1.1. TRIẾT HỌC LÀ GÌ?
1.1.1. Triết học và đối tượng của triết học
1.1.1.1. Khái niệm triết học
Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế
kỷ thứ III (TrCN)(1).
- Ở phương Đông:
+ Trung Quốc: Người Trung quốc cổ đại quan niệm “ triết” chính là “ trí”, là cách thức và
nghệ thuật diễn giải, bắt bẻ có tính lý luận trong học thuật nhằm đạt tới chân lý tối cao.
+ Theo người Ấn Độ: triết học được đọc là darshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng mang
hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ p
264 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Triết học Mác–Lênin - Nguyễn Thị Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
thành viên trong xã hội
Nếu những người đứng đầu các thị tộc, bộ lạc trước đây thực hiện chức năng quản lý của
mình bằng sức mạnh truyền thống, uy tín và đạo đức, thì những người đại diện cho nhà nước thực
hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật. Nhà nước của giai cấp
thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp. Bộ máy quyền lực đó bao gồm
những đội vũ trang đặc biệt (quân đội nhà nghề, cảnh sát vũ trang, nhà tù và các cơ quan cưỡng
bức, những cơ quan hành chính thực hiện chức năng cai trị để buộc người khác phải phục tùng
ý chí của giai cấp cầm quyền). Những cơ quan quyền lực đó có vị trí quan trọng bậc nhất.
Các nhà sáng lập của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhấn mạnh rằng phải tìm đặc trưng của nhà
nước trong những cơ quan thuần tuý trấn áp của nó. Bởi vì quân đội thường trực và cảnh sát vũ
trang là những công cụ vũ lực chủ yếu của nhà nước. Ngoài sĩ quan binh lính của lực lượng vũ
trang, nhà nước còn bao gồm một bộ máy quan liêu đông đảo các viên chức được trả lương cao để
chuyên làm công việc hành chính cai trị.
Do vậy, mặc dù các cơ quan quyền lực nhà nước đều từ xã hội mà ra nhưng chúng ngày
càng thoát khỏi nhân dân và đứng đối lập với nhân dân.
12.1.2.3. Hình thành hệ thống thuế khoá để nuôi bộ máy nhà nước
Bộ máy cai trị của giai cấp thống trị sở dĩ tồn tại được là do sống bám vào thần dân mà nó
thống trị. Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khoá, quốc trái và những hình thức
bóc lột khác. Ph. Ăng ghen viết: “Nắm được quyền lực công cộng và quyền thu thuế, bọn quan lại
với tư cách là những cơ quan của xã hội, được đặt lên trên xã hội"1.
Về cơ bản, mọi nhà nước đều sống được nhờ sự chu cấp của nhân dân bằng con đường
cưỡng bức hay tự nguyện phối hợp cả hai. Điều này hoàn toàn khác với tổ chức thị tộc, bộ lạc, ở
đó hệ thống thuế khoá không tồn tại.
12.1.3. Chức năng cơ bản của nhà nước
Bản chất của nhà nước còn thể hiện ở chức năng của nó. Chức năng là cái vốn có của nhà
nước. Khi tiếp cận với nhà nước từ các góc độ khác nhau, người ta chia chức năng của nhà nước
thành các loại khác nhau.
1 C.Mác và Ph. Ăng ghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tập 21, trang 254
190
Chương 12: Nhà nước và cách mạng xã hội
Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng là công cụ thống trị
chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của của quyền lực, nhà
nước có chức năng đối nội và đối ngoại.
12.1.3.1. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội
Hai chức năng này của nhà nước đều bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước. Chúng có
quan hệ qua lại với nhau.
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp chỉ rõ rằng: Bất kỳ nhà nước nào cũng là công
cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo đảm quyền thống trị của giai cấp cầm quyền đối với
toàn xã hội. Để thực hiện mục đích đó, nhà nước sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, mọi biện pháp
có thể được (kể cả tổ chức xây dựng lẫn trấn áp). Chức năng giai cấp tạo thành bản chất chủ yếu
của nhà nước.
Chức năng xã hội của nhà nước chỉ rõ rằng, bất kỳ nhà nước nào cũng phải thực hiện quản
lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội. Phải lo công việc chung của toàn xã hội. Trong
điều kiện giới hạn có thể phải thoả mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự
quản lý của nhà nước.
