Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791, tư tưởng dân chủ, về  quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776.

Trước khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Lần đầu sang Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ. Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái.

Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà Khai sáng Pháp như Voltaire, Rousso, Montesquie.

 

ppt41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung trình bày 1. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh 2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 3. Nhân tố quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh * I. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh Trong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, khái niệm “tư tưởng” không phải là ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng mà có nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sang tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”. * II. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1.Nhân tố khách quan 1.1. Bối cảnh lịch sử Tình hình thế giới Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang độc quyền, xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới → Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước TBCN cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX → cao trào mới của CM thế giới với đỉnh cao là cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 vĩ đại. * Hình ảnh Cách mạng Tháng 10 Nga * Nhiều dân tộc vốn là thuộc địa của đế quốc Nga đã được tự do, được hưởng quyền dân tộc tự quyết → hình thành các quốc gia độc lập → Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết (1922). 3 – 1919 Quốc tế Cộng sản ra đời . Sự xuất hiện của  Quốc tế Cộng sản làm nảy sinh mâu thuẫn thời đại:  CNXH > Khủng hoảng đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc. * Hình ảnh các sĩ phu yêu nước trong phong trào chống thuế bị đày ra Côn đảo, chém đầu. * Vụ Hà Thành đầu độc bại lộ bị bắt (6/ 1908) * Bị chém (1908) * Và đây là thủ cấp của họ * Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường mới. Sứ mệnh tìm ra con đường mới ấy đặt lên vai người thanh niên Nguyễn Tất Thành. * Năm 1911- Người ra đi tìm đường cứu nước Quê hương và gia đình  Làng Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) “Làng Sen đóng khố thay quần Ít cơm, nhiều cháo tảo tần quanh năm”. * Nghệ Tĩnh- nơi Người sinh ra là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm và cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm (Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung…); các lãnh tụ yêu nước cận đại (Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,…) và biết bao con người ưu tú khác của dân tộc VN. * Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước, tấm gương lao động cần cù, ý chí vượt khó khăn gian khổ, đặc biệt là tư tưởng thương dân của cha có ảnh hưởng rất lớn đến Bác. Anh và chị Bác đều tham gia chống Pháp bị bắt, bị lưu đày hàng chục năm. Bản thân Bác, từ nhỏ đã thấy nỗi thống khổ của nhân dân, tội ác của thực dân Pháp, sự nhu nhược của triều đình Huế. * Hình ảnh những người thân của Bác * Cụ NguyễnSinh Sắc Cụ Hoàng Thị Loan Ông NguyễnSinh Khiêm Bà Nguyễn Thị Thanh 1.2.Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh a.Giá trị truyền thống dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tạo lập được một nền văn hoá riêng, phong phú, bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý. * Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. * Lễ hội đền Hùng “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” - Hồ Chí Minh- Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn. Đây là truyền thống hình thành cùng với sự hình thành dân tộc nên nó rất bền vững. Người Việt Nam quen sống trong tình làng nghĩa xóm, “tắt lửa tối đèn có nhau”. Kế thừa, phát huy truyền thống này, Bác nhấn mạnh 4 chữ “đồng”:đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. * Truyền thống lạc quan, yêu đời. Thi vị hoá gian khổ, động viên nhau vượt khó khăn, gian khổ, tin tưởng vào tương lai: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.” “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. “Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang.” * Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời cũng là một dân tộc ham học hỏi, cầu tiến bộ. * Mai An Tiêm trồng dưa hấu Hội nghị Diên Hồng b.Tinh Hoa văn hóa nhân loại Do xuất thân trong gia đình khoa bảng nên từ nhỏ Bác đã tiếp thu nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người cũng không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh hoa văn hoá nhân loại. Người là mẫu mực của sự kết hợp hài hoà văn hoá Đông – Tây. * Văn hóa phương Đông Nho giáo Triết lý hành động ( tư tưởng nhập thế, học đạo, hành đạo để giúp đời) Triết lý về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng Triết lý nhân sinh đúng đắn: tu thân dưỡng tính, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ Đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học * Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực duy tâm, lạc hậu, như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách. * Phật giáo: Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng: Vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân Là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện Là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp Là việc đề cao lao động, chống lười biếng Là chủ trương sống gắn bó với dân, với nước… * Tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử… “ Sự giàu nghèo, thọ yểu…không phải do mệnh Trời, mà là do con người. Nếu người ta nỗ lực làm việc, tiết kiệm tiền của thì ắt giàu có, tránh được nghèo đói.” _Mặc Tử_ * Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn Bác tìm thấy trong đó “những điều thích hợp với nước ta”, đó là: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. * Tôn Trung Sơn Tư tưởng và văn hóa phương Tây Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791, tư tưởng dân chủ, về  quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776. Trước khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Lần đầu sang Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ. Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái. Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà Khai sáng Pháp như Voltaire, Rousso, Montesquie. * Tóm lại, Trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã tự biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển. * c. Chủ nghĩa Mác- Lênin * Karl Marx Friedrich Engels V. I. Lenin Chủ nghĩa Mác Lê Nin là đỉnh cao trí tuệ nhân loại bao gồm 3 bộ phận cấu thành: Triết học giúp Hồ Chí Minh hình thành thế giới quan, phương pháp biện chứng, nhân sinh quan, khoa học, Cách Mạng, thấy được những quy luật vận động phát triển của thế giới và xã hội loài người. Kinh tế chính trị học vạch rõ các quan hệ xã hội được hình thành phát triển gắn với quá trình sản xuất, thấy được bản chất bốc lột của chủ nghĩa Tư bản đối với CN, xóa bỏ bốc lột gắn liền với xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Chủ Nghĩa xã hội KH vạch ra quy luật phát sinh, hình thành, phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, những điều kiện, tiền đề, nguyên tắc, con đường, học thức, phương pháp của giai cấp CN, nhân dân lao động để thực hiện sự chuyển biến xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cộng sản. * Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận Mác - Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh không những là sự vận dụng sáng tạo mà còn là sự phát triển chủ nghĩ Mác – Lênin, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Lý luận Mác - Lênin là một học thuyết cách mạng và khoa học, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. * “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III. Trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới”. __Hồ Chí Minh__ “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Và “Chính do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được thắng lợi to lớn”. __Hồ Chí Minh__ * 2. Nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là người có đầu óc thông minh sáng suốt, năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, học vấn uyên bác, năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp sâu sắc suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới. * Khi sang Mỹ vào những năm 1912 - 1913, thăm tượng Nữ thần Tự do, Nguyễn Tất Thành đã đặt câu hỏi: Sao dưới chân tượng Nữ thần Tự do này có nhiều người đói khổ và mất tự do thế? Có ý chí nghị lực kiên cường. Có tấm lòng yêu nước, thương dân, thương yêu những con người cùng khổ vô bờ bến. Người không ngừng học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức vốn trí thức đồ sộ của nhân loại, tiếp thu kinh nghiệm, bề dày của phong trào cộng sản và chủ nghĩa quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một thể thống nhất giữa đạo đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường * III. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở quyết định đến bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện: - Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. - Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời Hiện đại. * Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, “muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lênin”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là “kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” Chủ nghĩa  Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nhân tố quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh * Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống dân tộc và tinnh hoa văn hóa nhân loại. cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại. Chúng ta phải biết coi trọng, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh. *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptdt1_982.ppt
Tài liệu liên quan