Virus là một hình thái của sự sống đơn giản, kích thước rất nhỏ trung bình khoảng 20 –300 nm, do đó phải nhìn qua kính hiển vi điện tử phóng đại hàng vạn lần.
Virus chỉ chứa một loại axit nucleic: hoặc AND
( axit desoxyribonucleic ) hoặc ARN (axit ribonucleic). Acid nucleic được bao bọc trong một lớp vỏ protein và bên ngoài cùng có thể được bao quanh bằng một màng lipid. Toàn bộ phân tử virus được gọi là virion.
44 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Virus - Lê Trần Nguyễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Virus Giáo viên: Leâ Traàn Nguyeãn 1. Đại cương về virus (1)Virus là một hình thái của sự sống đơn giản, kích thước rất nhỏ trung bình khoảng 20 –300 nm, do đó phải nhìn qua kính hiển vi điện tử phóng đại hàng vạn lần.Virus chỉ chứa một loại axit nucleic: hoặc AND ( axit desoxyribonucleic ) hoặc ARN (axit ribonucleic). Acid nucleic được bao bọc trong một lớp vỏ protein và bên ngoài cùng có thể được bao quanh bằng một màng lipid. Toàn bộ phân tử virus được gọi là virion.Đại cương về virus (2)Virus không có khả năng phát triển và tự nhân lên mà chỉ có thể nhân lên trong các tế bào sống.Phạm vi gây bệnh của virus rất rộng, chúng gây bệnh không những cho người mà còn cho mọi sinh vật khác như loài có vú, chim, cá, côn trùng, cây cối và cho cả vi khuẩn. Đặc tính chung của virus A. Cấu trúcVirus có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.Các đặc điểm riêng biệt về cấu trúc của mỗi họ virus được xác định dựa vào các chức năng của virion: sự tạo hình và giải phóng virus ra khỏi tế bào nhiễm, cách truyền virus sang các ký chủ khác, sự gắn, xâm nhập của vi rus trong các tế bào nhiễm mớiCấu trúc (1)Các kiểu đối xứng của hạt virus chia thành ba nhóm:Cấu trúc đối xứng dạng khối đa diện 20 mặt như virus Adeno..(virut bại liệt).Cấu trúc (2) Đối xứng hình xoắn ốc sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic, làm cho virut có hình que hay sợi (như virus Orthomyxo, virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (virut cúm, virut sởi). Cấu trúc (3)Cấu trúc hốn hợp: Cấu tạo giống con nòng nọc, đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn (ví dụ virut phagio) Tại sao gọi virut là kí sinh nội bào bắt buộc?Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào. Có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanômet) và có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại axit nuclêic được bao bọc bởi vỏ prôtêin. Virut không thể sống tự do và tồn tại bên ngoài tế bào sinh vật, đồng thời để nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào, vì thế chúng là kí sinh nội bào bắt buộc.Chúng được phân loại như thế nào?Virut được phân loại chủ yếu dựa vào axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. Có 2 nhóm virut lớn: + Virut ADN (có vật chất di truyền là ADN, ví dụ như: virut đậu mùa, viêm gan B, hecpet...).