Bài giảng Tiết 11 cấu trúc rẽ nhánh

Gv: Cho hs đọc Sgk, xem sơ đồ thực hiện của 2 dạng câu lệnh rẽ nhánh (tr39), hoạt động của chúng (tr40)

Hs: Đọc Sgk

 

doc6 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 11 cấu trúc rẽ nhánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2014 Ngày dạy: /11/2014 Tiết 11 CẤU TRÚC RẼ NHÁNH Mục đích yêu cầu Kiến thức: + Hiểu nhu cầu rẽ nhánh trong việc giải quyết các bài toán. + Hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dang thiếu và dạng đủ. + Hiểu câu lệnh ghép. Kỹ năng: + Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản. + Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ và áp dụng để thể hiện được các thuật toán đơn giản. Thái độ: + Tiếp tục xây dựng lòng yêu thích giải toán bằng lập trình trên máy tính. + Rèn luyện phẩm chất của người lập trình: cẩn thận, sáng tạo… Năng lực hướng tới: + Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo cấu trức rẽ nhánh trong môn tin học. + Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình. Chuẩn bị ‘Gv: Giáo án, máy vi tính, máy chiếu. Hs: SGK, SBT và đã có sự chuẩn bị nội dung bài học. Lên lớp Ổn định lớp 11a1: 11a2: 11a3: 11a4: 11a11: 11a12: 11a13: Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Thâm nhập tình huống thực tế liên quan tới rẽ nhánh Hoạt động Gv và Hs Nội dung kiến thức Gv: Chiếu nội dung bài toán thực tế: Slide1 Hs: Quan sát bài toán Gv: Nhắc hs quan sát vào 3 gói cước MI10, MI30, MI50 Gv: Yêu cầu tính tiền cho khách hàng dùng X MB ở gói cước MI10? Lớp: Thảo luận cách tính tiền cho X MB ở gói cước MI10. Gv: Phát biểu cách tính tiền bằng ngôn ngữ tự nhiên? Hs: Giơ tay phát biểu Gv: Ghi lại phát biểu của hs, nhắc hs không cần phải ghi vào vở. Gv_Hs: Xây dựng thuật toán Gv: Như vậy chúng ta đã xây dựng được thuật toán bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Bây giờ ta phải viết chương trình cho máy tính thực hiện tính tiền cho khách hàng? Gv: Để giải quyết được yêu cầu này , hôm nay chúng ta sẽ đi học câu lệnh diễn tả mệnh đề Nếu…thì 1. Rẽ nhánh Nếu X<= 50 thì số tiền phải trả là 10 ngàn đồng Nếu X > 50 thì số tiền phải trả là 10 ngàn cộng thêm tiền phải trả cho số lưu lượng cước vượt khung B1. Nhập X B2. Nếu X<= 50 thì số tiền phải trả là 10 ngàn đồng B3. Nếu X > 50 thì số tiền phải trả là 10 ngàn cộng thêm tiền phải trả cho số lưu lượng cước vượt khung B4. Kết thúc. Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh If-then dạng thiếu Hoạt động Gv và Hs Nội dung kiến thức Gv: Ghi lên bảng Hs: Ghi đề mục Gv: Yêu cầu học sinh chuyển sang câu lệnh trong Pascal 2 câu lệnh tính tiền cho khách. Hs: If X <=50 then Writeln(‘ So tien phai tra la 10.000 dong’); If X > 50 then Writeln (‘ So tien phai tra la ‘, 10000 + 25*(X-50)*1024/50, ‘dong’); Gv: Chiếu chương trình tính tiền cho X MB gói cước MI10. (slide 2) Hs: Quan sát chương trình, không cần ghi vào vở. 2. Câu lệnh If-then dạng thiếu Cp: If Then ; Hđ: Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh. : biểu thức lôgic : một câu lệnh của Pascal Hoạt động 3: Tìm hiểu câu lệnh If-then dạng đủ Hoạt động Gv và Hs Nội dung kiến thức Gv: Phát hiện tình huống mới: Chương trình trên đã dùng 2 lần để kiểm tra điều kiện X. Vậy nếu muốn chỉ cần 1 lần để kiểm tra điều kiện X thì ta có giải quyết được bài toán không? Hs: Suy nghĩ trả lời Gv: Có thể gợi ý cho Hs: Nếu điều kiện X 50 như thế nào? Nếu X<= 50 sai thì X sẽ như thế nào với 50? Gv: Như vậy X chỉ có thể thuộc vào một trong hai khả năng là X<= 50 hay là lớn hơn 50. Gv: Vậy em nào có thể phát biểu diễn đạt lại tình huống tính tiền cho X Mb theo cấu trúc Nếu…thì… nếu không thì… Hs: Phát biểu lại theo yêu cầu Gv: Chiếu chương trình tính tiền X MB theo cấu trúc dạng đủ (Slide 3) Gv: + Chỉ trên chương trình và nhắc cho học sinh trước Else không có dấu ; nghĩa là sau câu lệnh 1 không được có dấu ; + If và Else là cặp từ khóa một đôi liên kết vè vậy nên viết IF và Else trên một cột. 3. Câu lệnh If-then dạng đủ Cp: If Then Else ; Hđ: Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh 2. Chú ý: Trước Else không có dấu ; Hoạt