Bài giảng được viết theo đề cương chi tiết môn học: Ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học địa lý (2 đvht)
Bài giảng gồm 4 chương:
Chương 1. Khái quát về CNTT
Chương 2. Nguồn thông tin địa lý trong CNTT
Chương 3. Ứng dụng CNTT để biên soạn tài liệu địa lý
Chương 4. Ứng dụng CNTT trong dạy học
88 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý - Lê Đình Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh động để mô phỏng các quá
trình, hiện tượng. Thường ảnh động là ảnh có đuôi .gif. (GIF: viết tắt của Graphics
Interchange Format; trong tiếng Anh nghĩa là "Định dạng Trao đổi
Hình ảnh", là một định dạng tập tin hình ảnh bitmap cho các hình ảnh dùng ít hơn
256 màu sắc khác nhau và các hoạt hình dùng ít hơn 256 màu cho mỗi khung hình).
Muốn làm ảnh động thì phải sử dụng phần mềm sửa và tạo ảnh (Ví dụ: photoshop).
63
Quá trình làm ảnh động cần có những kiến thức về đồ họa, xử lý ảnh. Có thể vào
trang web này để học photoshop
Hiện có 5 phần mềm tạo ảnh động tốt nhất:
1. Easy GIF Animator
2. Photoshop
3. GifCam
4. Advanced GIF Animator
5. Beneton Movie GIF
Đơn giản nhất là sử dụng dịch vụ trên web. Ví dụ vào
Sau khi vào trang Web, choṇ Upload Images để đem ảnh từ máy tính lên Gickr.
Nếu như ta đa ̃có sử duṇg dic̣h vu ̣chia sẻ hình ảnh Flickr, ta có thể tâṇ duṇg hình
ảnh taị Server này thông qua chức năng Get Images from Flickr.
Sau khi hoàn tất phần choṇ hình ảnh, trang Web se ̃tư ̣đôṇg sắp xếp các hình
ảnh và taọ thành tâp̣ tin GIF đôṇg. Người dùng se ̃đươc̣ cung cấp đường link để chia
sẻ qua Web hay Email cho baṇ bè cùng thưởng thức thông qua chức năng SEND.
Ngoài ra, baṇ cũng có thể lưu về máy tính để sử duṇg khi cần thông qua chức năng
SAVE.
Lưu ý: Trước khi chia sẻ hay lưu về máy tính, baṇ cần thưc̣ hiêṇ thao tác đưa thông
tin cá nhân vào tâp̣ tin để khẳng điṇh mình là tác giả nhằm mac̣h lac̣ hơn khi chia sẻ
với moị người.
Bài tập:
- Dùng phần mềm tạo ảnh động hoặc dịch vụ tạo ảnh động trên mạng để tạo một
ảnh động (gif) tùy ý có liên quan đến dạy-học địa lý.
- Tham khảo thêm địa chỉ sau:
64
Câu hỏi ôn tập:
1. Phân tích các khả năng UDCNTT trong biên soạn tài liệu địa lý
2. Cách chuyển đổi các định dạng văn bản
3. Nắm chắc cách biên soạn bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ bằng MS Excel
65
Chương 4
ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
Mục tiêu:
- SV biết thiết kế giáo án điện tử
- Sử dụng được các phần mềm xử lý ảnh, video phục vụ theo yêu cầu bài giảng
4.1. Sử dụng PowerPoint
4.1.1. Thiết kế bài giảng:
+ Chọn trang trình chiếu, màu sắc và biểu tượng cho slide
+ Chọn kiểu chữ, cỡ chữ
+ Thiết kế từng slide trình chiếu
+ Cài đặt hình ảnh và âm thanh vào các slide trình chiếu.
+ Tạo hiệu ứng cho từng slide trình chiếu
4.1.2. Trình chiếu bài giảng
+ Chạy thử
+ Sửa chữa
+ Trình chiếu trước lớp.
