Bài giảng Văn học Trung Quốc - Bài 3: Thơ đường

1.Khái quát

2. Lý Bạch

3. Đỗ Phủ

4. Bạch Cư Dị

5. Cách phân tích một bài thơ Đường.

Thực hành giảng văn những bài thơ Đường ở chương trình phổ thông.

 

ppt42 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Văn học Trung Quốc - Bài 3: Thơ đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƠ ĐƯỜNG1.Khái quát2. Lý Bạch3. Đỗ Phủ4. Bạch Cư Dị5. Cách phân tích một bài thơ Đường.Thực hành giảng văn những bài thơ Đường ở chương trình phổ thông. 1. Khái quát 1.1 Hoàn cảnh lịch sử. - Triều Đường (617 – 907) - Xã hội: loạn An Sử (755), khởi nghĩa Hoàng Sào (873 – 883) - Nguyên nhân phồn thịnh thơ Đường: kinh tế phồn vinh, xã hội ổn định, tư tưởng cởi mở, chế độ khoa cử, các ngành nghệ thuật phát triển. 1.2 Tình hình văn học 1.2.1 Thơ Đường đạt được thành tựu rực rỡ nhất, bên cạnh đó các thể loại khác cũng có nhiều đóng góp: từ, biến văn, truyền kỳ. 1.2.2 Diễn biến của thơ Đường Sơ Đường (618 – 713). Có những đổi mới từ những đóng góp của Trần Tử Ngang (Vương Bột, Dương Quýnh, Lô Chiếu Lân, Lạc Tân Vương – tứ kiệt). Trần Tử Ngang là thi nhân nổi tiếng nấht. Đăng U Châu đài caThịnh Đường (713 – 766). Nội dung phong phú. Thơ ca về miêu tả chiến tranh, sơn thủy điền viên chiếm một tỷ trọng lớn. Xuất hiện những tài năng: Cao Thích, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch, Đỗ PhủTrung Đường (766 – 827). Thi đàn không mấy khởi sắc. Sau cuộc cách tân Vĩnh Trinh ( Thuận Tông) gây ra hy vọng trung hưng, thi đàn xuất hiện cảnh tượng sôi động ( thơ của Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên). Màu sắc cá tính nổi bật. Vãn Đường (827 – 904). Khí thế trung hưng của trung Đường mất đi, nhường bước trước âm điệu cảm thương ủy mị.”Ánh chiều tà rất đẹp nhưng lại báo hiệu hoàng hôn “. Lý Thương Ẩn” vị tướng trấn ải cuối cùng trên thi đàn thời Đường”. 1.2.3 Các thể thơThơ ĐườngThơ Đường luật: có hai loại+ Ngũ ngôn+ Thất ngônMỗi loại có ba thể: Cổ phong : còn gọi là cổ thể, tự do hơn cả miễn là có vần, không cần niêm luậtTuyệt cú : tuyệt : cắt (TQ), hay (VN – Bùi Kỷ). Ngũ tuyệt và thất tuyệt. Tuân thủ những quy định niêm luật của luật thi nhưng yêu cầu về đối lỏng lẻo hơn. Luật thi: là thể thơ luật 5 chữ và 7 chữ mới nổi ở thời Đường. Thơ luật 5 chữ được “tứ kiệt” thời Sơ Đường hoàn chỉnh. Thơ luật bảy chữ nổi lên chậm hơn. Ban đầu Vương Duy, Cao Thích, Sầm Than dùng để thù tạ, du ngoạn sơn thủy, đến Đỗ Phủ thì tiến lên một bước quan trọng. Một bài thơ Đường luật phải tuân thủ 5 quy định:Vần: là những tiếng có thanh âm hòa hợp đặt vào hai hay nhiều câu hưởng ứng lẫn nhau. Thơ Đường chủ yếu dùng vần bằng,mỗi bài một vần.Đối: là hai câu, hai chữ sóng đôi cho cân xứng (đối ý: tìm hai ý cho cân bằng; đối chữ: đối thanh, đối loại: danh – danh, động – động). Đối ngẫu và tiểu đối.Luật : những quy định về bắng trắc theo chiều ngang. Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh.Niêm : kết dính về thanh luật theo chiều dọc: câu 1 và câu 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7.Nhịp: tạo tiết tấu, nhịp 2/3 trong ngũ ngôn, 4/3 trong thất ngôn. Phồn hoa sự tán trục hương trần(chén)Lưu thủy vô tình thảo tự xuân (chun) Nhật mộ đông phong óan đề điểu Lạc hoa do tự trụy lâu nhân (rén) (Chuyện phồn hoa tan rồi, xua sạch bụi thơm Nước chảy ơ thờ, cỏ vẫn màu xanh mượt Chiều tàn, gió xuân hờn giận con chim hót Hoa rơi như người (con gái) nhảy xuống lầu) (Kim Cốc viên- Đỗ Mục) 1.2.4 Các phái thơPhái điền viên sơn thủy: Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740)“Ta yêu Mạnh phu tử. Phong lưu người đời nghe. Núi cao đâu thể ngóng. Chỉ vái nhận mùi thơm” (Lý Bạch).+mối quan hệ giữa tình và cảnh hỗ tương và hòa quyện.+hướng tới cuộc sống thanh tĩnh, song khí thơ vẫn rất mạnh mẽ. “Tháng tám nước hồ dâng. Hơi nước liền với trời. Khói bốc đầm Vân Mộng. Nhạc Dương sóng rung thành” (Vọng Động Đình hồ). Vương Duy (700?-761): đa tài: tinh thông âm nhạc, thư pháp, hội họa (được coi là tổ sư của hội họa Nam tông). Thơ của Vương Duy chú ý đến bố cục, cấu trúc, ngôn ngữ giàu màu sắc truyền đến cho người đọc mỹ cảm thanh tú, nhẹ nhàng; giàu tính nghệ thuật về mặt thị giác. ĐIỂU MINH GIẢN Nhân nhàn hoa quế lạc Dạ tĩnh xuân sơn không Nguyệt xuất kinh sơn điểu Thời minh xuân giản trung TRÚC LÝ QUÁN Độc tọa u hoàng lý Đàn cầm phục trường khiếu Thâm lâm nhân bất tri Minh nguyệt lai tương chiếu Phái biên tái: “Họ Cao, họ Sầm lấy bi tráng làm gốc, còn Vương, Mạnh thì lấy nhàn tản làm sở trường” (Hồ Ứng Lân)- Cao Thích (704 -765), người Hà Bắc; phóng túng, tự do, chí lớn tài cao. Phong cách thi ca mạnh mẽ. Khai thác đề tài biên tái có đặc sắc riêng. Yên ca hành: hình thức cổ thể. Vừa mô tả tình cảm chinh phu- chinh phụ vừa kết hợp miêu tả cảnh chiến trường.Sầm Than (715 – 769): là người từng trải, có giữ vài chức quan. Cá tính nghệ thuật độc đáo. Thơ biên tái của ông thường kết hợp miêu tả văn hóa địa phương. Miêu tả cảnh núi lửa (Hỏa Sơn Vân ca tống biệt), kì hoa dị thảo, những buổi tiệc mang màu sắc địa phương Ưu Bát La hoa ca miêu tả loài hoa sáu cánh đêm khép sáng nở có nhiều mùi hương lạ “đa dị hương” Lương Châu từ nhị thủ(Vương Chi Hoán), Lương Châu từ (Vương Hàn). -(trích)Hoàng Hà viễn thượng bạch vân gian Nhất phiến cô thành vạn nhẫn sơn Khương địch hà tu oán dương liễu Xuân phong bất độ Ngọc Môn quan -Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi Phái hiện thực: Đỗ Phủ, Bạch Cư DịPhái lãng mạn: Lý Bạch, Lý Thương Ẩn, Lý Hạ2. LÝ BẠCH (701-762)2.1 Thân thế và thời đại.Gia đìnhQuê hương Thời đại2.2 Nội dung tư tưởng thơ ca Lý Bạch.2.2.1 Sự xung đột giữa lý tưởng đẹp đẽ và hiện thực đen tối.“Tài tôi có thể giúp nước cứu đời, khí tiết tôi có thể sánh với Sào Phủ, Hứa Do, văn tôi có thể biến đổi phong tục, trí tôi có thể hiểu mọi lẽ của trời đất và con người Đại bàng một lúc lên theo gió Chín vạn dặm cao vút tận trời Dẫu khi gió ngừng sa xuống đất Chân còn lê tới tận biển khơi (Tặng Lý Ung)Mong được giúp chúa hiền Công thành về rừng cũCông thành cởi áo cút Trở về bến Vũ LăngSuốt cuộc đời Lý Bạch vì công không thành nên thân không thể thoái. Theo đuổi sự nghiệp chính trị nên tư tưởng Lý Bạch càng thêm phần phức tạp, mâu thuẫn.