Bài giảng Toán luyện tập chung

Lưu ý : Cần xác định đúng dạng của biểu thức, sau đó thực hiện phép tính đúng thứ tự.

 - Cho HS học thuộc qui tắc.

 - Cho HS thực hiện tính giá trị biểu thức vào bảng con: 3 (20 – 10)

 - GV sửa bài.

* HĐ2: Luyện tập, thực hành

 

doc10 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Toán luyện tập chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 17 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I – Mục tiêu: 1) Kiến thức: Củng cố tính giá trị của biểu thức. 2) Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức và giải toán. 3) Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén. II – Chuẩn bị: Giáo viên: bảng phụ, băng giấy. Học sinh: Vở BT, bảng đ/s. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) hát 2) Bài cũ: (4’) Luyện tập - HS sửa bài, nhận xét. - Chấm 1 số vở, nhận xét. 3) Bài mới: (25’) Luyện tập chung * Giới thiệu bài – ghi tựa. * Hoạt động 1: Tính giá trị của biểu thức. Mục tiêu: HS tái hiện nhanh các qui tắc tính giá trị của biểu thức đã học. Phương pháp: đàm thoại, thực hành, thi đua. Bài 1: Tính giá trị của biểu thức. - Hỏi củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. - Sửa bài, nhận xét. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu. - Thi đua tiếp sức tính nhanh, đúng. Mỗi nhóm cử 4 bạn theo 4 nhóm. - Nhận xét. * Hoạt động 2: Giải toán Mục tiêu: HS thực hiện giải toán bằng 2 cách. Phương pháp: hỏi đáp, thực hành, giảng giải, thảo luận, động não. Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. ¹ Cách 1: Tính số hộp, sau đó tính số thùng cam. ¹ Cách 2: Tính số cam được xếp trong mỗi thùng. Sau đó tính số thùng cam. - Sửa bài, nhận xét. 4) Củng cố: (4’) ¹ Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: - 2 đội cử mỗi đội 5 bạn thi nối nhanh, đúng giá trị của biểu thức như yêu cầu bài 3. - Nhận xét. 5) Dặn dò: (1’) - Làm bài hoàn chỉnh. - Chuẩn bị bài: “Hình chữ nhật” - Nhận xét tiết. - HS cả lớp làm vở. 4 HS lên bảng sửa. Nhận xét. a) 655 – 30 + 25 = 625 + 25 = 650 b) 876 + 23 – 300 = 899 -300 = 599 c) 112 ´ 4 : 2 = 448 : 2 = 224 d) 884 : 2 : 2 = 442 : 2 = 221 - 1 HS nêu cách tính. - Thi đua tính giá trị của biểu thức. - Nhận xét Đ/S. a) 25 + 5 ´ 5 = 25 + 25 = 50 b) 160 – 48 : 4 = 160 - 12 = 148 c) 732 + 46 : 2 = 732 + 23 = 755 d) 974 - 52 ´ 3 = 974 - 156 = 818 - 1 HS đọc đề. - Thảo luận nhóm trao đổi cách giải. - Giải vở, nhận xét. Giải Cách 1: Số hộp cam xếp được: 48 : 4 = 12 (hộp) Số thùng cam có: 12 : 2 = 6 (thùng) Đáp số: 6 thùng cam Cách 2: Số quả cam được xếp trong mỗi thùng: 4 ´ 2 = 8 (quả) Số thùng cam có: 48 : 8 = 6(thùng) Đáp số: 6 thùng cam - HS thi đua tíunh nhẩm nhanh, nối đúng. - Sửa bài, nhận xét Đ/S. Vở BT Băng giấy Bảng Đ/S Vở BT Bảng phu Bảng Đ/Sï Kế hoạch bài dạy tuần 17 TOÁN HÌNH CHỮ NHẬT I – Mục tiêu: 1) Kiến thức: HS bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc), từ đó biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc). 2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật, vẽ và ghi tên hình chữ nhật. 3) Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén. II – Chuẩn bị: Giáo viên: Các mô hình (bằng nhựa hoặc bằng bìa) có dạng hình chữ nhật và không là hình chữ nhật, bảng phụ. Học sinh: SGK, vở BT, ê-ke, thước đo chiều dài, bảng Đ/S, bút chì màu. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) hát 2) Bài cũ: (4’) Luyện tập chung - HS sửa bài, nhận xét. - Hỏi củng cố qui tắc tính giá trị của biểu thức. - Nhận xét. 3) Bài mới: (25’) Hình chữ nhật * Hoạt động 1: Giới thiệu hình chữ nhật Mục tiêu: HS có khái niệm, biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc). Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, trực quan, thực hành. - GV giới thiệu : Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, yêu cầu HS gọi tên hình. ® Đây là hình chữ nhật ABCD. + Lấy ê-ke kiểm tra 4 góc có là góc vuông không? + Đo chiều dài 4 cạnh, yêu cầu HS so sánh độ dài cạnh AB và CD, cạnh AD và BC. * Kết luận: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau. ® Giới thiệu bài – ghi tựa. - GV đưa 1 số hình để HS nhận biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào không là hình chữ nhật. * Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: HS biết vẽ, ghi tên hình chữ nhật, đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật thành thạo. Phương pháp: đàm thoại, trực quan, thực hành, thảo luận, thi đua. Bài 1: Tô màu hình chữ nhật. - GV cho HS quan sát và tô màu. - Sửa bài, nhận xét. Bài 2: a) Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật. b) Viết tên cạnh thích hợp. - Sửa bài, nhận xét. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. - Sửa bài, nhận xét. 4) Củng cố: (4’) * Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. Hai đội thi đua, mỗi đội cử 3 bạn kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào mỗi hình để được hình chữ nhật theo yêu cầu bài 4. - Nhận xét. 5) Dặn dò: (1’_ - Làm hoàn chỉnh bài. - Học thuộc các đặc điểm của hình chữ nhật. - Chuẩn bị bài: “Hình vuông” - Nhận xét tiết học. - HS quan sát, trả lời: Hình chữ nhật ABCD. - HS thực hành, nhận xét. + Có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông. + HS đo, nêu nhận xét có 2 cạnh dài bằng nhau là AB = CD; 2 cạnh ngắn bằng nhau là AD = BC. - Vài HS nhắc lại. - HS quan sát, kiểm tra. - Nhận xét. - HS quan sàt, nhận biết nhanh hình chữ nhật: dùng êke kiểm tra 4 góc. Tô màu đúng, đẹp. - Nhận xét - HS đo, thi đua thực hiện. - Nhận xét Đ/S. a) MN = 4cm AB = 5cm QP = 4cm DC = 5cm MQ = 2cm AD = 3cm NP = 2cm BC = 3cm b) MN = QP MQ = NP AB = DC AD = BC - HS thảo luận nhóm đôi, làm vở. a) Các hình chữ nhật: AMND và MBCN b) Độ dài các cạnh: MN = 4cm DN = 1cm AD = 4cm BC = 4cm CN = 3cm MN = 4cm CD = 4cm AD = 4cm AB = 4cm - HS thi đua kẻ đúng, nhanh. - Nhận xét. SGk Thước êâ-ke Thước đo chiều dài Mô hình Ê-ke Bút chì màu Vở BT Thước đo Bảng Đ/S Vở BT Bảng phụ Kế hoạch bài dạy tuần 17 TOÁN HÌNH VUÔNG I – Mục tiêu: 1 ) Kiến thức: Giúp HS: - Biết được hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. - Biết vẽ hình vuông trên giấy có ô vuông (giấy ô li) 2) Kĩ năng: Rèn thao tác vẽ nhanh, chính xác. 3) Giáo dục: Rèn tính cẩn thận. II – Chuẩn bị: Giáo viên: Thước kẻ, ê-ke, mô hình hình vuông, thẻ từ. Học sinh: thước kẻ, ê-ke, vở BT. III – Hoạt động dạy và học: 1) Ổn định: (1’) 2) Bài cũ: (5’) Hình chữ nhật - Nêu đặc điểm của hình chữ nhật (1 HS) - Vẽ 1 hình chữ nhật có cạnh dài là 4cm, cạnh ngắn là 3cm. 1 HS lên bảng, dưới lớp vẽ ra nháp. - GV kiểm tra quanh lớp – Nhận xét. 3) Bài mới: (23’) Hình vuông Hoạt động dạy Hoạt động học ĐDDH * Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông. Mục tiêu: HS biết được hình vuông là hình có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông. Phương pháp: Quan sát, giảng giải, thực hành - GV vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 tam giác. + Theo em các góc ở các đỉnh hình vuông là các góc như thế nào? => GV chốt: Hình vuông có 4 góc ở đỉnh đều là góc vuông. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông? => GV chốt: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau. - GV gắn thẻ từ ghi 2 kết luận trên: * Hình vuông là hình có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau. + Tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông. + Tìm điểm giống và khác nhau của hìng vuông và hình chữ nhật. - Nhận xét. * Hoạt động 2: Luyện tập. Mục tiêu: Biết vẽ hình vuông trên giấy có ô vuông. Phương pháp: Thực hành, giảng giải Bài 1: Hướng dẫn HS quan sát các hình trong vở bài tập, chọn hình vuông rồi tô màu hình EGHI. - Nhận xét – giới thiệu 1 số vở tô màu đẹp, đúng hình vuông. Bài 2: Hướng dẫn HS đo độ dài cạnh hình vuông, . Hình A có độ dài là 2cm. . Hình B có độ dài là 3cm. . Hình C có độ dài là 4cm. Bài 4: Hướng dẫn HS vẽ theo hình mẫu. - Nhận xét. 4) Củng cố: (5’) - GV đưa 1 số hình lên bảng yêu cầu HS kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào mỗi hình để được hình vuông. - Nhận xét. 5) Dặn dò: (2’) - Làm bài 3. - Luyện tập vẽ thêm. - Quan sát: + Tìm và gọi tên hình vuông trong các hình GV đưa ra. + Là các góc đều vuông. - 1, 2 HS lên bảng dùng ê-ke kiểm tra 4 góc. - Cả lớp đồng thanh. - HS nhắc lại cá nhân. - HS thi đua: Độ dài 4 cạnh của hình vuông là bằng nhau. - 3 HS nêu lại. - 3 HS nhắc lại. - Thi đua: khăn mùi xoa, viên gạch lát nền, … * Giống: Đều có 4 góc vuông. * Khác: . Hình chữ nhật: có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. . Hình vuông: Có 4 cạnh bằng nhau. - 1 HS đọc yêu cầu: Tô màu các hình vuông. - HS thực hành trên vở bài tập. Dùng êke để kiểm tra từng hình. - Giải thích vì sao tô hình đó. - Đo độ dài cạnh hình vuông. - Dùng thước – thực hành trên vở bài tập – báo cáo kết quả. - Thực hành – ghi tên các góc vuông và đọc lên. - HS thi đua. Thước Ê-ke Thẻ từ Vở BT Kế hoạch bài dạy tuần 17 TOÁN TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (tiếp theo) I – Mục tiêu: - HS biết cách tính giá trị của biểu thức đơn giản. - HS biết thực hiện tính giá trị của các biểu thức đơn giản có dấu ngoặc. - Tạo óc sáng tạo, giúp HS yêu thích môn toán. II – Chuẩn bị: 1) Giáo viên: Bảng phụ, SGK 2) Học sinh: Bảng con, xem trước bài, vở BT toán. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) Hát 2) Bài cũ: (4’) Luyện tập - Gọi 2 HS lên sửa bài tập 1. 3) Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài – ghi tựa. * HĐ1: Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc. Mục tiêu: HS biết cách tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc. Phương pháp: giảng giải, hỏi đáp - GV đưa 2 biểu thức: 30 + 5 : 5 và ( 30 + 5 ) : 5 - Cho HS thảo luận tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức. + Tìm điểm khác nhau của 2 biểu thức? ® do điểm khác nhau này nên dẫn đến kết quả của 2 biểu thức khác nhau. - GV nêu cách tính giá trị biểu thức 2: “Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc”. * Lưu ý : Cần xác định đúng dạng của biểu thức, sau đó thực hiện phép tính đúng thứ tự. - Cho HS học thuộc qui tắc. - Cho HS thực hiện tính giá trị biểu thức vào bảng con: 3 ´ (20 – 10) - GV sửa bài. * HĐ2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: HS thực hành và nắm rõ bài học. Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm bài. - Gọi 4 HS lên sửa bài. - GV sửa bài. Cho HS so sánh kết quả của 2 biểu thức ® đọc lại qui tắc. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề. - Cho HS làm phần a, b. Sau đó sửa bài bằng cách thi đua 2 đội, GV nhận xét. Bài 3: Yêu cầu HS đọc dòng đầu tiên của bảng. - GV lưu ý HS chỉ điền giá trị của biểu thức. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 4: Gọi HS đọc đề. - Cho HS tìm hiểu đề. + Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu bạn ta phải biết điều gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài cho HS. 4) Củng cố: (4’) - Hỏi lại HS cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc. 5) Dặn dò: (1’) - Yêu cầu về nhà luyện tập thêm. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: “Luyện tập”. - 2 HS lên sửa bài. - HS quan sát biểu thức. - HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải, trình bày ý kiến. + Biểu thức thứ nhứt không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc. - 1 HS lên tính biểu thức thứ nhứt: 30 + 5 : 5 = 30 + 1 = 31 - 1 HS khác lên thực hiện bài tập 2. - HS đọc lại qui tắc. - HS thực hiện bảng con. - 1 HS đọc yêu cầu: Tính giá trị của biểu thức. - HS làm bài. - 4 HS lên sửa bài. Cả lớp nhận xét bằng bảng đ/s. - 1 HS dọc yêu cầu. - HS làm bài. Cả lớp sửa bài bằng cách thi đua. - HS đọc: Biểu thức – Giá trị biểu thức. - HS làm bài. Sửa bài bằng cách “Gọi điện” - HS đọc: Có 88 bạn chia đều thành 2 đội, mỗi đội xếp đều thành 4 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn? (Giải bằng 2 cách) + Phải biết mỗi đội có bao nhiêu bạn. (hoặc phải biết tất cả có bao nhiêu hàng) - 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một cách. Cả lớp làm vở BT. Cách 1: Mỗi đội có số bạn là: 88 : 2 = 44 (bạn) Mỗi hàng có số bạn là: 44 : 4 = 11 (bạn) Đáp số: 11 bạn Cách 2: Số hàng cả 2 đội có là: 4 ´ 2 = 8 (hàng) Số bạn mỗi hàng có là: 88 : 8 = 11 (bạn) Đáp số: 11 bạn - HS nhắc lại. Bảng con Bảng Đ/S Kế hoạch bài dạy tuần 17 TOÁN LUYỆN TẬP I – Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về cách thực hiện tính giá trị của biểu thức, so sánh giá trị của biểu thức với 1 số. - HS củng cố về kĩ năng tính giá trị của biểu thức. - HS yêu thích môn toán, tạo óc sáng tạo. II – Chuẩn bị: Giáo viên: bảng phụ Học sinh: Vở BT, xem trước bài. III – Các hoạt động dạy học: 1) Ổn định: (1’) 2) Bài cũ: (4’) - Gọi 2 HS lên làm bài tập 3/SGK theo 2 cách. - GV nhận xét, sửa sai, cho điểm. 3) Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài – ghi tựa * HĐ1: Tính giá trị biểu thức Mục tiêu: HS ôn lại cách tính giá trị của biểu thức. Phương pháp: thực hành, thi đua Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm bài. - GV nhận xét, sửa sai. - Cho HS nêu lại cách tính biểu thức có chứa dấu ngoặc. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài. - Cho HS 2 đội lên thi đua để sửa bài. - GV sửa sai, nhận xét thi đua. - Cho HS quan sát kết quả của câu c. * Lưu ý HS: Hai biểu thức có số và phép tính giống nhau nhưng khác nhau là biểu thức 1 có dấu ngoặc, biểu thức 2 không có dấu ngoặc nên dẫn đến kết quả khác nhau. (Có thể cho HS nêu). Do vậy nên khi tính giá trị biểu thức cần xác định rõ cách làm để tính kết quả chính xác. Bài 3: - Cho HS làm bài. * Lưu ý HS: Muốn so sánh 2 vế cần tìm giá trị của biểu thức rồi mới so sánh. - GV sửa bài. 4) Củng cố: (4’) - GV đưa bảng phụ có bài tập 4, cho HS đọc cột thứ nhứt. - Cho HS chuyền 4 hoa để lên điền vào chỗ trống. - GV sửa bài. 5) Dặn dò: (1’) - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập 4. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. - Mỗi HS lên thực hiện 1 cách giải: Cách 1: Mỗi chiếc tủ có số sách là: 240 : 2 = 120 (quyển sách) Mỗi ngăn có số sách là: 120 : 4 = 30 (quyển sách) Đáp số: 30 quyển sách Cách 2: Số ngăn sách 2 tủ có là: 4 ´ 2 = 8 (ngăn) Số sách mỗi ngăn có là: 240 : 8 = 30 (quyển sách) Đáp số: 30 quyển sách - HS nhận xét bài trên bảng. - HS nêu yêu cầu: Tính giá trị biểu thức. - HS làm bài. 4 HS lên sửa bài trên bảng. - HS nêu. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài. - Đại diện 2 đội lên thi đua, mỗi đội sửa 2 câu. - Hai đội nhận xét chéo. - HS quan sát kết quả câu c. 410 – (50 + 30) = 410 – 80 = 330 410 – 50 + 30 = 360 + 30 = 390 - HS nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, = - HS làm bài. HS sửa bài bằng cách nối tiếp HS lên làm bài, gọi bất kỳ bạn khác lên làm tiếp. - HS đọc: Biểu thức – giá trị của biểu thức. - Lần lượt 4 HS lên điền vào ô trống. Bảng phụ Bảng phụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docToan.doc
Tài liệu liên quan