+ Virut ARN (có vật chất di truyền là ARN, ví dụ như: virut cúm, virut sốt xuất huyết Dengi, virut viêm não Nhật Bản, virut HIV...). Sự khác biệtVi khuẩnCó cấu tạo tế bào Chứa cả AND và ARNSinh sản độc lập Có thể tiêu diệt bởi kháng sinh Một số vi khuẩn có lợiVirusKhông có cấu tạo tế bào Chỉ chứa AND hoặc ARNKý sinh bắt buộc vào tế bào sống Không thể tiêu diệt bởi kháng sinh Hầu hết virus có hại B. Sinh sản - Vi rus không có men để chuyển hoá các chất dinh dưỡng nên phải kí sinh trên tế bào sống và nhờ vào sự chuyển hoá của tế bào mà phát triển. - Mỗi chủng virus chỉ phát triển được trên một loại tế bào của người. - Chịu được lạnh (-20oC đến – 40oC) hàng tháng hoặc hàng năm - Không chịu được nóng và tia hồng ngoại, cực tímC. Sức đề kháng D. Tính miễn dịch Cũng như vi khuẩn, vi rút có+ Miễn dịch tự nhiên : lâu như đậu mùa, sởi, ngắn như thuỷ đậu, cúm+ Miễn dịch nhân tạo bằng vácin và huyết thanh, nhưng tác dụng hạn chế vì kháng thể trong huyết thanh không khống chế được vi rút phát triển trong tế bào, chỉ làm cho bệnh giảm nhẹ và ít có biến chứng. E. Phương pháp xét nghiệm virus để chẩn đoán Dựa trên hai nguyên tắc chung:+ Tìm virus bằng phân lập từ bệnh phẩm ( nuôi cấy trên tế bào, tiêm truyền qua súc vật, bào thai trứng gà ấp.v..v...+ Tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhânDùng chủng virus đã phân lập từ trước và cất giữ trong phòng thí nghiệm, đem trộn với huyết thanh của người nghi mắc bệnh.2. Các ngõ nhiễm trùng thường gặp ở người Ngõ vào : - Đường hô hấp- Miệng, - Da chấn thương nhẹ- Tiêm chích- Vết cắn3. Một số virus gây bệnh thường gặp3.1 BỆNH CÚM A. Đại cương Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch lớn, do nhiễm virus Influenza, thuộc họ Orthomyxoviridae, gồm 3 loại A, B, C, có biểu hiện lâm sàng là nhức đầu, đau mình, sốt, ho và kiệt sức.Bệnh gây ảnh hưởng tại đường hô hấp trên và dưới, viêm phổi do bội nhiễm vi trùng. 3.1 BỆNH CÚMB. Dịch tể họcNgười bệnh và người lành mang virus là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Bệnh lây qua các chất bài tiết đường hô hấp khi ho hoặc hắt hơi, sổ mũi. Một bệnh nhân có thể lan truyền một số lượng rất lớn virus và virus tương đối sống bền vưõng trong các giọt nước nhỏ, ở môi trường có độ ẩm thấp và nhiệt độ không cao. Thông thường, từ 5 đến 10 ngày sau khi virus lan tràn, người ta không còn phát hiện được virus nữa. Riêng ở trẻ em, sự lây truyền virus thường kéo dài lâu hơn.3.1 BỆNH CÚMB. Dịch tể họcSự phân biệt 3 týp virus cúm A, B, C có liên hệ với mức độ nặng nhẹ của các trận dịch do chúng gây ra. Virus B và C thường chỉ gây bệnh lẻ tẻ ở người trẻ và trẻ emVirus A có thể gây các hình thức dịch khác nhau : dịch nhỏ (chu kỳ 2 đến 4 năm), dịch lưu hành địa phương hoặc đại dịch trên toàn thế giới (chu kỳ >= 10 năm)..3.1 BỆNH CÚMB. Dịch tể học- Một trong những tính chất đặc biệt của Influenza là thường xuyên thay đổi tính chất kháng nguyên. Do vậy, những người đã được miễn nhiễm trong lần bệnh trước vẫn không tránh được bệnh lần kế tiếp gây ra do loại virus mới. Tính cảm thụ bệnh lại rất cao nên mọi người ở lứa tuổi khác nhau đều dễ mắc bệnh và làm dịch bộc phát. Miễn dịch đối với virus cúm xuất hiện nhanh sau khi nhiễm bệnh nhưng không bền vưõng sau 1 - 2 năm. Do đó, tái nhiễm vẫn có thể xảy ra với cùng 1 týp kháng nguyên khi có sự tiếp xúc chặt chẽ với virus trong một tập thể đông đúc3.1 BỆNH CÚM C. Điều trị , phòng ngừaĐối với các thể bệnh cúm không biến chứng, điều trị cốt yếu là giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra như sốt, nhức đầu, đau mình. Dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau . Phòng ngừa : Biện pháp chủ yếu phòng ngừa bệnh cúm cho cộng đồng hiện tại trên thế giới là thuốc chủng ngừa với thành phần là Influenza bị bất hoạt. 3.2 BỆNH DẠIA.