CHƯƠNG 1
GIA ĐÌNH VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH
*MỤC TIÊU:
- Trình bày được khái niệm gia đình
- Mô tả và giải thích được các chức năng của gia đình và những ảnh hưởng
của gia đình đối với xã hội.
*NỘI DUNG
1.1. Giới thiệu chung về khái niệm gia đình
1.1.1. Gia đình là gì?
- Là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan
hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan
hệ giáo dục.
- Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một
thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở
của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa
các thành viên.
- Gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Lịch sử nhân loại có những hình thức hôn nhân: tạp hôn, đối ngẫu, một vợ một
chồng thì cũng có các hình thức gia đình: tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại
gia đình: một thế hệ, hai thế hệ và nhiều thế hệ.
- Dưới góc độ xã hội học
Gia đình là một nhóm người được thống nhất với nhau bởi mối quan hệ hôn
nhân và huyết thống hoặc nhận con nuôi, tạo thành một hộ duy nhất, tác động qua
lại, giao tiếp với nhau theo vai trò xã hội của riêng từng người trong số họ: là chồng,
là vợ (quan hệ chồng vợ) tạo thành một nền văn hóa chung.
- Dưới góc độ tâm lí học
Gia đình là một nhóm xã hội mà các thành viên trong nhóm có quan hệ tình
cảm và huyết thống sâu sắc; cùng có chung giá trị kinh tế, vật chất, tinh thần trong
những thời điểm lịch sử nhất định.5
Vậy gia đình là một cộng đồng người, một tế bào xã hội mà các thành viên của
nó liên kết với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, bằng sinh hoạt
chung và có trách nhiệm với nhau theo đạo lý và pháp luật.
- Đặc trưng cơ bản của gia đình dưới góc độ tâm lí học:
+ Gia đình là một nhóm xã hội gồm có ít nhất hai người
+ Trong gia đình có đủ các giới tính
+ Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình phải là quan hệ ruột thịt, có
huyết thống.
+ Quan hệ kinh tế của các thành viên trong gia đình là do hoạt động của các
thành viên trong gia đình mang lại.
+ Các thành viên trong gia đình sống chung trong một nhà.
- Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với
những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những
giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc
lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất,
kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn,
vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
102 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tổ chức cuộc sống gia đình - Nguyễn Thị Phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi quần áo khô vì bụi bặm, côn trùng... có thể làm bẩn và mốc dây phơi, như thế sẽ
làm bẩn cả quần áo. Nên dùng đây phơi tráng kẽm hoặc giá phơi có độ bền và cứng
hơn dùng dây. Với cây hoặc giá phơi có thể phơi được những đồ nặng như chăn, ga
trải giường... còn dây bằng sắt nhanh bị han gỉ, bằng nhựa dễ bị khô và gãy. Phải
thường xuyên thay dây phơi và kiểm tra độ bền của dây. Nhớ khi thời tiết lạnh nhớ
thêm một ít muối vào nước cuối cùng trong khi giặt để quần áo được nhanh khô hơn.
Để quần áo được thơm tho trong khi giặt có thể dùng thêm nước xả Comfort,
Softlan...
- Dùng giẻ mềm ướt để lau qua dây phơi.
- Treo quần áo và mắc trong khi phơi để quần áo nhanh khô và phẳng hơn.
Mắc áo và kẹp phải bằng nhựa và thường xuyên được lau sạch bụi bẩn.
- Phơi mặt trái quần áo ra ngoài.
- Quần áo bằng len phải được phơi phẳng.
- Quần áo ướt ít và ướt nhiều phải được phơi cách xa nhau.
- Với áo cổ tròn thì phải luôn mắc từ dưới lên để tránh làm giãn cổ. Với các
loại áo pull, khi phơi tránh phơi bằng mắc áo, sẽ làm giãn vai áo.
- Chú ý các nhãn hướng dẫn của các nhà sản xuất đính trên quần áo: Quần áo
có nhãn hình tròn trong hình vuông cùng với 1, 2 hoặc 3 chấm tức là quần áo có thể
được làm khô bằng máy, nhiệt độ cao hay thấp có thể phụ thuộc vào nốt chấm nhiều
hay ít. Còn nếu quần áo co hình tròn trong hình vuông cộng thêm hai đường gạch
chéo thì có nghĩa là quần áo đó chỉ được phơi khô bằng không khí ngoài trời, tuyệt
đối không được làm khô bằng máy.
- Có thể phơi quần áo cùng với những chiếc khăn bông khô, khi đó quần áo
cũng nhanh khô hơn.
