Bài giảng về quỹ đầu tư

Trên thế giới, việc đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi tắt là Quỹ

đầu tư - QÐT) từ lâu đã trở thành một kênh đầu tư rất phổ biến và được ưa chuộng.

QĐT còn là một bộ phận cấu thành quan trọng góp phần vào sự phát triển của thị

trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung. T?i My, trên một nửa dân số mua

các chứng chỉ quỹ đầu tư.

Ở Việt Nam, QÐT vẫn còn là một khái

niệm rất mới mẻ. QÐTđầu tiên được

giới thiệu tới công chúng vào cuối năm

2004. Mặc dầu vậy, với những ưu điểm

và lợi ích mà nó đem lại cho các nhà đầu

tư cũng như xu thế phát triển tất yếu của

thị trường tài chính, đây là một lĩnh vực

có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển

trong thời gian tới. Nên lưu ý rằng mỗi

QÐTdo công ty quản lý quỹ lập ra đều

có những mục tiêu, tiêu chí đầu tư riêng nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định

của nhà đầu tư. Thông thường, một quỹ đầu tư chỉ chuyên theo đuổi một mục tiêu

nhất định như: thu nhập đầu tư ho?ctăng trưởng vốn đầu tư. Tuy nhiên, cũng có

một số quỹ hướng tới cân bằng tất cả các mục tiêu đó.

Quỹ đầu tư là gì?

Theo quy định hiện hành tại Việt

Nam, Quỹ đầu tư chứng khoán là

quỹ hình thành từ vốn góp của người

đầu tư ?y thác cho công ty quản lý

quỹ quản lý và đầu tư tối thiểu 60%

giá trị tài sản của quỹ vào chứng

khoán.

Điểm chung nhất của tất cả các QÐT

khiến khách hàng ưa chuộng là

những lợi ích to lớn QĐT mang lại

cho các nhà đầu tư mà chúng ta sẽ

tìm hiểu sau đây.

Công ty quản lý quỹ là gì?