4.1.3. Trò chơi ô chữ (sử dụng PPT)
Dùng kỹ thuật cò súng (trigger) trong PPT để điều khiển ô chữ
66
Hình 4.1
Bài tập:
- Tạo 1 bài trình chiếu Địa lý bằng PPT
Có kênh chữ
Kênh hình
Video
Các hiệu ứng cần thiết
4.2. Sử dụng Violet
Công ty Bạch Kim được thành lập tháng 1 năm 2005, với mục tiêu chiến
lược là thúc đẩy việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy trong các trường học
ở Việt Nam.
ViOLET là phần mềm của cty Bạch Kim giúp giáo viên tự soạn được các bài
giảng điện tử sinh động hấp dẫn, hỗ trợ việc trình chiếu trên lớp và giảng dạy E-
learning qua mạng. Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm
thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác...
Bài tập:
67
Tải và cài đặt Violet 1.8 tại:
Tự soạn một nội dung địa lý bằng Violet
Ngoài ra còn các công cụ soạn giảng khác, SV có thể tham khảo thêm như:
- exeElearning cho phép tạo các bài giảng, các câu hỏi trắc nghiệm với nhiều kiểu
khác nhau, kết xuất ra các trang web hay theo các chuẩn elearning.
Tải phần mềm:
https://sites.google.com/a/pdu.edu.vn/softwares/vvob/exeElearning.zip
Tài liệu hướng dẫn:
https://sites.google.com/a/pdu.edu.vn/softwares/vvob/Tai_lieu_huong_dan_ExElear
ning.doc
- Presenter: Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một
ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng
dụng CNTT. (Quá thuận lợi trong việc sử dụng vì chỉ thêm phần ứng dụng
Presenter nữa là hoàn thành tốt bài giảng điện tử). Đáp ứng được các tiêu chí của
Cục CNTT – Bộ GD&ĐT đặt ra trong việc thiết kế bài giảng điện tử (Vì vậy, họ
khuyến khích nên sử dụng)
- Lecture-maker: là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, sản
phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Với LectureMAKER,
bất kỳ ai cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng.
Không chỉ có vậy, bạn còn có thể tận dụng lại các bài giảng đã có trên những định
dạng khác như PowerPoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video vào nội dung bài
giảng của mình.
- Tương tự Slide Master trong PowerPoint, việc xây dựng Slide Master trước khi
đưa nội dung vào sẽ giúp chúng ta sắp xếp, tổ chức bài giảng hợp lý hơn.
- LectureMaker có sẵn các bộ công cụ soạn thảo trực quan cần thiết để tạo bài giảng
điện tử như: soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng, text box,
68
và các ký tự đặc biệt; có thể chèn nhiều loại nội dung đa phương tiện vào bài giảng
của mình như: hình ảnh, video, âm thanh, flash.
Hướng dẫn sử dụng LectureMaker:
https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=6&cad=
rja&uact=8&ved=0ahUKEwj97v32tajUAhWMmpQKHZLlDVQQFghBMAU&url
=http%3A%2F%2Fthcsvxuan.phuvang.thuathienhue.edu.vn%2Fimgs%2Ffiledinhk
em%2Fhuong-dan-su-dung-lecture-maker.doc&usg=AFQjCNE-
NKYuobwx2EUm1eQ2jG8iqYraRg&sig2=7t9mW84dgTXuIxoQBGr75w
4.3. Sử dụng đa phương tiện và các phần mềm khác
- Các phần mềm biên tập, định dạng video và hình ảnh
- Các phần mềm MindMap để vẽ sơ đồ tư duy
- Các phần mềm biên tập, định dạng video và hình ảnh
4.3.1. Tạo, xử lý Video:
Sử dụng các phần mềm sau:
- Photo story: Câu chuyện hình ảnh (tạo album ảnh động). Tải tại địa chỉ:
https://sites.google.com/a/pdu.edu.vn/softwares/vvob/PhotoStory.zip
- Flash Player (tạo hiệu ứng chữ)
- Windows Video Maker: là công cụ biên tập video miễn phí mà MicroSoft dành
cho người dùng Windows. Có sẳn trên HĐH Window XP, Win M. Với giao diện
hết sức thân thiện dễ dùng, người dùng có thể nhanh chóng tự tạo cho mình các
video trình diễn đặc sắc. Ngoài ra phần mềm còn hỗ trợ cắt ghép, thêm hiệu ứng
vào video có sẵn. Tham khảo tại https://tinhte.vn/threads/huong-su-dung-windows-
movie-maker-chi-tiet-nhat.2485901/
- ProShow Gold
69
mien-phi-tot-nhat-ma-ban-nen-co.aspx
- Cắt video online:
*Lưu ý:
Trên một số máy tính chỉ có phần mềm Windows Media Player nên không
đọc được một số định dạng video khác.