Trong hai chức năng trên của nhà nước thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức
năng xã hội xã hội phải phụ thuộc và phục vụ chức năng thống trị chính trị. Giai cấp thống trị bao
giờ cũng giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Nhưng chức năng thống trị
chính trị chỉ có thể thực hiện thông qua chức năng xã hội.
Các xã hội có giai cấp đối kháng trước đây, để nhà nước nắm trong tay mình giai cấp thống
trị nào (chủ nô, phong kiến, tư sản) cũng buộc phải nhân danh xã hội mà quản lý những công việc
chung. Chính việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo ra điều kiện để
duy trì xã hội theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Ph. Ăng ghen đã từng giải thích:
Nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội, chỉ trong chừng mực nó là nhà nước của bản
thân giai cấp đại diện cho toàn xã hội trong thời đại tương ứng.
Khi xã hội không còn giai cấp thì những nội dung thuộc chức năng xã hội thì sẽ do xã hội tự
đảm nhận, khi đó chế độ tự quản nhân dân được xác lập.
12.1.3.2. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Phân chia như vậy là dựa vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước. Chức năng đối
nội và đối ngoại của nhà nước là sự thể hiện của sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng
xã hội.
Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, chính trị xã hội và những trật
tự xã hội khác theo lợi ích của giai cấp cầm quyền (dù lợi ích đó đã được luật hoá hay chưa). Giai
cấp thống trị sử dụng pháp luật để thể hiện ý chí của giai cấp mình và được thực hiện nhờ sự
cưỡng bức của nhà nước. Ngoài ra, giai cấp thống trị còn sử dụng nhiều phương tiện khác như bộ
máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục để xác lập, củng cố, ý trí, tư tưởng của
giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành tư tưởng thống trị trong xã hội.
Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, trong một số trường hợp
để mở rộng lãnh thổ quốc gia nếu có thể. Nhà nước còn thực hiện quan hệ với những nước khác
191
Chương 12: Nhà nước và cách mạng xã hội
nhằm đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị và của quốc gia khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn
với lợi ích giai cấp thống trị.
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp
thống trị. Nếu quyền lợi của giai cấp thống trị bị đe doạ và trực tiếp bởi phong trào đấu tranh của
quần chúng nhân dân thì giai cấp thống trị sẵn sàng thoả hiệp, thậm chí đầu hàng bọn xâm lược bên
ngoài để đối phó với cuộc nổi dậy của nhân dân trong nước. Lịch sử đã chứng minh điều đó.
Chức năng đối nội và đối ngoại là hai mặt của một thể thống nhất có quan hệ biện chứng
với nhau. Chức năng đối nội là chủ yếu, bởi nhà nước ra đời từ chính sự tồn tại của cơ cấu giai
cấp bên trong mỗi quốc gia qui định. Sự thống trị của giai cấp cầm quyền trước hết được thể hiện
trên địa bàn quốc gia dân tộc. Lợi ích của giai cấp thống trị trước hết và chủ yếu là duy trì sự
thống trị với nhân dân trong nước. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức
năng đối ngoại, ngược lại tính chất và nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở
lại chức năng đối nội của nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình quốc tế hoá đời sống tăng lên thì mối quan hệ giữa hai
chức năng trở nên mật thiết hơn, việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước ngày càng có vị trí
quan trọng. Sức mạnh của mỗi quốc gia, những điều kiện và tiền đề để giải quyết những vấn đề
trong nước một phần đáng kể được hình thành trong quan hệ quốc tế.
12.1.4. Các kiểu và hình thức của nhà nước
12.1.4.1. Các khái niệm
Kiểu nhà nước? Là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại
trên cơ sở kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội nào. Mỗi kiểu nhà nước lại được tổ
chức theo các hình thức khác nhau.
Hình thức nhà nước? Là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện
quyền lực của nhà nước. Nói cách khác nó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị.
Hình thức nhà nước bị qui định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực
lượng giữa giai cấp đối kháng trong xã hội. Nó cũng bị qui định bởi cơ cấu giai cấp - xã hội, đặc
điểm truyền thống chính trị của đất nước.
12.1.4.2. Các kiểu và các hình thức nhà nước trong lịch sử
Bị chi phối bởi các yếu tố trên, nên tương ứng với ba hình thái kinh tế - xã hội dựa trên sự
đối kháng giai cấp: hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội phong
kiến, hình thái kinh tế - xã hội tư bản ý nghĩa là ba kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước
phong kiến, nhà nước tư sản.