Công ty quản lý quỹ là một loại hình

tổ chức trung gian tài chính, chuyên

thành lập và quản lý các quỹ đầu tư,

phục vụ nhu cầu đầu tư trung và dài

pdf13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng về quỹ đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: QUỸ ĐẦU TƯ - NHỊP CẦU ĐƯA MỌI NGƯỜI ĐẶT CHÂN VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Trên thế giới, việc đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi tắt là Quỹ đầu tư - QĐT) từ lâu đã trở thành một kênh đầu tư rất phổ biến và được ưa chuộng. QĐT còn là một bộ phận cấu thành quan trọng góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung. Tại My,õ trên một nửa dân số mua các chứng chỉ quỹ đầu tư. Ở Việt Nam, QĐT vẫn còn là một khái niệm rất mới mẻ. QĐT đầu tiên được giới thiệu tới công chúng vào cuối năm 2004. Mặc dầu vậy, với những ưu điểm và lợi ích mà nó đem lại cho các nhà đầu tư cũng như xu thế phát triển tất yếu của thị trường tài chính, đây là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển trong thời gian tới. Nên lưu ý rằng mỗi QĐT do công ty quản lý quỹ lập ra đều có những mục tiêu, tiêu chí đầu tư riêng nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của nhà đầu tư. Thông thường, một quỹ đầu tư chỉ chuyên theo đuổi một mục tiêu nhất định như: thu nhập đầu tư hoặc tăng trưởng vốn đầu tư. Tuy nhiên, cũng có một số quỹ hướng tới cân bằng tất cả các mục tiêu đó. Quỹ đầu tư là gì? Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán. Điểm chung nhất của tất cả các QĐT khiến khách hàng ưa chuộng là những lợi ích to lớn QĐT mang lại cho các nhà đầu tư mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây. Công ty quản lý quỹ là gì? Công ty quản lý quỹ là một loại hình tổ chức trung gian tài chính, chuyên thành lập và quản lý các quỹ đầu tư, phục vụ nhu cầu đầu tư trung và dài hạn của công chúng. Ở Việt Nam, công ty quản lý quỹ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và giám sát hoạt động. Những lợi ích mà quỹ đầu tư mang lại cho nhà đầu tư • Bạn có thể đa dạng hóa đầu tư mà không cần một lượng vốn lớn. Đầu tư vào một công ty cần phải có một quy mô vốn nhất định mà không phải nhà đầu tư cá nhân nào cũng có được. Trong khi đó, QĐT tập hợp được vốn của rất nhiều nhà đầu tư trong một quỹ lớn hơn, qua đó đạt được quy mô đủ lớn để đầu tư vào nhiều ngành nghề, vào những khu vực địa lý và vào nhiều công ty khác nhau… Như vậy, với một số vốn không lớn, nhưng thông qua việc tham gia vào quỹ đầu tư bạn có thể gián tiếp đa dạng hóa đầu tư của mình và vì vậy có thể giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả đầu tư. • Bạn được hưởng dịch vụ của các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Khi tham gia vào QĐT, bạn sẽ không cần phải mất thời gian, công sức để tìm hiểu, cập nhật và phân tích thông tin để đầu tư trực tiếp, mà được hưởng dịch vụ của các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp, những người không chỉ có nhiều kinh nghiệm, rất am hiểu thị trường đầu tư, mà còn tận tâm dành trọn thời gian cho việc họach định và thực hiện một cách có kỷ luật những chiến lược đầu tư năng động cho những đồng vốn mà bạn giao phó. • Bạn luôn nắm được tình trạng khoản đầu tư của mình nhờ tính minh bạch cao. Kết quả hoạt động đầu tư và chi phí của quỹ được báo cáo đầy đủ và thường xuyên cho công chúng. Do vậy, bạn luôn biết được tình hình hoạt động của quỹ và biết quỹ sẽ đem lại cho bạn những gì. • Bạn có nhiều lựa chọn đầu tư. Một công ty quản lý quỹ thường giới thiệu nhiều loại quỹ khác nhau để nhà đầu tư có thể lựa chọn phù hợp với mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của mình. • Bạn thấy rất thuận tiện khi giao dịch. Các QĐT công chúng được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán để các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán chứng chỉ QĐT. • Bạn sẽ có được sự an tâm vì quyền lợi của nhà đầu tư luôn được bảo vệ. Ngoài việc được cung cấp thông tin một cách rõ ràng, minh bạch thông qua các tài liệu của quỹ (như Bản cáo bạch, Điều lệ quỹ), các báo cáo định kỳ…, để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, mỗi quỹ công chúng đều được giám sát bởi một ngân hàng độc lập với công ty quản lý quỹ. Bên cạnh việc lưu giữ toàn bộ tài sản của quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên để đảm bảo hoạt động của công ty quản lý quỹ là phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ. Bên