Cần phải cài bổ sung các phần mềm đọc video bổ trợ như FLV, KMP
4.3.2. Xử lý hình ảnh:
Xử lý hình ảnh bằng các ứng dụng có sẵn trên window như
- Picture manager
- Paint
Hoặc cài thêm phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Autocard
4.3.2.1. Picture manager
Nếu chỉ cần cắt xén, xoay, nén, thay đổi kích thước, chỉnh độ sáng, màu, khử
hiện tượng mắt đỏ, đổi tên hàng loạt hay in ấn nhiều hình ảnh trên một trang, thì
Micrsoft Office Picture Manager chính là một công cụ rất tốt và tiện lợi.
Sau khi khởi động, mặc định, Picture Manager sẽ hiển thị toàn bộ hình ảnh nằm
trong thư mục My Pictures trên máy của bạn, hoặc thư mục chứa tấm ảnh mà bạn
vừa nhấn phải chuột để mở. Nếu muốn thay bằng một thư mục chứa hình ảnh khác,
trong cửa sổ Picture Shorcut nằm ở bên góc trái, nhấn vào dòng chữ Add Picture
Shorcut
Hình 4.2
Tiếp theo trỏ đường dẫn đến thư mục chứa hình cần thêm vào danh sách
quản lý, và nhấn Add. Lúc này ở góc bên trái, bên dưới mục My Picture Shorcuts sẽ
có thêm liên kết đến thư mục hình mà ta vừa thêm vào
70
Hình 4.3
Phóng to hay thu nhỏ cửa sổ xem ảnh
Để có thể thao tác xử lý ảnh một cách dễ dàng, đôi lúc cần phóng to việc
hiển thị một vài chi tiết trên ảnh. Có hai cách để thay đổi chế độ xem. Cách thứ nhất
là kéo thanh trượt trên thanh công cụ Zoom ở phía cuối màn hình về phía bên phải,
để phóng to các chi tiết của tấm ảnh. Ngược lại, khi di chuyển thanh trượt về phía
bên trái, bức hình sẽ bị thu nhỏ.
Hình 4.4
Hoặc đơn giản hơn có thể nhập vào tỉ lệ phần trăm của việc hiển thị bức hình
trong ô Zoom box ngay trên thanh menu bar để phóng to hoặc thu nhỏ.
Tự động cân chỉnh hay thay đổi bằng tay các tham số trong tấm ảnh
Với các máy ảnh tự động rẻ tiền, bạn thường hay vô tình ghi lại những bức
ảnh kém chất lượng. Chúng có thể thiếu hay dư sáng, màu quá đậm hay quá nhạt,
độ nét quá cao hay quá nhòe Để làm đẹp cho chúng một cách đơn giản nhất, bạn
vào menu Picture, chọn Auto Correct hoặc bạn có thể dùng tổ hợp phím nóng Ctrl-
Q để thao tác cho nhanh. Chương trình Picture Manager sẽ tự động cân chỉnh lại
mọi tham số về ánh sáng, màu sắc, độ nét cho bức ảnh của bạn.