Mỗi kiểu nhà nước trên, tuỳ theo điều kiện cụ thể lại được tổ chức theo những hình thức
nhà nước nhất định.
Nhà nước chiếm hữu nô lệ là nhà nước tồn tại ở thời cổ đại. Đó là nhà nước của giai cấp
chủ nô. Những nước phát triển ở thời kỳ này như Hy lạp và La Mã cổ đại, nhà nước chủ nô được
tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời kỳ đó, “Người ta phân biệt chính thể quân
chủ và chính thể cộng hoà, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ Mặc dù có khác nhau như
192
Chương 12: Nhà nước và cách mạng xã hội
thế, nhưng các nhà nước trong thời đại nô lệ, dù là dân chủ hay cộng hoà quý tộc hay cộng hoà
dân chủ, đều là nhà nước chủ nô.”1
Trong nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô, pháp luật qui định tất cả mọi người tham gia bầu
cử, nhưng đó là quyền của chủ nô và một phần những người tự do, còn giai cấp nô lệ vẫn là giai
cấp là đối tượng của chuyên chính.
Thời trung cổ có kiểu nhà nước phong kiến thay cho kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ. Là nhà
nước của giai cấp phong kiến được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều là cơ quan
bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức,
thống trị nông dân. Do điều kiện lịch sử khác nhau, nên kiểu và hình thức nhà nước ở Phương
Đông và Phương Tây có sự khác nhau.
Ở Phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ), hình thức quân chủ tập quyền là hình
thức nhà nước phổ biến. Đặc điểm của nó là dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong
nhà nước phong kiến Phương Đông, quyền lực của nhà nước được đề cao, nhà vua có uy quyền
tuyệt đối, ý chí của nhà vua là pháp luật. Tuy nhiên trong thực tế lịch sử, tính tập quyền đó chủ
yếu là dựa vào sức mạnh quân sự. Chính điều đó làm cho nguy cơ cát cứ phân quyền luôn thường
trực. Mỗi khi chính quyền nhà nước trung ương suy yếu thì nguy cơ cát cứ lập tức xuất hiện, biến
thành các cuộc nội chiến tranh giành quyền lực giữa các thế lực địa chủ ở địa phương.
Ở Phương Tây nói chung, hình thức nhà nước quân chủ phân quyền là hình thức chủ yếu.
Nhà nước này được xây dựng trên chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc.
Trong nhà nước này, chỉ các chúa phong kiến mới có đủ mọi quyền còn nông nô hầu như không
có quyền. Do vậy, trên thực tế địa vị của nông nô khác rất ít so với địa vị của nô lệ. Phù hợp với
tính chất phân tán về kinh tế của xã hội phong kiến, nhà nước phong kiến phổ biến mang tính chất
căn cứ. Mỗi chúa phong kiến là một ông vua trên lãnh thổ của mình, chúa phong kiến nhỏ là chư
hầu của chúa phong kiến lớn. Hoàng đế là chúa phong kiến lớn nhất, nhưng cũng chỉ có thực
quyền trên lãnh thổ của mình, ít có khả năng chi phối các lãnh địa khác. Mối liên hệ thực sự giữa
các chúa phong kiến ở Phương Tây chủ yếu được thực hiện bằng các hình thức liên minh của các
nhà nước cát cứ. Trong đó thiên chúa giáo trở thành lực lượng tinh thần thiêng liêng trong mối
quan hệ giữa các tiểu vương quốc phong kiến. Cách mạng tư sản thắng lợi, lật đổ nhà nước phong
kiến, xây dựng một kiểu nhà nước mới.
Nhà nước tư sản: là kiểu nhà nước của giai cấp tư sản. Nhà nước tư sản cũng được xây dựng
dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống chính trị của mỗi
nước, nhưng chung qui lại chỉ có hai hình thức cơ bản: hình thức quân chủ lập hiến và hình thức
cộng hoà.
Hình thức quân chủ lập hiến là hình thức tồn tại trong một số trường hợp. Trong nhà nước
đó vua, hoàng đế là người đứng đầu quốc gia (trên danh nghĩa mà không có thực quyền). Nghị
viện là cơ quan lập pháp, nội các là cơ quan nắm mọi quyền hành.
