Nhà vua Friedrich II Đại Đếbấy giờgặp vấn đềvới các tướng lĩnh của ông. Ông
đã phái Tướng von Wobersnow đến "hỗtrợ" Dohna vào đầu tháng 6 và
Wobersnow có đềxướng kếhoạch đánh phá kho lương của quân Nga, như nhà
vua gợi ý. Tuy nhiên, kếhoạch này đã ko được thực thi và nhà vua có ngựbút thư
gửi cho Wobersnow, với lời lẽchỉtrích rất gắt gao : theo đó, ông coi Wobersnow
giống như một kẻthiếu quyết đoán, một kẻchậm chạp, bất tài vô dụng, say rượu
và là tấm gương xấu đã toàn quân tránh xa ra : "Alle sottisen die man im Krieg
Thun kann haben Sie gethan". Có hai trang và cứmỗi dòng lại càng có lời lẽđanh
thép hơn là dòng trước. Giờđây, Friedrich II Đại Đếbất mãn với Dohna và xem
nhẹWobersnow, do đó ông lâm vào khó khăn : trong các chiến dịch trước đây, các
công thần của ông đều đã bịbắt sống hoặc là hy sinh trên trận tiền (Moritz,
Retzow, Winterfeld, Keith). Một khi những vịdũng tướng hàng đầu của ông đều
đã mất đi thì ông lại phải trông cậy những vịtướng ít tài cán hơn.
[9][2]
Trong số ấy,
chỉcó mỗi viên Trung tướng Carl Heinrich von Wedellà đã thểhiện xuất sắc tinh
thần chiến đấu táo bạo của mình trong trận thư hùng quyết liệt ở Leuthenhồi năm
1757.
[1]
Quốc vương vốn chán ghét sựlềmềcủa Dohna nên mong có một vịtướng
nào mạnh mẽhơn, ít nhất là có tài năng thường thấy của một chiến binh Phổ. Tình
hình khẩn cấp, do đó ông quyết định huyền chức Dohna và giao cho Wedell đặc
quyền (Alter-Ego), và theo chỉdụcủa ông thì Wedell trởthành quan Độc tàitheo
kiểu La Mã cổđại :
[2]
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Trận Züllichau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trận Züllichau
Một phần của cuộc Chiến tranh Bảy Năm
Thời gian 23 tháng 7 năm 1759
Địa điểm Kay, Lãnh địa Bá tước
Brandenburg
Kết quả Chiến thắng của quân Nga
Quân Nga tiến sâu vào
Frankfurt và liên kết với quân
Áo [1]
Tham chiến
Phổ Nga
Chỉ huy
Carl Heinrich
von Wedel
Pyotr
Semyonovich
Saltykov
Lực lượng
Nguồn 1: 26 nghìn
binh sĩ
Không có đại bác [2]
Nguồn 2: 28 nghìn
binh sĩ [3]
4[4]-7 vạn binh sĩ
Pháo binh dồi dào[2]
(cụ thể là 186 khẩu
pháo)[4]
Tổn thất
Nguồn 1: 6 nghìn tử
sĩ, thương binh và tù
binh [2]
Nguồn 2: 8300 quân
sĩ [3]
Nguồn 3: 9000-
12000 thương vong,
trong đó có 600 tù
binh, 14 đại bác, 7
quân kỳ.[4]
Nguồn 1: Nặng nề
hơn cả quân Phổ [2]
Nguồn 2: 6 nghìn
quân sĩ [3]
Nguồn 3: 894 chết,
3897 bị thương[4]
.