Đại cương (1) - Bệnh dại là bệnh viêm não tuỷ cấp tính xảy ra ở động vật có vú, tác nhân gây bệnh là virus dại trong họ Rhabdoviridae. - Ở Việt nam virus dại lưu hành chủ yếu ở chó nhà, hiếm thấy hơn ở mèo. Virus xuất hiện trong nước dãi của chó hoặc mèo khoảng từ 3-5 ngày trước khi con vật có triệu chứng lâm sàng đầu tiên và trong suốt thời gian bị bệnh. 3.2 BỆNH DẠIA.Đại cương (2) - Virus dại xâm nhập vào cơ thể từ động vật bị dại qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị thương, sau khi xâm nhập nó tồn tại và nhân lên tại vết thương từ vài giờ cho tới vài tuần. - Sau đó nhanh chóng đi tới các đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên rồi chuyển tới cơ quan thần kinh trung ương.3.2 BỆNH DẠIA.Đại cương (3)- Khi người bị con vật nhiễm virus dại cắn sẽ trãi qua thời gian ủ bệnh từ 2-8 tuần, cũng có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài 1 năm hoặc lâu hơn. -Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng vết cắn gần thần kinh trung ương hoặc số virus xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn.-Khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, virus dại gây tổn thương não tuỷ ở các mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau.3.2 BỆNH DẠI B.Triệu chứng tiền lâm sàng - Từ 2-4 ngày trước khi phát hiện, bệnh nhân thấy đau nhức,sưng tấy tại vết cắn có thể quan sát được. - Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết. - Đồng thời với các triệu chứng trên còn có một số triệu chứng khác kèm theo: bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.3.2 BỆNH DẠI C.Triệu chứng lâm sànga. Thể co thắtĐây là thể thường gặp nhất. Đặc biệt là co cứng, co thắt, co, co giật, run các cơ kể cả cơ ở mặt. b. Thể liệt: Thể này hiếm hơn, kém điển hình hơn. Liệt có thể tiên phát và bắt đầu bằng liệt 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lên trên hoặc xuống dưới. Tử vong thường do ngạt hoặc ngất vào ngày thứ 4. Diễn biến bệnh không quá 4-10 ngày.c. Thể cuồng: Bệnh nhân bị kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, người bệnh trở nên hung bạo.. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và chết.3.2 BỆNH DẠI D.Điều trịHiện chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh dại khi đã lên cơn Dại. Do đó việc xử lý vết thương tại chổ kết hợp với tiêm kháng huyết thanh và Vaccine dại là cách duy nhất cấp cứu có hiệu quả cho người bị súc vật nghi dại cắn. 3.3 BỆNH BẠI LIỆT A. Đại cương (1)Dựa vào tính kháng nguyên, virus bại liệt được chia làm ba týp huyết thanh : Týpe I Brunhild, Týpe II Langsing và Týpe III Léon. Týpe I được phân lập với tỷ lệ cao nhất ở bệnh nhân sốt bại liệt. 3.3 BỆNH BẠI LIỆT A. Đại cương(2) - Sốt bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp tính, có thể lây lan thành dịch, gây tổn thương ở nhiều cơ quan và tổ chức, đặc