Chương 1
LUYỆN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
1.1. Những yêu cầu chung của một văn bản
- Khái niệm văn bản: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ, thường là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình
thức, có liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định.
-Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết, phải có tính mục đích và có
kết cấu rõ ràng. Điều này thể hiện cụ thể như sau:
1.1.1. Về chủ đề và nội dung
- Chủ đề và nội dung của văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc. Điều đó thể
hiện cụ thể ở sự thống nhất về đề tài, sự chặt chẽ về lôgic.
- Chủ đề trong văn bản là quan điểm, thái độ, hoặc điều mà tác giả muốn dẫn
dắt người đọc, người nghe cảm nhận được thông qua đề tài của văn bản.
- Khi tất cả các đoạn trong văn bản đều được viết theo một quan điểm nhất
quán, không chứa đựng những mâu thuẫn, những nội dung phủ định nhau thì văn
bản đó đảm bảo được phương diện mạch lạc về nội dung.
1.1.2. Về liên kết và kết cấu
1.1.2.1. Liên kết
Liên kết là sự thể hiện vật chất của mạch lạc, là cách thức tổ chức các phương
tiện ngôn ngữ trong một văn bản.
Văn bản muốn có sự mạch lạc phải dựa vào những yếu tố hình thức mang
tính vật chất. Đó chính là các phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu). Các phương
tiện này được tổ chức theo các cách thức nhất định để thể hiện nội dung. Cách thức
tổ chức ấy tạo thành phép liên kết.
Ví dụ:
Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hóa dân gian ra đời từ xa xưa và
tiếp tục phát triển cho đến ngày nay ( ). Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí và
vai trò rất quan trọng. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở các thời kỳ dân tộc
chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn
trong việc giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn3
nhân dân.
(Tổng quan nền Văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)
Các câu trên tạo thành một văn bản nhỏ. Trong văn bản có sử dụng phép lặp,
cụ thể lặp từ “văn học dân gian”.
50 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng Việt thực hành - Phạm Thị Quyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.2.1.2. Thay thế từ ngữ
- Thay thế từ ngữ là kết quả của một quá trình lựa chọn, thể hiện sự so sánh,
cân nhắc của tác giả cũng như quá trình phân tích để thấy được ưu, nhược điểm của
37
những từ trong cùng một trường nghĩa và chọn một từ thích hợp nhất.
- Các từ thay thế nhau đều có những nét gần nhau về ý nghĩa và đặc điểm ngữ
pháp.
- Giữa các từ cũng có những nét khác biệt về một phương diện nào đó. Điều
này tạo nên giá trị khu biệt của chúng.
- Giá trị của các từ còn được xem xét trong quan hệ hàng ngang.
4.2.2. Luyện tập sử dụng từ ngữ có giá trị hình tượng và biểu cảm
Từ hình tượng vẽ lên trước mắt người đọc bức tranh cuộc sống, tạo cho
người đọc cái cảm giác như được thấy tận mắt sự vật được miêu tả.
Ví dụ:
(1) “ Đoạn trường thay lúc phân kỳ
Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh”.
(Nguyễn Du)
(2) “ Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng”.
Từ hình tượng còn tạo cho độc giả nhiều rung cảm thẩm mĩ. Vì vậy, từ hình
tượng rất thích hợp với ngôn ngữ vĕn chương. Ta cần tập thói quen lựa chọn, trau
chuốt, rèn luyện dùng từ hình tượng trong khi viết.
4.2.3. Luyện tập sử dụng từ có sáng tạo
Từ sáng tạo là từ gọi tên sự vật bằng cái nhìn mới mẻ, thú vị, đậm chất riêng.
Ví dụ:
“Đóa lê ngon mắt cửu trùng
Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng siêu”
(Nguyễn Gia Thiều)
4.3. Chữa lỗi về dùng từ trong vĕn bản
4.3.1. Chữa lỗi về nghĩa của từ
Lỗi thường gặp là dùng từ không đúng nghĩa. Nguyên nhân của hiện tượng
này thường là:
- Người viết không nắm được nghĩa của từ, đặc biệt là từ Hán Việt, các thuật
ngữ khoa học.
38
- Người viết nhầm lẫn giữa các từ gần âm, gần nghĩa với nhau.
Ví dụ:
(1) Trong cuộc họp hôm nay, anh Minh đã đề đạt một ý kiến rất hay.