[hiện]
x • t • s
Chiến tranh Bảy năm:
chiến trường châu Âu
Trận Züllichau, còn gọi là trận Kay hoặc là trận Palzig, là một trận đánh trong
cuộc Chiến tranh Bảy Năm. Trận chiến này mở đầu với cuộc tấn công của đạo
quân Phổ ít ỏi do quan Độc tài Carl Heinrich von Wedel chỉ huy vào lực lượng
quân Nga vô cùng hùng mạnh do Nguyên soái Pyotr Semyonovich Saltykov cầm
đầu vào ngày 23 tháng 7 năm 1759. Dù thiếu hụt ưu thế (chỉ có chừng 28 nghìn
quân), nhưng do Tướng Wedell tuân theo chỉ dụ của Quốc vương Friedrich II Đại
Đế nên ông đã tiến hành cuộc tiến công này (nhà vua đã truyền lệnh cho Wedell sẽ
tấn công "theo kiểu của Trẫm" [3]). Trận chiến diễn ra khốc liệt, và quân Nga đánh
lùi được quân Phổ, một phần là do địa thế bất lợi đối với Phổ.[1] Tuy nhiên, quân
Nga cũng chịu tổn thất lớn (thậm chí có nguồn cho là Nga còn chịu tổn thất kinh
hoàng hơn cả quân Phổ) và họ không thể truy kích khi người Phổ thoái lui.[2] [3]
Song, chiến thắng to lớn này tạo điều kiện cho quân Nga tiến sâu vào lãnh thổ của
Vương quốc Phổ - Lãnh địa Bá tước Brandenburg, khiến cho Friedrich II Đại Đế
phải dàn quân chống trả vì lo sợ quân Nga thắng thế sẽ hợp binh với đồng minh
của bọn họ là quân Áo. [5]
Chiến bại tại Züllichau thể hiện một sai lầm của nhà vua: ông đã hướng tầm nhìn
về quân Áo mà lại giao cho bộ tướng của mình đánh đại binh Nga, dù rằng Wedell
đã đánh phá dữ dội được vào cứ điểm của quân Nga trong trận này và thậm chí là
ban đầu cuộc tiến công thì quân Phổ do Trung tướng Manteuffel chỉ huy đại thắng
được quân Nga. Tuy nhiên, người Phổ cứ thế chỉ càng ăn đạn của Pháo Binh Nga,
làm cho lòng quả cảm của Wedell trở nên vô ích và người Nga đông quân hơn nên
đã thắng trận vang dội.[6][2][2] Wedell vốn không có tài thống soái, lại còn chưa bao
giờ là một viên chỉ huy độc lập do đó dĩ nhiên là ông không thể thắng được trận
này.[7] Đây là một thất bại ê chề của lực lượng Quân đội Phổ trong những năm
tháng vàng son dưới triều đại Friedrich II Đại Đế.[8]
Chiến bại thê thảm này đã mở màn cho chiến dịch đầy bi đát của Quân đội Phổ
trong năm 1759[2]. Cho dù không khiển trách gì Wedel, nhà vua Friedrich II Đại
Đế đã hối tiếc trước sự ân sủng quá lớn của ông đối với vị tướng trẻ tuổi này. [9]
Mục lục
[ẩn]
1 Bối cảnh lịch sử
2 Trận đánh
3 Kết quả
4 Chú thích
5 Tài liệu tham khảo
6 Liên kết ngoài
[ ] Bối cảnh lịch sử
Năm 1759 là năm thứ ba của cuộc Chiến tranh Bảy Năm (1756 - 1763) tại châu
Âu: chiến dịch mở đầu với việc Quận công Ferdinand xứ Brunswick ra quân đánh
Pháp. Dưới sự chỉ huy của ông, liên quân Anh và vài tiểu quốc Đức đại thắng
quân Pháp, mà đỉnh điểm trận Minden lừng vang vào tháng 8 năm 1759.[1] Có lúc
em trai của Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ là Hoàng tử Friedrich
Heinrich Ludwig còn tung quân sang hỗ trợ Ferdinand đánh lùi quân Pháp.[10] Tuy
nhiên, ở phía Đông thì quân chính quy Phổ gặp rắc rối nghiêm trọng : thương
vong trong các trận đánh trước kết hợp với hiện tượng đào ngũ làm suy yếu
nghiêm trọng các Trung đoàn một thời lừng vang của Quốc vương. [11]
Trong khi đó, ở miền biên cương Phổ - Ba Lan từ ngày 24 tháng 2 cho đến ngày 4
tháng 3 năm 1759, vị Tướng Wobersnow - bấy giờ là một chiến binh hăng hái của
Quân đội Phổ, quyết tâm theo đường Posen tiến binh vào Ba Lan để tận diệt các