Lưu ý:
Không nên để quần áo phơi đêm vì nhiệt độ ban đêm thường thấp tạo điều
kiện cho tạo sương và ngưng đọng sương trên quần áo và làm quần áo mất màu.
Không nên phơi quần áo gần sát nhau. Không nên để quần áo gắn máy sưởi vì
nhiệt độ nóng quá lớn có thể làm giảm độ bền của quần áo.
72
Sơ đồ quy trình giặt tay và phơi quần áo:
+ Giặt tay: Tách riêng quần áo, ngâm nước lã, ngâm xà phòng vò, ngâm nước
thơm.
+ Phơi: Vắt ráo, giũ, phơi.
3.1.3.4. Qui trình ủi
Quần áo sau khi đã được làm khô, trước khi mang đi ủi cần lưu ý: đa số các
sợi tổng thuộc loại polime nhiệt dẻo, ở nhiệt độ cao (180 – 200OC) chúng chảy mềm
dính. Nếu nhiệt độ bàn ủi cao hơn nhiệt độ ổn định khi sản xuất, khi đó tuy sợi chưa
bị mềm nhưng sẽ bị co rất mạnh đồng thời vải bị cứng và vàng, đặc biệt là các loại
vải từ Poliamid, PVC với những loại vải này nhiệt độ cho phép khoảng 130 – 150oC
(trừ với vải PVC, không được vượt quá 70oC). Nhiệt độ ủi đối với các loại sợi bông,
lanh từ 215 – 220°C. Đối với các loại hàng may sẵn, cách đơn giản nhất là chú ý
nhãn sử dụng trên trang phục trước khi ủi.
- Chuẩn bị vị trí ủi:
Vị trí ủi là nơi đầy đủ ánh sáng, thoáng mát. Bàn để ủi và ghế ngồi phải có
chiều cao thích hợp để người ủi được thỏa mái. Ổ cắm điện, giỏ quần áo được đặt
gần người ủi.
- Chuẩn bị quần áo ủi:
Tập trung quần áo, lựa ra theo từng loại (quần, áo, khăn...) dùng bình xịt làm
ẩm quần áo bằng vải, sơi bông, cuộn lại để giử ẩm cho quần áo suốt quá trình chưa
ủi đến.
- Điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi:
Tùy theo từng loại hàng vải mà cần điều chỉnh nhiệt độ ủi cho thích hợp. Ví
dụ: hàng vỉ bông bàn ủi cần nóng, xịt nước nhiều để tạo độ ẩm; hàng nilon không xịt
nước, bàn ủi chỉ để vừa nóng; hàng tơ và len, nỉ dùng bàn ủi khá nóng.
- Ủi: Người ủi nên xoay bàn ủi sao cho dây điện không vướng trong quá trình
thao tác.
- Ủi từ phải sang trái và ngược lại, ủi từ dưới lên trên và ngược lại. Chú ý ủi
theo canh chỉ vải.
- Ủi từ chi tiết nhỏ đến chi tiết lớn. Đối với những miếng vải lớn thì ủi giữa
trước rồi mới kéo ra hai bên.
73
- Với hàng thêu, nên đặt mặt phải có hình thêu lên một gối nhỏ sau đó ủi ở
mặt trái để hình thêu nổi
- Các đường may cần ủi chẻ ra hai bên, ủi ở bề trái vải.
- Lai quần áo ủi ở bề trái vải.
- Ở các phần dún dùng mũi bàn ủi ủi vào các khe đường dún, không ủi đè lên.
*Lưu ý:
Trong suốt quá trình ủi, khi cần rút hoặc cắm điện trở lại, luôn chú ý tay phải
khô. Bàn ủi phải đặt lên đế không cháy được, hoặc dựng đứng bàn ủi lên.
3.1.3.5. Phương pháp ủi một số loại hàng vải
Ủi quần áo không phải là một công việc dễ dàng như nhiều người vẫn thường
tưởng. Ngược lại nó là công việc đòi hỏi người nội trợ phải kiên nhẫn và kéo léo.
Ngày nay trước sự phát triễn của khoa học kĩ thuật, người ta có rất nhiều loại bàn ủi
đặc biệt và tiện lợi. Nhưng dù tiện lợi và đặc biệt thế nào đi nữa, những bàn ủi cũng
không thể nào thay thế được sự khéo léo của người sử dụng.
Sau đây là một vài phương pháp ủi một vài loại hàng vải.
- Ủi đồ vải: Muốn ủi áo quần bằng vải, phải dùng bàn ủi nóng và ủi nhanh.
Trước khi ủi nên phun nước sơ qua cho áo quần ẩm để ủi mau thẳng.