Hình 4.5
71
Hình 4.6
Hình 4.7
Sau đó, ta đã có thể nhấn vào biểu tượng Save để lưu lại tấm ảnh vừa được
chỉnh sửa. Bạn cũng có thể vào menu File, chọn Save As nếu không muốn lưu đè
lên tấm ảnh cũ. Lúc đó, bạn cần đặt tên cho tập tin ảnh mới của mình. Ngoài ra, nếu
bạn không thích dùng tính năng tự động canh chỉnh mọi thứ như trên, bạn có thể tự
tay mình thiết lập độ sáng tối cho bức ảnh. Menu cần được sử dụng là Picture,
chọn Brightness and Contrast
Lúc này ở bên phía góc phải sẽ xuất hiện cửa sổ Brightness and Contrast. Để
tự động canh chỉnh chỉ riêng phần ánh sáng cho bức ảnh, bạn nhấn vào nút Auto
Brightness.
72
Còn muốn thiết lập độ sáng tối bằng tay, bạn di chuyển con trượt trên
thanh Brightness, càng về phía bên phải thì độ sáng sẽ càng cao. Ngược lại, nếu bạn
di chuyển con trượt về phía bên trái, thì bức ảnh của bạn sẽ bị tối lại.
Tiếp theo là khung Contrast, cho phép bạn tinh chỉnh độ tương phản của bức hình
Ngoài ra, ở bên dưới còn có mục Avanced Settings, bạn nhấn vào
chữ More để thêm các công cụ hỗ trợ
Khung Midtone: adjust midtone only dùng để tăng/giảm phần tông màu trung
bình cho bức ảnh
Khung Highlight: adjust light colors only dùng để tăng/giảm phần tông màu
sáng cho bức ảnh
Khung Shadow: adjust dark colors only dùng để tăng/giảm phần tông màu
tối cho bức ảnh
Hình 4.8
Chỉnh màu sắc lại cho hình ảnh
Để chỉnh lại màu sắc cho bức ảnh, trên thanh menu, bạn chọn biểu
tượng Edit Picture. Sau đó, trong cửa sổ Edit Picture ở góc bên phải, bạn
chọn Color. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể vào menu Picture, chọn Color
73
Ở bên góc phải sẽ xuất hiện cửa sổ Color để bạn có thể hiệu chỉnh màu sắc.
Ở mục Color Enhancement, để tiến hành cân bằng trắng (White Balance), bạn nhấn
vào nút Enhance Color.
Lúc này khi rê chuột vào tấm hình bạn sẽ thấy biểu tượng mục tiêu hình tròn,
và bạn phải nhấn nhấn chuột vào vị trí nào trên tấm ảnh mà bạn biết chắc nó có màu
trắng ngoài thực tế. Ngay lập tức, tấm ảnh của bạn sẽ được Picture Manager tự
động cân bằng màu sắc theo màu trắng bạn chọn. Nếu chọn sai màu trắng, màu sắc
của bức ảnh sẽ bị thay đổi một cách hỗn loạn, và bạn nên nhấn tổ hợp phím Ctrl-
Z hoặc nhấn vào biểu tượng Undo trên thanh menu để thao tác lại.
Ngoài ra, để thay đổi các tham số màu sắc của toàn bộ bức ảnh, bạn có thể di
chuyển các con trượt trên thanh trong mục Hue and Saturation Settings.
Hình 4.9
Mục Amount dùng để tăng/giảm mức độ tác động của sự hiệu chỉnh,
mục Hue dùng để thay đổi tông màu của bức ảnh. Và cuối cùng
mục Saturation dùng để hiệu chỉnh độ đậm nhạt màu của bức ảnh. Ví dụ như để
biến một tấm ảnh màu trở thành tấm ảnh đen trắng, thì đơn giản ở mục Saturation,
trong khung checkbox, bạn gõ vào -100 hoặc bạn có thể di chuyển thanh trượt về
phía bên trái cùng.
Hình 4.10
74
Hình 4.11
Lưu ý: Từ các phiên bản Office 2013 không còn có ứng dụng Pictura Manager nữa.