kho quân nhu của người Nga, đặc biệt là tên quý tộc Ba Lan Sulkowski. Ông ta tận
tâm thu thập lương thực của Quân đội Nga, và quá tự kiêu vì mình được Nga hỗ
trợ nên đã "tuyên chiến với Vua Phổ". Mặc dù vua Ba Lan tuyên bố trung lập
nhưng Sulkowski cứ tiếp tục thực hiện các hoạt động thân Nga tại dinh Reisen.[1]
Hồi tháng 8 năm 1758, trong trận Zorndorf, Friedrich II Đại Đế đánh tan nát quân
Nga và bắt giữ được Sulkowski, và bị giam cầm trong thành Küstrin ở xứ
Brandenburg của Vương triều Phổ. Wobersnow và các chiến binh của ông phá tan
tành kho lương Nga, bắt giữ Sulkowski cùng đội quân thân Nga của ông ta, và giải
chúng về Glogau.[1] 1 nghìn lính Ba Lan trong đội quân này đều bị bắt phải gia
nhập quân ngũ Phổ. Nhận tin chiến thắng, vua Phổ thẳng thừng gửi quốc thư cho
vua Ba Lan: "Do ông để cho bọn Nga hành qua qua đất ông mà tấn công tôi, có
bằng chứng rõ ràng để ông chỉ cần suy nghĩ rằng phe bị tấn công phải có sự đáp
trả tương tự". Triều đình Ba Lan đáp là "Đúng vậy!" nhưng không hề bàn gì về
Sulkowski, và điều này thể hiện rõ sự suy yếu cùng cực của Nhà nước Cộng hòa
Ba Lan thời bấy giờ, dần dần dễ làm mồi cho các láng giềng mà đặc biệt là Đế
quốc Nga thôn tính.[10] Hàng loạt quân lương tại Ba Lan bị hủy diệt, là thất bại
nghiêm trọng của quân Ba Lan thân Nga vì số quân lương này có thể nuôi sống 5
vạn binh sĩ Nga trong vòng 3 tháng. Một kế hoạch nữa là quân Phổ tiến binh từ
miền Hạ Silesia mà tấn công vùng Moravia, và thắng lợi vang dội đến mức người
Áo phải tập trung binh lựa tại đây, do đó những lãnh thổ của Bohemia hướng
Sachsen rộng mở. Thấy vậy, Hoàng tử Heinrich - vị chỉ huy quân Phổ tại Sachsen
- sau khi đánh đuổi các đơn vị đồn trú của Đế quốc La Mã Thần thánh ra khỏi
Thüringen, và điều động vài binh đoàn đánh xứ Bohemia, và chỉ trong vòng 5
ngày đã phá hủy sạch không còn một mống các kho đạn của quân Áo - Quân đội
Đế quốc La Mã Thần thánh, với sức công phá gấp đôi cuộc tấn công Ba Lan
không lâu trước đó. Người Phổ rút lui an toàn, trước khi viện binh Áo - Đế quốc
La Mã Thần thánh có thể kéo đến. Song, Hoàng tử Heinrich cho rằng đòn này hãy
còn nhẹ. Ông tiến quân vào miền Franken, nơi đây có hai Sư đoàn La Mã Thần
thánh đóng cứ. Quân Phổ đánh tan nát quân La Mã Thần thánh, bắt được nhiều tù
binh, phá sạch kho lương, buộc dân chúng Franken phải cống nạp, sau đó ông rút
quân về Sachsen. [1]
Dần dần, Friedrich II Đại Đế gầy dựng được quân đội bao gồm hơn 10 vạn binh sĩ.
Tuy nhiên, so với các tử sĩ trước kia thì những tân binh này về sức chiến đấu kém
xa. Do đó, ông không mấy thiện cảm với họ, mà truyền lệnh cho các Sĩ quan dùng
kỷ cương thép để rèn luyện họ, do tinh thần kỷ luật của họ rất kém cỏi. Quân Bộ
binh Phổ suy yếu, trong khi quân Áo tăng cường Pháo binh và tài khai thác địa
hình. Thành thử, tuy nhà vua vẫn luôn coi trận đánh là quyết định tình hình nhưng
quan điểm của ông trở nên thiên về phòng thủ hơn, vì qua mỗi chiến dịch, binh lực
cứ suy sụp thêm, mà mỗi chiến thắng đều không thể đẩy kẻ thù ra khỏi vòng
chiến.[11] Bấy giờ, triều đình Áo và Pháp kêu gọi Đế quốc Nga tung quân vào
chiến trường sớm hơn năm trước. Nữ hoàng Áo là Maria Theresia đã đề nghị được
người Nga tăng thêm binh lực.[11] Quân Nga sẽ xâm phạm vào Vương quốc Phổ