- Ủi hàng lụa: Phương pháp ủi hàng lụa cũng như ủi hàng vải. Tuy nhiên khi
ủi hàng lụa người ta thường ít phun nước, nếu phun thì phun thật ít. Hàng lụa mỏng,
vì thế phải thế phải ủi thật nhanh và nhớ tắt điện khi bàn ủi nóng.
- Ủi tơ nhân tạo: Đối với tơ nhân tạo, chỉ nên dùng bàn ủi ấm và tuyệt đối
không nên phun nước. Nên ủi từ từ và nhẹ nhàng.
- Ủi len, dạ: Len, dạ là những thứ vải dày, khi ủi không sợi bị hư. Tuy nhiên
len, dạ có 1 lớp lông tơ mỏng và mềm trên mặt. Vì thế nếu không khéo léo, lớp lông
tơ này sẽ bị cháy hoặc bị hư mất giá trị của len, dạ.
Như vậy khi ủi len, dạ nên dùng bàn ủi thật nóng. Đồng thời nên lấy 1 cái
khăn nhúng nước, vắt kĩ trải lên len, dạ sau đó ủi thật mạnh tay lên mặt khăn ướt
này. Ủi xong lấy khăn đi, lớp lông tơ trên len, dạ không bị hư mà những bụi bặm
bám trên len, dạ lại dính vào cả khăn, rất tiện lợi. Cuối cùng dùng một bàn chải mềm
chải lên.
74
- Ủi đồ nhung: Nhung đẹp và có giá trị nhờ lớp tuyết mềm mại ở bên ngòai.
Tuy vậy đây là loại hàng rất khó ủi. Nếu không cẩn thận, sau khi ủi, lớp tuyết trên
vải sẽ nằm ép xuống làm nhung không còn giá trị gì nữa.
Muốn ủi nhung, người ta không bao giờ ủi trực tiếp lên bề mặt như ủi những
loại hàng vải khác, người ta ủi trên bề mặt trái của nhung bằng bàn ủi ấm và ủi thật
nhẹ nhẹ nhàng.
Muốn cẩn thẩn hơn nữa, đẻ nhung đẹp đẽ lâu bền, nên ủi như sau: Căng
nhung lên giấy cho thật thẳng, rồi dùng bàn ủi ủi nhẹ vào mặt trái, nhớ thật đều tay.
Với phương pháp này, tuy mất nhiều thời gian nhưng nhung sẽ không mất tuyết.
- Ủi đồ nilon, dacron: Nilon và dacron là 2 loại vải tiện lợi. Một trong những
tiện lợi mà người ta thường nói tới là không cần phải ủi, nilon và dacron vẫn thẳng
như thường. Tuy nhiên muốn cho áo quần nilon, dacron đẹp và tăng giá trị khi giặt
xong người ta vẫn ủi.
Hai loại hàng này người ta là chất liệu hóa học rất dễ cháy. Vì thế trong khi
ủi, nếu không cẩn thận, những quần áo nilon, dacron dễ bị hư hỏng.
Sau đây là phương pháp ủi loại hàng nilon và dacron: Nên dùng bàn ủi ấm và
ủi thật nhanh tay.Trong khi ủi chỉ nên phun một ít nước mà thôi. Nếu có thể tốt hơn
hết là nên ủi khô.
- Ủi đăng ten: Khi ủi đăng ten, người nội trợ cần phải kheo léo và cẩn thận vì
đăng ten rất dễ bị cháy và dễ bị hư. Nên ủi bằng bàn ủi ấm và ủi thật nhanh tay. Có
như vậy đăng ten mới giữ được vẻ mềm mại mà không bị cháy hay bị nhíu lại.
- Ủi cà vạt: Cà vạt là thứ trang phục cần thiết của đàn ông, đặc biệt đối với
những người làm công việc cần tiếp xúc với công chúng, có sự giao tiếp thường
xuyên. Nếu không thuộc loại đối tượng này, thỉnh thoảng đàn ông cũng dùng cà vạt
trong một số dịp lễ trọng đại trong cuộc đời mình: bảo vệ luận văn, lãnh bằng tốt
nghiệp, lễ cưới... Như vậy thỉnh thoảng cà vạt cũng được giặt ủi như các quần áo
khác.
Cà vạt là loại trang phục khó giặt ủi bình thường, vì nó sẽ không còn giữ được
vẽ xinh xắn, đẹp đẽ, cứng cáp, thon gọn như ban đầu nữa. Cần giặt ủi cà vạt theo
trình tự sau: Lấy 1 miếng giấy carton cắt theo hình cái cà vạt. Khi giặt cà vạt xong,
75
lấy miếng carton luồn vào trong cà vạt và để như vậy phơi khô. Khi cà vạt khô, lấy
miếng carton ra không cần ủi lại.