Có thể cài đặt Trình quản lý ảnh (Pictura Manager) từ các phương tiện truyền thông
của phiên bản Office trước, chẳng hạn như năm 2007 hoặc năm 2010. Tuy nhiên,
cần phải xem xét thỏa thuận cấp phép để xác định xem có phù hợp hay không. Vì có
một số phiên bản Office có chứa Picture Manager và nhiều hợp đồng cấp phép của
Microsoft, người viết không thể đưa ra lời khuyên nào về tính hợp pháp của cách
tiếp cận này - phải kiểm tra thỏa thuận cấp phép cụ thể của máy.
Khi nó kết thúc, Picture Manager là một thành phần của SharePoint
Designer 2010, có sẵn như là một tải về miễn phí tại trang web của Microsoft:
32-bit
64-bit
Sự khác biệt 32-bit / 64-bit đề cập đến mức bit của các ứng dụng Office
chứ không phải mức bit của Windows của máy.
SharePoint Designer 2010 là phiên bản cuối cùng chứa Picture Manager.
Sau khi tải về phiên bản chính xác cho việc cài đặt Office (32-bit hoặc 64-bit), hãy
chạy chương trình thiết lập SharePoint Designer 2010. Nếu bạn đã tải về phiên bản
sai, bạn sẽ thấy một cái gì đó như hộp thoại Cài đặt Lỗi này:
75
Hình 4.12
Với phiên bản phù hợp, ta sẽ nhận được điều này (tất cả các ảnh chụp màn
hình tiếp theo trong bài giảng này là từ một hệ thống W7 / 64-bit bằng cách sử dụng
cài đặt SharePoint Designer 2010 64-bit)
Hình 4.13
Nhấp chuột vào nút Customize installation. Sau đó trong tab Tùy chọn Cài
đặt, nhấp vào mũi tên thả xuống trong cả ba khu vực chính trong Microsoft Office
và chọn Không khả dụng:
76
Hình 4.14
Sau khi làm điều đó trong cả ba lĩnh vực (Microsoft SharePoint Designer,
Office Shared Features, Office Tools), ta sẽ có điều này:
Hình 4.15
Mở rộng Office Tools bằng cách nhấp vào dấu cộng và bạn sẽ thấy
Microsoft Office Picture Manager. Đây là thành phần một-và-duy nhất cần được cài
đặt từ thiết lập SharePoint Designer 2010. Nhấp vào mũi tên thả xuống của
Microsoft Office Picture Manager và chọn Run from My Computer. X màu đỏ sẽ
biến mất và nó sẽ như sau:
77
Hình 4.16
Nhấp vào nút Install Now. Sau đó ta sẽ thấy hộp thoại cài đặt hoàn thành này:
Hình 4.17
Bây giờ kiểm tra các nhóm chương trình của máy và ta sẽ tìm thấy một
nhóm Microsoft Office mới bên cạnh nhóm Microsoft Office 2013:
78
Hình 4.18
Nhóm Microsoft Office mới có một lối tắt vào Microsoft Office Picture Manager,
hoạt động hoàn hảo cùng với các ứng dụng Office 2013:
Hình 4.19
4.3.2.2. Paint
Microsoft Paint, thường được gọi là Paint, là một ứng dụng đồ họa máy
tính đơn giản được bao gồm trong tất cả các phiên bản của Microsoft Windows.
Ứng dụng này chủ yếu mở và lưu các tệp như Windows bitmap (24-bit, 256 màu,
16 màu, và đơn sắc, tất cả đều có đuôi .bmpextension), JPEG, GIF (không có hình
ảnh động, mặc dù phiên bản Windows 98, bản năng cấp Windows 95 và phiên
bản Windows NT4 đã hỗ trợ sau đó), PNG (không có kênh alpha) và trang
đơn TIFF. Ứng dụng có thể ở chế độ màu hoặc hai màu đen và trắng, nhưng không
có chế độ màu xám. Với sự đơn giản của nó, nó nhanh chóng trở thành một trong
những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trong các phiên bản Windows đầu tiên và
vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho các tác vụ thao tác hình ảnh rất đơn giản.