Câu này dùng sai từ đề đạt. Ở đây, người viết muốn thể hiện nội dung là nêu
ra, đưa ra một vấn đề để xem xét nhưng lại dùng từ đề đạt nên câu này được hiểu là
trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên để xem xét, giải quyết. Hiểu như vậy
không đúng với nội dung mà người viết muốn đề cập. Vì vậy, phải thay từ đề đạt
bằng từ đề xuất.
(2) Đứng trước gương, tôi chợt nhớ tới một kỷ niệm từ hơn hai chục nĕm
trước. Lần đó, tôi chưa vị thành niên, ở một vùng quê, đã táo tợn đưa ra cách xưng
hô lạ hoắc: Ba!
Câu này dùng thừa từ vị hoặc chưa. Ở đây, người viết không hiểu nghĩa của
từ Hán Việt vị (có nghĩa là chưa) nên gây ra hiện tượng dùng lặp từ. Vì vậy, cần
phải bỏ bớt một trong hai từ trên.
(3) Trong các câu chuyện ấy, người nguyên thủy đã được nhân hóa.
Câu này dùng sai từ nhân hóa. Nhân hóa là một biện pháp nghệ thuật miêu
tả, diễn tả con vật hoặc sự vật có cảm xúc, tính cách và hành động như con người.
Ở đây dùng kèm với từ người nguyên thủy (không phải con vật, sự vật) là sai.
4.3.2. Chữa lỗi sai về kết hợp
- Các từ kết hợp với nhau không đúng bản chất ngữ pháp của chúng sẽ dẫn
đến việc câu sai lạc về nghĩa.
Ví dụ:
Nó mua một lúc những bốn cái quần áo và nĕm vịt xiêm.
Câu này sai ở quan hệ kết hợp giữa các từ trong cụm từ cái quần áo và nĕm
vịt xiêm. Trong cụm từ cái quần áo, người viết dùng sai danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
cái, cái không thể hợp với từ quần áo (phải thay cái bằng bộ). Trong cụm từ nĕm vịt
xiêm, người viết đã sử dụng thiếu danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (mô hình cụm danh từ
trong tiếng Việt: số từ + danh từ chỉ đơn vị tự nhiên + danh từ trung tâm + phần phụ
sau), hầu hết số từ không thể kết hợp trực tiếp với danh từ (phải thêm danh từ chỉ
loại như: con, cặp vào trước từ vịt xiêm).
39
- Các từ kết hợp với nhau không đúng quan hệ ngữ nghĩa làm cho câu vĕn
sai.
Ví dụ:
Vì lượng mưa nĕm nay kéo dài nên mùa màng bị thiệt hại.
Câu này sai do từ lượng mưa không thể kết hợp với từ kéo dài. Chỉ có thể nói
mùa mưa kéo dài hoặc lượng mưa nhiều hoặc ít. Cho nên câu này có thể sửa lại như
sau:
Vì mùa mưa nĕm nay kéo dài nên mùa màng bị thiệt hại.
Vì lượng mưa nĕm nay nhiều nên mùa màng bị thiệt hại.
4.3.3. Chữa lỗi sai về phong cách
Dùng từ không hợp phong cách nghĩa là chọn từ không phù hợp với vĕn
cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại vĕn bản.
Ví dụ:
(1) Em viết đơn này tha thiết mong cô yêu thương cho em nghỉ một buổi học.
Câu này thuộc vĕn bản hành chính, dùng các từ tha thiết, yêu thương là
không phù hợp.
(2) Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên
Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với chú hổ.
Gọi con vật bằng các từ xưng hô như: chú, bác, cô, cậu, là cách gọi biểu
thị tình cảm thân mật, trìu mến đối với nó. Tả một con hổ đang chực xé người mà
gọi nó bằng chú là không thích hợp với vĕn cảnh.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài tập 1
Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết:
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng tôi sẽ đi gặp các cụ Các-Mác, Lê-nin và
các vị cách mạng tiền bối khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đản và bạn
bè xa gần khỏi cảm thấy đột ngột.
Lúc đầu ở vị trí từ sẽ, Bác đã dùng từ phải, sau đó mới thay bằng từ sẽ. Hãy
giải thích vì sao Bác lại dùng như vậy?
Bài tập 2: Phát hiện lỗi dùng từ trong những câu sau và chữa lại cho
40
đúng.
1. Nó có thái độ bàng quang trước thời cuộc.
2. Ở trong tù, người chiến sĩ ấy ngâm thơ giọng đây cảm khoái.
3. Hôm qua, tôi gặp bác sĩ Vũ Tính- một người bạn lâu nĕm.
4. Chúng ta phải học tập chĕm chỉ để sau này đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của
việc làm.