theo con đường Mark - Lissa, và Thống chế Áo là Bá tước Leopold Joseph von
Daun tiến hành theo dõi người Nga. Năm trước thì Tổng tư lệnh quân Nga là Đại
tướng Wilhelm von Fermor đã bị vua Friedrich II Đại Đế đánh bại trong trận
Zorndorf tàn khốc, và trong lần này Nữ hoàng Nga là Elizaveta Petrovna sai
Nguyên soái Pyotr Semyonovich Saltykov thay chân Fermor. Khác với vị tiền
nhiệm của mình, Saltykov là một thống soái hung hãn và tài ba.[6] Ông này cũng
từng bị giam cầm trong thành Küstrin sau khi Friedrich II Đại Đế đại thắng quân
Nga tại Zorndorf.[12] Từ đầu tháng 4 năm 1759, quân Nga đang đóng ở Ba Lan, đã
bắt đầu thức tỉnh và tà tà tiến quân. Vào ngày 24 tháng 4 năm 1759, đội Tiền binh
bao gồm 1 vạn quân Nga đi qua Thorn. Theo bước bọn họ có hai Sư đoàn Nga,
mỗi Sư đoàn này đều có đến 3 vạn chiến binh tinh nhuệ. Dù người ta kể rằng
"Saltykov băng qua sông Weischel cùng với 10 vạn đại binh", thực ra nếu không
tính các binh lính Cozak, quân Nga chỉ có dưới 75 nghìn quân chính quy. Và, thực
chất Fermor vẫn là Tổng tư lệnh quân Nga trong lúc này, chỉ khi quân Nga kéo
đến Posen vào ngày 29 tháng 6 năm 1759 thì trong cuộc gặp gỡ riêng tư, Saltykov
thực sự thay chức Fermor. Saltykov vốn đã nổi danh trong triều chính Sankt-
Peterburg, và Fermor hứa sẽ luôn luôn cộng tác chặt chẽ với người kế nhiệm của
mình. [2]
Quân Nga hành về Posen thì Saltykov nhận thấy đống quân lương và cả
Sulkowski đều đã biến mất. Thế là ông ta quyết định hợp binh với quân Áo của
Daun, như thể châm hai ngọn lửa đốt cháy vua Phổ, và làm một việc trọng đại nào
đó. Trong khi ấy, Friedrich II Đại Đế không rõ là người Nga muốn lấy tỉnh Silesia
hai là lãnh địa Brandenburg do chính ông làm lãnh chúa. Kể từ khi quân Nga vượt
qua sông Weichstel, ông hướng hẳn tầm ngắm của mình vào kẻ địch hùng mạnh
này. Ông đã nhiều lần ra quân đập tan các kho đạn của Nga, và lần này một kế
hoạch còn lớn và mới mẻ hơn nữa được đề xướng, mà Tướng Wobersnow vẫn tiếp
tục thực hiện. Tuy nhiên, nhà vua lại phải chuyển quân sang hướng khác, nơi nào
nguy hiểm có thể xảy ra. Ông vẫn không thể rời khỏi trọng trách của ông, là ngăn
ngừa Daun hợp binh với Saltykov. Do đó, ông phải thận trọng theo dõi Thống chế
Daun. [2]
Trong khi ấy, Daun hãy còn thụ động, hoặc có lẽ là chỉ tạm thời dừng quân.
Nhưng do quân Nga tiến sâu vào Posen, vua Friedrich II Đại Đế chịu áp lực nặng
nề hơn: ông phải cắt thêm quân để kháng cự cuộc xâm lăng của quân Thụy Điển
tại Pomerania.[2] Đây là cái khó của vị vua - chiến binh vĩ đại khi phải đương đầu
với liên quân các nước láng giềng: ông phải cắt giảm quân số quân chủ lực do đích
thân ông thống lĩnh, dù rằng quân Thụy Điển là kẻ thù yếu hèn.[11] Quân Phổ do
Trung Tướng - Bá tước Christoph Burggraf und Graf zu Dohna chỉ huy đã đại
thắng, quân Thụy Điển phải tháo chạy khỏi hạt Stralsund, sau đến lúc này thì nhà
vua ban chỉ dụ cho Dohna kéo đội quân nhỏ bé của mình về đánh quân Nga,
những kẻ đang tiến về đánh họ. Bản thân nhà vua định thân chinh cầm binh ra
đánh để quân địch không thể liên kết, nhưng điều này cần phải được thực thi sớm
hơn do đó ông giao binh quyền cho Dohna.[9] Quân Dohna có viện binh của
Wobersnow và 1 vạn chiến binh của Trung Tướng Hülsen từ Sachsen hành về.
