I.-Mục tiêu :
- Học xong bài này học sinh cần phải :
- Hiểu phép trừ trong Z .
- Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên .
- Bước đầu hình thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy qui luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp
và phép tương tự .
II.-Phương tiện dạy học:
- Sách Giáo khoa ,
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng toan học - Phép trừ hai số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§ 7 . PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
2 – (-2) = ?
I.- Mục tiêu :
- Học xong bài này học sinh cần phải :
- Hiểu phép trừ trong Z .
- Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên .
- Bước đầu hình thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy qui luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp
và phép tương tự .
II.- Phương tiện dạy học :
- Sách Giáo khoa ,
III Hoạt động trên lớp :
1./ On định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
2 ./ Kiểm tra bài cũ:
- Viết các công thức tổng quát của tính chất của phép cộng trong Z .
3./ Bài mới :
Giáo viên Học sinh Bài ghi
- GV : Từ bài tập ?1 học sinh
cho biết muốn trừ hai số
nguyên ta làm thế nào
- Học sinh làm bài tập ?1
3 – 1 = 3 + (-1) = 2
3 – 2 = 3 + (-2) = 1
3 – 3 = 3 + (-3) = 0
3 – 4 = 3 + (-4) = -1
3 – 5 = 3 + (-5) = -2
I .- Hiệu của hai số nguyên :
3 – 1 = 3 + (-1) = 2
Giảm 1
3 – 2 = 3 + (-2) = 1
Giảm 1
3 – 3 = 3 + (-3) = 0
Giảm 1
3 – 4 = 3 + (-4) = -1
Giảm 1
3 – 5 = 3 + (-5) = -2
- Phép trừ trong N thực hiện
được khi nào ? Còn trong tập
hợp các số nguyên Z ?
- Học sinh : Phép trừ trong N
chỉ thực hiện được khi số bị
trừ lớn hơn số trừ .Còn phép
trừ trong Z luông thực hiện
được
Qui tắc :
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b
,ta cộng a với số đối của b .
a – b = a + (- b)
Ví dụ :
3 – 8 = 3 + (-8) = -5
(-3) – (-8) = (-3) + 8 = 5
3 – (-8) = 3 + 8 = 11
- Học sinh thực hiện
(-3) – 8 = (-3) + (-8) = -11
II.- Ví dụ :
Nhiệt độ ở SaPa hôm qua là 3oC
,hôm nay nhiệt độ giảm 4oC .Hỏi nhiệt
độ hôm nay ở SaPa là bao nhiêu độ C ?
Giải
Do nhiệt độ giảm 4oC ,nên ta có :
3 – 4 = 3 + (-4) = -1
Vậy nhiệt độ ở SaPa hôm nay là
: -1oC
Nhận xét : Phép trừ trong N không
phải bao giờ cũng thực hiện được ,còn
trong Z luôn thực hiện được .
4./ Củng cố :
Học sinh thực hiện các bài tập 47 và 48 SGK trang 82
5./ Dặn dò :
Học bài và làm các bài tập 49 và 50 SGK trang 82
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72_6863_2.pdf