+ Nhiều bài bày tỏ sự bất bình khi bị đẩy ra khỏi trường chính trị, hoặc phẫn nộ trước sự ăn chơi sa đọa của vua chúa.(Đường lớn như trời xanh. Riêng ta không được bước)+ Cảm thấy cô độc, bất lực. Tìm đến tư tưởng Lão Trang, rượu, ngao du sơn thủyTương tiến tửu (trích)Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai Bôn lưu đáo hải bất phục hồiQuân bất kiếnCao đường minh kính bi bạch phátTriêu như thanh ti, mộ thành tuyếtNhân sinh đắc ý tu tận hoanMạc sứ kim tôn không đối nguyệtThiên sinh ngã tài tất hữu dụngCổ lai thánh hiền giai tịch mịchDuy hữu ẩm giả lưu kỳ danh- Lý Bạch đã chọn cuộc sống của một nghệ sĩ.2.2.2 Lòng đồng cảm với nhân dân Chiến tranh loạn lạc Sa trường đâm nhau chết Ngựa ai ngơ ngác nhìn hý trời! Diều quạ rỉa ruột người Tha treo cành khô trông tả tơi Binh lính thây bón cỏ ( Chiến thành Nam)Lao động khổ sai Người kéo thuyền khổ thật Nước đục uống không trôi Nửa bầu đọng thành đất Khúc “đô hộ” cất lên Lệ trào đau thắt ruột ( Đinh đô hộ ca)Nỗi khổ của người phụ nữ+Thương phụ : Tự lân thập ngũ dư Nhan sắc đào hoa hồng Na tác thương nhân phụ Sầu thủy phục sầu phong (Trường Can hành)+Chinh phụ Yên thảo như bích ti Tần tang đê lục chi Đương kim hoài quy nhật Thị thiếp đoạn trường thì Xuân phong bất tương thức Hà sự nhập la vi? (Xuân tứ)- Cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống lao động.+ Lô hỏa chiếu thiên địa Hồng tinh loạn tử yên Xá lang minh nguyệt dạ Ca khúc động hàn xuyên (Noãn lang)+ Cô gái hái sen bên khe Nhược Gia. Tươi cười nói chuyện với người qua làn hoa sen. Mặt trời soi vẻ đẹp vừa điểm trangin xuống sáng ngời tận đáy nước. Gió thổi tung vạt áo đượm hương thơm phơ phất trong không trung. Trên bờ những chàng trai ăn chơi con nhà ai. Tốp năm, tốp ba in bóng lên rặng thùy dương. Con tuấn mã màu tía hý vang bước vào miền hoa rụng. Thấy cảnh ấy trù trừ đi không dứt, luống ngẩn ngơ như đứt từng khúc ruột (Thái liên khúc) 2.2.3 Tình yêu thiên nhiênThiên nhiên hùng vĩ, diễm lệ: sông, thác, trăng Chèo thuyền xuống bến Quảng Lăng Trên đền Chinh Lỗ một vầng trăng treo Hoa đồi như dải gấm thêu Trên sông đốm lửa như chiều sao sa (Trăng trên đền Chinh Lỗ)Kết hợp miêu tả thiên nhiên và trữ tình + Chiều hôm bước xuống chân đèo Ánh trăng trên núi cũng theo người về + Người với lên trăng vịn chẳng được Khi đi trăng lại mãi theo nhau 3. Nghệ thuật 3.1 Một số thủ pháp nghệ thuậtKhoa trương + Hứng lên bút vung rung Ngũ Nhạc Thơ thành át sóng biển khơi + Chén say ngủ núi vắng Trời đất làm gối chăn + Tóc trắng ba nghìn trượng Vì buồn dài lạ sao-Nhân hóa + Gió xuân xót ly biệt Chẳng khiến liễu xanh cành + Ta gửi nỗi sầu theo năm tháng Theo gió đi về đất Dạ lang + Nâng chén mời trăng sáng Với bóng thành ba người Ta ca, trăng bồi hồi Ta múa, bóng rối loạn3.2 Vẻ đẹp bình dị, tự nhiênLối diễn đạt không có dấu vết của đẽo gọt, cầu kỳHọc tập từ ca dao, dân ca+ Giang Nam khả thái liên Liên diệp hà điền điền (Dân ca Nhạc phủ)+ Xuân lâm hoa đa mỵ Xuân điểu ý đa ai Xuân phong phục đa tình Xuy ngã la thường khai ( Dân ca Lục triều )3. ĐỖ PHỦ (712-770) 3.1 Con người và cuộc đời. - Gia đình - Tuổi trẻ hào hoa, nhiều mộng ước - Những long đong trong cuộc đời - Cái chết bi thương. 