Bài giảng về Thị trường tài chính

Thị trường tài chính

Lời nói đầu

Trải qua hơn mười năm, kể từ 1986, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện

lại những kết quả quan trọng bước đầu. Những thay đổi tích cực và toàn diện

đường lối đổi mới nhằm chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung bao

cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Công cuộc đổi mới

đã kéo theo hàng loạt những biến đổi tích cực về nền kinh tế đã và đang tạo

nên cơ sở quan trọng ban đầu để tiến tới hình thành thị trường tài chính (

TTTC ) ở nước ta.

Thị trường tài chính ra đời, hoạt động có hiệu quả đã khẳng định được vị trí

của nó trong nền kinh tế thị trường ngày nay. Bàn về quá trình ra đời, hoạt

động phát triển và hoàn thiện của TTTC nếu như ta không nhắc đến các công

cụ của TTTC chẳng khác gì nói đến công việc của “ người đi cày mà quên

Trâu ” vì thế chúng ta cần thiết nghiên cứu các loại chứng khoán được mua

bán trong TTTC. Ở đó chúng sẽ biết đầy đủ về việc làm cách nào TTTC thực

hiện được vai trò quan trọng “ dẫn vốn ” của mình

pdf36 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng về Thị trường tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng 37,9 lần so với năm 1991. ¾ Bước sang quý I/ 1998 thị trường đấu thầu trái phiếu KBNN rơi vào tình trạng “ buồn tẻ ”. Trong cả tháng 2 mới tổ chức được 3 phiếu đấu thầu với giá trị bán được có 17 tỷ đồng. ¾ Lãi suất của trái phiếu KB được ghi nhận cao nhất ở mức 2,1% tháng tức là 25,2% năm vào cuối năm 1993, một lãi suất chưa từng có trên thế giới. Nhưng đối với trái phiếu CP bước đầu thực hiện khác thành công trong 24 các công trình lớn, trọng điểm quốc gia như công trình đường dây 500KV, đường Nguyễn Tất Thành... Hiện tại thời hạn của trái phiếu CP thay đổi theo hướng tích cực chuyển dần từ loại ngắn hạn 3 - 6 tháng sang 2 - 3 năm. Trong năm 1996 có tới 98% số phát hành là loại 1 năm trở lên. Từ năm 1997 chỉ phát hành loại 1 - 2 năm, lãi suất trái phiếu KB đã gắn liền với điều kiện thị trường, trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần theo xu hướng thị trường góp phần làm giảm gánh nặng trả lãi cho NSNN. Phương thức phát hành và thanh toán được cải tiến từng bước, các hình thức thanh toán lãi suất cũng đa dạng hơn như thanh toán định kỳ, thanh toán lãi trước.... Đặc biệt đã cho phát hành loại trái phiếu vô danh, in sẵn mệnh giá và được thanh toán trong cả nước. * Những tồn tại: - Tồn tại : Cho đến cuối năm 2000 trái phiếu chính phủ vẫn trong tình trạng “ đóng băng ” về giao dịch. Mặc dù trong tháng 10, trung tâm giao dịch chứng khoán đã có phối hợp với KBNN tổ chức đấu thầu đợt 5 trái phiếu CP với khối lượng gọi thầu 200 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm nhưng đợt thầu đã không thành công do lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài Chính thấp hơn laĩ suất đặt thầu. Vì vậy, giá trái phiếu chính phủ tuy vẫn là 100.800 đồng nhưng không có giao dịch. Tảng băng trái phiếu chính phủ vẫn khó tan trong thời gian gần đây, từ khi trung tâm giao dịch chứng khoán đi vào hoạt động thì đã có hơn 1100 tỷ đồng trái phiếu CP đủ điều kiện niêm yết được phát hành, trong đó có khoảng 600 tỷ đồng được phát hành theo hình thức đấu thầu và khoảng 500 tỷ đồng được phát hành thông qua bảo lãnh. Tuy nhiên, cho dù trái phiếu CP có phát hành theo hình thức nào thì hiện đều nằm tại các NHTM. Sở dĩ là vì các NHTM