Bài giảng Tiết học đầu tiên

Củng cố về : - Nhận biết thứ tự của các số từ 0 100, đọc viết bảng các số

 - Thực hiện tính cộng, trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 100

 - Giải bài toán có lời văn

 - Đo độ dài đoạn thẳng

 

doc256 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tiết học đầu tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 .Vẽ Đoạn thẳng có độ dài cho trước. Giải bài toán có lời văn có nội dung hình học - Giáo viên cho học sinh mở SGK Bài 1 : -Khuyến khích học sinh tính nhẩm -Khi sửa bài nên cho học sinh đọc các phép tính và kết quả tính . Chẳng hạn : 11 + 4 + 2 = 17 đọc là : mười một cộng bốn bằng mười lăm, mười lăm cộng hai bằng mười bảy Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu nhiệm vụ phải làm Bài 3 : -Khi chữa bài có thể cho học sinh đổi vở cho nhau để kiểm tra độ dài đoạn thẳng, vẽ được có đúng bằng 4 cm không ? Bài 4 : -Vì bài toán được tóm tắt bằng hình vẽ, nên theo hình vẽ của SGK thì độ dài đoạn thẳng AC bằng tổng độ dài của đoạn thẳng AB và BC . Đọc đó có bài giải như sau : Bài giải : Độ dài đoạn thẳng AC là : 3 + 6 = 9 ( cm ) Đáp số : 9 cm -Học sinh mở sách -Học sinh nêu yêu cầu : “ Tính “. Học sinh tự làm bài. -1 học sinh lên bảng chữa bài . -Học sinh tự nêu nhiệm vụ (đọc “ lệnh “)rồi làm và chữa bài -Khi chữa bài học sinh khoanh vào 18 10 a) Số lớn nhất b) Số bé nhất -Học sinh tự nêu nhiệm vụ phải làm rồi tự làm - 1 em lên bảng chữa bài -Cho học sinh tự làm bài và chữa bài 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh ngoan - Xem lại bài học . Làm bài tập vở Bài tập toán - Chuẩn bị bài : Các số tròn chục 5. Rút kinh nghiệm : Tên Bài Dạy : CÁC SỐ TRÒN CHỤC Ngày Dạy :9-2-2007 I. MỤC TIÊU : + Bước đầu giúp học sinh : -Nhận biết về số lượng, đọc viết các số tròn chục ( từ 10 đến 90 ) -Biết so sánh các số tròn chục II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + 9 bó que tính mỗi bó có 1 chục que tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Sửa bài 3/22/ Vở Bài tập .2 em lên bảng vẽ hình và ghi số đo trên mỗi hình : a) b) A A 4 cm B 3 cm C 5 cm 3 cm 4 cm B C +Giáo viên kiểm tra đúng sai + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 :Giới thiệu các số tròn chục Mt :Học sinh nhận biết số tròn chục từ 10 đến 90 1. Giới thiệu số tròn chục : - Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 1 bó ( 1 chục ) que tính và nói :” có 1 chục que tính “ -Giáo viên hỏi : 1 chục còn gọi là bao nhiêu ? -Giáo viên viết : 10 lên bảng -Giáo viên hướng dẫn học sinh nói : “Có 2 chục que tính “ - 2 chục còn gọi là bao nhiêu ? -Giáo viên viết 20 lên bảng - 3 chục còn gọi là bao nhiêu ? -Giáo viên viết 30 lên bảng -Cho học sinh quan sát hình trong SGK để nêu được -Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt tương tự như trên đến 90 Hoạt Động 2 : Mt : biết thứ tự các số tròn chục, so sánh các số trìon chục -Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm theo chục từ 1 chục đến 9 chục và đọc theo thứ tự ngược lại -Yêu cầu học sinh đọc các tròn chục theo thứ tự từ 10 đến 90 và ngược lại -Giáo viên giới thiệu : Các số tròn chục từ 10 đến 90 là những số có 2 chữ số . Chẳng hạn : 30 có 2 chữ số là 3 và 0 Hoạt Động 3 : Thực hành Mt: Học sinh thực hành làm tính : đọc số , viết số , so sánh số Bài 1 : Hướng dẫn học sinh nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài trên bảng lớp -Giáo viên cho học sinh chữa bài trên bảng lớp Bài 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét dãy số tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn ( a) và thứ tự lớn đến bé (b) Bài 3 : So sánh các số tròn chục -Giáo viên lưu ý các trường hợp 40 60 80 > 40 60 < 90 -Học sinh lấy 1 bó que tính và nói có 1 chục que tính -10 ( mười ) - 20 ( hai mươi ) - Học sinh tiếp tục lấy 3 bó que tính rồi nói có 3 chục que tính - ( ba mươi ) 30 - Gọi học sinh đọc lại ba mươi -Có 4 bó chụ que tính; 4 chục còn gọi là bốn mươi. Bốn mươi được viết số 4 trước số 0 sau ,đọc là bốn mươi -Cá nhân - đt -10 em đọc – đt -Học sinh nêu yêu cầu bài 1: Viết (theo mẫu) đọc số ,viết số -Học sinh nêu yêu cầu : Viết số tròn chục thích hợp vào ô trống -gọi vài học sinh đọc lại bài làm của mình (kết hợp giữa đọc số và viết số ) -Học sinh nêu yêu cầu :Điền dấu , =vào chổ trống -cho học sinh tự làm bài -3 em lên bảng chữa bài 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Dặn học sinh tập viết số , đọc số . Làm bài tập ở vở Bài tập - Chuẩn bị bài hôm sau : Luyện tập 5. Rút kinh nghiệm : Tuần 24 Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP Ngày Dạy : I. MỤC TIÊU : + Giúp học sinh: - Củng cố về đọc,viết, so sánh các số tròn chục . - Bườ đầu nhận ra “ cấu tạo “ của các số tròn chục ( từ 10 đến 90 ) - Chẳng hạn số 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Bảng phụ ghi các bài tập . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Gọi học sinh đọc các số từ 10 š 90 và ngược lại + 2 học sinh lên bảng làm bài 50 . 40 60 . 60 40 . 50 70 . 90 + Học sinh làm vào bảng con + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 :Củng cố đọc viết số tròn chục Mt :Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục. Nhận biết cấu tạo số tròn chục -Cho học sinh mở SGK nêu yêu cầu bài 1 -Hướng dẫn học sinh nối cách đọc số với số phù hợp . Mẫu : tám mươi –( nối ) š80 -Sửa bài trên bảng lớp Bài 2 : -Giáo viên có thể sử dụng các bó chục que tính để giúp học sinh dễ nhận ra cấu tạo của các số tròn chục ( từ 10 đến 90 ) . Chẳng hạn giáo viên có thể giơ 4 bó que tính và nói “ số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị “ Bài 3 : -Khoanh tròn vào số bé nhất b) Khoanh tròn vào số lớn nhất Hoạt động 2:Trò chơi Mục tiêu:HS nắm vững thứ tự các số để xếp nhanh. Bài 4 : -Viết số theo thứ tự a) sắp xếp lại các số trên hình bong bóng theo thứ tự từ bé đến lớn - 80 , 20, 70, 50, 90. b) Sắp xếp, viết lại các số trên hình các con thỏ theo thứ tự từ lớn đến bé - 10, 40, 60, 80, 30. -Cho học sinh làm bài vào vở sau khi chơi -Học sinh nêu : “ Nối ( theo mẫu ) “ -Học sinh thi đua làm bài nhanh, đúng -Dựa vào mẫu (phần a ) học sinh tự làm bài -Học sinh tự chữa bài . 