Nội dung:
1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
2. Sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử
3. Triết học Mác – Lênin và vai trò của nó trong đời sống xã hội.
4. Sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo triết học Mác – Lênin trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
62 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Triết học - Chương 1: Khái luận về triết học (Mới), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIẾT HỌC (DÀNH CHO HV CAO HỌC)
KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
Chương1: Khái luận về triết học Chương 2: Bản thể luậnChương 3: Phép biện chứngChương 4: Nhận thức luận Chương 5: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hộiChương 6: Triết học chính trị Chương 7: Ý thức xã hội Chương 8: Triết học về con người
45 tiết trên lớp 1 bài kiểm tra (10%), 1 bài tiểu luận (30%), 1 bài thi tự luận (60%).
Chương 1
KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC
Nội dung: 1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học2. Sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử3. Triết học Mác – Lênin và vai trò của nó trong đời sống xã hội.4. Sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo triết học Mác – Lênin trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
Triết học
Quan niệm trong văn hóa phương Đông
Quan niệm của các triết gia phương Tây trước Mác (từ cổ đại cho đến cận đại)
Quan niệm của Triết học Mác - Lênin
Vấn đề cơ bản của triết học
Philosophia = phileo + sophia
Nhận thức (nghiên cứu, tìm hiểu) → tri thức
Nhận định (đánh giá, tỏ thái độ) → quan điểm
Triết học là gì ?
Phương Tây c ổ đại: Triết học = yêu mến sự thông thái
Thời cận đại philosopy là khoa học của mọi khoa học
Philosophia = phileo + sophia
Nhận thức (nghiên cứu, tìm hiểu) → tri thức
Nhận định (đánh giá, tỏ thái độ) → quan điểm
Triết học là hệ thống tri thức lí luận CHUNG NHẤT về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy .
nhấn mạnh tới tính chất của tri thức triết học
phản ánh nội dung cơ bản của triết học
8
Triết học được hiểu trên nhiều phương diện
(2) Triết học là hình thái ý thức xã hội phản ánh những quy luật và nguyên tắc chung nhất của tồn tại và sự nhận thức.
nêu rõ tính chất và sự tồn tại của triết học
nêu lên các quy luật và nguyên tắc chung nhất của thế giới.
(3) Triết học là khoa học về các quy luật chung nhất trong sự tồn tại và sự vận động của tự nhiên, xã hội, tư duy.
nhấn mạnh tính chất phản ánh đúng đắn và khái quát ở tầm lý luận của Triết học
9
Triết học được hiểu trên nhiều phương diện
1. Triết học mang tính hệ thống.
2. Tính lý luận cao
3. Có sự phân biệt giữa Triết học và Tôn giáo
4. Chức năng của Triết học - 2 chức năng chính:
+ Thế giới quan
+ Phương pháp luận.
Đặc điểm của Triết học
Chức năng thế giới quan là chức năng nhận thức và giải thích thế giới hình thành nên hệ thống quan điểm, tri thức về thế giới về:
+ Nguồn gốc, bản chất, sự tồn tại, xu hướng vận động của thế giới; khi nâng thành lí luận tạo ra lý luận về bản thể hay Bản thể luận
+ Nguồn gốc bản chất, quá trình, kết quả của sự nhận thức; khi nâng thành lí luận sẽ tạo nên Nhận thức luận
+ Nguồn gốc bản chất, quá trình, xu hướng xã hội, nâng thành lí luận sẽ tạo nên Xã hội luận
+ Nguồn gốc, bản chất, mục đích, ý nghĩa, phương châm, lý tưởng sống của con người, khi nâng thành lí luận sẽ tạo nên Nhân sinh quan.
11
Chức năng thế giới quan
Triết học là lý luận về phương pháp.
Từ các nội dung của triết học mà chỉ ra những con đường, biện pháp, giải pháp và quan trọng hơn cả là chỉ ra các nguyên tắc để chỉ đạo có tính bắt buộc đối với hoạt động thực tiến và hoạt động nhận thức của con người.
12
Chức năng phương pháp luận
Einstein:
“Đối với con người, kiến thức không quan trọng lắm. Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Cái đó người ta có thể học từ sách.
Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng t hật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy , cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”
Einstein:
" Là một sự thiếu sót nếu chỉ dạy cho con người một ngành chuyên
môn . Bằng cách đó anh ta trở thành một loại máy có thể sử dụng
được. Nhưng quan trọng là anh ta phải có một cảm giác sinh động về
cái gì đáng giá để phấn đấu. Anh ta phải có một cảm giác sinh động
về cái gì đẹp và tốt về mặt đạo lý. Nếu không anh ta với kiến thức
chuyên môn hoá sẽ giống như một con chó được huấn luyện tốt, hơn
là một con người phát triển hài hoà. Anh ta phải hiểu biết về động cơ
của con người, những ảo tưởng và đau khổ của họ, để có được một
thái độ đúng với người đồng loại và với cộng đồng."
Chức năng – vai trò của triết học
a) Xây dựng hệ thống quan điểm về thế giới (TGQ)
( ở tầm chung nhất: nguồn gốc, bản chất và những quy luật chung nhất của mọi tồn tại)
b) Xác lập phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn (xây dưng những nguyên tắc chung , mang tính định hướng để giải quyết các vấn đề của nhận thức và thực tiễn)
===> TH là cơ sở lý luận chung của nhận thức khoa học, giải quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội
Chức năng, vai trò của triết học
Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học
Triết học dựa vào khoa học: là sự khái quát tri thức khoa học, kết luận rút ra từ khoa học.
Triết học ảnh hưởng đến khoa học: là thế giới quan, phương pháp luận chung của khoa học
P. Ănghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của TH hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” (hay còn gọi là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức )
Tại sao đó là vấn đề cơ bản của TH?
- Vì TH chỉ NC về TG với góc độ chung nhất
- Cách giải quyết VĐ này là căn cứ để xác định lập trường TH
- Cách giải quyết VĐ này chi phối cách giải quyết các VĐ khác
Vấn đề cơ bản của TH
P. Ănghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết, đặc biệt là của TH hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” (hay còn gọi là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức )
Có một vấn đề cơ bản của TH. Vấn đề này bao gồm hai nội dung (hai mặt)
+ Mặt một (bản thể luận): trả lời cho câu hỏi giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào?
+ Mặt hai (nhận thức luận) trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Vấn đề cơ bản của TH
Vấn đề cơ bản của TH
MQH giữa VC & YT
Mặt một
(bản thể luận):
vật chất
hay ý thức
có trước?
Mặt hai
(nhận thức luận):
Có thể nhận thức
được TG?
Vấn đề cơ bản của TH
Vấn đề cơ bản của TH
Vấn đề cơ bản của TH
MQH giữa VC & YT
Mặt một (bản thể luận):
vật chất hay ý thức có trước?
Mặt hai (nhận thức luận):
Có thể nhận thức được TG?
YT là tính
thứ 1
VC là tính
thứ 1
Nhận thức
được
Không
Nhận thức được
CN DUY VẬT
CN DUY TÂM
THUYẾT
KHÔNG THỂ BIẾT
THUYẾT
CÓ THỂ BIẾT
Triết học nhị nguyên
2. Sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử
Những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử.
Sự ra đời và phát triển của triết học phương Đông
Sự ra đời và phát triển của triết học phương Tây
Khái lược về sự ra đời và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam thời phong kiến.
Tính quy luật của sự hình thành và phát triển triết học
Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội.
Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng triết học cơ bản – chủ nghĩa duy vật (CNDV) và chủ nghĩa duy tâm (CNDT); vào cuộc đấu tranh giữa hai phương pháp nhận thức trong lịch sử - phương pháp biện chứng (BC) và phương pháp siêu hình (SH).
Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào sự kế thừa và phát triển các tư tưởng triết học trong tiến trình lịch sử.
Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào sự liên hệ, ảnh hưởng, kế thừa, kết hợp giữa các học thuyết triết học trong mối quan hệ dân tộc và quốc tế .
Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào mối quan hệ với các hình thái tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật
Ngoài ra:
Tính đảng của triết học
Tính độc lập tương đối của triết học
Sự “ lệch pha” giữa kinh tế và triết học
Sự không phù hợp giữa nội dung và hình thức trong triết học
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
PHƯƠNG ĐÔNG CỔ,
TRUNG ĐẠI
Triết học phương Đông là hệ thống triết học được hình thành và phát triển trên vùng đất phương Đông với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương ứng.
Địa lý: “phương Đông cổ đại” là vùng đất rộng, từ Ai Cập, Babilon tới Ấn Độ, Trung Hoa...
Văn hóa: “phương Đông cổ đại” là nơi sớm xuất hiện nhiều nền văn minh của nhân loại, với các trung tâm nằm bên những sông lớn: Trường Giang, sông Hằng, sông Nile, Tigơrơ và Ơphơrát,...