vẫn đang trong tình trạng ứ đọng vốn do vốn huy động nhiều trong khi thiếu dự án đầu tư hiệu quả để cho vay. Chính vì thế, giải pháp tốt nhất lúc đó là mua trái phiếu, và hễ mua là họ giữ lại và không chịu bán ra thị trường. Việc găm giữ trái phiếu CP của các ngân hàng này tuy không phải là 25 nguyên nhân chủ yếu nhưng nó lại là yếu tố quan trọng làm đóng băng thị trường trái phiếu CP. Đó cũng là lý do giải thích tại sao những hi vọng về sự sôi động của TTCK do trái phiếu CP mang lại không diễn ra như thiết kế ban đầu. Tuy nhiên trong thời gian gần đây chiều hướng đóng băng nguồn vốn của các NHTM đã có sự thay đổi, nhiều khi NHTM đã bắt đầu thiếu tiền mặt để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Động thái mà các NHTM đã thực hiện là tăng lãi suất huy động vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn. So với trước đây, lãi suất huy động của các NHTM đã tăng khoảng 0,03% đến 10,1%, thậm chí lãi suất huy động vốn bằng tiền của NHTM lên tới trên 8,4%/ năm ( tức 0,7% ). Với mức lãi suất huy động như trên nếu so với lãi suất 6,5%/ năm của trái phiếu CP thì có thể thấy rằng việc nắm giữ trái phiếu CP không còn có lợi cho các NHTM nữa và đến lúc các NHTM sẽ tung TPCP ra giao dịch. Tuy nhiên, một điều hoàn toàn trái ngược với dự đoán, qua trao đổi với lãnh đạo một số NHTM thì cảm nhận chung là dường như các NHTM vẫn kiên trì nắm giữ trái phiếu với bất cứ giá nào. Giải thích về hiện tượng này, một số chuyên gia tài chính nhận định, sở dĩ các NH không muốn bán các trái phiếu ra, ngay cả khi họ bức bách về vốn khả dụng. Có nhiều lý do, họ băn khoăn rằng, tại thời điểm này nếu có bán ra cũng chưa chắc đã có ai mua hoặc nếu có thì cũng không nhiều. Hơn nữa do hiện nay, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu là các cá nhân nên tiềm lực tài chính còn hạn chế, không phải là “ đối tác ” của các NHTM trong các vụ giao dịch trái phiếu CP. Một số nhà phân tích chứng khoán cho rằng, nếu như các nhà NH tung trái phiếu ra bán với giá thấp thì vô hình trung họ buộc phải hạch toán lỗ trong doanh nghiệp vụ giao dịch trái phiếu của mình. Điều này sẽ gây tâm lý không tốt cho các NH, vì thế dẫn đến tâm lý “ thà huy động vốn với lãi suất cao còn hơn là bán rẻ trái phiếu ”. 26 Tóm lại là, cho dù tình hình kinh doanh tiền tệ của các NHTM đã thay đổi hẳn so với trước kia. Thế nhưng, khả năng họ tung TPCP ra thị trường là điều khó xảy ra và tảng băng TPCP vẫn đóng băng sau nhiều biến động. * Trái phiếu công ty : - Tính khách quan cho sự ra đời của trái phiếu công ty ở thị trường Việt Nam, trong cơ chế thị trường tuỳ theo tính chất của ngành nghề kinh doanh, khả năng tự lực mà các doanh nghiệp có thể khai thác nguồn vốn bằng nhiều biện pháp. Các doanh nghiệp có thể tăng nguồn vốn từ vốn tự có, điều này chỉ có thể tiến hành đối với doanh nghiệp làm ăn tốt, các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, coi ngân hàng là bà đỡ cho sự phát triển của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây là bản thân doanh nghiệp phải có dự án kinh tế khả thi, mặt khác ngân hàng phải thẩm định chắc chắn đối với người vay về tài sản tài chính, tình hình SXKD... và giám sát chặt chẽ trước và sau khi cho vay. Một số doanh nghiệp đã có nhiều cách khác nhau để huy động vốn như huy động từ cán bộ công nhân viên, làm đại lý.... nhưng phương thức đó gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó phát hành trái