm được chi phí bổ sung dinh dưỡng
42
Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí metan
Hình 5.5. Hệ phân hủy yếm khí ngược dòng (UASB)
5.3.3. Lọc yếm khí - Anaerobic Filter Process
Bể lọc kỵ khí là một cột chứa vật liệu mang thường ngập trong lớp chất lỏng để xử
lý chất hữu cơ chứa carbon trong nước thải. Nước thải được dẫn vào cột từ dưới lên,
tiếp xúc với lớp vật liệu trên đó có VSV kỵ khí sinh trưởng, phát triển và tạo màng,
ngoài ra các khe, lỗ trong khối vật liệu cũng là nơi vi sinh thích cư trú.
Lọc yếm khí hiệu quả trong xử lí nhiều loại nước thải công nghiệp có nồng độ hữu
cơ cao. Ngoài những ưu điểm của quá trình yếm khí, lọc yếm khí còn có ưu điểm là
chịu đựng tốt những trường hợp dừng hệ thống, khả năng phục hồi công suất khi tái
khởi động rất tốt. Bên cạnh đó lọc yếm khí gặp phải một số khó khăn khi vận hành
như: kiểm soát sự gia tăng mật độ sinh khối, cách tiến hành, mức độ rửa lọc để loại bớt
nhưng không loại hết sinh khối đã bám dính.
5.3.4. Hệ yếm khí với lớp đệm dãn nở - anaerobic fluidised bed reactor (AFBR)
Hệ AFBR là bồn phản ứng yếm khí với đệm giả lỏng, lớp đệm ở đây chính là lớp vi
khuẩn bám trên các hạt vật liệu mang dạng hạt, khi gặp dòng nước thải từ dưới lên sẽ
nổi và chuyển động ở giữa bồn phản ứng như lớp đệm, do tính linh động của nó nên
được coi là giả lỏng. Vật liêu mang có thể là cát, than atraxit, than hoạt, quả cầu từ sợi
thép không gỉ, và bọt polyester....Ưu điểm của kĩ thuật AFBR là loại trừ khả năng tắc
như trường hợp kĩ thuật lọc.
43
5.3.5. Hồ yếm khí
Hồ yếm khí được dùng khi xử lí nước thải đậm đặc có SS cao. Chúng là các công
trình đào bằng đất độ sâu tới 9 m để đảm bảo các điều kiện yếm khí và giữ được nhiệt.
Khi nước thải vào các chất lắng được sẽ tích lũy dưới đáy hồ, nước lắng đi xử lí tiếp.
Điều kiện yếm khí được đảm bảo suốt dọc độ sâu của hồ, trừ lớp mỏng bề mặt.
Chất thải sẽ được phân hủy thông qua các chu trình chuyển hóa yếm khí, các sản
phẩm sẽ là carbon dioxit, metan và các khí khác, các axit hữu cơ và sinh khối.
Do bản chất quá trình yếm khí là gây mùi nên hồ yếm khí chỉ nên áp dụng khi các
yếu tố xung quanh đảm bảo không ảnh hưởng tới dân cư.
44
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50217c9a_82ae_e783_8da1_4392a74de139_xu_ly_nuoc_thai_4885.pdf