79
Paint có một số chức năng không được đề cập trong tệp trợ giúp: chế độ
stamp, chế độ trail, hình dạng thường xuyên và hình ảnh chuyển động. Đối với chế
độ stamp, người sử dụng có thể chọn một phần của hình ảnh, giữ phím control và di
chuyển nó đến một phần khác của canvas. Điều này, thay vì cắt các mảnh ra, tạo ra
một bản sao của nó. Quá trình này có thể được lặp lại nhiều lần như mong muốn,
miễn là phím điều khiển được giữ xuống. Chế độ trail hoạt động giống hệt, nhưng
nó sử dụng phím shift thay vì phím control.
Hình 4.20: Paint thường được sử dụng để tạo ra Mỹ thuật Điểm ảnh
Người dùng cũng có thể vẽ đường thẳng nằm ngang, thẳng đứng hoặc đường
chéo bằng công cụ bút chì mà không cần đến công cụ đường thẳng bằng cách
giữ phím shift và kéo công cụ. Hơn nữa, nó cũng có thể dày (phím control +
(numpad) +) hoặc mỏng (phím control + (numpad) −) một dòng trước hoặc đồng
thời trong khi nó đang được vẽ. Để crop bất kỳ khoảng trắng hoặc loại bỏ các phần
của hình ảnh, nút màu xanh lam ở góc dưới bên phải có thể được nhấp và kéo để
tăng kích thước canvas hoặc cắt một hình ảnh. Người dùng cũng có thể vẽ hình
dạng hoàn hảo (có chiều rộng bằng chiều cao) bằng cách sử dụng bất kỳ công cụ
hình dạng nào bằng cách giữ phím Shift trong khi kéo.
80
Hình 4.21: Paint cũng thường được sử dụng để tạo ra các hình khối nghệ thuật
do các công cụ khác nhau của nó.
Các phiên bản cũ hơn của Paint, ví dụ như Windows 3.1, cho phép điều
khiển con trỏ vẽ bằng cách sử dụng các phím mũi tên cũng như một chổi vẽ thay thế
màu, thay thế một màu duy nhất bên dưới chổi vẽ với một màu khác mà không ảnh
hưởng đến phần còn lại của hình ảnh. Trong các phiên bản sau của Paint, chổi vẽ
xoá màu có thể được mô phỏng bằng cách chọn màu cần thay thế làm màu chính và
màu sẽ được thay thế bằng màu thứ cấp và sau đó nhấp chuột phải và kéo công cụ
xóa. Con trỏ vẽ cũng có thể được điều khiển bằng các phím mũi tên trong các phiên
bản hiện tại của Paint nếu MouseKeys trong tùy chọn Accessibility được kích hoạt
và được cấu hình phù hợp, mặc dù đây là một chức năng của Windows áp dụng cho
tất cả các ứng dụng chứ không phải là chức năng đặc biệt của Paint.
Sự sẵn có độc quyền của Paint trên nền tảng Windows đã dẫn tới việc tạo ra
các bản sao bởi người dùng của các hệ điều hành khác, chẳng hạn
như Kolourpaint cho người dùng Linux, BSD và Solaris.
Tìm hiểu thêm cách sử dụng cơ bản phần mềm Photoshop.
Bài tập: Tải về một hình ảnh, dùng Paint hoặc để chỉnh sửa một số chi tiết (lưu
lại hình ảnh trước và sau khi chỉnh sửa)
81
4.3.3. Các phần mềm MindMap để vẽ sơ đồ tư duy:
Sơ đồ tư duy hiện đang được sử dụng nhiều trong dạy học nói chung và dạy
học địa lý.
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương
tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi
nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược
đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ
theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện)
thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này
khai thác cả hai khả năng này của bộ não.
Hình 4.22
Trên mạng Internet hiện có rất nhiều phần mềm MindMap, ví dụ:
1. iMindmap. Excellent software from Tony Buzan, the originator of mind maps.
2. MindManager. Professional software. Site has some good examples.
3. MindManuals Supplier of mind mapping software for MindManager.
4. MindPlugs. Plug-in for Mind Manager that allows live calculating of
mathematical formulas.