3.2. Quản lý ngân sách gia đình
3.2.1. Tài sản trong gia đình
Của cải gia đình còn gọi là tài sản gia đình, là 1 phần tài sản của xã hội. Mỗi
gia đình điều có nguồn gốc của cải riêng để sinh sống, tồn tại và phát triễn. Nguồn
của cải gia đình và xã hội vô cùng quí giá và có giới hạn nhất định, còn nhu cầu
hưởng thụ của con người và gia đình ngày càng vô hạn. Làm thế nào để sinh sôi của
cải riêng cho gia đình theo qui định của Nhà nước cho phép và sử dụng như thế nào
cho kinh tế nhất. Chất lượng cuộc sống con người và gia đình tùy thuộc việc lập kế
hoạch thu, chi, tiết kiệm, đầu tư trong gia đình và hỗ trợ cho các phúc lợi xã hội.
3.2.1.1 Các loại tài sản
Tài sản trong gia đình có hai loai: tài sản vật chất và tài sản tinh thần
* Tài sản vật chất: Nhà cửa, ruộng vườn, đất đai, đồ dung phục vụ sinh hoạt
trong gia đình, đồ dùng phục vụ sản xuất trong gia đình; Tiền, vàng, đá quý, sổ tiết
kiệm, công trái, bảo hiểm và những tài sản vật chất khác.
b. Tài sản tinh thần
Bằng sức lao động của các thành viên gia đình về lao động chân tay và trí óc,
loại của cải này rất quan trọng tùy thuộc vào giới tính, sức khỏe, lứa tuổi, trình độ,
đạo đức, hứng thú, năng lực,sở trường... cần phải được đầu tư học tập nghề nghiệp:
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, tác phong, phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu
của một xã hội năng động. Nhờ có trình độ văn hóa, con người mới có thể tạo ra kinh
tế để tự nuôi sống gia đình và đóng góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
của xã hội.
Hai loại tài sản: vật chất và tinh thần tác động qua lại với nhau trong quá trình
sử dụng nhờ có kiến thức, kĩ năng, con người tìm được việc làm ổn định, mức lương
được tăng lên, đời sống khá hơn. Gia đình nếu biết tận dụng thời điểm lao động của
vòng nghề (18-25 tuổi định hương, 25-45 tuổi thực hiện, 45-55 tuổi duy trì, 60 tuổi
hưởng già...), thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi hợp lí sẽ phục hồi sức lao động
của các thành viên và tạo điều kiện cho các thành viên được nâng cao kiến thức phù
hợp với phát triển cá nhân, gia đình, cơ quan, xã hội; không nên phung phí thời gian
76
vào những việc có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến công việc, giảm tuổi thọ con
người.
c. Ngân sách gia đình
Là nguồn tài sản vật chất của gia đình, là quỹ chứa đựng tiền bạc của các
thành viên gia đình. Sử dụng và quản lí ngân sách gia đình là tìm hiểu nguồn thu
nhập gia đình, lập kế hoạch chi tiêu và chi tiêu hợp lí, có đầu tư phát triển.
3.2.1.2. Nhiệm vụ quản lí ngân sách gia đình
Tài sản trong gia đình do các thành viên gia đình tạo ra, nó mang ý nghĩa và
có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống, giúp duy trì cuộc sống. Tìm kiếm nguồn
thu nhập, biết sử dụng và quản lí, đầu tư từ ngân sách gia đình là những việc làm cần
thiết trong gia đình. Nhiệm vụ quản lí ngân sách gia đình rất cần thiết cho mọi gia
đình có điều kiện đời sống kinh tế cao cũng như những gia đình có đời sống kính tế
thấp. Mọi thành viên trong gia đình đều được tham gia vào việc lập kế hoạch thu,
chi, tiết kiệm trong gia đình. Mỗi gia đình cần có người quản lí tài chính gia đình
hoặc ngân sách gia đình. Thông thường, việc quản lí ngân sách trong gia đình do
người vợ hoặc người mẹ đảm nhiệm. Người mẹ dồng thời là người hướng dẫn con
cái biết sử dụng đồng tiền đúng lúc, đúng chổ, biết giá trị của đồng tiền. Người vợ
cần nâng cao trình độ quản lí kinh tế gia đình với sự giúp đỡ, cộng tác một cách có
trách nhiệm của người chồng, của các thành viên, qua các sách báo, tạp chí và qua
trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, người thân.