Hình thức cộng hoà lại được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, như chế độ cộng hoà,
cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống. Trong đó, chế độ cộng hoà đại nghị là hình thức điển
1 V.I Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ Mátxcơva 1977, tập 39, trang 86
193
Chương 12: Nhà nước và cách mạng xã hội
hình và phổ biến nhất. Các hình thức nhà nước đó còn khác nhau ở chế độ bầu cử, chế độ một hay
hai viện, về nhiệm kỳ tổng thống sự phân chia quyền lực của tổng thống và nội các.
Sự đa dạng của hình thức nhà nước tư sản không làm thay đổi bản chất của nhà nước đó - vẫn
là nền chuyên chính tư sản của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các
tầng lớp xã hội khác để bảo vệ quyền thống trị và lợi ích của giai cấp tư sản. Khi đề cập tới bản chất
của nhà nước tư sản, V.I Lênin đã khẳng định: “Những hình thức của các nhà nước tư sản thì hết
sức khác nhau nhưng thực chất chỉ là một: chung qui lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế
nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản.”1.
Cơ quan tuyên truyền tư sản tìm mọi cách chứng minh rằng chế độ cộng hoà dân chủ tư sản
là hình thức hoàn bị nhất của chuyên chính tư sản, là hình thức nhà nước “dân chủ”, “tự do”, là
nhà nước lý tưởng. Ngày nay, nhà nước tư sản có bề ngoài như là dân chủ nhất, nó tuyên bố cho
nhân dân thể hiện ý chí của mình một cách định kỳ, ban bố quyền dân chủ và bình đẳng trước
pháp luật của mọi công dân. Nhưng trên thực tế, đó chỉ là quyền bình đẳng tư sản, đảm bảo những
lợi ích của giai cấp tư sản. Trong chủ nghĩa tư bản, quan hệ bóc lột của giai cấp tư sản đối với
công nhân được che đậy bằng sự bình đẳng có tính chất hình thức. Nó cho phép người công nhân
được tự do bán sức lao động của mình. Nó cũng cho phép bọn tư bản tha hồ bóc lột sức lao động
của người công nhân. Nền dân chủ tư sản là nền dân chủ của thiểu số bọn bóc lột. Bản chất đó còn
thể hiện ở sự chuyên chính không hạn chế đối với người lao động. Ngày nay, luật bầu cử ở các
nước tư bản hầu hết thừa nhận quyền của người lao động được ứng cử vào cơ quan quản lý nhà
nước nhưng trong một số trường hợp luật đưa ra những điều kiện mà người lao động khó vượt
qua, thêm vào đó trong bầu cử, giai cấp tư sản nắm bộ máy tuyên truyền đồ sộ, chi những khoản
tiền kếch sù để cổ động cho người của mình.
Kẻ nắm thực quyền trong nhà nước tư sản hiện đại là các tập đoàn tư bản lớn. Trong những
trường hợp nhất định, khi lợi ích của giai cấp tư sản đòi hỏi, giai cấp tư sản sẵn sàng thu hẹp
quyền tự do dân chủ, thậm chí, sẵn sàng từ bỏ “hình thức chính trị tốt nhất của chủ nghĩa tư bản”
tức là cái vô dân chủ để lộ nguyên hình một nền chuyên chính công khai dưới hình thức độc tài,
phát xít - một hình thức biểu hiện của chuyên chính tư sản. Nhà nước phát xít khác với nhà nước
“dân chủ” tư sản ở chỗ, đó là nền chuyên chính công khai của giai cấp tư sản đối với nhân dân.
Tính chất hình thức và hạn chế của nhà nước tư sản, xuất phát từ chế độ kinh tế tư bản, chế
độ kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa qui định. Từ dân chủ hình thức đến
dân chủ trên thực tế là cả một quãng đường dài đấu tranh bền bỉ của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động chống lại giai cấp tư sản.
Việc chỉ ra những hạn chế của dân chủ tư sản không đồng nhất với việc hạ thấp những giá
trị dân chủ đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản. Trước khi nền dân chủ vô sản ra đời, dân chủ đạt
được trong chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao trong nấc thang phát triển dân chủ của nhân loại. Phần
lớn những chuẩn mực dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản là thành quả đấu tranh của giai cấp
công nhân, của nhân dân lao động. Sự phát triển của các giá trị dân chủ đó lại là nhân tố nội tại
dẫn đến phủ định chủ nghĩa tư bản. Nền dân chủ vô sản với tư cách là một nền dân chủ cao hơn về
chất so với dân chủ tư sản cũng chỉ ra đời khi biết kế thừa, phát triển toàn bộ những giá trị dân
chủ mà loài người đã sáng tạo ra, đặc biệt đạt được trong chủ nghĩa tư bản.
