Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể, trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
57 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng tổng quan về trái phiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU Nhóm thuyết trình: Chu Thị Hương Giang Nguyễn Cao Hữu Trí Nguyễn Thành Xuân Nguyễn Văn Hải Hoàng Anh Tuấn Nguyễn Viết Phúc Trần Văn Đúng I.TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU Khái niệm trái phiếu Đặc điểm của trái phiếu Phân loại trái phiếu Rủi ro của trái phiếu Lợi suất của trái phiếu Đường cong lợi suất 1. Khái niệm về trái phiếu Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể, trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU a. Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính: + Mệnh giá. + Lãi suất định kỳ (coupon) + Thời hạn. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU b. Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ giữa người phát hành và người đầu tư. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU c. Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố: + Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. + Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. + Thời gian đáo hạn của trái phiếu. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU 3.1. Căn cứ vào việc có ghi danh hay không: Trái phiếu vô danh Trái phiếu ghi danh 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU 3.1. Căn cứ vào việc có ghi danh hay không: Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU 3.1. Căn cứ vào việc có ghi danh hay không: Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU 3.2. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu: Trái phiếu chính phủ Trái phiếu công trình Trái phiếu công ty 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU 3.2. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu: Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU 3.2. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu: Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dung những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU 3.2. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu: Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau: + Trái phiếu có bảo đảm + Trái phiếu không bảo đảm 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau: + Trái phiếu có bảo đảm: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau: Trái phiếu không bảo đảm: Là trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU Những đặc tính riêng của trái phiếu theo từng đợt phát hành: + Trái phiếu có thể mua lại. + Trái phiếu có thể bán lại. + Trái phiếu có thể chuyển đổi. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU Những đặc tính riêng của trái phiếu theo từng đợt phát hành: + Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU Những đặc tính riêng của trái phiếu theo từng đợt phát hành: + Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU Những đặc tính riêng của trái phiếu theo từng đợt phát hành: + Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty. 3. PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU 3.2. Căn cứ vào thời hạn của trái phiếu - Trái phiếu ngắn hạn - Trái phiếu dài hạn 4. RỦI RO CỦA TRÁI PHIẾU Rủi ro tài chính Rủi ro lãi suất Rủi ro thanh khoản Rủi ro sức mua hay rủi ro do lạm phát gây ra 4. RỦI RO CỦA TRÁI PHIẾU 4.1 Rủi ro tài chính: là rủi ro về khả năng thanh toán, trong đó người phát hành trái phiếu không đủ khả năng tài chính để hoàn trả đầy đủ, đúng hạn các khoản tiền phải trả như họ đã cam kết với trái chủ. 4. RỦI RO CỦA TRÁI PHIẾU 4.2 Rủi ro lãi suất: là những rủi ro do sự thay đổi lãi suất trên thị trường dẫn đến sự thay đổi tỷ suất sinh cần thiết của trái phiếu. 4. RỦI RO CỦA TRÁI PHIẾU 4.3 Rủi ro thanh khoản: là rủi ro về khả năng chuyển đổi trái phiếu thành tiền mặt trên thị trường, bao gồm cả yếu tố thời gian và giá cả khi chuyển đổi. 4. RỦI RO CỦA TRÁI PHIẾU 4.4 Rủi ro sức mua hay rủi ro do lạm phát gây ra: lạm phát gây nên sự thay đổi giá trị, sức mua của tiền tệ. Từ đó gây nên những thiệt hại nhất định cho các nhà đầu tư trái phiếu. 5. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU Lãi coupon (lợi suất danh nghĩa) Lợi suất hiện hành Lợi suất đáo hạn (YTM) Lợi suất mua lại (YTC) Lợi suất thực 5. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU 5.1 Lãi coupon (lợi suất danh nghĩa): Là tỷ lệ giữa lãi suất mà trái chủ nhận được so với mệnh giá của trái phiếu. 5. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU 5.1 Lãi coupon (lợi suất danh nghĩa): Ví dụ: Một trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng, lãi coupon hàng năm là 8.000 đồng thì lợi suất danh nghĩa đó là 8.000/100.000 = 0,08 (hay 8%). 5. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU 5.2 Lợi suất hiện hành: Là tỷ lệ giữa lãi suất so với giá hiện hành của trái phiếu trên thị trường. 5. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU 5.2 Lợi suất hiện hành: Ví dụ: Một trái phiếu mệnh giá 100.00 đồng, lãi coupon hàng năm là 8.000 đồng, giá hiện hành của trái phiếu trên thị trường là 103.000 đồng thì lợi suất hiện hành là: 8.000/103.000 = 0.0777 (hay 7,77%). 5. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU 5.3 Lợi suất đáo hạn (YTM): là mức lợi suất mà tại đó giá trị hiện tại của các luồng thu nhập trong tương lai của trái phiếu đúng bằng giá của trái phiếu. 5. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU 5.3 Lợi suất đáo hạn (YTM):Ví dụ: Một trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng, thời gian đáo hạn là 2 năm, lãi coupon hàng năm là 8.000 đồng, giá hiện hành là 103.000 đồng. P = 8.000/(1+y) + 8.000/(1+y)2 + 100.000/(1+y)2 = 103.000 y = 6,36% (YTM) 5. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU 5.4 Lợi suất mua lại (YTC): tương tự như YTM, chỉ khác, YTC được tính vào thời điểm khi trái phiếu được gọi mua. 5. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU 5.5 Lợi suất thực: Ví dụ: Một trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng, thời gian đáo hạn là 2 năm, lãi coupon hàng năm là 8.000 đồng, đã giao dịch trên thị trường một năm kể từ ngày phát hành. 5. LỢI SUẤT CỦA TRÁI PHIẾU 5.5 Lợi suất thực: Giả sử sau một năm giá được giao dịch với giá là 101.000 đồng. Lãi suất thực nếu đầu tư vào trái phiếu và nắm giữ đến ngày đáo hạn sẽ là: y = (100.000 – 101.000 + 8.000)/101.000 = 0,0693 (hay 6,93%). 6. ĐƯỜNG CONG LỢI SUẤT Đường con lợi suất (cấu trúc kỳ hạn): Chuỗi các mức lãi suất hay đường cong lãi suất là mối liên hệ giữa những mức lãi suất được quan sát ngày hôm nay của các loại trái phiếu nhiều kỳ hạn khác nhau. 6. ĐƯỜNG CONG LỢI SUẤT Các giả thuyết trong đường cong lợi suất. Kỳ vọng Sự ham thích giữ tiền mặt Thói quen ưa thích 6. ĐƯỜNG CONG LỢI SUẤT Các giả thuyết trong đường cong lợi suất. Thuyết kỳ vọng cho rằng đường cong lãi suất hướng lên nghĩa là các nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất tăng. 6. ĐƯỜNG CONG LỢI SUẤT Các giả thuyết trong đường cong lợi suất. Thuyết về sự ham thích giữ tiền mặt cho rằng tiền lãi được trả kèm theo với trái phiếu dài hạn bởi vì chúng không có tính ổn định hơn so với ngắn hạn. 6. ĐƯỜNG CONG LỢI SUẤT Thời hạn Lãi suất 6. ĐƯỜNG CONG LỢI SUẤT Các giả thuyết trong đường cong lợi suất. Thói quen ưa thích cho rằng các mức lãi suất khác nhau cùng với kỳ hạn khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư về thời gian đáo hạn nhất định. II. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU 1. Định giá trái phiếu thông thường. 2. Định giá trái phiếu chuyển đổi. 1. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU THÔNG THƯỜNG Giá trị đồng tiền theo thời gian: PV = FV/(1+r)^n FV = PV(1+r)^n 1. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU THÔNG THƯỜNG Giá trị dòng tiền đều: n PVA = ∑At/(1+r)^t = A/t[1 – 1/(1+r)^n] t=1 n FVA = ∑At(1+r)^t = A[((1 + r)^n – 1)/r] t=1 1. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU THÔNG THƯỜNG Trong đó: PV: giá trị hiện tại FV: giá trị tương lai n: số kỳ r: lãi suất định kỳ t: số kỳ cho tới khi nhận lãi A: dòng tiền đều mỗi kỳ 1. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU THÔNG THƯỜNG Công thức tính giá trái phiếu P = C1/(1+r) + C2/(1 +r)^2 +…+ Cn/(1+r)^n n Hay P ∑Ct/(1+r)^t + M/(1 + r)^n t=1 1. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU THÔNG THƯỜNG Trong đó P: giá trái phiếu n: số kỳ C: lãi coupon r: lãi suất định kỳ (yêu cầu) M: giá trị mệnh giá T: số kỳ cho tới khi nhận lãi 1. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU THÔNG THƯỜNG Mối quan hệ giữa lãi suất yêu cầu và giá trái phiếu: giá và lãi suất yêu cầu của thị trường có quan hệ ngược chiều nhau. 1. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU THÔNG THƯỜNG Mối quan hệ giữa giá trái phiếu và thời gian khi lãi suất yêu cầu không thay đổi: càng gần thời gian đáo hạn giá của trái phiếu càng tiến về mệnh giá. 1. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU THÔNG THƯỜNG Mối quan hệ giữa lãi suất coupon, lãi suất yêu cầu và giá trái phiếu Lãi suất coupon lãi suất yêu cầu: giá > mệnh giá Lãi suất coupon = lãi suất yêu cầu : giá = mệnh giá. 2. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI Tỷ lệ chuyển đổi = Số lượng cổ phiếu/Trái phiếu khi trái phiếu được chuyển đổi. Giá chuyển đổi = Mệnh giá/Tỷ lệ chuyển đổi. Giá trị chuyển đổi = Tỷ lệ chuyển đổi x Giá chuyển đổi. 2. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI Giá trị trái phiếu không thực hiên chuyển đổi = Giá trái phiếu thông thường (không chuyển đổi). Tỷ lệ chênh lệch chuyển đổi = (Thị giá trái phiếu – Giá trị chuyển đổi)/Giá trị chuyển đổi. Giá trị lợi ích chuyển đổi = Max(Giá trị chuyển đổi; Giá trị trái phiếu không thực hiện chuyển đổi). ĐIỀU KIỆN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP DN phát hành trái phiếu khi có đủ các điều kiện sau: 1.1. Là Cty CP, TNHH, NN. 1.2. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. 1.3. Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán. 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. 1.5. Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua. Nguyên tắc phát hành trái phiếu Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay. Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan. Nội dung của phương án phát hành Mục đích phát hành trái phiếu; Các thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp; Khối lượng, kỳ hạn, lãi suất trái phiếu phát hành; Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, biên độ biến động giá cổ phiếu Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán trái phiếu; Địa điểm bán trái phiếu và thanh toán gốc, lãi trái phiếu; Kế hoạch bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu; Các cam kết khác đối với người sở hữu trái phiếu Điều kiện khác Mệnh giá phát hành: bội số của 100.000 đồng Đồng tiền phát hành: VND Hình thức: chứng chỉ, bút toán Lãi suất: DN tự quyết định Thông qua phương án phát hành Cảm ơn cô và các bạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- traiphieu_2219.ppt