- Cần biết chi tiêu có kế hoạch, khoa học, hợp lí nhằm tránh những khó khắn
về thiếu hụt tiền bạc tròng gia đình, nhằm tạo bầu không khí trong gia đình không bị
căng thẳng.
- Biểu hiện sự thống nhất của các thành viên trong gia đình (phân công lao
động kinh tế gia đình, lao động phục vụ gia đình và sử dụng nguồn thu vào để chi
tiêu cho gia đình và các thành viên)
- Biểu hiện việc tổ chức khoa học kế hoạch chi tiêu, bằng cách tiêu xài đồng
tiền sao cho có lợi nhất, vì đồng tiền do công sức khó nhọc của những thành viên
trong gia đình làm ra, cần phải thỏa mãn nhu cầu trước mắt và lâu dài của mọi người
trong gia đình hiện tại và tương lai đảm bảo nguyên tắc công khai tài chính; quan sát
thu chi thực tế, trao đổi kinh nghiệm với các gia đình khác rồi lập kế hoạch chi tiêu,
77
chi tiêu tiết kiệm và đầu tư cho đúng, có sổ chi thu để kiểm soát kế hoạch đã thực
hiện.
3.2.2. Thu chi trong gia đình
3.2.2.1. Thu nhập của gia đình
a. Định nghĩa
Thu nhập của gia đình là tổng các khoảng thu bằng tiền và bằng hiện vật nhận
được hoặc có được của các thành viên trong gia đình một cách thường xuyên do lao
động chân chính tạo ra. Thu nhập không thế thiếu được đối với cuộc sống. Do đó
con người phải làm việc (phù hợp với năng lực của mỗi người) để tạo ra thu nhập
đáp ứng cho các nhu cầu của mình, cho các thành viên gia đình và góp phần phát
triển đất nước.
b. Phân loại các hình thức thu nhập
* Thu nhập bằng tiền
- Tiền lương: mức thu nhập tùy thuộc vào loại nghề nghiệp và kết quả lao
động của mỗi người.
- Tiền thưởng: là phần bổ sung cho những người lao động làm việc tốt, có
năng suất lao động cao, kỉ luật tốt, bồi dưỡng nghề nghiệp, học tập (có chứng chỉ,
bằng cấp), thi đua quý, học kì, toàn năm, tham dự các cuộc thi cấp cao.
- Tiền phúc lợi: khoản tiền này bổ sung cho nguồn thu của gia đình, do cơ
quan, trường học... chi cho cán bộ công nhân viên chức vào dịp lễ, tết, hiếu, hỉ, từ
quỹ phúc lợi.
- Tiền lãi bán hàng: nhận bán hàng hóa, bán sỉ hay bán lẻ, lời.
- Tiền lãi sản phẩm: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thực phầm.
- Tiền lãi tiết kiệm: chơi hụi, cổ phiếu, đầu tư nhà đất.
- Tiền trợ cấp xã hội: Phòng Lao động- Thương binh là Xã hội trả cho trẻ em,
người già neo đơn, khuyết tật, bệnh tật không có khả năng lao động.
- Tiền làm thêm ngoài giờ hành chính: dạy thêm, tư vấn, giúp việc nhà, chở
hàng, đưa rước khách hàng.
* Thu nhập bằng hiện vật
Sản xuất trực tiếp ra sản phẩm → bán trực tiếp hoặc kí gửi→ thu tiền.
- Trồng trọt: hoa màu, cây trái.
78
- Chăn nuôi: gà, heo, vịt, cá cảnh, chim.
- Mĩ nghệ: khăn thêu, áo thêu, tranh thêu, vẽ, đồ gốm sứ, mây tre...
- Sản phẩm thủ công: quà lưu niệm...
- Chế biến thực phẩm: thức ăn, thức uống.
- Sản phẩm may mặc: quần áo, chăn, khăn v.v...
- Sản xuất đồ dùng thiết bị nhà cửa.
Ngoài cách phân loại hai hình thức thu nhập trên còn có thể phân loại các
dạng thu nhập (chính, phụ) và thu nhập không ổn định, thu nhập mang lại an sinh
cho gia đình.
- Thu nhập chính: là những nguồn thu có tính ổn định như tiền lương, tiền lãi
bán hàng, tiền trợ cấp.
- Thu nhập phụ: gồm các khoảng là kinh tế phụ, đầu tư, lãi tiết kiệm, phúc lợi.
- Thu nhập đột xuất là thu nhập không ổn định, không thường xuyên, có thể
có hoặc không có như tiền thưởng, tiền lễ, quà biếu của gia đình, bạn bè, trúng
thưởng.