20 90 -Học sinh tự làm bài rồi chữa bài a) 70 , 40, , 50 , 30 b) 10, 80 , 60, , 70 - 1 em lên bảng chữa bài -2 đại diện tổ lên tham gia trò chơi . Đội nào nhanh, đúng là đội đó thắng. -Cho học sinh tự làm bài và chữa bài 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Dặn học sinh về nhà làm các bài tập trong vở Bài tập - Chuẩn bị bài : Cộng các số tròn chục 5. Rút kinh nghiệm : Tên Bài Dạy : CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC Ngày Dạy : I. MỤC TIÊU : + Bước đầu giúp học sinh : - Biết cộng 1 số tròn chục với 1 số tròn chục trong phạm vi 100( đặt tính, thực hiện phép tính ) - Tập cộng nhẩm 1 số tròn chục với 1 số tròn chục ( trong phạm vi 100) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + 2 em lên bảng viết các số tròn chục từ 10 š 90 và từ 90 š10 + Nêu cấu tạo các số 60, 90 , 20, 70 + Học sinh làm bảng con : 30 < … < 50 + Nhận xét, sửa sai chung + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 :Giới thiệu cộng các số tròn chục Mt :Bước đầu biết cộng 1 số tròn chục với 1 số tròn chục ( trong phạm vi 100) 1)Giới thiệu cách cộng các số tròn chục ( theo cột dọc ) Bước 1 : Hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính -Hướng dẫn học sinh lấy 30 que tính ( 3 bó que tính ) -Giáo viên gắn 3 bó que tính lên bảng. Hỏi học sinh : 30 gầm có mấy chục, mấy đơn vị ? -Giáo viên gắn 3 ở cột chục 0 ở cột đơn vị -Tiếp tục lấy 2 bó que tính gắn dưới 3 bó que tính. Hỏi 20 gầm mấy chục và mấy đơn vị -Giáo viên đính 2 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị -Gộp lại, ta được 5 bó và 0 que tính, Đính 5 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị ( Dưới gạch ngang như ở sách toán 1 ) Bước 2 : -Hướng dẫn học sinh kỹ thuật làm tính cộng. Theo 2 bước : a) Đặt tính : -Viết 30 rồi viết 20 sao cho chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột đơn vị. Viết dấu cộng. Kẻ vạch ngang. 30 20 50 + b) Tính : ( từ phải sang trái ) * 0 cộng 0 bằng 0 , viết 0 * 3 cộng 2 bằng 5 , viết 5 * vậy 30 + 20 = 50 Hoạt động 2 : Thực hành Mt : Làm được các bài tập. Biết cộng nhẩm 1 số tròn chục với 1 số tròn chục -Cho học sinh mở SGK Bài 1 : Cho học sinh tự làm bài rối chữa bài -Học sinh chỉ tính khi đã đặt tính sẵn -Khi chữa bài yêu cầu học sinh nêu cách tính Bài 2 : - Giáo viên hướng dẫn học sinh cộng nhẩm 1 số tròn chục với 1 số tròn chục - Chẳng hạn muốn tính 20 + 30 - Ta cộng nhẩm 2 chục + 3 chục = 5 chục - Vậy 20 + 30 = 50 Bài 3 : - Cho học sinh tự đọc đề toán, tự giải bài toán - Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng lớp -Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên -30 gồm 3 chục và 0 đơn vị -Học sinh làm theo giáo viên -20 gồm 2 chục và 0 đơn vị -Vài học sinh nêu lại cách cộng -Học sinh tự làm bài . - 3 học sinh lên bảng chữa bài -Học sinh tự làm bài . -Khi chữa bài học sinh đọc kết quả theo từng cột 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tuyên dương học sinh. - Dặn học sinh về nhà làm tính. Hoàn thành bài tập trong vở Bài tập - Chuẩn bị bài : Luyện tập 5. Rút kinh nghiệm : Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP Ngày Dạy : I. MỤC TIÊU : + Giúp học sinh: - Củng cố về làm tính cộng ( đặt