Bài giảng Tổng quan về máy vi tính

Chương 1: Tổng quan về hệ thống máy tính cá nhân

Chương 2: Rom Bios và Ram Cmos

Chương 3: Bộ nguồn

Chương 4: Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên-Ram

Chương 5: Bộ vi xử lý

Chương 6: Bảng mạch chính

Chương 7: Ổ đĩa

Chương 8: Quản lý và lưu trữ thông tin trên đĩa từ

 

ppt132 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tổng quan về máy vi tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai lệnh độ chính xác và độ sạch của ổ đĩa. Dung lượng ghi trên vỏ đĩa của các nhà sản xuất thường là theo triệu bytes (1Mb=1000Kb*1000Byte), không giống với định nghĩa đơn vị đo thông tin (1MB=1024 KB*1024 bytes). Tuyệt đối không di chuyển hay va chạm mạnh vào máy khi máy tính đang hoạt động. Thường xuyên chạy các chương trình bảo dưỡng đĩa như SPEEDDISK, SCANDISK, DEFRAGE ... để nâng cao khả năng hoạt động của đĩa.1026. Ổ ĐĨA QUANG VÀ ĐĨA QUANG Ngày nay đĩa quang được sử dụng phổ biến, chúng có dung lượng chứa thông tin cao. Ban đầu các đĩa quang được phát triển nhằm ghi các ghi âm thanh (CD – Compact Disk), hình ảnh động (VCD – Vidéo CD), về sau chúng được ứng dụng vào trong các hoạt động lưu trữ thông tin trên máy tính (CD ROM -Compact Disk Read Only Memory). Thông tin được lưu trữ trên đĩa quang là thông tin rời rạc.* Nguyên lý chế tạo Người ta tạo ra các đĩa CD ROM theo 2 bước: Bước 1: Dùng tia laser mạnh đốt nóng chảy thành các hốc đường kính 1 m trên một đĩa chủ bằng chất dẻo. Mỗi hốc này tương ứng với một bit thông tin. Bước 2: Từ đĩa chủ này tạo ra một cái khuôn để tạo ra các bản copy là các đĩa chất dẻo. Sau đó người ta phủ một lớp nhôm mỏng phản quang lên trên mặt đĩa và lại phủ một lớp chất dẻo trong suốt lên trên lớp nhôm để bảo vệ. Các hốc nhỏ được gọi là pits, còn diện tích không bị đốt chảy thành hốc gọi là lands, chúng có độ phản xạ ánh sáng khác nhau.1036.1. Tổ chức thông tin Thông tin trên CD-ROM được ghi theo một đường xoắn ốc duy nhất. Dữ liệu được ghi thành từng nhóm 24 byte, mỗi byte đầu tiên được mở rộng từ 8 bit thành 14 bit bằng việc sử dụng mã Reed-Solomon, 3 bit đặc biệt được thêm vào giữa các nhóm và một byte đồng bộ được bổ sung để tạo thành một frame, 98 frame tạo thành một block chứa 2 KB dữ liệu, block là một đơn vị cơ bản địa chỉ hoá được. Mỗi CD-ROM có thể chứa 270000 block, cho dung lượng 533 MB. Cách ghi thông tin trên phức tạp, gây lãng phí dung lượng đĩa, nhưng cho độ tin cậy cao và giá thành chế tạo rất rẻ. 1046.2.Cách đọc thông tin Các đĩa CD ROM được đọc bằng một thiết bị giống như máy nghe nhạc CD, dùng một đầu dò đo năng lượng phản xạ từ bề mặt đĩa khi chiếu lên bề mặt một tia laser công suất nhỏ. Dữ liệu được đọc với một vận tốc tuyến tính không thay đổi là 75 inches/sec, cho ta tốc độ đọc dữ liệu là 153,60 kbyte/sec.105* Các đĩa quang ghi được 1 lần và nhiều lần Các đĩa quang “thế hệ thứ hai” là WORM (Write Once Read Many), cho phép người sử dụng ghi một lần thông tin lên các đĩa quang này. Các đĩa quang “thế hệ thứ ba” là loại đĩa có thể xoá được, chúng sử dụng công nghệ quang - từ. Đĩa chất dẻo được phủ một lớp hợp kim, hợp kim này có tính chất là ở nhiệt độ thấp chúng không nhạy cảm với từ trường, nhưng ở nhiệt độ cao cấu trúc phân tử của chúng sắp xếp lại theo từ trường tác động vào. Để ghi thông tin, đầu (ghi) của ổ đĩa có một laser và một nam châm. Tia laser chiếu một xung ánh sáng ngắn vào kim loại, nâng nhiệt độ của nó tức thời lên cao, nhưng chưa đủ làm chảy thành hốc (pit), đồng thời nam châm phát ra một từ trường theo một trong hai hướng để sắp xếp lại các phần tử của chất có tính chất quang từ. Khi xung laser hết, chỗ kim loại bị chiếu tia laser đã bị từ hoá theo một trong hai hướng biểu diễn 0 hoặc 1. 106Ổ đĩa CD-ROM,CDRW Chữ "x" ở đây tượng trưng cho tốc độ dữ liệu 150Kbps, và mỗi con số biểu thị cho một khả năng khác nhau mà chiếc ổ ghi CD có thể thực hiện. Một chiếc ổ CD-R có hai chức năng: ghi và đọc đĩa CD; còn một chiếc ổ CD-RW có ba chức năng: ghi, ghi đè (xoá và ghi dữ liệu chèn lên) và đọc. Khi nhìn vào tốc độ của ổ ghi, con số đầu tiên (số "12" trong ví dụ trên) dùng để chỉ tốc độ mà ổ ghi CD sẽ ghi dữ liệu trên một chiếc đĩa CD-R. Do vậy mà ở trong ví dụ trên, ổ ghi CD sẽ ghi dữ liệu gấp 12 lần so với tốc độ 150Kbps. Con số thứ hai (số "2" trong ví dụ trên) dùng để chỉ tốc độ mà một chiếc ổ ghi CD đạt được khi ghi đè dữ liệu trên đĩa CD-RW. Do vậy trong ví dụ trên, ổ CD sẽ ghi đè dữ liệu trên đĩa CD với tốc độ gấp hai lần tốc độ 150Kbps.107 Thường thì con số thứ hai (tốc độ ghi đè) thấp hơn con số đầu tiên (tốc độ ghi), bởi quá trình ghi đè thường chậm hơn quá trình ghi dữ liệu. Con số cuối cùng (số "24" trong ví dụ trên) dùng để chỉ tốc độ mà ổ ghi sẽ đọc dữ liệu từ đĩa CD. Do vậy mà trong ví dụ trên, ổ ghi CD sẽ đọc dữ liệu với tốc độ gấp 24 lần 150Kbps. Ổ CD-R chỉ có thể ghi được một lần. Khi dữ liệu đã ghi rồi thì không thể xoá được. Còn ổ CD-RW là ổ có thể ghi rồi lại xoá và ghi đè lên. Hầu hết các thiết bị đầu đọc audio CD (đặc biệt là các model cũ) chỉ có thể đọc được đĩa CD-R, do vậy khi muốn ghi nhạc thì bạn nên ghi vào đĩa CD-R. Trong khi đó, các đĩa CD-RW thường được sử dụng để lưu trữ dữ liệu hoặc để sao lưu dữ liệu.108* ĐĨA DVDDVD được chia làm hai loại chính: single layer DVD - có sức chứa 4.7 GB và double layer DVD - có sức chứa 4.7 GB x 2 = 9.4 GB.DVD±R (DVD recordable): đĩa DVD chỉ có khả năng ghi được một lần duy nhất. DVD-R: định dạng xuất hiện đầu tiên và có mục đích ban đầu là để lưu lại hình ảnh. DVD+R: giống như -R nhưng cho phép