Thu nhập mang lại an sinh cho gia đình như các thu nhập hoạt dộng tương
trợ, ứng xử.
3.2.2.2. Thu nhập của các hộ gia đình Việt nam
Mỗi gia đình có hình thức thu nhập riêng, tùy thuộc từng hoàn cảnh, từng địa
phương. Ở thành phố chủ yếu nguồn thu nhập bằng tiền, ở nông thôn nguồn thu nhập
chủ yếu bằng hiện vật, bằng những sản phẩm khác nhau. Ngoài ra mỗi gia đình có
nhiều thành viên, có nhiều loại nghề nghiệp khác nhau nên có tổng thu nhập từ các
nguồn khác nhau.
- Thu nhập của gia đình công nhân viên chức ở nhà máy, cơ quan chủ yếu từ:
tiền lương, tiwwefn thưởng, tiền phúc lợi.
- Thu nhập của gia đình sản xuất: từ sản phẩm trồng trọt (cây cảnh, cây ăn
trái, nuôi tôm, nuôi gà, vịt, heo), sản phẩm thủ công...
- Thu nhập của học sinh, sinh viên, học viên: học bỗng.
- Thu nhập của gia đình về hưởng: lương hưu, lãi tiết kiệm, trợ cấp xã hội.
- Thu nhập gia đình buôn bán, dịch vụ: tiền công, tiền lãi bán hàng.
3.2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thu chi trong gia đình
79
- Nếp sống gia đình:
Việc thu chi trong gia đình ảnh hưởng của xu hướng hướng nội (ít giao tiếp
bên ngoài) hay hướng ngoại ( tham gia công tác xã hội, đi làm).
- Lợi tức gia đình:
Là tất cả các nguồn lợi mang đén cho gia đình như nguồn thu từ lương (vợ,
chồng), mua bán, sản xuất, nguồn chi tiêu, nguồn tiết kiệm, dự phòng, nguồn đầu tư
phát triễn. Mức sống gia đình cho thấy qua việc chọn chỗ ở, trang bị tiện nghi cá
nhân và gia đình, nhu cầu ăn uốn, giao tiếp bạn bè, tổ chức lễ tiệc gia đình, xe cộ,
giáo dục con cái (chọn trường, học thêm).
- Số người trong gia đình:
Phụ thuộc vào loại gia đình hạt nhân hay gia đình mở rộng, gia đình ít con
hay gia đình đông con và các thành viên khác có quan hệ với gia đình.
- Thời kì phát triễn gia đình:
Gia đình phát triễn từng thời kỳ, theo thời và sự phát triển của con cái. Mỗi
thời kỳ có những đặc điểm thu chi khác nhau.
+ Giai đoạn vợ chồng son: cần giảm chi giải trí, tặng quà; tặng chi tiền nhà ở
(hoặc thuê nhà, để dành tiền mua nhà), mua sắm đồ dùng gia đình, chuẩn bị đón con
đầu lòng, tăng tiền học tập, bồi dưỡng thăng tiến nghề nghiệp của vợ, chồng.
+ Giai đoạn có con trước tuổi học phổ thông: đay là thời kỳ mà cha mẹ cần
dành nhiều thời gian cho con cái; cần sự trợ giúp của người khác như ông bà, người
giúp việc, nhà trẻ, mẫu giáo; cha mẹ chăm sóc con cái từ ăn, mặc, sức khỏe, học
hành kết hợp với kế hoạch phát triễn kinh tế gia đình.
+ Giai đoạn có con học trường phổ thông: tăng chi phí cho ăn, mặc, học tập,
giải trí cho con cái, giúp con hướng nghiệp và hướng dẫn con cái lao động phục vụ
trong gia đình và tự phục vụ, tự học.
+ Giai đoạn có con trưởng thành: cha mẹ giúp con chọn nghề phù hợp với sở
thích, khả năng của con và nhu cầu của nghề nghiệp. Cha mẹ đầu tư cho con học
nghề; học cao đẳng, đại học hoặc học hành ở bậc cao hơn. Cha mẹ còn có thể hỗ trợ
cho con ngành nghề, xây dựng gia đình ra ở riêng.
80
+ Giai đoạn cha mẹ tuổi già: nguồn thu chính giảm, chỉ còn lương hưu trí, tiền
để dành và các nguồn phụ thu khác; nguồn chi tăng: thuốc men, nghỉ mát, thăm
viếng, ăn uống và chi khám bệnh, thuê người giúp việc.