Quân Dohna có thể phải hủy diệt các kho đạn mới của người Nga, hoặc là, cũng
tốt không kém vậy, là đánh thốc vào các Sư đoàn hãy còn phân tán của quân thù,
và tiêu diệt hoàn toàn quân Nga. Nói chung, để làm được điều đó thì người Phổ
phải có sĩ khí, quân thanh, phải hành binh thật linh động và làm cho tình hình trở
nên sáng sủa hơn. Đó là quân lệnh của Dohna. Ông có 18 nghìn binh sĩ, bên cạnh
ông Hülsen cũng có 1 vạn binh sĩ đang khí thế hành từ Sachsen về, và Wobersnow
thì ít nhất là có trí tuệ của mình. Friedrich II Đại Đế hy vọng rằng quân Phổ sẽ
đánh lui được quân Nga trong lần này, là cơ may cuối cùng để quân Áo không hợp
binh được với quân Nga. [2]
Dohna tổ chức một cuộc hành binh. Nhưng, ông không thể hành quân thật nhanh
được. Ông đã cao tuổi, ốm yếu và dĩ nhiên là gặp chướng ngại. Ông dành chút thời
gian triệu tập ba quân tại Stargard, thêm 12 ngày nữa tại Landsberg, trên sông
Wartha ông sắp xếp lại các kho lương của quân ông, thế mà mãi đến ngày 23
tháng 6 thì ông mới đem binh đến Posen, 3 tuần sau khi đội Tiền binh Nga gồm 1
vạn chiến binh đóng quân kiên cố ở đó, và cứ mỗi ngày thì các toán lính Nga đổ
xô vào đó.[2] Friedrich II Đại Đế cả giận viết rằng Dohna chậm như một con rùa,
ngược với kỳ vọng của nhà vua là vị lão tướng sẽ "xử đẹp" Saltykov và đe dọa tiếp
tế của người Nga: Dohna có 18 nghìn binh sĩ cùng với Wobersnow, giá như ông
cứ đến Posen sớm hơn theo như lời khuyên can của Wobersnow thì có lẽ ông sẽ
tiêu diệt được đội Tiền binh và kho đạn dược Nga, làm giảm hẳn áp lực của nhà
vua. Nhưng ông vẫn cứ quyết tâm chờ Hülsen cùng một vạn chiến binh kéo đến
(họ sẽ không kéo đến trong suốt từ 7 đến 8 ngày sau), trong khi đó các Sư đoàn
Nga đã đầy đủ tại Posen. Như vậy, có thể thấy rằng Dohna đã không hoàn tất
nhiệm vụ của ông. Tuy ông có kế hoạch đánh phá các kho đạn của quân Nga, mà
nghe nói là được phòng vệ yếu ớt tại Posen, khi Dohna vượt sông Wartha thì ông
chẳng thấy một kho đạn nào cả, sau đó ông vượt trở lại sông Wartha nhưng chẳng
thể làm gì được Saltykov, hay chẳng thể đe dọa được gì đến quân lương của người
Nga. Lúc này, nhà vua đang ngự tại miền Landeshut và suýt nữa thì lên đường
chinh chiến trong "cuộc chinh phạt Trautenau" nhỏ nhoi này, cùng với đội Kỵ
Pháo Binh gồm thâu bốn khẩu đại bác, nhưng vào ngày 29 tháng 7 thì ông trở nên
thất vọng với hung tin rằng Dohna trở về mà không thể làm nên trò trống gì. Từ
lúc này, ông chỉ toàn nghe hết tin dữ này cho đến tin dữ khác, chẳng có tin tốt nào
cả. Quân Nga không phải đánh một trận nào với Dohna mà cũng đã thoát khỏi mối
đe dọa này. [9][2]
Cuối cùng thì Saltykov đã có thể đưa quân rời khỏi Posen trong vòng một ngày.
Ông ta được lính Cozak hộ vệ, và, có lẽ ông ta muốn kéo đại binh đến đương đầu
với mối họa Dohna, hoặc là ngăn cách vị lão tướng Dohna với xứ Brandenburg.