xem mà không cần đĩa hoàn chỉnh. DVD±RW (DVD Read Write): đĩa DVD có khả năng xóa và ghi nhiều lần. Thông thường một đĩa DVD±RW có khả năng ghi, xóa không dưới 1000 lần. Dung lượng của loại đĩa này là 4,7GB. Đĩa DVD+RW thường được dùng để lưu trữ, trong khi DVD-RW thường được dùng đến khi ghi hình. Hiện nay đa số đĩa bán ra trên thị trường đều là dạng DVD±RW chứ không chỉ đơn thuần là DVD+RW hay DVD-RW.1094. MỘT SỐ HỎNG HÓC THƯỜNG GẶP Câu hỏi 1: Làm thế nào để biết một ổ đĩa mềm bị hỏng bộ điều khiển ổ đĩa, bị bẩn hoặc lệch đầu từ; đĩa mềm bị hỏng vật lý bề mặt, bị hỏng logíc? Câu hỏi 2: Làm thế nào để biết một ổ đĩa cứng bị hỏng bộ điều khiển ổ đĩa, bị hỏng vật lý bề mặt, bị hỏng logíc?BÀI TẬP 7.1 Trình bày một số vấn đề về ổ đĩa cứng: Khái niệm, xu thế phát triển, hoạt động. 7.2 Một ổ đĩa cứng muốn lưu trữ dữ liệu được phải qua những khâu chuẩn bị nào. Trình bày nội dung của các bước đó. 7.3 Các thành phần cơ bản của ổ đĩa cứng, cách lắp đặt ổ đĩa cứng vào máy tính. 7.4 Trình bày một số vấn đề cần lưu ý về bảo trì đĩa cứng.110AGP Cổng đồ họa tăng tốc 1x: Xung nhịp 66 Mhz tốc độ tối đa 266 Mb/s điện thế 3,3v 2x: Xung nhịp 133 Mhz tốc độ tối đa 533 Mb/s điện thế 3,3v 4x: Xung nhịp 266 Mhz tốc độ tối đa 1066 Mb/s điện thế 1,5v 8x: Xung nhịp 533 Mhz tốc độ tối đa 2133 Mb/s điện thế 0,8vPCI express còn gọi là công nghệ I/O thế hệ thứ 3 là 1 cổng kết nối tuần tự 2 chiều -Tốc độ truyền dữ liệu lên tới 200Mb/s cho mỗi hướng -PCIe 16x có thể đạt tới 6,4Gb/s cho cả 2 hướng -Mỗi PCIe gồm 2 làn truyền dữ liệu lên xuống. Mỗi làn có thể truyền 2,5 gigabit/s111Loại 4x, 8x và 12x sử dụng trong thị trường máy chủ Loại 1x, 2x và 16x thì sử dụng cho người dùng thông thường. 112Các khe PCIe. Từ trên xuống: x4, x16, x1, x16, PCI.113CHƯƠNG XIIIĐĨA TỪ1. CẤU TRÚC LƯU TRỮ THÔNG TIN. Trong chương này chúng ta chỉ xem xét các cấu trúc quản lý đĩa từ theo quan niệm của BIOS, tức là chưa chắc đã phải là cấu trúc vật lý thực sự của đĩa mà là thông số vật lý đã được bộ điều khiển đĩa chuyển đổi (xem chương 7, phần ổ đĩa). Cấu trúc quản lý vật lý của đĩa từ được mô tả như sau: Như vậy đơn vị quản lý lưu trữ thông tin nhỏ nhất trên đĩa từ là sector vật lý. Theo cách đánh địa chỉ ở trên ta thấy rằng mỗi sector sẽ được xác định địa chỉ bằng một vector (H,C,S), với H là địa chỉ mặt, C là địa chỉ rãnh, S là địa chỉ của sector trên rãnh. Các sector vật lý được quản lý bởi các thủ tục trong BIOS.1142. CẤU TRÚC QUẢN LÝ ĐĨA LOGIC CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH DOS VÀ WINDOWS2.1 Phân khu đĩa và Master Boot Một ổ đĩa cứng vật lý có thể phân chia làm nhiều vùng, mỗi vùng có thể quy định thành một ổ đĩa logic (nguyên tắc phân chia các vùng đĩa chúng ta đã tìm hiểu ở chương 7). Một sector vật lý trên đĩa từ được