biệt ở hệ thần kinh vận động, các nhân thần kinh sọ não, hành tủy, hệ thần kinh thực vật, vỏ não, sừng bên, sừng sau của tủy sống. -Một số ít bệnh nhân có biểu hiện liệt, còn phần lớn là bệnh thể nhẹ, thể không liệt hoặc thể không có triệu chứng lâm sàng. -Virus bại liệt có tên là Poliovirus thuộc nhóm virus đường ruột trong gia đình Piconaviridae. Virus có khả năng đề kháng cao, có thể sống ở môi trường bên ngoài trong nhiều ngày, có thể dự trử ở nhiệt độ -20 oC. Tuy nhiên chúng dễ bị mất hoạt tính ở nhiệt độ 56o C hoặc bằng formaldehyde, nước có Clor và tia cực tím. 3.3 BỆNH BẠI LIỆT B. Dịch tể học (1)Sốt bại liệt xảy ra khắp nơi trên thế giới nhưng tập trung ở các nước đang phát triển nơi có điều kiện vệ sinh kém. Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người mang virus không có triệu chứng lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây quan trong nhất. Một số súc vật cũng có thể mang virus bại liệt nhưng không có khả năng truyền sang cho người. Ruồi nhặng, gián là trung gian truyền bệnh, tác nhân vận chuyển virus từ phân người bệnh sang người lành. 3.3 BỆNH BẠI LIỆT B. Dịch tể học (2) Đường lây chính của virus bại liệt là đường tiêu hóa, trực tiếp từ phân-miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn.bị ô nhiễm phân người bệnh. Một số ít ghi nhận lây qua đường hô hấp. Một lượng phân rất nhỏ của bệnh nhân có thể chứa hàng ngàn liều virus gây bệnh. Sốt bại liệt là một bệnh có khả năng lây lan rất lớn. 3.3 BỆNH BẠI LIỆT C. Lâm sàng - Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 3-35 ngày, trung bình 6-20 ngày. - Sốt bại liệt có thể gây ra bốn bệnh cảnh lâm sàng khác nhau : - Sốt bại liệt thể không triệu chứng lâm sàng. - Sốt bại liệt thể bệnh nhẹ - Sốt bại liệt thể không liệt - Sốt bại liệt thể liệt 3.3 BỆNH BẠI LIỆT C. Phòng ngừa (1)1. Phòng ngừa chung : Khoảng 95% sốt bại liệt ở thể không có triệu chứng lâm sàng và thể bệnh nhẹ nên vấn đề phòng ngừa chung gặp nhiều khó khăn. Thời gian cách ly bệnh nhân trong bệnh viện khoảng 2 tuần. Tránh tụ tập nhưõng đám đông khi có dịch xảy ra. Những bệnh nhân bị thể nhẹ hoặc thể không liệt, hạn chế hoạt động, tránh kích thích đau cho đến khi các triệu chứng lâm sàng biến mất. 3.3 BỆNH BẠI LIỆT C. Phòng ngừa (2)2. Chủng ngừa : Có hai loại vắc xin phòng ngừa sốt bại liệt : a. Vắc xin khử hoạt Salk : là loại thuốc chủng chế tạo từ virus bại liệt được khử hoạt bằng Formaline. Hiện nay thuốc ít được sử dụng ở nhưõng nước đang phát triển, chỉ sử dụng khi vắc xin uống không có hiệu quả. b. Vắc xin sống giảm độc lực Sabin : là loại thuốc chủng được làm bằng virus sống giảm độc lực. Vắc xin Sabin hiện nay được sử dụng rộng rãi ở những nước đang phát triển trong chương trình tiêm chủng mở rộng. 3.4 BỆNH SỞIA. Đại cương (1)- Virus sởi là thành viên nhóm Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae.- Virus sởi có cấu trúc hình cầu, đường kính 100 – 250 nm và gồm 6 protein. Bên trong vỏ gồm chuỗi xoắn ARN và 3 protein. Vỏ bao bên ngoài gồm protein gắn 2 loại glycoprotein nhỏ lồi ra (hay còn gọi là các mấu).- Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra.3.4 BỆNH SỞIA. Đại cương (2)- Bệnh có biểu hiện sốt, ho, viêm kết mạc và nổi ban đặc trưng.