5. MindMapper. Mindmapping software for Windows, and Palm
6. Inspiration. Mac and Windows. Educational packages for kids and students.
82
Sau đây sẽ giới thiệu 2 phần mềm MindMap thường gặp:
4.3.3.1. Phần mềm eMindMaps
- Cài đặt: tải về và cài đặt bình thường
- Cách sử dụng: Xem tại https://sites.google.com/site/sinhvienpdu/phan-mem/tien-
ich---huong-dan/huong-dan-emindmap
4.3.3.2. Phần mềm Inspiration
- Cài đặt: Tải đủ 3 file nén Inspiration về cùng thư mục, tại các địa chỉ sau:
https://sites.google.com/a/pdu.edu.vn/softwares/vvob/Inspiration.part1.rar?attredire
cts=0
https://sites.google.com/a/pdu.edu.vn/softwares/vvob/Inspiration.part2.rar
https://sites.google.com/a/pdu.edu.vn/softwares/vvob/Inspiration.part3.rar
Giải nén file part1, chạy file setup.exe trong thư mục đã giải nén. Có Seri Number
của Trường ĐH Phạm Văn Đồng trong các file này.
- Cách sử dụng: Tham khảo tại
Bài tập
- Dùng một phần mềm tùy ý để soạn một MindMap có nội dung Địa lý (tiếng Việt
có dấu)
- Chèn hình ảnh từ bên trong và bên ngoài phần mềm
- Chèn âm thanh, video, các liên kết đến tài liệu, trang web
- Ghi chú trên MindMap
- Xuất ra file ảnh và file word
Câu hỏi ôn tập:
83
1. Theo anh (chị) việc dạy học bằng PPT ở trường THCS có những ưu điểm và
nhược điểm gì?
2. Phân tích các lợi ích khi sử dụng MindMap trong dạy học địa lý.
3. Bài tập:
- Tự tìm kiếm địa chỉ các trang web hay liên quan đến dạy và học địa lý
- Tạo một file PPT để giới thiệu về nó (mỗi slide liên kết đến một trang web nói trên
và một vài lời giới thiệu, một vài hình ảnh về trang web đó.
- Chia sẻ PPT đó trong Google+ của bạn với chỉ riêng nhóm lớp đang học.
ÔN TẬP HỌC PHẦN
1. Tại sao Ứng dụng CNTT trong dạy học lại diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện
nay? Những thuận lợi và thách thức khi UDCNTT trong dạy học?
2. Phân tích vai trò của CNTT trong giáo dục và đào tạo?
3. Các nguồn thông tin Địa lý có thể thu thập được thông qua việc UDCNTT?
4. Phân tích các khả năng UDCNTT trong biên soạn tài liệu địa lý.
5. Theo anh (chị) việc dạy học bằng PPT ở trường THCS có những ưu điểm và
nhược điểm gì?
6. Phân tích các lợi ích khi sử dụng MindMap trong dạy học địa lý.
Gợi ý
1. Tại sao ứng dụng CNTT trong dạy học lại diễn ra rậm rộ
thainguyen.edu.vn-thanhvien-c2tienphongpy-1534-22392-ung-dung-cong-nghe-
thong-tin-trong-day-hoc-thuan-loi-va.aspx.htm
2. Vai trò của CNTT trong giáo dục và đào tạo
84
Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở rộng thêm nhiều loại hình đào
tạo như đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các trường, các quốc gia với nhau.
Chính phủ điện tử trên cơ sở điện tử hoá các hoạt động quản lý nhà nước
đang hình thành và ngày càng trở nên phổ biến
Vai trò của CNTT trong giáo dục và đào tạo?
- Làm thay đổi phương pháp truyền đạt trong dạy học: Nhờ các công cụ đa phương
tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh... GV sẽ xây
dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của người học... dễ dàng thể
hiện được các phương pháp sư phạm như: phương pháp dạy học tình huống,
phương pháp dạy học nêu vấn đề... thực hiện đánh giá và lượng giá học tập toàn
diện, khách quan ngay trong quá trình học tăng khả năng tích cực chủ động tham
gia học tập của người học...