dành ra để ghi các thông số về cách phân chia, sector đó gọi là Master Boot. Một chương trình nhỏ để khởi động đĩa và thông số phân chia đĩa được ghi trên Master Boot gọi là Master Boot Record. Mỗi đĩa cứng có một Master Boot Record, nằm ở ngay sector số 1 của mặt số 0, từ đạo số 0. Trong Master Boot Record có bảng phân chia đĩa. Đây chính là nơi ghi các địa chỉ vật lý của các phân vùng và đĩa logic, cần thiết cho các dịch vụ về đĩa của ngắt 13H của BIOS. BIOS kích hoạt chương trình khởi động trong Master Boot Record. Chương trình này đọc bảng phân chia đĩa, biết phân khu nào là phân khu chủ động, và truy nhập vào phân khu đó để tìm chương trình khởi động của hệ điều hành (DOS Boot Record đối với MS-DOS và Windows). 1152.2 Ổ đĩa logic Trên ổ đĩa logic được quản lý bởi hệ điều hành MS-DOS (và các hệ điều hành tương thích với nó), các sector được đánh số địa chỉ từ 0 cho đến hết số sector của ổ đĩa này, ta gọi đây là các sector logic và địa chỉ của nó là địa chỉ logic.Một ổ đĩa logic được hệ điều hành chia làm 4 phần: DOS Boot: Phần này có đúng một sector, nằm ở sector logic địa chỉ 0. FAT (File Allocation Table): Bảng định vị tệp, nằm ngay sau sector 0. Root: Vùng chứa các điểm truy nhập tệp và thư mục con của thư mục gốc. Data: Vùng chứa nội dung tệp và các thư mục con. Vùng này được tổ chức thành các đơn vị chứa dữ liệu gọi là liên cung (Cluster). Mỗi liên cung bao gồm một hoặc nhiều sector, số lượng sector trong liên cung tùy thuộc vào dung lượng đĩa, trên đĩa mềm 1.44 mỗi liên cung là một sector. Địa chỉ liên cung được đánh số từ 2 cho đến hết.1162.2.1. Dos Boot Record Bản ghi khởi động chứa chương trình khởi động máy. Chương trình được chương trình khởi động của Master Boot Record tìm thấy và được nạp lên địa chỉ 7C00:0000 trong RAM và nắm quyền điều khiển máy, sau đó nó tìm các file cần thiết để khởi động. Đối với MS-DOS, đó là IO.SYS; MSDOS.SYS và COMMAND.COM. Đối với PC-DOS thì là các file IBMBIO.COM; IBMDOS.COM và COMMAND.COM. Đối với Windows 95 thì đó là các file IO.SYS; MSDOS.SYS và WINBOOT.SYS. Nếu vì một lý do nào đó không tìm thấy hoặc không đọc được các file trên, chương trình khởi động sẽ báo lỗi Non system disk or disk error... Trong bản ghi khởi động còn có các thông tin khác đó là bảng các thông tin của chính phân khu này, được gọi là bảng tham số đĩa của BIOS (Bios Parameter Block - BPB):1172.2.2. Bảng định vị file (FAT) * Cấu trúc FAT FAT là một dãy các ô nhớ dùng để lưu trữ địa chỉ của chuỗi các liên cung chứa nội dung của một tệp. Độ lớn các ô nhớ tùy thuộc vào ta dùng kiểu FAT nào trên đĩa từ. Nếu ta dùng FAT12 độ lớn ô nhớ là 12 bit, FAT16 độ lớn ô nhớ là 16 bit, FAT32 độ lớn ô nhớ là 32 bit. Với ổ đĩa dung lượng lớn ta nên dùng FAT32, điều đó sẽ nâng cao được hiệu