Để làm được điều này, Saltykov phải thực hiện những mánh khóe công phu để gạt
chân Dohna đi. Song, Saltykov cũng chẳng giỏi giang hơn gì Dohna cho lắm: ông
cùng với ba vạn quân tinh nhuệ và quân lương ngặt nghèo tiến nhanh về phía trước
và lặp phòng tuyến tại Crossen bên sông Oder (nếu nhà vua Friedrich II Đại Đế
đoán được thì hẳn ông nghĩ rằng viên Thống chế Áo András Hadik hoặc là Quân
giới Ernst Gideon von Laudon có thể hợp binh với người Nga tại đây). Dohna như
vậy lại có thời cơ để ngăn ngừa Saltykov, nhưng ông đã không chớp lấy thời cơ
này. Đối mặt với Saltykov, Dohna cứ thoái lui và thoái lui, cuối cùng khi về đất
Brandenburg thì cả ông và người Nga đều không có quân lương. Cuối cùng, vào
ngày 17 tháng 7 (một tuần sau khi nhà vua Friedrich II Đại Đế đến Schmöttseifen),
Dohna và quân sĩ vào thị trấn Züllichau (Chỉ trong khoảng thời gian chiếm lấy nó
trước khi Saltykov kéo đến), cách sông Crossen chừng 30 dặm. Sau cùng, lão
tướng Dohna chẳng thể làm nên được một trò trống gì cả. [2]
Nhà vua Friedrich II Đại Đế bấy giờ gặp vấn đề với các tướng lĩnh của ông. Ông
đã phái Tướng von Wobersnow đến "hỗ trợ" Dohna vào đầu tháng 6 và
Wobersnow có đề xướng kế hoạch đánh phá kho lương của quân Nga, như nhà
vua gợi ý. Tuy nhiên, kế hoạch này đã ko được thực thi và nhà vua có ngự bút thư
gửi cho Wobersnow, với lời lẽ chỉ trích rất gắt gao : theo đó, ông coi Wobersnow
giống như một kẻ thiếu quyết đoán, một kẻ chậm chạp, bất tài vô dụng, say rượu
và là tấm gương xấu đã toàn quân tránh xa ra : "Alle sottisen die man im Krieg
Thun kann haben Sie gethan". Có hai trang và cứ mỗi dòng lại càng có lời lẽ đanh
thép hơn là dòng trước. Giờ đây, Friedrich II Đại Đế bất mãn với Dohna và xem
nhẹ Wobersnow, do đó ông lâm vào khó khăn : trong các chiến dịch trước đây, các
công thần của ông đều đã bị bắt sống hoặc là hy sinh trên trận tiền (Moritz,
Retzow, Winterfeld, Keith). Một khi những vị dũng tướng hàng đầu của ông đều
đã mất đi thì ông lại phải trông cậy những vị tướng ít tài cán hơn.[9][2] Trong số ấy,
chỉ có mỗi viên Trung tướng Carl Heinrich von Wedel là đã thể hiện xuất sắc tinh
thần chiến đấu táo bạo của mình trong trận thư hùng quyết liệt ở Leuthen hồi năm
1757.[1] Quốc vương vốn chán ghét sự lề mề của Dohna nên mong có một vị tướng
nào mạnh mẽ hơn, ít nhất là có tài năng thường thấy của một chiến binh Phổ. Tình
hình khẩn cấp, do đó ông quyết định huyền chức Dohna và giao cho Wedell đặc
quyền (Alter-Ego), và theo chỉ dụ của ông thì Wedell trở thành quan Độc tài theo
kiểu La Mã cổ đại : [2][1]
“ Giờ đây Khanh sẽ thống soái ba quân thay Quả Nhân, những quân lệnh
của Khanh sẽ được thi hành trên danh nghĩa của Trẫm, nếu như Trẫm
biết được. Trẫm phải khen ngợi tài năng chiến đấu của Aí Khanh trong
trận Leuthen. Do đó, Khanh sẽ được cử làm Độc tài, giống như nhiều
người La Mã xưa kia, để cải thiện tình hình ở sông Oder. Quả Nhân hạ
chiếu cho Khanh tấn công giặc Nga ngay khi Khanh tiếp giáp với
chúng ; đập cho chúng tan tác và phá vỡ liên kết giữa giặc Nga và giặc
Áo. ”
—Friedrich II Đại Đế
Wedel chỉ đơn giản là hiểu rằng nhà vua muốn ông chỉ huy toàn thể quân chủ lực
Phổ tiến công quân địch.[9] Vốn vị tướng này là anh trai của một Sĩ quan Phổ dũng
mãnh được mệnh danh là "Leonidas" đã hy sinh trong trận Soor hồi năm 1745, vua
Friedrich II Đại Đế thầm nghĩ rằng Wedel có thể sẽ là một Winterfeldt mới và do
đó ông hết mực kỳ vọng vào Wedel. Nhưng, ông đã sai lầm, Wedel bắt đầu nắm
quyền Độc tài vào ngày Chủ Nhật, và thực chất nền Độc tài của Wedel chỉ kéo dài
có một ngày mà thôi : [2]
[ ] Trận đánh
Bài viết này đang được phát triển hoặc chỉnh lớn. Bạn có thể đóng góp
để bài hoàn thiện hơn. Nếu trang này chưa được chỉnh trong vài ngày,
mời bạn gỡ bản mẫu này.