phiếu ( TPDN ) là cần thiết và cấp bách TPDN là những chứng khoán nợ chứng nhận một nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng của doanh nghiệp đối với người sở hữu trái phiếu. - Quyền và nghĩa vụ của bên bán TPDN : buộc doanh nghiệp phải có trách nhiệm cao trong việc sử dụng vốn và hoàn trả vốn, lãi cho trái chủ một cách hợp pháp đúng như cam kết. Cách huy động này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm chủ được lập các dự án vay vốn, sử dụng vốn và công tác khác như kế toán, kiểm toán, tài chính.... với những khoản vay lớn vượt quá khả năng đảm bảo của DN thì các DN phải có người bảo lãnh đòi hỏi DN phải có mối quan hệ rộng, thường xuyên với giới tài chính - ngân hàng, bộ ngành chủ quản, khách hàng,thị trường.... - Bên mua : TPDN đem lại nhiều lợi ích cho trái chủ. Vì TPDN có rất nhiều loại nên họ có thể lựa chọn tuỳ theo mục đích và khả năng của mình. 27 TPDN mang tính rủi ro thấp hơn cổ phiếu. TPDN cho phép người đầu tư rút ra khỏi loại đầu tư bằng cách bán chúng ra trên thị trường bất cứ lúc nào. Ở Việt Nam hiện nay đã xuất hiện những yếu tố cần thiết cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Trong những năm qua bản thân các DNNN, CTCP, DNLD cũng đã sử dụng cách gọi vốn này để thực hiện được các mục tiêu cụ thể của mình. Luật công ty, luật DNNN, luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng, Nghị định 20 - CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ ban hành quy chế tạm thời về việc phát hành TP, cổ phiếu DNNN. Quyết định số 211 - QĐ - NH1 ngày 22/ 9/ 1994 của thống đốc NHNN.... là khuôn khổ pháp lý cho việc phát hành các loại trái phiếu ở Việt Nam. Hoạt động phát hành TPDN ở Việt Nam hiện nay có đặc điểm là tồn tại duy nhất thị trường sơ cấp, tại đó chỉ có một phần TPDN được phép thanh toán trước thời hạn trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm, thời hạn ngắn ( TPDN thời hạn dài nhất hiện nay mới chỉ có 5 năm, tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp của các công ty kinh doanh rất nhỏ ( khoảng 9% ) so với các trái phiếu do ngân hàng phát hành, hình thức phát hành thì “ Sơ đẳng ” ( chủ yếu các DN bán TPDN trực tiếp ) - Biện pháp thúc đẩy mở rộng việc phát hành TPDN : Việc thống nhất và ban hành một quy chế phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tạo khuôn khổ pháp lý chung là điều cần thiết.Những quy định này phải phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời phải có tính khả thi ở Việt Nam. Về cơ bản các quy định phải đề cầp đến : + Tiêu chuẩn phát hành : các tiêu chuẩn phaỉ thống nhất với nhau trong các văn bản luật pháp như luật công ty, pháp lệnh chứng khoán... + Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cụ thể đòi hỏi vốn lớn. Đây là cơ sở kinh tế để huy động vốn và sử dụng vốn. Đòi hỏi các dự án phải có tính khả thi, các cứ liệu, luận chứng kỹ thuật rõ ràng. - Phương án vay vốn cụ thể : Xác định được doanh số vay vốn, lãi suất danh nghĩa, kỳ hạn trái phiếu, giá phát hành, cách hoàn trả. 28 - Phương thức phát hành : Có nhiều phương thức phát hành trái phiếu như bảo lãnh phát hành, đấu giá, phát hành tự do, phát hành qua sở giao dịch Như vậy, để doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu thành công thì chúng ta phải xây dựng và hoàn thiện nhiều vấn đề có liên quan để bảo vệ quyền lợi người đầu tư, tạo môi trường đầu tư trong sáng lành mạnh. Quy tụ lại, đó là việc hoàn