suất lưu trữ trên đĩa từ. Để đảm bảo an toàn lưu trữ sẽ có hai bảng FAT giống nhau gọi là FAT copy 1 và FAT copy 2. Khi cập nhật địa chỉ của một tệp thì cả hai bảng này cùng được cập nhật, khi một bảng bị hỏng thì dữ liệu của bảng thứ hai sẽ được dùng để sửa lỗi. Nguyên tắc hoạt động của FAT là ánh xạ tuyến tính địa chỉ của các liên cung trong phần Data sang các ô nhớ của FAT. Như vậy mỗi liên cung sẽ tương ứng với một ô nhớ trong FAT, liên cung đầu tiên có địa chỉ 2 sẽ tương ứng với ô nhớ thứ hai trong FAT, liên cung có địa chỉ 3 tương ứng với ô nhớ thứ 3 trong FAT,... 118* Chuỗi địa chỉ tệp. Mỗi tệp lưu trữ trên đĩa từ đều có một điểm truy nhập (entry), điểm truy nhập này nằm trên thư mục chứa tệp đó. Trong cấu trúc của điểm truy nhập có dành không gian để chứa địa chỉ đầu vào của tệp, đó chính là liên cung đầu tiên trong chuỗi các liên cung chứa têp. Các liên cung trong chuỗi liên cung chứa tệp sẽ được đánh dấu bởi các ô nhớ tương ứng của nó trong bảng FAT. Cách đánh dấu như sau: Ô nhớ tương ứng của liên cung đó sẽ chứa địa chỉ của liên cung kế tiếp trong chuỗi, ô nhớ của liên cung cuối cùng sẽ có một kí hiệu kết thúc tệp (EOF – End Of File). 1192.2.3. Vùng Root Vùng ROOT là vùng thư mục gốc của một ổ đĩa lôgíc, chứa các entry của tệp và thư mục con của thư mục gốc. Độ lớn của vùng này tuỳ thuộc vào dung lượng của đĩa và của hệ điều hành. Trên các đĩa cứng hiện nay, số các entry thường là 512. Mỗi entry chiếm 16 byte, ứng với 1 tệp hoặc 1 thư mục. 2.2.4. Vùng dữ liệu (Data) Vùng dữ liệu được chia thành các liên cung, các liên cung này được phân phối chứa dữ liệu của tệp tin hoặc được dùng chứa các entry của các thư mục con (khi đó nó có cấu trúc giống hệt như Root).1203. TRUY CẬP DỮ LIỆU TRÊN ĐĨA3.1. Truy cập mức vật lý Để truy xuất thông tin được ghi trên các sector theo địa chỉ vật lý ta phải dùng các thủ tục của BIOS, nếu dùng ngôn ngữ lập trình thì dùng các thủ tục gọi ngắt 13 (Hexa). Truy xuất theo cách này ngay cả khi không có cấu trúc quản lý logic của hệ điều hành trên đĩa từ. Truy cập mức vật lý thường được dùng để khôi phục các cơ cấu tổ chức thông tin trên đĩa, chẳng hạn như Master Boot Record, DOS Boot Record, FAT, Root, ...1213.2. Truy cập tệp qua hệ điều hành Bất cứ hệ điều hành nào cũng cung cấp các khả năng cập nhật đĩa từ. Ta xem xét một số chức năng chủ yếu.* Xóa tệp. Khi xóa tệp trên đĩa, hệ điều hành chỉ ghi kí hiệu giải phóng entry của tệp (mã E5 Hexa) vào byte đầu tiên trong bản ghi, sau đó xóa toàn bộ chuỗi địa chỉ của tệp đó trên FAT. Với cách làm đó hệ điều hành đã giải phóng môt entry, bản ghi đó sẵn sàng được sử dụng cho một tệp hoặc một thư mục khác, đồng thời giải phóng luôn chuỗi ô nhớ trong FAT. Chuỗi ô nhớ trong FAT được giải phóng đồng nghĩa với việc giải