tính, tính ) và cộng nhẩm các số tròn chục (phạm vi 100) - Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng ( thông qua các ví dụ cụ thể ) - Củng cố về giải toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Phiếu bài tập . + Bảng phụ ghi các bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Gọi 3 học sinh lên bảng làm toán . Học sinh 1 : đặt tính rồi tính 30 + 3 0 = ? ; 50 + 2 0 = ? Học sinh 2 : Tính nhẩm 50 + 10 = ? ; 60 + 30 = ? +Học sinh dưới lớp chia 2 nhóm thực hiện bài trên bảng vào bảng con + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 :Củng cố cách đặt tính và tính. MT:HS thực hành đúng các phép tính trong phạm vi 100 -Cho học sinh mở SGK Bài 1 : Nêu yêu cầu bài -Gọi 2 học sinh lên bảng đặt tính và tính 20 30 + 40 20 + -Cho học sinh thực hiện trên bảng con -Giáo viên nhận xét, kết luận Bài 2 : -Học sinh nêu yêu cầu bài 2 -Bài 2 a) Học sinh làm bài trên bảng con -Giáo viên cho học sinh nhận xét các phép tính. Giáo viên củng cố tính giao hoán trong phép cộng -Bài 2 b) Học sinh làm miệng. Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý điền số đi kèm -Cho học sinh mở vở Bài tập toán -Giáo viên nhận xét, sửa sai chung Bài 3 : -2em đọc đề toán -Giáo viên tóm tắt đề toán lên bảng Lan hái : 20 bông hoa Mai hái : 10 bông hoa Cả 2 : …. bông hoa ? -Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh -Nhắc nhở cách trình bày bài giải Hoạt động 2:Trò chơi Bài 4 : Trò chơi nối phép tính với kết quả đúng -Giáo viên treo 2 bảng phụ có ghi nội dung bài tập 4 /130 -Nêu tên trò chơi, cách chơi, thời gian chơi -Nhận xét, tuyên dương học sinh -Học sinh lặp lại đầu bài -Học sinh mở SGK -2 em lên bảng tự đặt tính rồi tính -Học sinh nhận xét, sửa bài -Nhắc lại cách đặt tính , phương pháp tính ½ lớp thực hiện 2 phép tính 2 em lên bảng sửa bài -1 dãy bàn / 2 bài -Học sinh tự làm và chữa bài 20 + 30 = 50 30 + 20 = 50 - Học sinh làm vào vở Btt - 2 em lên bảng chữa bài -Lan hái được 20 bông hoa. Mai hái được 10 bông hoa. Hỏi cả 2 bạn hái được bao nhiêu bông hoa ? -Học sinh tự giải bài toán -Mỗi đội cử 4 em xếp hàng, mỗi em nối xong 1 bài thì chạy xuống để bạn kế tiếp lên nối. Đội nào nối đúng, nhanh nhất là thắng cuộc. 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh làm các bài tập trong vở Bài tập - Chuẩn bị bài : Trừ các số tròn chục 5. Rút kinh nghiệm : Tên Bài Dạy : TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC Ngày Dạy : I. MỤC TIÊU : + Bước đầu giúp học sinh: - Biết làm toán trừ 2 số tròn chục trong phạm vi 100 (đặt tính, thực hiện phép tính ) - Tập trừ nhẩm 2 số tròn chục trong phạm vi 100 - Củng cố về giải toán . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Các bó, mỗi bó có 10 que tính ( 1 chục ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Nêu các số tròn chục + Gọi học sinh lên bảng đặt tính rồi tính : 30 + 20 = ? ; 50 + 10 = ? + Học sinh làm vào bảng con + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Giới thiệu trừ các số tròn chục Mt : Học sinh biết cách trừ 2 số tròn chục - Giáo viên giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng - Hướng