thiện các thể chế thị trường để tạo môi trường kinh doanh chung, cụ thể : 1/ nền kinh tế có mức lạm phát được kìm phát, lãi suất thích hợp; 2/ việc thống nhất các văn bản pháp luật, chức năng nhiệm vụ giữa các bộ, ngành chủ quan và UBCKNN về phát hành trái phiếu là cần thiết; 3/ phát triển các TTTC tiền tệ cùng với các tổ chức có liên quan; 4/ phát triển các dịch vụ về trái phiếu để nâng cao tính hấp dẫn của trái phiếu; 5/ Tăng cường tuyên truyền về TPDN trên các phương tiền thông tin để tạo sự hiểu biết phù hợp với đối tượng. Nhìn chung các điều kiện vĩ mô cần thiết và phù hợp với việc phát hành TPDN đã xuất hiện, còn lại là vấn đề xử lý kỹ thuật và một số cơ chế làm được để tạo ra TPDN có đủ tiêu chuẩn và số lượng cần thiết. Những vấn đề này cần phải thực hiện nhanh chóng và thống nhất trong một cấu trúc chung để huy động vốn cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện hoạt động TTCK ở Việt Nam. Dựa trên phương thức thanh toán ta có trái phiếu vĩnh cửu trái phiếu vay đơn, trái phiếu vay trả cố định; trái phiếu coupon, trái phiếu triết khấu. Trong đó trái phiếu vay đơn đã và đang tồn tại ở Việt Nam nhưng không phổ biến lắm, còn trái phiếu vay trả cố định thì chưa xuất hiện ở Việt Nam, và phổ biến ở Việt Nam là trái phiếu chiết khấu : Ngân hàng đầu tư Phát triển năm 1999 đã bán trái phiếu chiết khấu kỳ hạn 2 năm. Nhưng trả trước từng năm một sau điều chỉnh lãi suất theo mặt bằng giá. Năm 2000 NHĐTPT bán trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi suất trả trước từng năm. 29 CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM: * Đối với tín phiếu kho bạc nhà nước : 1/ KBNN và NHNN cần có biện pháp tốt hơn nữa để có thể thu hút vốn được nhiều hơn, đảm bảo ổn định nguồn vốn; 2/ NHTM và các tổ chức tài chính khác cần phải có biện pháp tích cực trong huy động vốn , chính sách về lãi suất, kỳ hạn tiền gửi.... 3/ hoàn thiện và phát triển thị trường thứ cấp, tạo điều kiện về môi trường pháp luật, kinh tế chính trị để thị trường thứ cấp phát triển; 4/ việc thanh toán lãi suất tín phiếu cần được linh hoạt hơn. * Đối với thương phiếu: - Chủ động tạo môi trường cho sự tồn tại và phát triển của thị trường thương phiếu trong điều kiện hoạt động của ngân hàng còn sơ khai; vốn tự có của nền sản xuất còn thấp. - Để đảm bảo khả năng được thanh toán của thương phiếu, ngoài uy tín, hiệu quả hoạt động của con nợ thì việc có biện pháp gắn trách nhiệm của con nợ với khoản tín dụng là cần thiết đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế còn thấp kém. + Việc quy định về các điều kiện các tài sản cầm cố, thế chấp có chặt chẽ đến đâu nhưng những thủ tục hành chính về sở hữu tài sản, thủ tục mua bán tài sản, chuyển quyền sử dụng không được quy định một cách cụ thể thì khó thực hiện được phát mại các tài sản thế chấp, cầm cố, dẫn đến rủi ro với người thụ hưởng. Vì thế việc xã hội hoá thương phiếu còn là một vấn đề nan giải. + Việc bảo lãnh ( đối với người ký phát hối phiếu đòi nợ ) nên được đặt ra trong quá trình xây dựng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động pháp lệnh thương phiếu. - Sự hoạt động phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng phải được giảm dần trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật và hoạt động hành pháp về quyền tài 30 sản và việc chuyển nhượng tài sản đảm bảo được quyền lợi của người hưởng thụ thì hoạt động thương phiếu mới thể hiện đầy