phóng các liên cung tương ứng, chúng cũng sẵn sàng được dùng cho những tệp khác.122* Ghi tệp, truy xuất tệp. Khi ghi tạo tệp mới, hệ điều hành sẽ tìm một bản ghi còn trống (có thể là trống hoặc có mã E5H ở byte đầu tiên) để làm entry cho tệp tin đó, đồng thời tìm một ô nhớ đầu tiên còn trống trong FAT để làm điểm bắt đầu tệp. Dung lượng tệp sẽ được so sánh với số lượng liên cung còn trống để xem có đủ chỗ trên đĩa cho tệp hay không. Khi cập nhật, truy xuất một tệp tin đã có trên đĩa, hệ điều hành sẽ căn cứ vào entry của nó và chuỗi địa chỉ để tiến hành cập nhật hoặc truy xuất.3.3.2. Khôi phục dữ liệu bằng cách sử dụng các phần mềm công cụ123BÀI TẬP THỰC HÀNH VÀ CÂU HỎI.9.1. Hãy trình bày cấu trúc lưu trữ thông tin trên đĩa từ? Hãy phân biệt địa chỉ vật lý và địa chỉ logic? Ổ đĩa vật lý và ổ đĩa logic?9.2. Trình bày các cấu trúc quản lý tệp trên đĩa từ của hệ điều hành MS-DOS và các hệ điều hành tương thích với nó.9.3. Trình bày về nguyên lý hoạt động của các chức năng truy nhập tệp, cập nhật tệp, xóa tệp. Ứng dụng của các kiến thức này trong hoạt động bảo trì thông tin trên đĩa từ.9.4. Trình bày nguyên lý của hoạt động dồn đĩa, tìm các tệp bị lạc, các tệp bị liên kết chéo. Thực hành các phần mềm ứng dụng có chức năng dồn đĩa, tìm tệp bị lac và liên kết chéo.124Chuẩn kết nối: IDE và SATA IDE (EIDE)SATA (Serial ATA) Nhanh chóng trở thành chuẩn kết nối mới trong công nghệ ổ cứng nhờ vào những khả năng ưu việt hơn chuẩn IDE về tốc độ xử lý và truyền tải dữ liệu. SATA là kết quả của việc làm giảm tiếng ồn, tăng các luồng không khí trong hệ thống do những dây cáp SATA hẹp hơn 400% so với dây cáp IDE. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 150 - 300 MB/giây. Đây là lý do vì sao bạn không nên sử dụng ổ cứng IDE chung với ổ cứng SATA trên cùng một hệ thống. Ổ cứng IDE sẽ “kéo” tốc độ ổ cứng SATA bằng với mình, khiến ổ cứng SATA không thể hoạt động đúng với “sức lực” của mình. Ngày nay, SATA là chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng nhất và cũng như ở trên, ta có thể áp dụng card PCI SATA Controller nếu bo mạch chủ không hỗ trợ chuẩn kết nối này. 125Ổ cứng PATA (IDE) với 40-pin kết nối song song, phần thiết lập jumper (10-pin với thiết lập master/slave/cable select) và phần nối kết nguồn điện 4-pin, độ rộng là 3,5-inch. Có thể gắn 2 thiết bị IDE trên cùng 1 dây cáp, có nghĩa là 1 cáp IDE sẽ có 3 đầu kết nối, 1 sẽ gắn kết vào bo mạch chủ và 2 đầu còn lại sẽ vào 2 thiết bị IDE. 126Các chuẩn không dâyBluetooth  Bluetooth không chỉ được dùng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị di động và kết nối tai nghe với điện thoại mà còn xuất hiện trong một loạt thiết bị khác nhau như máy ảnh số, laptop, PC và đầu máy chơi game. Chip Bluetooth sử dụng tín hiệu sóng