1 V.I Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ Mátxcơva, 1976, tập 33, trang 44
194
Chương 12: Nhà nước và cách mạng xã hội
12.1.5. Nhà nước vô sản
12.1.5.1. Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới
C.Mác khẳng định giai cấp công nhân muốn thực hiện việc xoá bỏ hoàn toàn tình trạng
người bóc lột người và mọi sự tha hoá của con người do chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản
xuất gây ra, trước hết họ phải giành lấy chính quyền, thực hiện chuyên chính của giai cấp công
nhân. C. Mác đã khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, là một
thời kỳ quá độ, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách
mạng của giai cấp vô sản.”1
Sự cần thiết phải xác lập chuyên chính vô sản để tiến tới xã hội cộng sản là trong xã hội của
thời kỳ quá độ còn tồn tại các giai cấp, đối lập, đấu tranh với nhau. Lênin xem dấu hiệu tất yếu,
điều kiện bắt buộc của chuyên chính là trấn áp bằng bạo lực những kẻ bóc lột với tính cách là một
giai cấp. Hơn nữa, xã hội trong thời kỳ quá độ còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Do
địa vị kinh tế - xã hội của mình, họ dễ dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, họ không
thể tự mình tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giai cấp vô sản phải thu hút họ về phía mình. Trong trường
hợp này, chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cần thiết để đảm bảo sự lãnh đạo của giai
cấp công nhân đối với nhân dân. Muốn vậy, quan điểm của giai cấp công nhân trên cơ sở phản
ánh những qui luật khách quan phải trở thành chi phối đời sống xã hội. “Học thuyết đấu tranh giai
cấp mà Mác vận dụng vào vấn đề nhà nước và vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa, tất nhiên phải
đi đến chỗ thừa nhận sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản, chuyên chính của giai cấp đó.2”
Trong ý nghĩa như vậy, chuyên chính vô sản là sự thống trị chính trị của giai cấp công nhân do
cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Sau
khi trở thành giai cấp cầm quyền thì giai cấp vô sản phải nắm vững công cụ chuyên chính, kiên
quyết trấn áp những thế lực đi ngược lại lợi ích của nhân dân để bảo vệ thành quả cách mạng
nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực, của trấn áp, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn xem
xét mặt tổ chức, xây dựng là thuộc tính cơ bản nhất của chuyên chính vô sản.
Nghĩa là: chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực với bọn bóc lột cũng không phải
chủ yếu là bạo lực, mà mặt cơ bản của nó là tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới - xã hội xã
hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân cần có sự hỗ trợ cộng tác, liên
minh vững chắc và thường xuyên củng cố liên minh đó với các nhân dân lao động. Do đó, chuyên
chính vô sản là một loại liên minh đặc biệt giữa giai cấp công nhân và quần chúng lao động không
vô sản. Nhà nước vô sản là chính quyền nhân dân, là nhà nước của dân, do dân và vì dân, chế độ
dân chủ vô sản là chế độ dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất của từ đó.
Nền dân chủ đó được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, lấy dân chủ trên
lĩnh vực kinh tế làm cơ sở. Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân
chủ, thiếu sự thực hiện và mở rộng không ngừng dân chủ.
1 C.Mác và Ăng ghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà nội, 1995, tập 19, trang 47
2 V.I Lênin Toàn tập, NXB tiến bộ Mátxcơva, 1976, tập 33, trang 32
195
Chương 12: Nhà nước và cách mạng xã hội
Giai cấp công nhân không chỉ có sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc mình mà còn có vai trò
lịch sử toàn thế giới. Do vậy, chuyên chính vô sản còn phải làm nghĩa vụ quốc tế của mình bằng
việc giúp đỡ từ mọi phương diện có thể được cho cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhà nước vô sản là tổ chức mà thông qua đó Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò
lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội. Không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhà nước đó
không giữ được bản chất giai cấp công nhân của mình. Do vậy, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản đối với nhà nước là nguyên tắc sống còn với chuyên chính vô sản. Sự lãnh đạo của Đảng
đối với nhà nước vừa đảm bảo bản chất giai cấp công nhân của nhà nước vừa là điều kiện để giữ
tính nhân dân của nhà nước đó.