3.2 Những sáng tác trước sự biến An Lộc SơnNhững bài ca thời trẻ+ Lên lầu ở thành Duyện Châu Trong mây trôi biển liền núi Thái Đồng mênh mông suốt dải Thanh, Từ Bia Tần đỉnh núi chơ vơ Điện Hán bây giờ sót chút thành hoang Sự đời kim cổ mênh mang Một mình khách ngắm ngổn ngang lòng này Bài thơ hay nhưng chữ nghĩa dùng hóc hiểm. “Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu”.+ Trông núi Thái Sơn (Vọng nhạc) Thái Sơn trông thế nào Tề Lỗ xanh liền giải Trời đất dồn xinh tươi Âm dương chia sớm tối Lòng ùn với lớp mây Mắt hút theo chim núi Lên đỉnh chóp mà trông Lè tè muôn núi dưới Bài thơ cứ hai câu đi một ý, đúng bút pháp đại gia. Câu cuối lấy tứ từ câu “Lên núi Thái Sơn thấy thiên hạ là nhỏ”.+ Chim ưng vẽ (Họa ưng), Con ngựa hồ của binh phòng họ Tào: vừa vịnh vật vừa gửi gắm khí phách một thời trai trẻ.Những bài thơ trước sự biến An Lộc Sơn Năm 32 tuổi Đỗ Phủ gặp Lý Bạch. Về thơ luật thì Đỗ Phủ hơn Lý Bạch nhưng về cổ phong thì kém xa. Sau khi chia tay lý Bạch, Đỗ Phủ lên Tràng An dự thi lần thứ hai. Trượt thi, chua chát cho cái nghiệp nhà Nho. “Khố lụa chẳng chết đói. Mũ Nho nhiều thiệt thân Đất kinh tìm miếng ăn. Sớm đến cửa giàu gõ. Chiều theo bụi ngựa lần. Rượu thừa cùng chả nguội. Đến đâu cũng tủi thầm”.(Tặng quan tả thừa họ Vi 22 vần) Gặp Lý Bạch, thi trượt, lý tưởng trí quân trạch dân có phần rạn nứt. “Ý ấy đành tiêu tan. Hát rong giữa bụi trần”. Tự thấy mình như “chim rũ cánh, cá lờ đờ không chỗ dương vây”.+Lệ nhân hành: tục cúng giải hạn 3/3; dùng hình thức tán dương để phủ định. “Chiều xuân áo lụa là sáng rực. Lông kỳ lân chỉ bạc thêu vàng. Trên đầu tô điểm cực sangDây ngọc châu quấn sát bó người. Tần Quốc, Quách Quốc trên đời trứ danh. Bướu lạc đà nồi xanh nấu sẵn. Mâm thủy tinh cá trắng bày ra. Đũa tê chẳng gắp vì no. Dao đeo chuông nhạc thái mà uổng công Sáo tiêu não nuột quỷ thần. Khách mời chen chúc toàn dân tót vời.” +Từ Kinh Đô về Phụng Tiên*Đoạn 1: Trình bày chí hướng của nhà thơ và nguyên lý của nền thi ca mới (trung quân, hướng về dân đen).*Đoạn 2: Kể việc trên đường về thăm nhà tận mắt chứng kiến cảnh ăn chơi của Đường Huyền Tông. Chu môn tửu nhục xú Lộ hữu đống tử cốt*Đoạn 3: Kể đoạn đường đi tiếp về nhà. Trước cảnh con chết đói càng thương hơn nỗi cơ cực của dân đen. Đỗ Phủ vĩ đại chính là ở đó. Việc tô thuế một đời được rảnh Tên đi phu, đi lính cũng không Vậy mà còn chịu khốn cùng Dân thường chả trách long đong trăm đường Mối sầu chất tựa non cao Bao la vô tận làm sao thu về Binh xa hành Xe chạy ầm ầm, ngựa hý vang rộn. Những người đi đều đeo cung tên ở bên lưng. Cha mẹ, vợ con đều đưa tiễn. Cát bụi bay tung, khiến không trông thấy cầu Hàm Dương. Họ níu áo, giậm chân, khóc lóc đầy đường. Tiếng khóc than vang lên (trực