- Ảnh hưởng chổ ở:
Chổ ở phải phù hợp với điều kiện sống, làm việc, học tập và sản xuất. ở thành
thị mức chi tiêu cao hơn nông thôn như chi trả tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại. Ở nông
thôn mức chi tiêu thấp hơn nhưng công việc làm ra kinh tế chủ yếu là trồng trọt,
chăn nuôi (sản xuất và tự tiêu thụ).
- Các loại chi phí:
Có thể kể các loại chi phí có ảnh hưởng đến kế hoạch thu chi trong gia đình
như
+ Chi phí nhà ở thành thị hay nông thôn, ở chung hay ở riêng; thuê, mua, trả
góp, mua hay xây cất nhà (còn nợ hay hết nợ), sửa chữa định kỳ tốn 1/10 nguồn thu.
+ Chi phí theo qui mô gia đình: phụ thuộc vào số lượng thành viên (có thu
nhập và chưa có thu nhập), các khoản chi hỗ trợ (cha, mẹ, anh, em), trả tiền người
giúp việc nhà.
+ Chi phí do nghề nghiệp của từng thành viên: tùy thuộc vào tổng thu nhập
hàng tháng của từng thành viên, gồm các khoản đóng bảo hiểm y tế, xã hội, các kế
hoạch đầu tư kinh tế và giáo dục.
+ Chi phí phương tiện đi lại ccura từng thành viên và chi phí mua xe: đi xe
công cọng hay phương tiện khác.
+ Chi phí sức khỏe của các thành viên: có khám định kỳ không, có mua bảo
hiểm y tế không, có mua bảo hiểm tai nạn không?
+ Chi phí mua sắm tiện nghi gia đình: đã có mua trả góp hoặc chưa mua, bảo
trì sửa chữa thiết bị gia đình.
+ Ăn uống các món ăn thường ngày và món ăn cuối tuần của gia đình, lễ tiệc
gia đình hàng năm tổ chức.
+ Chi phí sản phẩm may mặc: đi làm, đi học, giao tiếp, dự tiệc, ở nhà.
+ Chi phí giải trí và du lịch, thăm viếng trong năm.
3.2.3. Kế hoạch chi tiêu trong gia đình
81
Bất kỳ một gia đình nào trong xã hội, để duy trì các nhu cầu thiết yếu như ăn,
mặc, ở và các nhu cầu học tập giải trí... đều phải có các nguồn thu nhập để đáp ứng
cho các loại nhu cầu này. Theo truyền thống và quan niệm phiến diện của một số
không nhỏ các bậc phụ huynh, con cái không nên biết về chi tiêu trong gia đình,
thậm chí còn không cho con cái ở tuổi học sinh sử dụng tiền. Họ quan niệm tiền bạc
là mầm móng của nhiều loại tiêu cực, nguyên nhân gây hư hỏng con cái... Tuy nhiên
trong xã hội hiện nay cũng như quan niệm giáo dục của nhiều nước trên thế giới vấn
đề chi tiêu và biết chi tiêu như thế nào là một trong những nội dung trong chương
trình THCS. Một đứa trẻ cần có kiến thức về chi tiêu để có khả năng ứng xử trong xã
hội, hiểu và chia sẽ với cha mẹ những vấn đề trong gia đình theo khả năng của mình,
từ đó hình thành ý thức trách nhiệm, biết trân trọng công sức lao động của người
thân và tự giác hơn trong công việc tham gia các hoạt động lao động trong gia đình
giúp đỡ cha mẹ. Ngoài ra các kiến thức trong cách sử dụng tiền, các dịch vụ ngân
hàng, máy rút tiền, các loại thẻ tín dụng... giúp trẻ có khả năng hòa nhập với cuộc
sống hiện đại với những tiện nghi tối thiểu mà một xã hội phát triễn nào cũng có.
3.2.3.1. Quản lý chi tiêu trong gia đình
a. Loại hình chi tiêu
- Trong gia đình các khoản thu nhập thường có mức độ nhất định, tương đối
ổn định. Nhưng nhu cầu chi tiêu dễ biến động, có những khoản chi đột xuất, ngoài ra
có những tháng trong năm chi nhiều hơn thu nhập. Thí dụ: như tháng Tết, tháng hè.