Nhà nước vô sản cũng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Công xã Pari 1871
sinh ra nhà nước kiểu công xã. Hình thái thứ hai của chuyên chính vô sản là Xô viết. Ở một số
nước, nhà nước còn tồn tại dưới hình thức dân chủ nhân dân.
Tính đa dạng của nhà nước vô sản tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời điểm xác lập
nhà nước ấy, tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp và khối liên minh giai cấp tạo
thành cơ sở xã hội của nhà nước, tùy thuộc vào nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội mà nhà nước đó
phải thực hiện, tuỳ thuộc vào truyền thống chính trị của dân tộc. Hình thức cụ thể của nhà nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là
một: chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.
Triết học Mác - Lênin chỉ ra rằng nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt “nhà nước
không còn nguyên nghĩa”, đó là nhà nước “nửa nhà nước". Khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự
xuất hiện và tồn tại của nhà nước dần mất đi thì nhà nước không tồn tại, nó cũng bị mất đi. Sự mất
đi của nhà nước vô sản không phải bằng con đường “thủ tiêu”, “xoá bỏ”, mà bằng con đường tự
tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình rất lâu dài, nó gắn liền với bước tiến
trên con đường xây dựng chủ nghĩa Cộng sản.
12.1.5.2. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng ta quan niệm
nhà nước xã hội chủ nghĩa là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của
nhân dân, là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện cụ thể của nhà
nước vô sản - nhà nước kiểu mới. Nhà nước đó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhà
nước vô sản. Có sự vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và đáp ứng với điều kiện, hoàn
cảnh mới. Cụ thể:
Nhà nước cụ thể hoá đường lối của Đảng thành pháp luật nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, quản lý kinh tế bằng kế hoạch, chính sách bằng những đòn bẩy kinh tế và công cụ điều
tiết khác.
Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân,
do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân - với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm
nền tảng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong tổ chức và hoạt động, quyền
lực của nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
196
Chương 12: Nhà nước và cách mạng xã hội
Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tất cả quyền lực của nhà
nước thuộc về nhân dân đảm bảo sự thống nhất tổ chức và hành động, phát huy đồng bộ và kết
hợp chặt chẽ sức mạnh của cả cộng đồng và từng cá nhân, của các địa phương và của cả nước, của
cả hệ thống bộ máy với từng yếu tố cấu thành nó.
Nguyên tắc tập trung dân chủ hoàn toàn xa lạ với tập trung quan liêu và phân tán, cục bộ.
Nhà nước ta do nhân dân lập ra thông qua tổng tuyển cử toàn dân, được đặt dưới sự kiểm
tra, giám sát của nhân dân. Mọi quyền lực của nhà nước đều do nhân dân uỷ quyền. Mọi chủ
trương chính sách của nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, nhà nước kiên quyết đập tan mọi
mưu đồ đi ngược lại ý chí của nhân dân.
Trong nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chức năng thống trị giai cấp và chức
năng xã hội thống nhất hữu cơ trong tổ chức và hoạt động. Đó là sự thống nhất biện chứng: càng
đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, càng có khả năng phát hiện và giải quyết phù hợp
các vấn đề có liên quan đến chức năng xã hội. Ngược lại, thực hiện tốt chức năng xã hội sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng giai cấp.
Trong giai đoạn trước mắt, để nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân,
một nhà nước trong sạch, hiệu lực và hiệu quả, chúng ta phải thực hiện đồng bộ một loạt nhiệm
vụ: “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của quốc hội đối với toàn
bộ hoạt động của nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước bao gồm cải cách thể chế hành
chính, tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tổ chức và hoạt động tư
pháp”1. Đồng thời chúng ta phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống căn bệnh quan liêu, tham nhũng
trong bộ máy nhà nước - một nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống còn của hệ thống chính trị.
Mặt khác, cũng phải kết hợp với những giải pháp có tầm chiến lược với những biện pháp cấp bách
nhằm vừa hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh công tác quản lý khắc phục
sơ hở vừa xử lý nghiệm, kịp thời mọi vi phạm, tội phạm.
Thực hiện tổng hợp và đồng bộ những nhiệm vụ đó, chúng ta chắc chắn đạt được những
bước tiến căn bản trong việc hoàn thiện nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_triet_hoc_maclenin_nguyen_thi_hong.pdf