thướng) đến chín tầng mây Mười lăm tuổi phòng giữ bắc Hoàng hà. Bốn mươi đi khai khẩn đất ở phương Tây Chốn biên đình máu trôi thành biển. Vũ hoàng chưa thôi ý muốn mở mang biên thùy Bây giờ mới thực biết sinh con trai chẳng ra gì, sinh con gái lại tốt hơn Vùng Thanh Hải xưa đến nay, xương trắng không có ai nhặt. Quỷ mới oán hờn, quỷ cũ khóc lóc, tiếng vi vu trong mưa rơi ướt, trời tối tăm”. Bên cạnh Binh xa hành, Đỗ Phủ còn viết 9 bài Tiền xuất tái và 5 bài Hậu xuất tái. ( Khả liên Vô Định hà biên cốt. Do thị xuân khuê mộng lý nhân. Lũng Tây hành – Trần Đào)3.3 Những sáng tác từ sự biến An Lộc Sơn đến cuối đời.Cuộc sống gian nan, lận đận ( bị An Lộc Sơn bắt, mắc vào họa Phòng Quán). Trên đường đi Hoa Châu nhận một chức quan nhỏ ông chứng kiến cảnh bắt lính, viết hai chùm Tam lại và Tam biệt rất nổi tiếng nhưng đồng thời cũng bộc lộ hạn chế thời đại, hạn chế giai cấp. + Tam biệt : Tân hôn biệt, Thùy lão biệt, Vô gia biệt. + Tam lại: Đồng Quan lại, Tân An lại, Thạch Hào lại.Cháu ơi đừng khóc lên đườngTướng quân cha mẹ thương yêu dân mình(Tân An lại) Mộ đầu Thạch Hào thôn Hữu lại dạ tróc nhân Lão ông du tường tẩu. Lão phụ xuất môn khan (Thạch Hào lại) Những sáng tác trong giai đoạn này bộc lộ hai nét cảm xúc chủ đạo: đau vì đất nước bị tàn phá, xót cho nỗi khổ của dân Quốc phá sơn hà tại Thành xuân thảo mộc thâm Cảm thời hoa tiễn lệ Hận biệt điểu kinh tâm - Thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ giai đoạn này đôi lúc cũng tươi đẹp, trong sáng vô ngần. “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc. Một đàn cò trắng vút trời xanh. Ngàn năm tuyết núi song in sắc. Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình. (Song hàm tây lĩnh thiên thu tuyết. Muôn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền). “Vào đêm theo với gió. Không tiếng thấm muôn loài” (Tùy phong tiềm nhập dạ. Nhuận vật tế vô thanh). “Chân suối mưa rào lướt. Lưng cây bóng xế lồng. Oanh vàng gù cách tổ. Cá trắng nhảy tung rong3.4 Nghệ thuật3.4.1 Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình“Thơ Lý Bạch là sự thể hiện của lực trời, thơ Đỗ Phủ là sự thể hiện của lực đất.”Thơ ca cổ Trung Quốc nặng về trữ tình, nhẹ tự sự. Ở Đỗ Phủ chất tự sự gia tăng, đặc biệt từ sau loạn An Sử. “Sự phá vỡ về mặt xã hội đã thể hiện thành một sự phá vỡ về mặt hình thức”. Tính chất tự sự và trữ tình hòa quyện trong các hình ảnh thơ. “Đêm khuya lời đã tắt. Dường nghe khóc ấm ưc. Sáng ra chào lên đường. Mình ông già với khách”. - Vì giàu chất tự sự nên trong thơ Đỗ Phủ thường xuất hiện nhiều nhân vật như binh lính, nông phu, quan lại, sĩ phuCuộc đời họ chất chứa nhiều khổ đau, hâu hết đều khócNhân vật trong thơ Lý Bạch có kẻ cười khoái trá vén thang mây lên trời cao cùng tiên nữ nhảy múa. Lý Bạch hướng tới lý tưởng hóa con người, thăng hoa điều kỳ diệu ở con người, Đỗ phủ lại khái quát những hình ảnh, chi tiết cụ thể. - Người phụ nữ trong thơ Đỗ Phủ không đẹp lộng lẫy, huyền diệu mà chân chất và có đời sống nôi tâm sâu sắc, tế nhị. 3.4.