đủ chức năng và bản chất của nó. - Cần có các điều kiện để đảm bảo rằng khả năng thanh toán và tính lỏng của tài sản tài chính mà ngân hàng nắm giữ chúng luôn tồn tại ngay cả khi nền kinh tế trong tình trạng khan hiếm tiền : 1/ chế độ kế toán kiểm toán, công khai hoá thông tin trong nền sản xuất; 2/ chế độ thanh toán bắt buộc thông qua hệ thống ngân hàng, 3/ cam kết cho phép các tài sản đó hoạt động ở cửa sổ chiết khấu, hoạt động cho vay của NHTW, 4/ khuôn khổ pháp lý về quyền và thị trường tài sản. - Để sử dụng hối phiếu có hiệu quả ta cần chú ý : 1/ hỏi các cơ quan phụ trách chung của các ngân hàng về các quy định trong luật hối đoái áp dụng ở mỗi nước. 2/ tránh rủi ro không thanh toán bằng cách yêu cầu ngân hàng phục vụ người mua ở nước ngoài đứng ra bảo lãnh. 3/ Tốt hơn hết là đưa công cụ thanh toán này vào một “ kỹ thuật” ví dụ như kỹ thuật tín dụng chứng từ,.... * Biện pháp phương hướng: - 1. Chúng ta cần hoàn thiện về hệ thống pháp luận đặc biệt luật về chứng khoán và TTCK. Tránh những mâu thuẫn, không thống nhất giữa các văn bản dưới luật với luật... 2/ Hoàn thiện hệ thống thông tin hơn nữa. 3/ Hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực, cần trang bị kiến thức đầy đủ về chứng khoán theo những biến động hàng ngày của nó; 4/ Có chính sách hỗ trợ, nhằm thúc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nên chăng xem xét lại cổ phần hoá các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ổn định hoạt động của thị trường chứng khoán; 5/ Khai thác triệt để nguồn lực nội sinh, đồng thời tranh thủ mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài, khai thông luồng lưu chuyển qua TTCK. * Đối với cổ phiếu Chính Phủ: Đã có trái phiếu CP nhưng chất lượng của TPCP phải đảm bảo được các điều kiện hiện nay, giá cả của nó cần phải đặt ra phù hợp trên quan hệ cung cầu. Cần phải tạo tính dễ dàng cho quan hệ người mua và người bán. 31 Nên công khai về thông tin trên thị trường trái phiếu CP đồng thời cần tạo địa điểm giao dịch thuận lợi, thích hợp.... Nền kinh tế phải đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng 9 - 10%/ năm để tạo ra nhu cầu về vốn đầu tư thực sự, trên cơ sở đó mới đảm bảo được ổn định đồng tiền, trước hết là sức mua trong nước, sau đến là tỷ giá hối đoái, từng bước nâng cao giá trị của đồng Việt Nam. Cải tiến cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả huy động vốn, khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, tận dụng vốn trong dân cư tốt nhất. Vốn huy động dưới hình thức TPCP cần tập trung : 1/ phát hành các loại TPKB có kỳ hạn thích hợp, đảm bảo hài hoà giữa nhu cầu sử dụng vốn của NSNN và lợi ích của người mua trái phiếu; 2/ Tiếp tục duy trì mở rộng thị trường đấu thầu TPCP thông qua NSNN, mở rộng các loại kỳ hạn qua một phiên đấu thầu; 3/ có cơ chế huy động vốn cho các công trình, doanh nghiệp trọng điểm của nền kinh tế có vốn đầu tư lớn đảm bảo phù hợp điều kiện hiện có. Xác định chính xác công trình, doanh nghiệp có điều kiện và khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động qua phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế tính toán kỹ các khoản và điều kiện về trái phiếu, hoàn thiện phương án phát hành, lựa chọn thị trường và thời điểm phát hành thuận lợi nhằm đạt kết quả cao trong đợt phát hành đâù tiên. Để tăng cường tính pháp lý và khả năng thực thi trong quá trình triển khai kế hoạch hoá phát hành TPCP phù hợp với kế hoạch phát triển KT - XH thay hình thức bán lẻ TPCP bằng hình thức đấu thầu trái phiếu qua hệ thống ngân hàng. - Bên cạnh đó Chính phủ phải cần có những biện pháp tác động tích cực như việc thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, và tăng cường tạo điều kiện cho các công ty cổ phần phát triển để tạo ra thêm được các cổ phiếu mới trên thị trường tài chính tiền tệ. Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. 32 Kết luận Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại của điện tử viễn thông, mọi cái đều biến đổi hết sức nhanh chóng, con người muốn tồn tại phải thích nghi được với hoàn cảnh đó. Một nền kinh tế mới đã và đang hoạt động rất sôi nổi, không sớm thì muộn mỗi người cũng sẽ được và sẽ phải làm quen với thị trường tài chính mà điển hình là thị trường chứng khoán. Ở đó diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính. Các công cụ tài chính đó luôn luôn biến động theo sự biến động của nền kinh tế, phản ánh phần nào về sự phát triển, ổn định của một nền kinh tế của một quốc gia. Một vấn đề hết sức quan trọng của nền kinh tế đó là vấn đề về vốn : nhu cầu về vốn là bao nhiêu, sử dụng vốn như thế nào là có hiệu quả, biện pháp để tạo vốn.... phần lớn được giải quyết trên TTTC, thể hiện rõ nhất thông qua các công cụ tài chính như là các công cụ luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Việc nắm bắt được tình hình về các công cụ tài chính những ưu điểm nhược điểm, xu hướng phát triển,.... là thực sự cần thiết, không chỉ cho riêng em mà cần thiết cho tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh nền kinh tế đất nước, khi nghiên cứu về vấn đề này, đã giúp em rất nhiều trong việc trau dồi hơn kiến thức cho bản thân, giúp cho em có cơ hội tìm tòi, tiếp cận được với thông tin mới về các công cụ thị trường tài chính đang ngày càng có sự thay đổi tích cực như tình hình cổ phiếu của công ty cổ phần, vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp hiện nay, tình hình về trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu... với những thông tin mới mẻ đó là thật sự cần thiết cho bất cứ một sinh viên kinh tế nào. Từ những kiến thức cơ sở này sẽ làm nền tảng cho một kiến thức tổng quát sau này làm hành trang cho một cử nhân kinh tế bước ra thương trường, phần nào bớt bỡ ngỡ, giảm bớt sự chênh lệch, khập khiễng giữa lý thuyết với thực tế. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - Fredic S.Mishkih 2. Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng - Lê Văn Tư 3. Thị trường tài chính và thị trường chứng khoán - Nguyễn Đình Tài 4. Thị trường tài chính - PTS Ngô Hướng 5. Những kiến thức cơ bản về trái phiếu và các công cụ thị trường tiền tệ 6. Các tạp chí “ thị trường tài chính tiền tệ ” 7. Các tạp chí “ Tài chính ” 8. Báo “ Đầu tư chứng khoán ” 34 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Chương I : Một số vấn đề cơ bản về công cụ của TTTC 1 I. Công cụ thị trường tiền tệ 2 1. Tín phiếu kho bạc nhà nước 2 2. Chứng chỉ tiền gửi 2 3. Các thương phiếu 3 4. Các kỳ phiếu ngân hàng 5 5. Mộ số công cụ khác 6 II. Công cụ thị trường vốn 8 1. Cổ phiếu công ty 8 2. Trái phiếu 11 Chương II : Thực trạng phát triển của các công cụ trên TTTC ở 15 Việt Nam A. Các cụ của thị trường tiền tệ 15 B. Các công cụ của thị trường vốn 20 Kết luận 30 Tài liệu tham khảo 35 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ve_thi_truong_tai_chinh.pdf