Bài được Ti2008 (Thảo luận · Đóng góp) chỉnh lần cuối 1 giây. (Làm
mới)
Trung tướng Wedell nắm trong tay 30 tiểu đoàn bộ binh và 63 sư đoàn kỵ binh,
tổng cộng 27.400 người. Đối đầu với Wedell là đại quân Nga của Piốt
Xêmiônôvích Xanticốp với 54 tiểu đoàn bộ binh, 46 đội (рот) bộ binh ném lựu
đạn, 58 sư đoàn bộ binh chính quy, 3900 lính Côdắc, tổng cộng là 52.300 người
với 188 đại bác. Như vậy là quân số Nga đông gấp đôi quân Phổ và số pháo của
Nga thì gấp 3 lần.
Vị trí trận địa nằm giữa con suối Eyhmyulen và một ngôi làng với ba mặt (bắc,
nam, tây) được rừng cây bao phủ. Paltsig nằm ở triền dốc phía tây của một ngọn
đồi, triền phía đông chạy về suối Eyhmyulen và triền phía Nam hướng về lòng
chảo Tsauhergrund. Suối Eyhmyulen rất sâu và ngập nước, binh sĩ chỉ có thể vượt
suối bằng hai con đường: đi qua một chỗ cạn hoặc băng qua tại một cây cầu gần
Grossmyule. Đứng từ cao điểm Paltsig thì không thể nhìn thấy cây cầu này được.
Cao điểm Paltsig đóng một vai trò rất quan trọng trong trận đánh vì nó án ngữ con
đường đi tới Shmideberg và đem lại thuận lợi lớn cho các đơn vị phòng ngự ở đây.
Trước trận đánh, 15 sư đoàn khinh kị binh và long kị binh của Phổ bắt đầu hành
động trinh sát trận địa. Tuy nhiên quá trình trinh sát diễn ra khá cẩu thả, bản thân
Wedell tin tưởng chắc chắn rằng quân Nga sẽ không rời khỏi nơi đóng trại của
mình ở Langmeyle. Vì vậy ông quyết định tấn công vào quân Nga tại vị trí trên
con đường dẫn tới Krosen. Ông cũng dự định chiếm luôn các cao điểm Paltsig để
ngăn không cho quân Nga giành được vị trí thuận lợi này. Tuy nhiên Xanticốp đã
nhanh chân hơn Wedell và vào 13 giờ Paltsig đã lọt vào tay người Nga.
Ngay khi vừa kiểm soát được Paltsig, quân Nga phát hiện ra rằng kẻ địch của họ
cũng đang hành quân với ý định đánh chiếm đỉnh đồi. Xanticốp liền đưa hàng
quân đầu tiên của sư đoàn Phêmo lên phía trước, chiếm lĩnh Tsauhergrund và con
đường dẫn tới bến phà ở suối Eyhmyulen. Cánh trái được trấn giữ bởi lực lượng
trinh sát của Gôlítxưn và khinh kị binh của Totleben. Phòng tuyến thứ hai của
quân Nga bao gồm các sư đoàn Vilboa, đội giáp binh Yeropkin và trung đoàn dự
bị Demiku. Pháo binh được chia làm 8 đội; trong đó 6 đội pháo trấn giữ ở cánh
phải, nơi bị đe dọa nhiều nhất. Đến 14 giờ rưỡi thì việc chuẩn bị trận địa đã hoàn
tất.
Quân Phổ vượt suối Eyhmyulen và đánh chiếm Shmideberg. Lúc này họ đã đứng
trước trận địa của quân Nga. Cho rằng trước mặt mình chỉ là những đội tiên phong
Nga ít ỏi, Wedell tự tin hạ lệnh công kích vào các vị trí Nga ở hai cánh. Các tướng
Phổ Manteuffel và Gyulzen sẽ chỉ huy cánh phải đập vào cánh trái Nga, còn cánh
trái của Phổ do Shtutergeym chỉ huy sẽ đương đầu với cánh phải Nga. Đội kỳ binh
Kanitsa sẽ mở một cuộc tập hậu vào sau lưng quân địch nhằm quét sạch quân Nga
ra khỏi Paltsig. Wedell tự tin đến mức ông không cho pháo binh hỗ trợ các cuộc
công kích của Phổ.