cạnh đó, bạn có quyền tham gia Đại hội các nhà đầu tư và bầu Ban đại diện quỹ để theo dõi, giám sát hoạt động của công ty quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ cho công ty quản lý quỹ, cũng như quy trình xác định giá trị tài sản ròng của quỹ. Vì những lợi thế và tiện ích này, quỹ đầu tư đặc biệt thích hợp với những nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi, có nhu cầu đầu tư, nhưng không có thời gian và điều kiện để có thể tìm hiểu, cập nhật và đánh giá thông tin để đầu tư trực tiếp một cách hiệu quả. Bài 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN LTS - Ngay sau khi đăng bài đầu tiên, chuyên mục “Phổ cập kiến thức đầu tư tài chính” đã nhận được sự quan tâm và đón nhận tích cực của đông đảo bạn đọc. Chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi xoay quanh những khái niệm cơ bản. Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, trong kỳ này chúng tôi xin được giải thích một số khái niệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Chứng khoán và thị trường chứng khoán Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán và các chứng khoán khác theo quy định của pháp luật. Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi giao dịch mua bán các chứng khoán trung và dài hạn, bao gồm chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu. Tại các nước phát triển, phần lớn các hoạt động của TTCK được thực hiện trên thị trường tập trung, còn gọi là sở giao dịch chứng khoán. Những giao dịch phi tập trung, diễn ra bên ngoài sở giao dịch được gọi là giao dịch ngoài sàn hay giao dịch OTC (over the counter). Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, TTCK là một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Đối với nhà đầu tư, TTCK là một kênh đầu tư hấp dẫn, bên cạnh những lựa chọn khác như tiền gửi ngân hàng, mua vàng, ngoại tệ, kinh doanh bất động sản, v.v. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cổ phiếu và trái phiếu, hai chứng khoán chủ yếu trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần trong một công ty, thể hiện sự sở hữu một phần trong công ty đó. Khi bạn mua cổ phiếu của một công ty, bạn trở thành cổ đông và được chia phần lợi nhuận cũng như gánh chịu thất bại của công ty theo tỷ lệ nắm giữ cổ phần của mình. Giá trị cổ phần của công ty được phản ánh thông qua giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thông thường, khi công ty làm ăn phát đạt, giá cổ phiếu sẽ đi lên, và ngược lại, khi công ty không thành công, giá cổ phiếu sẽ giảm. Bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu trên sàn, là những cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, bạn cũng có thể xem xét đầu tư vào những cổ phiếu ngoài sàn (OTC), là những cổ phiếu không đủ điều kiện niêm yết hoặc đủ điều kiện nhưng chưa niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Thường thì các cổ phiếu trên sàn là những cổ phiếu đã qua chọn lọc, các thông tin tương đối minh bạch và đầy đủ hơn so với các cổ phiếu ngoài sàn. Nên lưu ý rằng cổ phiếu có lợi nhuận tiềm năng cao hơn hẳn so với tiền gửi tiết kiệm và trái phiếu, nhưng bù lại mức độ rủi ro cũng cao hơn. Trái phiếu: Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, trái phiếu là một khoản vay giữa bạn (người cho vay) với nhà phát hành (người đi vay). Nhà phát hành có thể là Chính phủ khi cần huy động vốn cho ngân sách hoặc công ty khi huy động vốn để đầu tư phát triển kinh doanh. Trái phiếu thường có kỳ hạn cố định. Nhà phát hành sẽ trả lãi định kỳ (hay còn gọi là lãi suất coupon) theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Khi đến hạn, nhà phát hành sẽ hoàn trả tiền gốc. Đối với các trái phiếu niêm yết, bạn có thể tự do mua bán trên thị trường chứng khoán. Trái phiếu có một số điểm khác biệt cơ bản so với cổ phiếu. Về thu nhập định kỳ, lãi suất cuống phiếu được ấn định ngay từ khi phát hành, trong khi cổ tức của cổ phiếu lại biến động tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành. So với cổ phiếu, trái phiếu thường được đánh giá có mức độ rủi ro thấp hơn, do vậy giá trái phiếu thường ít biến động hơn so với giá cổ phiếu. Đó cũng chính là lý do vì sao trái phiếu hấp dẫn nhà đầu tư. Trong môi trường lạm phát thấp, đầu tư trái phiếu là một cách an toàn để duy trì nguồn thu nhập thường xuyên. Khi thị trường chứng khoán biến động, đầu tư trái phiếu là một cách giúp đảm bảo an toàn vốn đầu tư và đa