Bài giảng Xây dựng mặt đường ôtô – Chương 3 Mặt đường cấp thấp

Mặt đường cấp thấp thực chất là lớp đất ở mặt trên nền đường được đắp thành, có khi được đầm chặt, không có lớp móng riêng. Cũng có khi, mặt đường được gia cố bằng các vật liệu hạt như gạch vỡ, đá dăm đá cuội.

Mặt đường cấp thấp thường không đảm bảo thông xe quanh năm. Đối với các loại mặt đường có tính dính (sét, á sét) mặt đường bị phá hoại nghiêm trọng vào mùa mưa, làm xe cộ không qua lại được, thậm chí người đi bộ qua lại cũng khó khăn. Vì vậy, sau mỗi mùa mưa thường phải tu sửa làm cho mặt đường trở về trạng thái như cũ. Ngược lại, đối với mặt đường đất có tính dính kém (đất cát) vào mùa khô hanh đất ở mặt đường tơi ra, cũng gây trở ngại cho xe cộ qua lại.

Mặt đường đất gia cố bằng vật liệu hạt, tuy chất lượng mặt đường và cường độ tuy có cao hơn nhưng vẫn không đảm bảo thông xe quanh năm. Cường độ của nó sẽ giảm đi nhiều hay ít, mức độ phá hoại của nó như thế nào vào mùa mưa là tuỳ thuộc vào tình hình thoát nước, độ cao của nền đường, mật độ và thành phần xe chạy, số lượng và chất lượng vật liệu gia cố.

Ngoài ra, mặt đường đất tự nhiên còn có nhược điểm nữa là hao mòn nhanh, bụi nhiều vào mùa khô hanh, làm ảnh hưởng tới điều kiện vệ sinh ở hai bên đường.

Nói chung, mặt đường đất tự nhiên thường gặp ở các tuyến đường nông thôn, các đường liên xã, các đường huyện lộ, tỉnh lộ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hungpv | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Bài giảng Xây dựng mặt đường ôtô – Chương 3 Mặt đường cấp thấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong3 xd.doc