Wedell đã phải trả giá cho sự chủ quan của mình. Cánh phải của quân Phổ bị pháo
binh Nga bắn cho bầm dập, các đợt tấn công của họ liên tiếp bị người Nga bẻ gãy
và chịu thiệt hại lớn. Thành quả lớn nhất của cánh phải quân Phổ là một đợt công
kích tuyệt vọng của Gyulzen vào trung tâm quân Nga, sự liều lĩnh và dũng cảm
của người Phổ đã giúp họ phá vỡ được trận tuyến và tiến vào trung tâm trận địa.
Tuy nhiên một trận ác chiến bằng lưỡi lê đã diễn ra và các lưỡi lê của người Nga
đã chọc thủng mũi công kích này. Bản thân tướng Manteuffel cũng bị trọng
thương. Còn đợt tấn công của Shtutergeym thất thất bại ngay lập tức: cánh trái
quân Phổ bị pháo binh Nga lạnh lùng chặn đứng và họ buộc phải rút lui với
thương vong nặng nề. Mưu kế của quân Phổ nhằm đánh lừa cánh trái quân Nga
cũng bị Totleben phá hỏng ngay từ đầu. Lực lượng kỳ binh của Kanitsa cũng
không tránh được sự đón đánh của các đội hậu binh Nga và đợt tập hậu cũng thất
bại nốt. Không còn lo lắng gì về cánh trái nữa, Xanticốp điều quân qua cánh phải
đối phó với Shtutergeym. Tại đây, người Phổ tung ra một nỗ lực cuối cùng và thu
được chút thành công: đội giáp binh của Shorlemera đã áp đảo tuyến đầu của quân
Nga và tiến đến phòng tuyến thứ hai. Tuy nhiên một trận đánh giáp lá cà bằng lưỡi
lê lại bùng nổ: cũng giống như trận đánh của Gyulzen, các binh sĩ Nga dưới sự chỉ
huy của Yeropkin, Gaugrebena và Demiku (ông hy sinh trong trận đánh) đã chiến
đấu dũng cảm và không cho phép Shorlemera tiến thêm một tấc đất nào. Các cuộc
công kích của Wedell đã bị chặn đứng một cách không thương tiếc. Cuối cùng,
vào lúc 19 giờ, trận Züllichau kết thúc với chiến thắng toàn diện của người Nga.
[ ] Kết quả
Tổn thất của quân Phổ trong trận chiến thật sự thê lương. Theo Dorn và
Engelmann, người Phổ mất 6800 binh sĩ (24,7 phần trăm lực lượng) còn người
Nga là 4800 (9,2 %). Kersnovsky thì đưa ra con số 9-12 nghìn thương vong cho
phía Phổ. Tuy nhiên, Xanticốp đã bỏ mất cơ hội truy kích tàn binh Phổ. Thay vào
đó ông cho toàn quân nghỉ ngơi và tổ chức buổi lẽ mừng của theo đạo Cơ đốc trên
ngọn đồi Shmideberg. Wedell nhờ đó đã có thể tập hợp tàn binh vượt sang bờ Tây
sông Oder cố thủ.
Về phía mình, khi nghe tin thất trận từ Wedell, Phriđrích Đại đế buộc phải vội vã
điều đại binh lên phía Bắc và đích thân chỉ huy ba quân nghênh chiến với
Xanticốp. Ông giao lại việc đối phó với quân Áo và với thống chế Daun cho
Vương đệ Heinrich - người đã lập nhiều công lao to lớn ở Sachsen và Bohmen - và
chấp nhận để cho Sachsen bị đe dọa bởi quân Áo - khu vực này chỉ còn được bảo
vệ bởi một lượng binh sĩ ít ỏi. Tuy nhiên sự thân chinh của nhà vua Phổ cũng
không giúp quân đội của ông thoát khỏi thất bại ê chề và đầy thảm họa trong Trận
Kunersdorf đẫm máu. Chiến dịch năm 1759 của cuộc Chiến tranh Bảy Năm, mà
mở màn là trận bại ở Palzig, trở thành một thảm kịch trong lịch sử quân sự Phổ. [2]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ls_phap_49__8633.pdf