dẫn học sinh lấy 50 que tính (5 bó que tính ) - Hướng dẫn học sinh nhận biết 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị. Giáo viên viết lên bảng ( giống SGK ) -Tiến hành tách 20 que tính ra ( 2 bó que tính ) - Giáo viên viết lên bảng ( giống SGK) Chục Đơn vị - 5 0 2 0 3 0 -Chú ý : thao tác “tách ra” tương ứng với phép trừ - Số que tính còn lại gồm 3 bó chục và 0 que tính rời - Viết 3 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị (như SGK) -Giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ thuật làm tính trừ -Đặt tính : viết 50 rồi viết 20 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị .Viết dấu kẻ vạch ngang tính từ phải sang trái Hoạt động 2 :Thực hành Mt :Học sinh thực hiện đặt tính, tính đúng, trừ nhẩm 2 số tròn chục và củng cố giải toán - Cho học sinh mở SGK. Nêu yêu cầu bài 1 Bài 1 : Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài -Gọi học sinh nêu lại cách tính đối với phép trừ Bài 2 : Tính nhẩm -Hướng dẫn học sinh nhẩm : 50 – 30 = -Ta nhẩm : 5 chục – 3 chục = 2 chục Vậy : 50 - 30 = 20 -Theo hướng dẫn trên học sinh tự làm bài Bài 3 : -Cho học sinh tự nêu đề toán và tự tóm tắt rồi giải bài toán và chữa bài -Gọi 1 học sinh tóm tắt đề bài - 1 học sinh giải bài toán trên bảng Bài 4 : Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài -Học sinh thao tác trên que tính -Học sinh nhận biết 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị -Học sinh thao tác tách 2 bó que tính ra khỏi 5 bó que để nhận biết còn lại 3 bó que tính = 30 que tính 50 20 30 - 0 trừ 0 bằng 0 . Viết 0 5 trừ 2 bằng 3 . Viết 3 Vậy 50 – 20 = 30 Học sinh nêu lại cách trừ như trên 80 50 - - Học sinh nêu cách tính -Học sinh tự làm bài -Học sinh chữa bài theo từng cột -Tóm tắt : Có : 30 cái kẹo Cho thêm : 10 cái kẹo Có tất cả : … cái kẹo ? Bài giải : Số kẹo An có tất cả : 30 + 10 = 40 ( cái kẹo ) Đáp số : 40 cái kẹo 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học – tuyên dương học sinh hoạt động tích cực - Dặn học sinh học lại bài, làm các bài tập trong vở Bài tập toán - Chuẩn bị bài : Luyện tập 5. Rút kinh nghiệm : Tuần 25 Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP Ngày Dạy : I. MỤC TIÊU : + Giúp học sinh: - Củng cố về làm tính trừ ( đặt tính, tính ) và trừ nhẩm các số tròn chục (trong phạm vi 100) - Củng cố về giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Các bài tập 1, 2 , 3 viết sẵn trên bìa cứng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị SGK. Phiếu bài tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Tiết trước em học bài gì ? ( Trừ các số tròn chục ) 70 70 - 80 40 - + 2 em lên bảng : u v 90 – 20 = 60 – 40 = + Học sinh dưới lớp làm bảng con ( Tổ 1 + tổ 2 ) ( tổ 3 + tổ 4 ) + Nhận xét, yêu cầu học sinh nêu cách tính theo cột dọc và tính nhẩm + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Luyện làm tính Mt : Củng cố về làm tính trừ và trừ nhẩm các số tròn chục -Cho học sinh mở SGK - Em hãy nêu cách đặt tính bài 70 – 50 -Em hãy nêu cách trừ 70 – 50 theo cột dọc -Giáo viên đính các phép tính ở bài 1 lên bảng và yêu cầu học sinh làm vào bảng con -Gọi 3 em lên bảng chữa bài Bài 2 : Điền số vào vòng tròn và ngôi sao. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua 2 tổ -Giáo viên đính hình bài 2 lên bảng ( 2 bảng ) yêu cầu học sinh mỗi tổ xếp hàng 1, khi có lệnh của giáo viên, em đầu tiên của mỗi tổ sẽ tìm số đúng đính vào vòng tròn thứ nhất, em thứ 2 tiếp tục tìm số đúng đính vào vòng tròn thứ 2 . Lần lượt đến em thứ 4 là hết. Tổ nào làm nhanh hơn và đúng thì tổ đó thắng . - Giáo viên nhận xét, tuyên dương tổ thắng Hoạt động 2:Trò chơi Mục tiêu:Rèn cách nhẩm nhanh. *Bài 3 : Đúng ghi Đ , sai ghi S -Giáo viên gắn các phép tính của bài 3 lên bảng ( 2 bảng ). Yêu cầu học sinh cử đại diện của đội lên thi đua gắn chữ Đ hay S vào sau mỗi phép tính. - Giáo viên nhận xét, kết luận : *Phần a) sai vì kết quả thiếu cm *Phần c) sai vì tính sai Nghỉ 5 phút Hoạt động 3 : Giải toán Mt : Học sinh biết trình bày bài toán giải trên giấy -Yêu cầu học sinh đọc bài toán 4. Giáo viên treo bảng tóm tắt bài toán -Giáo viên cho học sinh tự suy nghĩ giải bài toán vào phiếu bài tập -Lưu ý học sinh trước khi giải đổi 1 chục cái bát bằng 10 cái bát -Giáo viên sửa bài Bài 5 : Điền dấu + , - vào chỗ chấm -Học sinh làm miệng -Giáo viên yêu cầu 3 em lên bảng sửa bài ( có thể dùng thanh cài ). -Học sinh lặp lại đầu bài (3 em ) -1 học sinh nêu yêu cầu bài 1 - Viết 70 rồi viết 50 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị .Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang rồi tính . -Ta lấy 0 trừ 0 bằng 0 , viết 0 7 trừ 5 bằng 2 , viết 2 -Vậy 70 – 50 =20 -Mỗi dãy bàn làm 2 phép tính theo yêu cầu của giáo viên -Học sinh tự chữa bài -Học sinh nêu yêu cầu của bài tập -Học sinh cử 4 em /tổ tham gia trò chơi - Chơi đúng luật -Học sinh dưới lớp cổ vũ cho bạn 90 - 20 - 30 -20 + 10 -Học sinh nêu yêu cầu của bài Đ S S -Học sinh gắn xong giải thích vì sao đúng, vì sao sai a) 60 cm – 10 cm = 50 b) 60 cm - 10 cm = 50 cm c) 60 cm – 10 cm = 40 cm -Nhà Lan có 20 cái bát, Mẹ mua thêm 1 chục cái nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát ? -Học sinh tự giải bài toán -1 em lên bảng giải -Học sinh tự nêu yêu cầu của bài 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Dặn học sinh về ôn lại cách đặt tính, cách tính - Chuẩn bị bài : Điểm ở trong và ở ngoài 1 hình 5. Rút kinh nghiệm : Tên Bài Dạy : ĐIỂM Ở TRONG ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH Ngày Dạy : I. MỤC TIÊU : + Giúp học sinh: - Nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình - Củng cố về cộng trừ các số tròn chục và giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Bảng phụ ghi các bài tập : 1, 2, 3, 4 / 133, 134 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị SGK. Phiếu bài tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Tiết trước em học bài gì ? ( Luyện tập ) + Nhận xét bài làm của học sinh trong vở Bài tập toán . Sửa bài 4 / 28/ Vở Bài tập + Giáo viên treo bảng phụ, gọi 1 học sinh đọc lại bài toán.Hỏi : Muốn giải bài toán này trước hết em cần làm gì ? (Đổi 2chục nhãn vở = 20 nhãn vở ) + 1 học sinh lên bảng sửa bài. Giáo viên chốt cách thực hiện và