dạng hoá rủi ro. Chỉ số chứng khoán Để xác định hiệu quả hoạt động của cổ phiếu, các nhà đầu tư trên thị trường thường nhìn vào chỉ số chứng khoán. Chỉ số chứng khoán có thể hiểu đơn giản là thước đo bình quân giá các chứng khoán giao dịch trên thị trường, có thể dùng để xác định hiệu quả tương đối của một chứng khoán cụ thể so với mức bình quân của thị trường. Lấy một ví dụ, bạn theo dõi thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay và nhận thấy chỉ số VN Index tăng từ 150 điểm lên 152 điểm. Điều đó có nghĩa giá cổ phiếu nói chung trên thị trường đã tăng 1,3% trong ngày. Bạn đang sở hữu một số cổ phiếu ABC và giá cổ phiếu này tăng từ 50.000 đồng/cổ phiếu lên 52.000 đồng/cổ phiếu, tức là giá cổ phiếu này tăng 4%, cao hơn so với mức tăng 1,3% của chỉ số VN Index. Bạn có thể nói cổ phiếu ABC đã hoạt động tốt hơn so với bình quân thị trường trong ngày hôm nay. Trong các kỳ tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm rủi ro và các phương thức quản lý rủi ro. BÀI 3: RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ LTS - Trong phần 1 và 2 của chuyên mục “Phổ cập kiến thức đầu tư tài chính”, độc giả đã làm quen với một số khái niệm cơ bản trong hoạt động đầu tư tài chính. Ở phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến một vấn đề mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần quan tâm: Những rủi ro trong hoạt động đầu tư. Có thể hiểu rủi ro là yếu tố không chắc chắn đối với công việc mà chúng ta tiến hành. Dù có muốn hay không, hầu hết những điều bạn làm đều có rủi ro. Hoạt động đầu tư cũng vậy. Trước khi quyết định đầu tư, bạn nên tìm hiểu mức độ rủi ro của từng loại công cụ đầu tư khác nhau. Rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu Nhìn chung, đầu tư trái phiếu an toàn hơn nhiều so với cổ phiếu, song điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không có rủi ro. • Rủi ro tín nhiệm (credit risk): Mức độ rủi ro tín nhiệm của trái phiếu được đánh giá dựa trên các yếu tố kinh tế và khả năng hoàn trả lãi và gốc trái phiếu của nhà phát hành. Trái phiếu Chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất, vì Chính phủ luôn có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Các công ty không có những quyền đó, do vậy trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư. Rủi ro tín nhiệm được thể hiện qua hệ số tín nhiệm. Hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá tín nhiệm ấn định. Hệ số tín nhiệm càng cao thì trái phiếu được coi là càng an toàn. • Rủi ro lãi suất: lãi suất thị trường càng tăng, giá trái phiếu càng giảm và ngược lại. Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu bạn đang nắm giữ sẽ tăng. Bởi lãi suất định kỳ (coupon) của trái phiếu đã được ấn định từ trước, lãi suất thị trường giảm làm cho các trái phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn trở nên hấp dẫn hơn. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng giá càng cao. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu bạn đang nắm giữ sẽ giảm. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn. • Rủi ro lạm phát: lạm phát là kẻ thù của nhà đầu tư trái phiếu, bởi nó ăn mòn giá trị đồng tiền. Lạm phát càng cao, lãi suất thực của trái phiếu (bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu trừ lạm phát) càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu. Nếu một trái phiếu trả lãi 7%/năm, lạm phát bình quân 5% thì lãi suất thực của trái phiếu là 2%. Nếu lạm phát giảm xuống còn 3%, lãi suất thực sẽ là 4%. • Rủi ro thanh khoản (liquidity risk): khi nhà đầu tư trái phiếu cần tiền mặt mà thị trường lại thiếu tính thanh khoản, nhà đầu tư sẽ khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của trái phiếu. • Rủi ro khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh: Thông thường giá trái phiếu không biến động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển đầu tư từ cổ phiếu sang trái phiếu, qua đó đẩy giá trái phiếu tăng lên. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán đã xuống đến mức đáy, nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển sang cổ phiếu đang ở mức giá thấp, điều đó làm giá trái phiếu giảm trở lại. Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu Cổ phiếu hấp dẫn nhiều nhà đầu tư do nó có lợi nhuận tiềm năng cao hơn hẳn so với tiền gửi tiết kiệm và trái phiếu, nhưng bù lại mức độ rủi ro cũng cao hơn. Giá cổ phiếu trên thị trường luôn biến động và chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau từ kinh tế, chính trị, đến tâm lý, v.v. Bạn phải chấp nhận một thực tế là khoản đầu tư của bạn có thể bị mất một phần hay thậm chí toàn bộ giá trị . Trường hợp xấu nhất xảy ra khi công ty mà bạn mua cổ phần bị phá sản, tờ cổ phiếu mà bạn sở hữu trở thành một tờ giấy lộn và bạn không nhận lại được một đồng nào cả. Những công cụ đầu tư khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau Những loại hình đầu tư khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau. Loại hình đầu tư có mức độ rủi ro thấp nhất bao gồm trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tiết kiệm. Vốn đầu tư của bạn được đảm bảo an toàn, nhưng chính vì thế mà tiềm năng lợi nhuận thấp. Mức độ rủi ro tiếp theo là trái phiếu của các công ty lớn, kinh doanh ổn định, (do vậy khả năng công ty vỡ nợ tương đối thấp). Tuy nhiên vẫn tồn tại yếu tố rủi ro nhất định, vì vậy công ty phải trả mức lãi suất cao hơn một chút so với trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tiết kiệm. Tiếp đến là trái phiếu của các công ty nhỏ, ít tên tuổi, hoạt động không ổn định bằng những công ty lớn, và do vậy khả năng vỡ nợ cao hơn. Tất nhiên lãi suất trái phiếu mà công ty này trả cho nhà đầu tư phải cao hơn. Cổ phiếu nói chung có mức độ rủi ro cao hơn trái phiếu do mức độ dao động giá cổ phiếu lớn hơn mức độ dao động của giá trái phiếu rất nhiều. Cổ phiếu các công ty lớn có thể đem lại tiềm năng tăng trưởng giá trị cao, tuy nhiên cũng có thể bạn sẽ không thu hồi được vốn ban đầu. Cuối cùng, cổ phiếu các công ty nhỏ, ít tên tuổi có mức độ rủi ro rất cao, song lại có tiềm năng tăng trưởng cao. Kỳ tới: Các phương thức quản lý rủi ro đầu tư. Bài 4: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ LTS - Ngoài hiểu biết về mức độ rủi ro cũng như tiềm năng lợi nhuận của những công cụ đầu tư khác nhau, bạn cần phải biết khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân mình cũng như các phương cách để quản lý rủi ro trong đầu tư. Xác định khả năng chấp nhận rủi ro của bạn Khả năng chấp nhận rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cá nhân và mục tiêu đầu tư của bạn. Bạn cần cân nhắc các yếu tố sau đây để có thể xác định thái độ của mình đối với rủi ro : • Tuổi đời Nếu còn trẻ, bạn còn nhiều thời gian để khắc phục những thua lỗ tạm thời, do vậy có thể sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao và mong đợi sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Thời gian trôi đi, càng ngày bạn càng ít muốn chấp nhận rủi ro hơn. Ởû tuổi sắp nghỉ hưu, bạn sẽ khó có thể chấp nhận rủi ro cao, vì thế bạn nên tìm cơ hội đầu tư ổn định với rủi ro thấp. • Những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác Bạn có khoản nợ phải trả nào không? Học phí cho con cái chẳng hạn. Trách nhiệm càng cao, bạn càng có khuynh hướng ít chấp nhận rủi ro. • Mục tiêu đầu tư cuả bạn. Bạn cần thu nhập định kỳ, tăng trưởng vốn đầu tư hay kết hợp cả hai? Tuỳ thuộc và mục tiêu đầu tư, bạn sẽ phải sẵn sàng để chấp nhận mức những độ rủi ro khác nhau. • Bạn có bao nhiêu thời gian để hoàn thành mục tiêu đặt ra? Thời gian càng ngắn, mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận càng thấp. • Bạn muốn đạt mức lợi nhuận là bao nhiêu? Nếu muốn lãi nhiều thì bạn phải chấp nhận mức độ rủi ro cao. • Độä ‘bấp bênh” (uncertainty) mà bạn sẵn sàng chấp nhận để đạt được mức lợi nhuận mong muốn đó? Nếu nghĩ rằng mình không chấp nhận nổi rủi ro ở mức độ nào đó, tốt nhất bạn nên chọn phương án an toàn hơn, đương nhiên lợi nhuận tiềm năng sẽ thấp hơn. • Bạn có những khoản dự trữ nào cho tương lai? Nếu có dự trữ, có thể bạn sẽ mạnh dạn hơn khi đầu tư, hay nói cách khác có thể chấp nhận rủi ro cao hơn. Những phương cách đơn giản để quản lý rủi ro 1. Xem xét lại và thanh toán các khoản nợ. Trước khi nghĩ tới đầu tư, điều mà bạn nên làm là xem xét và nếu cần hãy thanh toán các khoản nợ của mình. Lý do đơn giản là vì lãi suất đi vay thường khá cao, và không phải lúc nào lợi nhuận đầu tư cũng cao hơn lãi suất đi vay. Ngoài ra, trong trường hợp bạn đi vay để đầu tư, nếu rủi ro xảy ra và bạn không thể thu hồi được vốn, bạn rất có thể bị lâm vào tình cảnh vỡ nợ nếu bạn không có những nguồn dự trữ khác để trả nợ vay. 2. Không chấp nhận rủi ro lại chính là bạn đang bị rủi ro. Dù bạn làm gì với đồng vốn của mình đi nữa, thậm chí cả khi không làm gì, thì