- Góp phần thay đổi hình thức dạy và học: hình thức dạy dựa vào máy tính, hình
thức học dựa vào máy tính...
- Góp phần nâng cao tiềm lực của người GV bằng cách cung cấp cho họ những
phương tiện làm việc hiện đại (mạng Internet, các loại từ điển điện tử, các sách điện
tử, thư điện tử,); Góp phần đổi mới cách dạy và cách học... đổi mới phương pháp
dạy học...
- Trao đổi thông tin về đề cương... bài giảng với các đồng nghiệp qua các ngân hàng
bài soạn trên một trang web dành cho tất cả các GV....
- Cập nhật, khai thác kho tri thức chung của nhân loại bằng các công cụ đa phương
tiện.
- Sử dụng thư điện tử (email) để liên lạc... trao đổi tư liệu với các nhà văn... các nhà
nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp về những vấn đề mà mình quan tâm...
3. Các nguồn thông tin Địa lý có thể thu thập được thông qua việc UDCNTT
Thông tin mạng:
- Các trang web chia xẻ tài liệu
85
- Wikipedia
- Forum
- Trao đổi email
Thông tin trên các thiết bị khác:
- Sách điện tử: Encarta
- CD Rom
4. Khả năng biên soạn TL ĐL
+ Biên soạn, chuyển đổi văn bản: MS Word, PDF
+ Biên soạn bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ: (MS Excel)
+ Biên soạn bản đồ (MapInfo)
+ Biên soạn hình động (GIF)
5. Dạy học bằng PPT ở trường THCS có những ưu và nhược điểm gì?
6. Lợi ích khi sử dụng MindMap trong dạy học địa lý.
- Cho phép HS tổ chức các suy nghĩ và lập kế hoạch của mình có thể sửa đổi lại
trong quá trình làm việc.
- Cung cấp cho HS trước khi tiếp xúc với “bức tranh lớn” khi bắt đầu một chủ đề
- Hỗ trợ GV trong việc truy cập một sự hiểu biết về các kiến thức mà HS có trong
các chủ đề điṇh giảng dạy
- Tạo điều kiện tốt hơn cho “gọi lại bộ nhớ” – tương ứng với các nội dung và quy
trình
- Tổ chức các tập tin trên máy tính của bạn, hoặc các trang web và để làm cho minh
bạch đối với những vấn đề khác.
- Hỗ trợ một loạt các công việc hành chính.
- Tránh “cái chết của PowerPoint” (có thể được sử dụng như là một cách thay thế
công cụ trình bày)
86
- Cho phép naõ làm viêc̣ có hiệu quả hơn.
Bài KT 1 tiết:
- Tạo 1 bài trình chiếu Địa lý bằng PPT (trên 10 slide)
- Có sử dụng kênh chữ, biểu đồ (2 hình biểu đồ)
- Có sử dụng kênh hình (2 ảnh được chỉnh sửa bằng phần mềm sửa ảnh và 2 ảnh
được tạo bằng MindMap)
- Video ngắn (được tạo hoặc cắt bằng phần mềm xử lý video)
- Các hiệu ứng PPT cần thiết: trigger
- Ngoài ra còn chú ý độ tương phản, cở chữ, phông chữ
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Văn Đức, Lí luận dạy học Địa lí (Phần đại cương), NXB ĐHSP, 2005
[2]. Trần Viết Khanh, Ứng dụng tin học trong nghiên cứu và dạy học Địa lý, NXB
GD, 2008
[3]. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên) và nnk, Windows, MS Office, Internet dùng
trong giảng dạy và nghiên cứu địa lí, NXB ĐHSP, 2009
[4]. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,
Nxb Giáo dục, 2006
[5]. Các ứng dụng, phần mềm chuyên dụng
[6]. Các trang web:
•
•
•
•
•
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_hoc_dia_ly.pdf