* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Gắn chữ vào sơ đồ câm”.
. Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
. Phương pháp: trực quan.
- GV treo hai hình phóng to quả địa cầu.
- Nêu luật chơi.
- GV tổng kết.
4 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Tự nhiên xã hội trái đất – quả địa cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 30
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TRÁI ĐẤT – QUẢ ĐỊA CẦU
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian.
- Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
II – Đồ dùng dạy học:
GV: - Các hình SGK trang 112, 113.
- Quả địa cầu
- 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi: cực B, cực N, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, xích đạo.
HS: Sách GK, vở BT
III – Các hoạt động:
1. Ổn định: (1’) hát
2. Bài cũ: (5’) Mặt trời
- GV nêu câu hỏi – HS bốc thăm trả lời.
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật?
+ Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì?
+ Nêu tác hại của mặt trời?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng của trái đất và quả địa cầu.
. Mục tiêu: Nhận biết được hình dạng của Trái đất trong không gian.
. Phương pháp: đàm thoại, trực quan.
- GV hỏi: Theo các em, trái đất có hình gì?
- GV giới thiệu hình 1 trong SGK:
ÊĐây là ảnh chụp trái đất từ tàu vũ trụ. Trái đất có dạng hình cầu và hơi dẹt ở hai đầu. Trái đất nằm lơ lửng trong vũ trụ..
- GV giới thiệu về quả địa cầu:
Ê Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất và phân biệt cho HS các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu và giá đỡ.
- GV chỉ cho HS vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được trái đất mà chúng ta đang ở rất lớn, đồng thời chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- GV mở rộng cho HS biết: Trái đất nằm lơ lửng trong không gian.
F Kết luận: Trái đất rất lớn và có dạng hình cầu.
* Hoạt động 2: Thực hành
. Mục tiêu:
+ Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu trên quả địa cầu.
+ Biết tác dụng của quả địa cầu.
. Phương pháp: thực hành, trực quan, trình bày.
- GV chia nhóm và nêu yêu cầu.
- GV cho HS nhận xét về màu sắc trên quả địa cầu.
F Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt trái đất.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Gắn chữ vào sơ đồ câm”.
. Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
. Phương pháp: trực quan.
- GV treo hai hình phóng to quả địa cầu.
- Nêu luật chơi.
- GV tổng kết.
Hoạt động cả lớp.
- Trả lời cá nhân.
- HS quan sát.
Hoạt động nhóm
- Quan sát hình 2 sách GK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Đại diện các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu.
- Thi đua 2 dãy A, Bđính tấm bìa có ghi tên cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu đúng vị trí.
- Cả lớp nhận xét.
Tranh
Quả địa cầu
Tranh
Tranh
4. Củng cố: (5’) Kiểm tra cả lớp – Giơ bảng đ/s
* Trái đất có dạng:
. Hình tròn . Hình vuông
. Hình cầu . Hình chữ nhật
- Nhận xét.
5. Dặn dò: (1’)
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Sự chuyển động của trái đất.
Kế hoạch bài dạy tuần 30
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Biết sự chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh Mặt trời.
- Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó.
II – Đồ dùng dạy học:
GV: - Các hình sách GK trang 114, 115.
- Quả địa cầu
HS: Sách GK, vở BT
III – Hoạt động dạy và học:
1. Oån định: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Trái đất – Quả địa cầu
- GV cho HS theo số thứ tự – bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu:
+ Trái đất có dạng hình gì?
+ Hãy chỉ trục, giá đỡ quả địa cầu?
+ Hãy chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (25’)
* Hoạt động 1: Trái đất tự quay quanh trục của nó.
. Mục tiêu: - Biết trái đất không ngừng quay quanh mình nó.
- Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó.
. Phương pháp: trực quan, đàm thọai
- GV chia nhóm, nêu yêu cầu.
- GV theo dõi từng nhóm và đưa cho từng nhóm quả địa cầu để thực hành.
Ê GV kết luận: Trái đất không đứng yên mà luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ hay theo hướng từ Tây sang Đông.
- HS quan sát hình 1 SGK trang 114 và trả lời câu hỏi:
+ Trái đất quay quanh trực của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
- HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu.
- HS thực hiện quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó.
Tranh
Quả địa cầu
* Hoạt động 2: Trái đất chuyển động quanh Mặt trời.
. Mục tiêu: - Biết trái đất đồng thời vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh
mặt trời.
- Biết chỉ hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh mặt trời
trong hình 3 ở SGK trang 115.
. Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
- GV cho HS quan sát hình 3 SGK trang 115.
- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý:
+ Trái đất tham gia vào mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
+ Hướng của các chuyển động đó đi từ phương nào sang phương nào?
Ê GV kết luận: Trái đất đồng thời tham gia hai chuyển động: Chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh mặt trời.
Hoạt động nhóm đôi
- Chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và hướng chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
- Vài HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét.
Tranh
4. Củng cố: (5’)
- Trò chơi: “Trái đất quay”.
- GV hướng dẫn HS.
- GV yêu cầu một vài cặp HS lên biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét.
- HS chia nhóm: mỗi nhóm cử 2 bạn: một bạn gắn thẻ “Mặt trời”, một bạn gắn thẻ “Trái đất”. HS đóng vai thể hiện hai chuyển động của trái đất:
. Tự quay quanh trục.
. Quay quanh mặt trời.
5. Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị: Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tu nhien xa hoi (5).doc