Bài giảng Tín dụng ngân hàng - Chương 4: Cho vay chuyên biệt

4.1. BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

KHÁI HIỆM

Bảo lãnh là một cam kết giữa hai bên, một bên

là ngƣời phát hành bảo lãnh, gọi là ngƣời bảo

lãnh (Guarantor), và một bên là ngƣời thụ

hƣởng bảo lãnh (Beneficiary). Trong đó, bên

bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền

cho ngƣời thụ hƣởng trong trƣờng hợp ngƣời

đƣợc bảo lãnh (Account party) vi phạm những

nghĩa vụ của mình đƣợc quy định trong hợp

đồng.

pdf13 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tín dụng ngân hàng - Chương 4: Cho vay chuyên biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG IV: CHO VAY CHUYÊN BIỆT 4.1. BẢO LÃNH NGÂN HÀNG KHÁI HIỆM Bảo lãnh là một cam kết giữa hai bên, một bên là ngƣời phát hành bảo lãnh, gọi là ngƣời bảo lãnh (Guarantor), và một bên là ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh (Beneficiary). Trong đó, bên bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền cho ngƣời thụ hƣởng trong trƣờng hợp ngƣời đƣợc bảo lãnh (Account party) vi phạm những nghĩa vụ của mình đƣợc quy định trong hợp đồng.. 4.1 BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 4.1.3 CÁC LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 4.1.3.1 PHÂN LOẠI DỰA TRÊN TÍNH CHẤT CỦA BẢO LÃNH - Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: là hình thức bảo lãnh trong đó ngân hàng và người đƣợc bảo lãnh đƣợc xem là cùng nghĩa vụ. Tuy nhiên, nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên, còn nghĩa vụ của ngân hàng là bổ sung. Nghĩa vụ bổ sung đƣợc thực hiện khi và chỉ khi có các bằng cớ xác nhận là nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm. - Bảo lãnh độc lập: là hình thức bảo lãnh theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo lãnh và việc thực hiện thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh đƣợc thỏa mãn mà thôi. PHÂN LOẠI BẢO LÃNH Theo mục đích - Bảo lãnh vay vốn: là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh, về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trongtrƣờng hợp khách hàng không trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn. - - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là loại bảo lãnh nhằm chống đỡ rủi ro cho ngƣời thụ hƣởng trong trƣờng hợp ngƣời cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng đƣợc sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà ngƣời đặt hàng đề nghị đối với ngƣời cung ứng để đảm bảo bồi thƣờng vi phạm hợp đồng. - Bảo lãnh hoàn thanh toán: loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng thƣơng mại, dịch vụtrong đó ngân hàng cam kết sẽ trả lại số tiền đã ứng trƣớc mà ngƣời mua hàng hay ngƣời hƣởng dịch vụ đã ứng trƣớc tiền hàng cho ngƣời bán hay ngƣời cung cấp dịch vụ trong trƣờng hợp ngƣời bán vi phạm không thực hiện hợp đồng. Giá trị của bảo lãnh hoàn thanh toán thƣờng tƣơng đƣơng toàn bộ số tiền đã ứng trƣớc. PHÂN LOẠI BẢO LÃNH - Bảo lãnh thanh toán: là loại bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh, cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trƣờng hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của mình khi đến hạn. - Bảo lãnh dự thầu: là loại bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký. Trƣờng hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Bảo lãnh dự thầu thực chất là phƣơng tiện thay thế cho việc ký quỹ của ngƣời tham gia dự thầu, nên giá trị của bảo lãnh theo mức ký quỹ chuẫn do ngƣời tổ chức đấu thầu đƣa ra. Bảo lãnh dự thầu sẽ tự động mất hiệu lức trong trƣờng hợp ngƣời đƣợc bảo lãnh không trúng thầu. PHÂN LOẠI BẢO LÃNH - Bảo lãnh trả chậm: loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm và còn gọi là bảo lãnh thanh toán, trong đó ngân hàng bảo lãnh sẽ trả thay ngƣời mua nếu đến kỳ hạn trả nợ mà ngƣời mua không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ngƣời bán. - Các loại bảo lãnh tài chính khác: như bảo lãnh nộp thuế XNK, bảo lãnh khác PHÂN LOẠI BẢO LÃNH CĂN CỨ VÀO PHƢƠNG THỨC PHÁT HÀNH Bảo lãnh trực tiếp: là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của ngƣời đƣợc bảo lãnh. Sau khi ngân hàng đã bồi thƣờng cho ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ ngƣời đƣợc bảo lãnh. PHÂN LOẠI BẢO LÃNH Bảo lãnh gián tiếp: là loại bảo lãnh trong đó ngƣời đƣợc bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (Ngân hàg chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ hai (Ngân hàng phát hành ) đƣa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho ngƣời thụ hƣởng. Trong loại bảo lãnh này, ngƣời đƣợc bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thông qua một cam kết gọi là bảo lãnh đối ứng. PHÂN LOẠI BẢO LÃNH CĂN CỨ VÀO ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN CỦA BẢO LÃNH. - Bảo lãnh theo yêu cầu: bảo lãnh theo yêu cầu hay còn gọi là bảo lãnh theo yêu cầu đầu tiên là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành dƣới dạng văn bản yêu cầu thanh toán hoặc văn bản yêu cầu thanh toán kèm với tờ trình về sự vi phạm hợp đồng cho ngƣời đƣợc bảo lãnh. - Bảo lãnh kèm chứng từ: Đây là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ ba (thƣờng là bên độc lập) xác nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ từ phiá ngƣời đƣợc bảo lãnh . - Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài: điều kiện thanh toán trong trƣờng hợp này là ngƣời thụ hƣởng phải cung cấp một phán quyết của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn đối với ngƣời thụ hƣởng. 