động 4: Hs đọc sách giáo khoa Hoạt động Gv và Hs Nội dung kiến thức Gv: Cho hs đọc Sgk, xem sơ đồ thực hiện của 2 dạng câu lệnh rẽ nhánh (tr39), hoạt động của chúng (tr40) Hs: Đọc Sgk Gv: Chiếu sơ đồ hoạt động của 2 dạng rẽ nhánh (Slide4) Gv: Nhắc hs không cần vẽ sơ đồ (vì đã có trong Sgk) Sơ đồ. Hình 5 Tr39 Hình 6 Tr39 Hoạt động 5: Hs làm việc nhóm Hoạt động Gv và Hs Nội dung kiến thức Gv: Chia lớp thành 8 nhóm học tập Gv: Nêu yêu cầu và phát đề cho các nhóm. (Chỉ định nhóm trưởng) Gv: Yêu cầu làm vào giấy bìa trong khổ to đã chuẩn bị trước. Hs: Ngồi theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ được đề ra (7 phút) Gv: Chiếu nội dung các đề. (Slide 5) Gv: Quan sát hoạt động nhóm của Hs. Gv: Thu bài làm của các nhóm sau 7 phút. Gv_Lớp: Lần lượt duyệt chương trình cảu từng nhóm, nhận xét (Có thể cho điểm để tạo sự hứng thú cho hs) Gv: Cho hs chép tóm tắt nội dung các đề vào vở ghi (tập ghi tốc kí để tiết kiệm thời gian) Hs: Ghi tóm tắt các đề Đề 1. Viết chương trình: Nhận vào 2 số nguyên không âm a và b viết lên màn hình 2 số đó theo thứ tự tăng dần. Đề 2. Giả sử em A có tuổi là Ta, em B có tuổi là Tb (TaTb). Ai ít tuổi thì nhận gói kẹo to, ai nhiều tuổii nhận gói kẹo nhỏ. Viết chương trình: nhận vào tuổi của A và B. Viết lên màn hình ai nhận gói kẹo to ai nhận gói kẹo nhỏ Đề 3. Viết chương trình thực hiện phép chia a cho b với a và b là hai số thực bất kì nhận vào từ bàn phím. Đề 4. Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất trong 2 số nguyên a, b nhận vào từ bàn phím. 1. Viết a, b 2. Lớn gói nhỏ, bé gói to 3. a/b 4. Max (a,b) Hoạt động 6: Thâm nhập tình huống thực tiễn dẫn đến lệnh ghép Hoạt động Gv và Hs Nội dung kiến thức Gv: Đặt vấn đề Khi giải phương trình bậc 2, nếu Delta dương (D>=0) chúng ta biết phương trình có 2 nghiệm. Chúng ta phải thực hiện 3 lệnh - Tính nghiệm X1 - Tính nghiệm X2 - Viết 2 nghiệm lên màn hình Gv: Như vậy trong thực tiễn, có những tình huống tương ứng với một khả năng của điều kiện, chúng ta phải viết nhiều hơn một lệnh. Gv: Trong Pascal, sau từ khóa then hoặc Else chỉ được viết một lệnh. Vậy gặp những trường hợp như trên bắt buộc chúng ta phải gộp các lệnh đó thành một. Pascal cho phép làm đều đó thật dễ dàng với câu lệnh ghép Hs: Chú ý lắng nghe. Hoạt động7 : Câu lệnh ghép Hoạt động Gv và Hs Nội dung kiến thức Gv: Ghi bảng Hs: Ghi vào vở Gv: Như vậy Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lênh 2 trong cú pháp If..then có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép. Gv: Chiếu đoạn chương trình kiểm tra Delta (Slide 6) Gv: Gợi mở tình huống câu lệnh If-Then lồng nhau. Gv: Khi Delta không âm (D>=0), chúng ta thấy thực tế nếu D= 0 thì phương trình có nghiệm kép X1=X2 (Chỉ cần 1 câu lệnh tính X). Gv: Vậy nên chăng, schúng ta phân biệt ra 3 trường hợp của Delta. Gv: Có nghĩa là chúng ta sẽ kiểm tra 3 trường hợp của Delta. Vậy nếu sử dụng 2 câu lệnh If-then dạng đủ có thực hiện được không? Hs: Suy nghĩ tìm hướng giải quyết Gv: Gọi hs xung phong Gv: Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc If_then lồng nhau Gv: Chiếu đoạn chương trình sửa lại với việc dùng câu lệnh If-then lồng nhau để kiểm tra 3 trường hợp của Dellta (Slide 7) Gv: Cho hs đọc sgk phần 4: Một số ví dụ Tra 41. Hs: Đọc Sgk. Câu lệnh ghép Cp: Begin ; End; Hđ: Pascal coi đoạn chương trình Begin ; End; là một lệnh. If_ then lồng nhau: If then Else If then Else ; Hoạt động 8 : Củng cố_bài tập về nhà Hoạt động Gv và Hs Nội dung kiến thức Củng cố: (Chiếu slide 8) - Cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh - Sự thực hiện của máy khi gặp cấu trúc rẽ nhánh If - Sơ đồ thực hiện của cấu trúc rẽ nhánh If. Bài tập: (Chiếu slide 9) - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 4 Sgk tr 50, 51 - Viết các chương trình ở phần hoạt động nhóm. - Hoàn thiện chương trình giải phương trình Ax2 + Bx + C = 0 - Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất trong 3 số nguyên a, b, c nhận vào từ bàn phím.. --------------o0o--------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet_11_2163.doc
Tài liệu liên quan