trình bày bài giải. + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm ở trong ở ngoài một hình. Mt: Học sinh nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình. -Giáo viên vẽ hình vuông hỏi : Đây là hình gì ? -Giáo viên vẽ điểm A và nói :” Điểm A ở trong hình vuông. “ -Giáo viên vẽ điểm N và nói : “ Điểm N ở ngoài hình vuông” -Giáo viên vẽ hình tròn hỏi : Đây là hình gì ? -Giáo viên vẽ điểm P hỏi : “ Điểm P ở ngoài hình tròn hay trong hình tròn “ -Giáo viên vẽ điểm O nói : “ Điểm O ở trong hay ở ngoài hình tròn “ -Giáo viên vẽ 1 hình tam giác, hỏi học sinh : “ Đây là hình gì ? “ -Giáo viên vẽ điểm E ở trong hình tam giác, hỏi học sinh : “ Điểm E nằm ở trong hay ở ngoài hình tam giác “ -Vẽ Điểm B nằm ở ngoài hình tam giác, hỏi học sinh : “ Điểm B nằm ở vị trí nào của hình tam giác ? “ -Gọi học sinh lặp lại : “ Điểm E ở trong hình tam giác. Điểm B nằm ở ngoài hình tam giác “ Hoạt động 2 : Thực hành Mt : Nhận biết điểm ở trong, ở ngoài 1 hình qua việc vẽ đúng hình. Củng cố về cộng trừ các số tròn chục và giải toán . -Cho học sinh mở SGK đọc các câu phần bài học ( phần đóng khung ) -Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 -Giáo viên đọc qua các câu cho học sinh nghe. -Giáo viên gắn bảng phụ có bài tập 1 yêu cầu học sinh cử 6 học sinh mỗi đội lên chơi gắn chữ đúng hay sai sau mỗi câu -Giáo viên hỏi lại : “ Những điểm nào ở trong hình tam giác? Những điểm nào ở ngoài hình tam giác ?” Bài 2 : Vẽ hình. Sử dụng phiếu bài tập. -Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập -Cho học sinh làm bài trong phiếu bài tập. -Giáo viên nhận xét, quan sát học sinh làm bài Nghỉ 5 phút Bài 3 : Tính -Cho học sinh nêu cách tính -Yêu cầu 3 học sinh lên bảng làm 2 biểu thức / 1 em -Nêu cách nhẩm -Giáo viên chốt bài. Lưu ý bài : 30 + 10+20= - Tính chất giao hoán 30 + 10 + 20 = 60 – 10 – 20 = - Số trừ giống nhau 60 – 20 – 10 = Bài 4 : Giải toán -Gọi học sinh đọc bài toán -Giáo viên treo tóm tắt đề toán -Đề toán cho biết gì ? Đề toán hỏi gì ? -Muốn tìm số nhãn vở Hoa có tất cả em phải làm gì ? -Cho học sinh sửa bài . Nhận xét bài làm của học sinh . -Hình vuông -5 em lặp lại -5 em lặp lại -Hình tròn -5 em lặp lại điểm P ở ngoài hình tròn -5 em lặp lại điểm O nằm ở trong hình tròn. -Hình tam giác -Điểm E nằm trong hình tam giác -Điểm B nằm ở ngoài hình tam giác -Quan sát tranh,đọc các câu giải thích -Câu nào đúng ghi Đ cau nào sai ghi S -6 em / 1 đội thi đua gắn lần lượt mỗi em 1 câu – Đội nào nhanh, đúng là thắng cuộc -Điểm A,B,I trong hình tam giác -Điểm C,D,E ở ngoài hình tam giác -a) Vẽ 2 điểm trong hình vuông, 4 điểm ngoài hình vuông -b) Vẽ 3 điểm trong hình tròn, 2 điểm ngoài hình tròn -Học sinh làm bài. 2 em lên bảng chữa bài. -Học sinh nêu yêu cầu bài tập -Muốn lấy 20 + 10 + 10 thì phải lấy 20 cộng 10 trước, được bao nhiêu cộng tiếp với 10 -Học sinh dưới lớp làm vào bảng con -2 biểu thức trên 1 dãy -Hoa có 10 nhãn vở, Mẹ mua thêm cho Hoa 20 nhãn vở.Hỏi Hoa có tất cả bao nhiêu nhãn vở ? Học sinh tự giải bài toa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docToanlop1.doc
Tài liệu liên quan