Do đó cần có kế hoạch chi tiêu hàng tháng, hàng quí (3 tháng), 6 tháng, 1 năm và
nhiều năm như: kế hoạch học tập dài hạn, kế hoạch mua nhà, đầu tư phát triễn kinh
tế gia đình. Chi tiêu có kế hoạch là biểu hiện sự thống nhát chi tiêu trong gia đình,
bảo đảm nguyên tắc công khai tài chính, giúp mọi người kiểm tra lẫn nhau và cùng
có trách nhiệm trong chi tiêu. Các hộ gia đình có thể cùng có số tiền thu nhập như
nhau nhưng cách chi tiêu khác nhau phụ thuộc vào 4 yếu tố: tổng mức thu nhập và
các nguồn thu nhập; điều kiện sống làm việc; sức khỏe con người; nhận thức của con
người và điều kiện tự nhiên khác.
- Các gia đình ở nông thôn và các gia đình sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất
nên trực tiếp dùng những sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày (trồng trọt, chăn
82
nuôi) và buôn bán trao đổi hàng hóa nên mức chi tiêu nông thôn ít hơn thành thị (như
ăn uống, nhà ở, giải trí, đi lại, may mặc).
- Các gia đình ở thành thị chủ yếu thu nhập bằng tiền nên mọi vật dụng điều
phải mua hoặc trả phí phục vụ, dịch vụ như: ăn uống, may mặc, nhà ở, điện nước, đi
lại, sức khỏe, học tập, nghỉ ngơi, giải trí.
b. Các khoản chi tiêu
- Các khoản chi tiêu trong gia đình có thể có 2 loại là chỉ cho nhu cầu vật chất
và chỉ cho nhu cầu văn hóa tinh thần. Ta cũng có thể phân các loại hình chi tiêu
trong gia đình 1 cách chi tiết như sau:
- Chi tiêu thường xuyên: là những chi tiêu thường xuyên cố định bao gồm:
tiền học phí, tiền điện nước, chợ, điện thoại... Đây là những khoản có thể tính toán
được. Ngoài ra còn 1 khoản nhỏ cho chi tiêu vặt.
- Chi tiêu không thường xuyên: Gồm các khoản chi tiêu cho mua sách vở, quỹ
trường, bảo hiểm, nghỉ mát, giải trí... khoản chi tiêu này nhiều khi vượt chi tiêu
thường xuyên.
- Chi tiêu theo mục đích chiến lược: sửa máy móc, đồ dùng gia đình, trang
trí,sửa chữa, xây dựng nhà cửa. Loại chi tiêu này cần có kế hoạch trước để tich lũy
dần, đủ hãy thực hiện; đừng tùy hứng mà ảnh hưởng đến ngân sách gia đình.
- Chi tiêu đột xuất: là khoarn chi tiêu không thể dự trù trước được như hiếu
hỷ, thăm bệnh, khám chữa bệnh.
c. Quản lý chi tiêu
Trong quản lý chi tiêu, người quản lý gia đình cần chú ý các yếu tố sau:
- Phải cân đối các khoản chi tiêu: chi tiêu hợp với túi tiền, không nên có thói
quen đua đòi, so bì với gia đình khác.
- Cần phải có sổ chi tiêu: trong sổ cần ghi rõ các khoản chi tiêu, lý do, ngày
tháng, điều này rất có lợi vì sau 1 ngày, 1 tháng xem lại ta có thể phát hiện ra khoản
chi tiêu không hợp lý, quá phí phạm hoặc quá tằn tiện, từ đó có sự điều chỉnh cho
hợp lý.
- Trong gia đình người vợ nên là người giữ tiền và quản lý chi tiêu: thường
phụ nữ cận thận và tính toán tốt hơn đàn ông. Trường hợp cha mẹ đi vắng có thể giao
cho con trên 15 tuổi các khoản chi tiêu sinh hoạt.
83
- Nên chi tiêu theo nguyên tắc, trước khi chi tiêu cần tự đặt ra câu hỏi: mua
cái gì ? Mua ở đâu ? Khi nào mua? Mua cho ai? Mua bằng cách nào? Trả tiền mặt
hay trả góp?
- Tiền nên phát hẵn cho người chi: Tiền tiêu vặt cho con cái có thể cho theo
tuần hoawjc tháng để tập cho trẻ biết quản lý các khoản tiền nhỏ mà chúng được sở
hữu. Tuy nhiên cũng không nên cho con cái chưa đến tuổi trưởng thành biết tài sản
quí của gia đình và giữ số tiền lớn.
- Trong khi chi tiêu cần có quan điểm chung: caaffn chú cái độc lập của mỗi
thành viên, vì vợ chồng cũng có những khoảng chi riêng tư không cần người khác
biết.
- Khi mua sắm: không nên chạy theo những mục quảng cáo khi không có nhu
cầu, chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_to_chuc_cuoc_song_gia_dinh_nguyen_thi_phe.pdf