4.1.4 PHÁT HÀNH CHỨNG THƢ BẢO LÃNH HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG THƢ BẢO LÃNH: - Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh: trong đó ngƣời yêu cầu bảo lãnh nêu các điều kiện và điều khoản cần thiết phải có trong văn bản bảo lãnh phù hợp với hợp đồng giữa họ và ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh, đồng thời phải có cam kết hoàn trả lại cho ngân hàng phát hành sau khi ngân hàng đã thực hiện thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. - Các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng. - Các tài liệu liên quan đến giao dịch đƣợc yêu cầu bảo lãnh. - Các tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh. 4.1.4 PHÁT HÀNH CHỨNG THƢ BẢO LÃNH KỸ THUẬT CẤP CHỨNG THƢ BẢO LÃNH -Xem xét hợp đồng gốc: nội dung của văn bản bảo lãnh phải có sự phù hợp thống nhất với các điểu khoản và điều kiện của hợp đồng gốc. -Bản chất giao dịch: quyết định loại bảo lãnh đƣợc phát hành đồng thời xác định mức tiền bảo lãnh tối đa của ngân hàng. Nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo lãnh: Nghĩa vụ mà khách hàng phải thực hiện trong hợp đồng có phù hợp với chức năng kinh doanh của khách hàng hay không? - Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gốc: quyết định thời hạn bảo lãnh. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh có thể bao gồm cả thời hạn hiệu lực của hợp đồng và khoản thời gian dành cho ngƣời thụ hƣởng chuẫn bị yêu cầu thanh toán. - 4.1.4 PHÁT HÀNH CHỨNG THƢ BẢO LÃNH NỘI DUNG VĂN BẢN BẢO LÃNH Văn bản bảo lãnh thƣờng có hình thức của một thƣ bảo đảm, gửi trực tiếp cho ngƣời thụ hƣởng hoặc thông qua ngân hàng thông báo với những nội dung cơ bản sau: - Chỉ định các bên tham gia. - Mục đích của bảo lãnh. - Số tiền bảo lãnh: số tiền bảo lãnh thƣờng đƣợc quy định theo mức tối đa và xác định dựa vào bản chất của giao dịch cũng nhƣ giá trị hợp đồng gốc. Trong khi tính số tiền bảo lãnh cầu lƣu ý điều khoản giảm thiểu giá trị bảo lãnh theo nghĩa vụ đã hoàn thành của ngƣời đƣợc bảo lãnh. - Các điều kiện thanh toán: quy định các chứng từ cần thiết phải xuất trình làm cơ sở cho việc thực hiện cam kết thanh toán của ngân hàng bảo lãnh. - Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh. - Các trƣờng hợp miễn trừ trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh nếu có 4.1.5 THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO LÃNH 4.1.5.1 KIỂM TRA CHỨNG TỪ TRƢỚC KHI THANH TOÁN Ngân hàng phải kiểm tra chứng từ trƣớc khi thanh toán. Khi kiểm tra thấy chứng từ bất hợp lệ hoặc không đáp ứng đúng các điều kiện đã đƣợc quy định, ngân hàng có quyền từ chối không thanh toán. Trong trƣờng hợp thấy có những điểm không rõ ràng, ngân hàng cần tiến hành xác minh lại. Trong bảo lãnh đồng nghĩa vụ, ngân hàng bảo lãnh đƣợc quyền viện dẫn những tranh chấp có thực trong hợp đồng gốc để thực hiện việc thanh toán đối với ngƣời thụ hƣởng. Luật quy định ngân hàng miễn thanh toán trong những trƣờng hợp sau: - Có sự thay đổi trong hợp đồng chính mà không đƣợc ngân hàng bảo lãnh chấp nhận. - Ngƣời đƣợc bảo lãnh đƣợc miễn nghĩa vụ do sự vi phạm hợp đồng của ngƣời hƣởng bảo lãnh. - Có sự dàn xếp giữa ngƣời hƣởng bảo lãnh và ngƣời đƣợc bảo lãnh theo hƣớng bù trừ nghĩa vụ với nhau. 4.1.5 THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO LÃNH THANH TOÁN CHO NGƢỜI THỤ HƢỞNG Sau khi chứng từ yêu cầu thanh toán đã đƣợc kiểm tra và chấp nhận thì ngân hàng bảo lãnh sẽ phải tiến hành chi trả cho ngƣời thụ hƣởng theo mức tối đa hoặc đƣợc giảm theo các điều kiện tiết giản có ghi trong văn bản bảo lãnh. ĐÒI BỒI HOÀN TỪ PHÍA NGƢỜI ĐƢỢC BẢO LÃNH Sau khi thanh toán bảo lãnh cho ngƣời thụ hƣởng, ngân hàng mặc nhiên trở thành chủ nợ và có quyền đòi bồi hoàn từ phiá khách hàng. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH: Hợp đồng bảo lãnh chấm dứt trong các trƣờng hợp sau: - Khi hợp đồng gốc bị tuyên bố vô hiệu. - Khi bảo lãnh đƣợc huỷ bỏ có sự đồng ý của ngƣời hƣởng bảo lãnh. - Khi ngƣời đƣợc bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ của họ quy định trong hợp đồng gốc. - Khi ngân hàng bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ trả thay của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tin_dung_ngan_hang_chuong_4_cho_vay_chuyen_biet.pdf