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ - Ngôn ngữ của đời sống hiện thực. Thường sử dụng thể “hành”, có những câu giản dị như khẩu ngữ “Bắn người bắn ngựa trước. Bắt giặc bắt chúa ngay”. - Đỗ Phủ là tấm gương của sự tinh luyện ngôn từ. “Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu”. + Vạn lý bi thu thường tác khách Bách niên đa bệnh độc đăng đài (Đăng cao) + Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu trực hệ cố viên tâm (Thu hứng) + Phong khởi xuân đăng loạn Giang minh dạ vũ huyền 4. Bạch Cư Dị (772-846)4.1 Cuộc đờiThân thế, sự nghiệpKhông chỉ là một nhà thơ (3000 bài, tính chất phức tạp) mà còn là một nhà lý luận (mối quan hệ giữa văn học và hiện thực).4.2 Sáng tác Bạch Cư Dị chia thơ mình thành bốn loại: phúng dụ, cảm thương, nhàn thích và tạp luật.4.2.1 Thơ phúng dụ Thể hiện tính chất phê phán và ý nghĩa xã hội rõ nét nhất ( 10 bài Tần trung ngâm, 50 bài Tân nhạc phủ, phần lớn những sáng tác trước 812). - Phản đối chính sách của triều đình đi ngược quyền lợi của người dân (Ông già Đỗ Lăng, Thuế nặng, Chiếc thảm chỉ hồng)”Đất không biết lạnh, người cần ấm. Làm áo cho đất, cướp áo người”. - Tố cáo chính sách cung nữ: Lăng viên thiếp, Người tóc trắng ở cung Thượng Dương - Ông còn quan tâm đến một số vấn đề xã hội : thân phận người phụ nữ nói chung, “ Biết nỗi khổ đàn bà. Từ nay chớ khinh rẻ”, băn khoăn về chế độ thuế khóa bất công “Hỏi ta công đức gì. Không cuốc cày ruộng đất. Mà có trăm thạch lương. Cuối năm vẫn dư dật”.- Thường chú ý đặt cạnh nhau những hình ảnh tương phản để làm nổi rõ chủ đề (Nhẹ béo, Ca múa, Thuế nặng), hoặc dưới tiêu đề mỗi bài thơ tác giả lại ghi thêm một dòng làm rõ tình cảm chủ đạo. (Chiếc thảm chỉ hồng – Lo cho việc lãng phí dâu tằm, Ông bán than – Giận chế độ cung thị). Ông bán than (Mãi than ông) là bài thơ phúng dụ đặc sắc nhất. “Mặt mày tro bụi khói lửa ám. Mái tóc hoa râm tay đen ngòm Bán than được tiền ông tính toán. Phần sắm áo quần , phần gạo cơm. Thương thay trên mình, áo mỏng dính. Lòng lo than rẻ mong trời lạnh”4.2.2 Thơ cảm thương Nổi tiếng hơn cả là Trường hận ca và Tỳ bà hành. - Trường hận ca (806): được đánh giá cao về mặt nghệ thuật nhưng nội dung tư tưởng còn nhiều tranh cãi. Tiếng trống Ngư Dương bỗng dậy đất làm cho điệu múa “ nghê thường y vũ” bỗng tan tác kinh hoàng. Chín lần thành khuyết khói bay mịt mù. Nghìn cỗ xe, muôn cỗ ngựa chạy về Đông Nam Trên trời nguyện là chim liền cánh. Dưới đất nguyện là cây liền cành. - Tỳ bà hành + Tiếng đàn được miêu tả ba lần. Lần thứ nhất tiếng đàn văng vẳng bên sông khiến khách không nỡ đi, chủ chẳng nỡ về. Lần thứ hai tả tiếng đàn của kỹ nữ, gảy xong nàng kể về đời mình khiến khách xúc động. Lần thứ ba gảy đàn để cảm tạ tấm lòng tri âm. Thuyền mấy lá đông tây vắng ngắt Một vầng trăng trong vắt lòng sông +Ý nghĩa nội dung, giá trị hiện thực của tác phẩm nằm trong số phận của các nhân vật. Kỹ nữ và nhà thơ có chung mối tương thông, tương cảm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_van_hoc_trung_quoc_bai_3_tho_duong.ppt