radio để truyền dữ liệu trong phạm vi hẹp, thường là khoảng 30 mét. Bluetooth 2.0, phiên bản được tích hợp nhiều nhất trong các thiết bị hiện nay, có thể trao đổi những gói thông tin đòi hỏi băng thông thấp hoặc trung bình với tốc độ 3 Mb/giây. Công nghệ này sử dụng lượng điện năng tương đối thấp. 127Wibree Công nghệ do Nokia phát triển có thể gửi một lượng dữ liệu nhỏ với tốc độ vài kilobit mỗi giây giữa 2 thiết bị mà chỉ cần rất ít năng lượng. Nó sẽ được ứng dụng trong các sản phẩm như đồng đồ, bộ cảm biến game, thiết bị y tế SIG, tổ chức chuyên về chuẩn Bluetooth, đã chấp thuận Wibree và đang phát triển để nó tương thích các thiết bị Bluetooth. Sản phẩm đầu tiên dự kiến sẽ xuất hiện trong năm 2008. 128Zigbee Zigbee cho phép truyền thông tin tới nhiều thiết bị cùng lúc (mesh network) thay vì chỉ có 2 sản phẩm tương tác với nhau như Bluetooth và Wibree. Phạm vi hoạt động của Zigbee đang được cải tiến từ 75 mét lên đến vài trăm mét. Công nghệ này đòi hỏi năng lượng thấp hơn Bluetooth, nhưng tốc độ chỉ đạt 256 Kb/giây. Nó sẽ được ứng dụng trong hệ thống tự động tại các hộ gia đình như chiếu sáng và sưởi ấm. 129USB không dây Wireless USB có tính năng tương tự USB nói chung nhưng không cần dây cáp. Nó hỗ trợ máy in, máy ảnh, ổ cứng rời... kết nối không dây với máy tính. Wireless USB sử dụng nền tảng UWB (ultra-wideband) với tốc độ lên đến 2 Gb/giây, cho phép gửi video độ phân giải cao mà không tiêu tốn quá nhiều điện. Những sản phẩm Wireless USB đầu tiên cũng mới chỉ bắt đầu được giới thiệu ra thị trường. 130Wi-Fi Công nghệ kết nối Internet không dây này đã rất phổ biến trong gia đình, văn phòng, quán cafe và một số trung tâm thành phố lớn. Ngoài ra, Wi-Fi còn được dùng để nối những thiết bị gia dụng như TV, đầu DVD với máy tính. Chuẩn Wi-Fi 802.11b/g có thể truyền dữ liệu 54 Mb/giây trong khi phiên bản đang chờ phê duyệt 802.11n đạt tốc độ 200 Mb/giây. Tuy nhiên, Wi-Fi ngốn khá nhiều điện khi so với Bluetooth hay Zigbee. 131FireWire FireWire còn được gọi là IEEE 1394, là chuẩn kết nối xử lý cao cấp cho người dùng máy tính cá nhân và thiết bị điện tử. Giao diện kết nối này sử dụng cấu trúc ngang hàng và có 2 cấu hình: FireWire 400 (IEEE 1394a) truyền tải môt khối lượng dữ liệu lớn giữa các máy tính và những thiết bị ngoại vi với tốc độ 400 MB/giây. Thường dùng cho các loại ổ cứng gắn ngoài, máy quay phim, chụp ảnh kỹ thuật số FireWire 800 (IEEE 1394b) cung cấp kết nối tốc độ cao (800 MB/giây) và băng thông rộng cho việc truyền tải nhiều video số và không nén, các tập tin audio số chất lượng cao. Nó cung ứng khả năng linh hoạt trong việc kết nối khoảng cách xa và các tuỳ chọn cấu hình mà USB không đáp ứng được. 132

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_tong_quan_ve_may_vi_tinh.ppt