- GV nêu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cần Thơ.
4. Củng cố: (5)
- Thi đua gắn tên các bộ phận của tôm, cua.
- Nhận xét.
5. Dặn dò: (1)
- Làm bài tập Tự nhiên xã hội.
- Chuẩn bị bài: Cá.
4 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Tự nhiên xã hội tôm , cua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 26
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TÔM , CUA
I – Mục tiêu: Giúp HS:
- Chỉ và nêu được tên các bộ ohận chính của cơ thể tôm, cua.
- Biết ích lợi của tôm cua.
- Có ý thức bảo vệ động vật.
II – Chuẩn bị:
GV: Tranh, vật thật.
HS: Tranh sưu tầm, sách GK.
III – Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Côn trùng
- GV đính tranh – HS điền tên các bộ phận của côn trùng (3 H)
- Kiểm tra cả lớp:
. Nhóm côn trùng có đặc điểm gì chung?
o Không có xương sống.
o Có 6 chân.
o Chân phân thành các đốt.
o Cả 3 ý trên.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (25’)
* Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể tôm, cua.
. Mục tiêu: HS biết tên gọi các bộ phận bên ngoài của cơ thể tôm, cua.
. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thảo luận.
- GV treo tranh tôm, cua trên bảng.
- Yêu cầu 2 HS chỉ lên bảng các bộ phận bên ngoài của tôm, cua.
- GV giao việc.
+ Thảo luận nêu lên một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua.
F GV kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau. Nhưng có điểm giống nhau là: Chúng không có xương sống, cơ thể được bao bọc bằng một lớp vỏ cứng, chúng có nhiều chân và chân phân thành nhiều đốt.
* Hoạt động 2: Ích lợi của tôm, cua.
. Mục tiêu: HS biết được ích lợi của tôm cua.
. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, phát mỗi nhóm 1 tờ giấy A 4.
+ Con người sử dụng tôm, cua để làm gì?
F GV kết luận: Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, động vật và làm hàng xuất khẩu.
- HS kể tên một số loài cua và tôm mình biết.
F GV kết luận: Tôm và cua sống ở dưới nước nên gọi là hải sản. Hải sản tôm, cua là những thức ăn có nhiều chất đạm rất bổ cho cơ thể con người.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm, cua.
. Mục tiêu: Hiểu hoạt động nuôi tôm, cua.
. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.
+ Cô công nhân đang làm gì?
- GV giới thiệu về lợi ích kinh tế do tôm, cua mang lại.
- GV nêu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cần Thơ.
4. Củng cố: (5’)
- Thi đua gắn tên các bộ phận của tôm, cua.
- Nhận xét.
5. Dặn dò: (1’)
- Làm bài tập Tự nhiên xã hội.
- Chuẩn bị bài: Cá.
- HS quan sát các bộ phận bên ngoài của tôm, ua.
- 2 HS thực hiện.
Làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
Làm việc theo nhóm
- Đại diện báo cáo.
- Nhận xét.
- HS kể cá nhân: tôm càng xanh, tôm sú, cua bể, cua đồng.
+ Chế biến tôm để xuất khẩu.
Kế hoạch bài dạy tuần 26
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÁ
I – Mục tiêu:
- Thấy được sự phong phú, đa dạng của các loài cá.
- Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của cá.
- Nêu được ích lợi của cá.
II – Chuẩn bị:
GV: Tranh SGK, tranh sưu tầm về nhiều loại cá.
HS: Sách GK, vở BT.
III – Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Tôm, cua.
- GV kiểm tra cả lớp.
. Cơ thể tôm, cua có đặc điểm gì chung?
o Không có xương sống.
o Có vỏ cứng.
o Có nhiều chân, chân phân thành các đốt.
o Cả 3 ý trên.
- Nhận xét.
3. Bài mới: (25’)
* Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài cơ thể cá.
. Mục tiêu: HS xác định được tên gọi các bộ phận bên ngoài của cá.
. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, trình bày.
- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK và thảo luận theo gợi ý.
+ Loài cá trong hình tên là gì? Sống ở đâu?
+ Cơ thể các loài cá có gì giống nhau?
- GV phát mỗi nhóm 1 con cá đang sống yêu cầu HS quan sát để tìm hiểu xem cá thở như thế nào?
- GV nêu: Cá sống ở dưới nước. Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây, vẩy.
- Hỏi:
+ Cá thở như thế nào? Và thở bằng gì?
+ Khi ăn cá em thấy có gì?
F GV kết luận: Cá là loài vật có xương sống (khác với côn trùng, tôm, cua không có xương sống). Cá thở bằng mang.
* Hoạt động 2: Sự phong phú, đa dạng của cá.
. Mục tiêu: HS thấy được sự phong phú, đa dạng của cá.
. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
- GV yêu cầu và đưa ra gợi ý:
+ Nhận xét về sự khác nhau của các loài cá về màu sắc, hình dạng, các bộ phận đầu, răng, đuôi, vẩy, ...
F GV kết luận: Cá có rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm màu sắc, hình dạng khác nhau tạo nên thế giới cá phong phú và đa dạng.
* Hoạt động 3: Ích lợi của cá.
. Mục tiêu: HS biết được ích lợi của cá.
. Phương pháp: Động não, đàm thoại.
+ GV yêu cầu HS nêu ích lợi của cá.
+ Nêu tên các loài cá mà em biết?
F GV kết luận: Cá có nhiều ích lợi: làm thức ăn cho người và động vật. Ngoài ra cá dùng để chữa bệnh (gan cá, sụn vi cá mập) và để diệt bọ gậy trong nước.
4. Củng cố: (5’)
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá? (bảo vệ môi trường sống, phát triển nghề nuôi cá ...)
- Nhận xét.
5. Dặn dò: (1’)
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Chim.
- Các nhóm làm việc theo hướng dẫn, thảo luận trong nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS trả lời:
+ Cá thở bằng mang. Khi cá thở mang và mồm cử động.
+ Khi ăn cá có xương.
- HS chia thành nhóm đôi, quan sát hình sách GK.
- HS nêu sự khác nhau.
* Làm việc cả lớp.
- HS nêu cá nhân: thức ăn, làm kiểng, ...
- HS trả lời: cá lóc, cá mè, cá chép ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tu nhien xa hoi.doc