Vùng đồng bằng thuận cho việc phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và nhà nước.
28
Khái niệm triết học phương Đông
TH XH - Ít khi tồn tại dưới dạng triết học thuần túy, mà thường được trình bày xen kẽ hoặc ẩn giấu đằng sau những vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật ...
Nhấn mạnh sự thống nhất giữa con người và vũ trụ.
Thể hiện rõ tính đại chúng , tính nhân dân.
Có sự đan xen giữa các yếu tố duy vật và duy tâm, giữa biện chứng và siêu hình.
Phong phú, đa dạng, nhưng vận động chậm chạp, ít thấy những bước phát triển nhảy vọt về chất có tính chất vạch thời đại.
Có hệ thống thuật ngữ, khái niệm phạm trù riêng vừa tương ứng cũng vừa có những điểm khác biệt với triết học phương Tây.
Đặc điểm triết học phương Đông.
30
Thuật ngữ trong triết học Đông – Tây
1. Trên lập trường duy tâm giải thích và đưa ra các quyết sách cho các vấn đề CT - XH.
2. Phù hợp với phong thái tư duy Á Đông trong điều kiện cụ thể, các nội dung triết học phương Đông có giá trị thực tiễn to lớn, hướng tới một xã hội lý tưởng trật tự với những chuẩn mực chính trị, đạo đức, luân lý phong kiến phương Đông.
3. Đóng góp lớn cho nhân loại về các tư tưởng biện chứng sâu sắc và những tư tưởng duy vật dù còn chất phác và chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn tư tưởng triết học phương Đông.
4. Ảnh hưởng tới triết học thế giới trong tương lai.
Những thành tựu cơ bản của triết học phương Đông
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
1. Những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội Ấn Độ cổ đại
Điều kiện tự nhiên: Phong phú, đa dạng và phức tạp
Kinh tế: Tồn tai phương thức SX châu Á
Chế độ đẳng cấp: Bốn đẳng cấp
Tộc người: - Đraviđa (Ấn gốc)
- Arya (Từ vùng tây bắc Ấn Độ)
Tôn giáo: phức tạp
Văn hóa: Sớm phát triển
Biểu hiện rõ nét trong kinh Vêda
Hiểu biết về khoa học
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
2. Đặc điểm:
Triết học gắn bó chặt chẽ với tôn giáo
Nặng về hướng dẫn thực hành
Tư duy trừu tượng rất phát triển (Đi vào NC đời sống tâm linh; đưa ra phương pháp tư duy trừu tượng – tư duy gián tiếp)
Đề cập đến các vấn đề TH, đặc biệt vấn đề nhân sinh
Ít các tài liệu về duy vật
Không diễn ra cách mạng trong quá trình phát triển
Có nhiều trường phái TH, và sự phân chia các trường phái đó trên cở sở của việc thừa nhận (không thừa nhân) kinh Vêda là gốc của chúng
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
3. Các thời kỳ phát triển:
Thời kỳ Vêda : - 2000 đến TK - VIII
Gồm bộ kinh có hơn 200 cuốn với nội dung ca ngợi các vị thần thánh, và qua đó thể hiện những tư tưởng bản thể sâu sắc
Thời kỳ cổ điển: - VII đến IX gồm hai đạo lớn chi phối đời sống tinh thần là Bàlamôn và đạo Phật
Thời kỳ sau cổ điển: X đến XVIII có thêm hai đạo mới là Ấn Độ giáo và Hồi giáo
Thời kỳ cận hiện đại: từ TK XIX
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ TRUNG ĐẠI
1. Điều kiện kinh tế - xã hội thời kỳ Xuân Thu – Chiến quốc (TK – IX đến -III)
Kinh tế: Có những thay đổi căn bản
Xuất hiện PTSX phong kiến => xuất hiện chế độ tư hữu về ruộng đất
Một số nghành thủ công phát triển mạnh: ươm tơ, dệt lua=> xuất hiện các thành thị - các trung tâm KT mới
Chính trị - xã hội:
Xuất hiện tầng lớp xã hội mới – địa chủ
Xuất hiện mâu thuẫn mới => Chiến tranh
