1- Về kiến thức:
- Học sinh nắm được cách viết phương trình một
đường tròn
- Học sinh biết tìm tâm và bán kính của đường tròn
- Biết cách lập phương trình tiếp tuyến với một đường
tròn thông qua công thức tính khoảng cách từ điểm
đến đường thẳng
2- Về kỹ năng:
-Biết lập thành thạo một phương trình đường tròn qua
một số dữ kiện bài cho
-Bước đầu lập được phương trình tiếp tuyến với đường
tròn
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng toán học -Tiết 28 đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 28
ĐƯỜNG TRÒN
I MỤC TIÊU:
GIÚP HỌC SINH
1- Về kiến thức:
- Học sinh nắm được cách viết phương trình một
đường tròn
- Học sinh biết tìm tâm và bán kính của đường tròn
- Biết cách lập phương trình tiếp tuyến với một đường
tròn thông qua công thức tính khoảng cách từ điểm
đến đường thẳng
2- Về kỹ năng:
- Biết lập thành thạo một phương trình đường tròn qua
một số dữ kiện bài cho
- Bước đầu lập được phương trình tiếp tuyến với đường
tròn
3- Về thái độ-tư duy:
- Hiểu được công thức phương trình đường tròn
- Biết quy lạ về quen.
II CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
Thực tiễn: Học sinh đã học xong khoảng cách từ điểm đến
đường thẳng
Phương tiện:
- Chuẩn bị các bảng kết quả hoạt động
- Chuẩn bị phiếu học tập.
- Chuẩn bị các bài tập trong sách bài tập , sách nâng cao.
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy
đan xen hoạt động của các nhóm
IV TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
a. Các tình huống học tập:
* Tình huống 1:
Ôn tập kiến thức cũ: GV nêu vấn đề bằng bài tập, giải
quyết vấn đề qua 2
hoạt động sau:
HĐ1: Nêu phương trình đường tròn ở các dạng
HĐ2: Cách xác định tâm của đường tròn đó
HĐ3: Củng cố kiến thức thông qua bài tập tổng hợp
* Tình huống 2:
Xác định tâm và bán kính của đường tròn sau
2x2 + 2y2 –5x + 7y –12 = 0
HĐ 1: Củng cố kiến thức quy về phương trình đường tròn
HĐ 2: Cho học sinh tự tìm các hệ số a,b,c . Chia làm 4
nhóm thực hiện
HĐ 3: Cho kết quả của từng nhóm
b. Tiến trình bài học:
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Với tình huống 2: Từ HĐ1 đến HĐ 2, GV có thể tổ chức
cho lớp HĐ nhóm
- Cách tiến hành trò chơi: Sau khi chia nhóm giao nhiệm
vụ cho cho mỗi nhóm, GV điều khiển trò chơi bằng cách
đưa ra câu hỏi, nhóm nào đưa ra câu hỏi đúng và nhanh
nhất được ghi điểm. Sau khi hoàn thành mỗi nội dung,
nhóm nào được nhiều điểm nhất là thắng. Kết thúc trò
chơi, GV cho điểm vào sổ với nội dung đó cho học sinh.
- Chú ý: Các câu hỏi phải định hướng hành động sao cho
sau khi hoàn thành các câu hỏi thì HS đã hoàn thành nội
dung học tập. Nên cho mỗi nhóm nêu cách thắng của
nhóm mình sau mỗi hoạt động.
B/ BÀI MỚI : LUYỆN TÂP
Hoạt động 1 : Viết phương trình đường tròn đường kính AB nếu
A(7;-3) ; B(1;7)
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Nghe hiểu nhiệm
vụ
- Tìm phương án
thắng
- Trình bày kết quả
Tổ chức cho HS tự tìm ra hướng giải quyết
1 . Cho biết từng phương án kết quả
2 . Gợi ý: Tìm tâm là trung điểm AB
( Hoặc sử dụng tích vô hướng hai véc tơ )
3 . Các nhóm nhanh chóng cho kết quả
- Chỉnh sửa hoàn
thiện
- Ghi nhận kiến thức
Đáp số: x2+y2-8x-4y-14=0
Hoạt động 2 : Lập phương trình đường tròn đi qua ba điểm A(1;3),
B(5;6), C(7;0)
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Nghe hiểu nhiệm
vụ
- Tìm phương án
thắng
- Trình bày kết quả
- Chỉnh sửa hoàn
thiện
- Ghi nhận kiến thức
* Tổ chức cho HS tự tìm ra hướng giải quyết
1. Cho học sinh nêu lại cách giải hệ ba ẩn
2. Hướng dẫn: Nên gọi PTTQ của đường
tròn
Đáp số: x2+y2-9x-5y+14=0
Hoạt động 3 : Củng cố kiến thức thông qua bài tập sau:
Cho (d) x-my+2m+3=0. Tìm m để (d) tiếp xúc với đường tròn :
x2+y2+2x-2y-2=0
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Nghe hiểu nhiệm vụ
- Tìm phương án
thắng
- Trình bày kết quả
- Chỉnh sửa hoàn
thiện
- Ghi nhận kiến thức
* Tổ chức cho HS tự tìm hướng giải quyết
1. Công thức tính khoảng cách
2. Gợi ý: h =R => m
3. Cho HS ghi nhận kiến thức thông qua lời
giải
Đáp số : m=0 ; m=4/3
Hoạt động 4: * Củng cố bài luyện :
- Nhắc lại phương pháp giải hệ phương trình
- Làm bài t p 48;49;50 SBT nâng cao trang 108
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet_28_3467.pdf