rủi ro vẫn luôn tồn tại. Bạn cất tiền trong nhà? Kẻ trộm vẫn có thể viếng thăm hoặc hỏa hoạn xảy ra. Bạn gửi tiền ở quỹ tiết kiệm? An toàn đó, nhưng bạn bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng đồng vốn về lâu dài. Ngoài ra, lạm phát cũng sẽ làm cho đồng tiền của bạn bị mất giá nếu bạn không có cách để đồng tiền sinh lãi bằng hoặc cao hơn tỷ lệ lạm phát. 3. Đa dạng hóa các khoản đầu tư. Đầu tư cổ phiếu có thể đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ hết trứng vào một giỏ. Danh mục đầu tư của bạn nên bao gồm nhiều khoản đầu tư khác nhau (trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, gửi ngân hàng v.v.). Bạn cũng có thể đa dạng hóa đầu tư vào các ngành khác nhau như công nghệ thông tin, dược phẩm, hàng tiêu dùng, v.v. Tỷ lệ cụ thể từng loại như thế nào phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro, tuổi tác và mục tiêu đầu tư của bạn. 4. Cân đối danh mục đầu tư. Bạn có thể tạo ra một danh mục đầu tư cân bằng thông qua việc đầu tư cả vào cổ phiếu và trái phiếu. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, tỷ lệ trái phiếu trong danh mục đầu tư nên bằng với tuổi của bạn. Ví dụ, nếu bạn 55 tuổi, tỷ lệ trái phiếu trong danh mục đầu tư của bạn nên là 55%. 5. Có tầm nhìn dài hạn. Thông thường người ta hay khuyên là bạn nên nghĩ tới đầu tư như là một cuộc chạy marathon, hơn là một cuộc chạy cự ly 100 m. Những cơ hội dài hạn sẽ cho phép bạn có đủ thời gian khắc phục những khoản lỗ ngắn hạn bằng tiềm năng lợi nhuận cao trong tương lai. 6. Hãy đầu tư liên tục. Khi bạn đầu tư một khoản lớn, bạn sẽ cố gắng chọn thời điểm mua tốt nhất, có nghĩa là khi giá thấp nhất. Tuy nhiên điều này chẳng dễ chút nào. Do vậy, tiến hành đầu tư thường xuyên sẽ giúp bạn dàn đều giữa giai đoạn giá cao và giá thấp. Đây là một cách đa dạng hóa theo thời gian. 7. Đầu tư vào một quỹ đầu tư. Đây là cách đơn giản nhất để giảm rủi ro đầu tư. Khi tham gia vào quỹ đầu tư, tiền của bạn được tập hợp lại cùng với những nhà đầu tư khác trong một quỹ lớn hơn để đầu tư vào rất nhiều công ty, nhiều lĩnh vực khác nhau, qua đó đa dạng hóa đầu tư. Ngoài ra, bạn cũng được hưởng lợi từ hệ thống quản lý rủi ro chuyên nghiệp của công ty quản lý quỹ. 8. Đảm bảo rằng những khoản đầu tư vẫn đáp ứng các yêu cầu của bạn. Điều kiện cá nhân của bạn có thể thay đổi và ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Do vậy, bạn phải định kỳ kiểm tra và thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư để đảm bảo các khoản đầu tư vẫn phù hợp với mức độ chấp nhận rủi đã thay đổi của mình. Kỳ tới: Quản lý quỹ đầu tư trên thế giới Bài 5: QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI LTS - Trong các bài trước, chúng ta đã tìm hiểu và biết rằng đầu tư vào một quỹ đầu tư là cách đơn giản nhất để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Chúng ta cũng biết rằng quỹ đầu tư mang lại rất nhiều lợi thế cho nhà đầu tư. Kể từ bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư trên thế giới, sự phát triển của thị trường chứng khoán và quỹ đầu tư tại Việt Nam cũng như cách thức đầu tư vào các quỹ đầu tư tại Việt Nam. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Quỹ đầu tư có nguồn gốc từ châu Âu, khởi thủy ở Hà Lan từ khoảng giữa thế kỷ 19, đến nửa cuối thế kỷ 19 thì được du nhập sang Anh. Mặc dù có gốc gác từ châu Âu, nhưng Mỹ mới là nơi các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất. Quỹ đầu tư chính thức đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào năm 1924, có tên gọi là Massachusetts Investor Trust, với quy mô ban đầu là 50.000USD. Sau một năm, quy mô của quỹ này đã tăng lên 392.000USD với sự tham gia của trên 200 nhà đầu tư. Trong thời kỳ từ 1929 đến năm 1951, suy thoái kinh tế và những vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán thế giới đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng của ngành quản lý quỹ. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong những năm 1950 đến 1960 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các quỹ đầu tư. Một hiện tượng mang tính tiêu biểu trong giai đoạn này là sự bùng nổ các quỹ đầu tư chuyên đầu tư vào cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ rủi ro cao (aggressive stock funds). Năm 1969 bắt đầu một giai đoạn đi xuo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbaigiangvequydautupart1.pdf
  • pdfbaigiangvequydautupart2.pdf
Tài liệu liên quan