(“Ngũ bá tranh vương”: Tề, Tần, Tấn, Sở, Tống
“Thất bá tranh hùng”: Tề, Hán, Triệu, Ngụy, Thiên, Tần, Sở)
Văn hóa tinh thần
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ TRUNG ĐẠI
2. Đặc điểm triết học
Là TH – chính trị , đạo đức:
Bàn đến các vấn đề chính trị
Xuất hiện nhiều các đường lối (trường phái TH – chính trị, đạo đức)
Chú ý nhiều đến các vấn đề nhân sinh
Xuất hiện các tư tưởng biến dịch hết sức sâu sắc
Có sự đan xen các tư tưởng DV với DT, BC với SH
Không diễn ra cách mạng trong LSTH Trung quốc thời cổ, trung đại
LỊCH SỬ
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
I. TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
Bản đồ Hy Lạp
KHÔNG CÓ NỀN VĂN MINH HY LẠP CỔ ĐẠI
THÌ KHÔNG CÓ NỀN VĂN MINH HIỆN ĐẠI
I. TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Điều kiện ra đời và phát triển của TH Hy Lạp cổ đại (Từ TK – VII đến - III)
- Tồn tại xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình:
+ LL lao động chính trong xã hội là những người nô lệ
+ Luật lệ bảo vệ cho sự toàn quyền của chủ nô đối với nô lệ (dù số lượng nô lệ hết sức đông đảo: Ở Athen vào TK IV chỉ có 90.000 dân tự do; 45.000 kiều dân nhưng có tới 365.000 nô lệ; mỗi công dân nam đến tuổi trưởng thành có ít nhất 18 nô lệ và > 2 kiều dân)
- Hình thành 2 trung tâm kinh tế lớn: Spac và Athen
- Có sự phân hóa trong nội bộ giai cấp chủ nô
- Có sự giao lưu văn hóa Đông Tây, đặc biệt là với vùng Cận Đông như Ai Cập, Babylon
- Có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng và sâu sắc (các tri thức chủ yếu về tự nhiên)
I. TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
2. Quá trình hình thành và phát triển của TH Hy Lạp cổ đại
Gồm ba thời kỳ:
- Thời kỳ sơ khai (từ TK – VII đến - VI): Dần hình thành các trường phái TH như Milê, Pitago, Êphexơ và Êlê với các tên tuổi nổi tiếng như: Talet, Anaximandrơ, Anaximen (Milê); Pitago (Pitago); Hêraclit (Êphexơ) và Xênôphan, Pacmenit, Dênon (Êlê)
- Thời kỳ cực thịnh (từ TK – V đến - IV): với các tên tuổi nổi tiếng như: Talet, Anaxago, Empêdôclơ, Đêmôcrit, Xôcrát, Platôn và Arixtốt
- Thời kỳ suy tàn (từ TK – IV đến - I): với trường phái nổi tiếng Êpiquya
I. TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
3. Đặc trưng của TH Hy Lạp cổ đại
- Gắn bó chặt chẽ với khoa học tự nhiên, hình thành nên TH tự nhiên. (TH Hy Lạp cổ đại tập trung bàn các vấn đề bản thể)
- Diễn ra cuộc đấu tranh mang tính chất điển hình giữa hai đường lối TH duy vật với đại diện là Đêmôcrit và TH duy tâm với đại diện là Platôn
- Các nhà TH Hy Lạp cổ đại đã vẽ ra bức tranh mang tính chỉnh thể về thế giới dù bức tranh này còn mang tính ngây thơ, chất phác, mộc mạc
- Hình thành chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng chất phác
- Ở đây đã hình thành nên mầm mống của mọi dạng thế giới quan TH
Platôn và Đêmôcrít tranh luận về bản chất của thế giới
I. TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
4. Các triết gia tiêu biểu
- Hêraclit (520 – 460 Tr.CN)
- Đêmôcrit (460 – 370 Tr.CN)
- Platon (427 – 347 Tr.CN)
- Arixtốt (348 – 322 Tr.CN)
II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ
1. Điều kiện ra đời và phát triển của TH Tây Âu thời
trung cổ (Từ TK IV - XV)
- Tồn tại nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc mang nặng tính khép kín, cát cứ => Lạc hậu và trì trệ
- Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản đối lập nhau: địa chủ phong kiến và nông dân => Khởi nghĩa nông đân
- Toàn xã hội chịu hai thế lực thống trị: Thần quyền và Vương quyền, trong nhiều trường hợp Thần quyền chiếm ưu thế (Nhà thờ chiếm 1/3 S đất của châu Âu, nhà thờ có tòa án riêng, kiểm soát và chi phối các VĐ về giáo dục và đào tạo)
- Thường xảy ra các cuộc Thập tự chinh
- Cuối thời kỳ trung cổ khoa học thực nghiệm bắt đầu phát triển
II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ
2. Quá trình hình thành và phát triển của TH Tây Âu thời trung cổ
- Từ TKỷ II – IV: thời kỳ quá độ gắn liền với TH đạo Cơ đốc (Téctuliêng và Thánh Ôguytxtanh)
- Từ TKỷ II – IV: Thời kỳ hình thành CN kinh viện
- Từ TKỷ IX – XV: Thời kỳ phát triển của CN kinh viện (Giăngxicôt Ơrigenơ, Pie Abơla; Tômat Đâcnh, Giôhan Đun-xcôt; Rôgiơ Bêcơn, Uyliam Ốc Cam)
II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ
3. Đặc điểm của TH Tây Âu thời trung cổ
- TH được sử dụng làm công cụ cho tôn giáo, làm “đầy tớ cho thần học”
- Hình thành triết học KINH VIỆN (Với ba TK phát triển của nó: Hình thành từ TK IX đến XII với Ơrigiennơ và Abola; Hưng thịnh vào TK XIII với T.Đacanh và Suy thoái từ TK XIV đến XV với R.Bêcơn và Ocam)
- Bàn đến mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo (lý trí thần linh) và nhận thức (lý trí trần tục)
- Bàn đến mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung (cuộc đấu tranh giữa hai đường lối TH Duy danh và Duy thực)
- Vấn đề con người với tinh thần nhân bản phi thực tế
- Hình thành TH tự nhiên vào cuối thời trung cổ
TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ LÀ MỘT BƯỚC LÙI CỦA LỊCH SỬ
III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG
1. Điều kiện ra đời và phát triển của TH Tây Âu thời Phục hưng (TK XV - XVI)
Là thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến sang tư bản
- Sự thống trị của địa chủ phong kiến với tư cách là đại diện cho thế lực đang suy vong trong xã hội
- Sự xuất hiện của tư sản với tư cách là đại diện cho cái mới trong xã hội
- Phát kiến địa lý của Crixtốp Côlông, Magienlăng
- Sự phát triển của văn hóa và nghệ thuật
- Sự phát triển của khoa học thực nghiệm
II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG
2. Đặc điểm TH Tây Âu thời Phục hưng
- Sự Phục hưng những tư tưởng của thời kỳ cổ đại
- Sự khôi phục và phát triển TH tự nhiên
III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG
2. Đặc điểm TH Tây Âu thời Phục hưng
- Các phong trào nhân đạo với các vấn đề như tự do cá nhân, sức mạnh của con người . . .(Khẩu hiệu của người Italia lúc bấy giờ là: “Con người hãy thờ phụng chính bản thân mình, chiêm ngưỡng cái đẹp của chính mình”). Đây là thời kỳ mà các nhà sử học đã gọi là thời kỳ đầu tiên phát hiện ra con người trong thế giới và cả thế giới trong một con người
- Xuất hiện chủ nghĩa phiếm thần
Mona Lisa
Leonardo da Vinci , khoảng 1503 – 1507
III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI CẬN ĐẠI
Điều kiện ra đời và phát triển của TH Tây Âu thời cận đại (TK XVII - XVIII)
- Đây là thời kỳ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản: CMTS Hà Lan (1560 - 1570), CMTS Anh (1642 - 1648), CMTS Pháp (1789 - 1794) . . .