- Khi bị sởi, sức đề kháng cơ thể giảm sút nên dễ mắc các biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.- Phòng bệnh hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc-xin.3.4 BỆNH SỞIB. Dịch tễ học- Bệnh nhân sởi là ổ chứa virus sởi.- Virus sởi lây mạnh nhất từ một đến hai ngày trước khi có mọc sởi và tận 4 ngày. Trẻ sơ sinh khi mới lọt lòng có miễn dịch thụ động do mẹ truyền và miễn dịch này tồn tại khoảng 4 - 6 tháng.3.4 BỆNH SỞIC. Biểu hiện lâm sàng1. Lâm sàng thể điển hình1.1. Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ này chừng 11 - 12 ngày. Trẻ sơ sinh phần nhiều kéo dài 14 - 15 ngày.1.2. Thời kỳ khởi phát- Chừng 4 - 5 ngày từ lúc bắt đầu sốt đến lúc bắt đầu mọc sởi.1.3. Thời kỳ toàn phát (Hay thời kỳ mọc sởi)- Trước thời kỳ này các triệu chứng nặng hẳn lên, sốt có thể lên tới 40 oC, ho liên tục, có thể co giật, mê sảng.1.4.Thời kỳ lui bệnh (hay thời kỳ bay ban)- Ban bắt đầu bay sau khi sởi đã mọc khắp người.3.4 BỆNH SỞICác thể lâm sàng đặc biệt(1)1. Sởi ở trẻ sơ sinh- Rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi vì còn miễn dịch thụ động của mẹ truyền sang.- Sốt nhẹ, viêm long mắt mũi nhẹ, sút cân, tăng bạch cầu trong máu. Sau đó sốt cao 40 - 410C, da xám, lưỡi khô và viêm long mắt mũi rất nặng, thở gấp nhưng phổi bình thường.- Thể bệnh này nặng dễ tử vong.3.4 BỆNH SỞICác thể lâm sàng đặc biệt(2)2. Sởi ác tính- Bệnh cảnh nặng, tiến triển nhanh, dễ tử vong- Biểu hiện: Suy hô hấp cấp, rối loạn thần kinh nặng, rối loạn đông máu.3.4 BỆNH SỞICác thể lâm sàng đặc biệt(3)3. Sởi ở người lớn- Bệnh sởi ở người lớn thường nặng hơn ở trẻ em.- Người lớn có thể bị sởi do chưa bao giờ có miễn dịch hay miễn dịch quá ít do miễn dịch thu được bởi vac xin đã suy yếu nên kháng thể sinh ra ít không đủ để bảo vệ cơ thể.3.4 BỆNH SỞI Biến chứng Được chia thành 3 nhóm liên quan đến vị trí thương tổn: đường hô hấp, hệ thống thần kinh trung ương và đường tiêu hoá. Ngoài ra có các biến chứng hiếm gặp khác như: viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm tiểu cầu sau nhiễm trùng, biến chứng vào mắt, gây loét giác mạc.- Sau sởi có thể làm phát triển bệnh lao có sẵn hoặc xuất hiện bệnh lao ở những người suy giảm miễn dịch.3.4 BỆNH SỞI Điều trịLiệu pháp điều trị bệnh sởi gồm điều trị toàn thân và điều trị triệu chứng. Với những bệnh nhân sởi có biến chứng nhiễm khuẩn thì phải dùng các kháng sinh đặc hiệu tuỳ theo biến chứng. Nếu bệnh nhân bị viêm não cần thiết chăm sóc tích cực chú ý tăng áp lực nội sọ. Phải dùng vitamin A liều cao trong các trường hợp sởi nặng đặc biệt trẻ em dưới 2 tuổi rất có hiệu quả.Ngoài ra Vidarabin cũng có hiệu quả chống lại virus sởi 3.4 BỆNH SỞI Phòng bệnh Phòng bệnh không đặc hiệu- 1958 thì làm được vac xin lần đầu tiên- Vacin hiện đang dùng là loại vacin sống tối giảm hoạt Schawarz (1962) chỉ tiêm một lần, miễn dịch tốt 97,1% phản ứng nhẹ - Chỉ định tiêm vac xin Bắt đầu tiêm cho trẻ em từ 8 -9 tháng tuổi, sau tiêm nhắc lại một lần nữa khi trẻ 2 tuổi, cho miễn dịch suốt đời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_dai_cuong_virus_virus_thuong_gap_8244.ppt