- Phương thức sản xuất tư bản trở thành PTSX thống trị trong đời sống xã hội
- Sự phát triển mạnh mẽ của KHTN theo hướng phân lập
- Sự phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của cơ học cổ điển
III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI CẬN ĐẠI
2. Đặc điểm TH Tây Âu thời cận đại
- TH mang tính chiến đấu cao trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo, thần học
- Tiếp tục giải quyết vấn đề về con người theo tinh thần nhân đạo
- TH phát triển trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với khoa học tự nhiên nên CNDVSH phát triển mạnh
- Quan tâm nhiều đến vấn đề về nhận thức và đặc biệt là vấn đề phương pháp nhận thức
- Sự phát triển mạnh của các quan niệm tự nhiên thần luận
IV. TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
Điều kiện ra đời của TH cổ điển Đức (nửa sau TK XVIII – nửa đầu TK XIX)
- Ngoài biên giới nước Đức (Anh, Hà Lan, Pháp) là sự thắng lợi của giai cấp tư sản
- Nước Đức là một quốc gia phong kiến phân quyền có nền kinh tế lạc hậu
- Sự xuất hiện của PTSX tư bản với người đại diện là tư sản
- Tính chất hai mặt của giai cấp tư sản Đức
- Sự phong phú, đa dạng và sâu sắc của những tri thức
Bản đồ nước Đức
IV. TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
2. Đặc điểm của TH cổ điển Đức
Là hệ tư tưởng của giai cấp tư sản Đức
- TH cổ điển Đức chứa đựng những mâu thuẫn
- Sự hình thành hệ thống lý luận biện chứng
- Tính chất tư biện
- Tính hệ thống
- Vấn đề về con người
V. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Điều kiện ra đời của TH Mác (những năm 40 của TK XIX)
Sự phát triển TH Mác bởi Mác và Ăng ghen
Bước ngoặt CM do Mác và Ăng ghen thực hiện
Sự phát triển TH Mác bởi Lênin
Sự phát triển TH Mác – Lênin trong thời đại ngày nay
V. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
2. Đặc điểm của TH Mác - Lênin
Là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân toàn TG
- TGQ DV
- Phương pháp luận biện chứng
- Thống nhất TGQDV và phép BC => CNDVBC và phép BCDV
- Nhận thức TG
- Cải tạo TG
KẾT LUẬN CHUNG
Đặc điểm triết học
Sự hình thành và phát triển của TH gắn bó mật thiết với sự phát triến của các hình thái kinh tế - xã hội .
Là TH TN.
Cuộc đấu tranh DV với DT, BC với SH.
Hình thành và phát triển phép biện chứng.
KẾT LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
Đông
Tây
Lấy XH làm đối tượng NC
Nhấn mạnh sự hài hòa , thống nhất trong MQH con người – vũ trụ
TH đan xen hoặc ẩn đằng sau những vấn đề tôn giáo, mỹ thuật, nghệ thuật
Đan xen DV DT, BC SH
Không có những bước phát triển nhảy vọt
Hệ thống thuât ngữ : “hình”, “thần”, “tâm”, “vật”, “lý” “khí” “động”, “tĩnh”
Lấy TN làm đối tượng NC
Nhấn mạnh sự tách rời con người và vũ trụ, sự thống trị của con người đối với vũ trụ
TH là khoa học độc lập
Phân định rõ ràng
Cách mạng
VC, YT, BC, SH, .
1. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm của LSTTTH Việt Nam thời phong kiến
Điều kiện hình thành và phát triển của LSTTTH Việt Nam thời phong kiến
ĐK tự nhiên
ĐK kinh tế
Văn hóa, xã hội
1. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm của LSTTTH Việt Nam thời phong kiến
b. Những đặc điểm của LSTTTH Việt Nam thời phong kiến:
Chưa thành hệ thống, chưa có các trường phái và các nhà TH
TGQ bao trùm: DT và TG
1. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm của LSTTTH Việt Nam thời phong kiến
b. Những đặc điểm của LSTTTH Việt Nam thời phong kiến:
Nội dung: nhiều về các vấn đề chính trị, đạo đức và TG (chú trọng NSQ hơn TGQ), chú trọng vấn đề đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước hùng mạnh
Các khái niệm, phạm trù: trùng với các KN và phạm trù của TH Trung Quốc và Ấn Độ (đã được Việt hóa)
Tính mềm dẻo, tính biện chứng
Triết học Mác – Lênin và vai trò của nó trong đời sống xã hội.
===> TH là cơ sở lý luận chung của nhận thức khoa học, giải quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội
4. Sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo triết học Mác – Lênin trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
5. Triết lý và vai trò của nó trong đời sống xã hội.
Triết lý là gì?
Triết lý là những tư tưởng có tính triết học được cá nhân/cộng đồng rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho các sinh hoạt trong cuộc sống cá nhân/ cộng đồng cũng như các hoạt động xã hội của cá nhân/cộng đồng.
Hình thức thể hiện:
Phương ngôn, phương châm (cuộc sống)
Nghị luận
Ca dao, tục ngữ
Cơ sở hình thành:
Từ trải nghiệm cuộc sống cá nhân, cộng đồng
Từ các lý luận triết học
+ “Trời cho trời lại lấy đi
Ngồi trơ mắt ếch làm chi được trời”
Từ tư tưởng “Thiên định” của Nho giáo
+ “Đức và tài”
Vai trò?
Triết lý DN/kinh doanh:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_triet_hoc_chuong_1_khai_luan_ve_triet_hoc_moi.pptx