5. Mái tóc ông em sửa soạn bạc trắng.
6. Tỉnh ủy đưa 50 con bò về giúp hợp tác xã chỉ đạo sản xuất.
7. Bố em là thương binh, ông có dị vật lạ ở phần mềm.
8. Tám giờ sáng buổi dạ vũ đã bắt đầu.
9. Theo Pi-a-giê, đến ba tuổi, để tìm hiểu sự vật xung quanh, trẻ không những
chỉ dùng nĕng lực cảm giác mà còn thông qua sự suy diễn bên trong với vốn ngôn
ngữ đã có.
10. Trước đây, thiên nhiên thật phong phú, giàu đẹp ghê gớm, nhưng bây giờ
nó còn giữ được sự phong phú, giàu đẹp nữa hay không? Chắc hẳn là không rồi.
41
Chương 5
LUYỆN VỀ CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT
5.1. Nguyên tắc chính tả của chữ viết tiếng Việt
5.1.1. Nguyên tắc ngữ âm
Chữ Việt là một thứ chữ ghi âm xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức là
nói sao viết vậy.
Ví dụ:
- Khi ta nghe xinh đẹp thì viết xinh đẹp (không viết xin đẹp), nghe lí do thì
viết lí do (không viết ní do).
- Khi ta nghe lủng củng thì viết lủng củng (không viết lũng cũng, lủng cũng,
).
Nói chung, chữ viết tiếng Việt là một thứ chữ viết tốt, có thể nêu lên những
ưu điểm sau:
- Trong đại đa số trường hợp, đảm bảo được tương quan 1-1 giữa âm và chữ/
- Cách viết âm tiết rời, xét về mặt chính tả, cũng làm cho sự kết hợp các chữ
cái đơn giản, tiện lợi.
- Một vài điểm “bất hợp lí” cũng theo những quy tắc khá thống nhất và không
đến nổi rắc rối.
5.1.2. Nguyên tắc ngữ nghĩa
Chữ viết của chúng ta không theo nguyên tắc ghi ý, nghĩa là không phụ thuộc
vào ý nghĩa của từng từ hay từng tiếng. Nhưng khi cần xác định chính tả ở những
trường hợp mà hai hoặc nhiều cách viết đều có khả nĕng chấp nhận được về ngữ
âm, thì việc viết theo cách nào có thể cĕn cứ vào ý nghĩa của từ hay tiếng cần biểu
đạt mà định đoạt.
Ví dụ: Gặp trường hợp ghép âm “dờ” với âm “a” thì viết như thế nò cho
đúng, viết “gia” hay “da”. Viết như thế nào là tùy thuộc vào nghĩa.
- Với ý nghĩa là “lớp bì bọc ngoài cơ thể động vật” (nghĩa A) hoặc “mặt
ngoài của một số vật như: quả, cây” (nghĩa B), ta sẽ viết “da”.
- Với ý nghĩa “thêm vào”, “nhà”, ta sẽ viết “gia”.
5.2. Các loại lỗi thường gặp và cách chữa
42
5.2.1. Các lỗi chính tả thường gặp
5.2.1.1. Viết sai phụ âm đầu
- Người miền Bắc thường mắc lỗi viết sai phụ âm đầu do phát âm lẫn lộn các
cặp phụ âm đầu như: l và n, tr và ch, s và x (biến những âm tiết bắt đầu bằng x
thành s)
Ví dụ: con trâu viết thành con châu, lung linh viết thành nung ninh, ĕn xôi
viết thành ĕn sôi,
- Người miền Trung và miền Nam, đặc biệt miền Nam thường viết sai cặp
phụ âm đầu v và d (biến những âm tiết bắt đầu bằng v thành d)
Ví dụ: về quê viết thành dề quê, vo ve viết thành do de,
5.2.1.2. Viết sai phần vần
Các lỗi về vần được quan sát thấy ở cả ba miền đất nước. Có điều mỗi miền
sai khác nhau. Chẳng hạn, người miền Bắc lẫn lộn giữa iu với ưu, iêu với ươu,
người miền Nam và Nam Trung Bộ lẫn lỗn giữa iu với iêu, ưu với ươu, ang với an,
Ví dụ: hưu trí viết thành hiu trí, quan sát viết thành quang sát, con hươu viết
thành con hưu,
5.2.1.3. Viết sai dấu thanh
Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu và thanh điệu có vai trò quan trọng
trong tiếng Việt. Tuy nhiên, không phải vùng, miền nào trong cả nước cũng nói đủ
6 thanh điệu ấy, thậm chí còn nhầm lẫn giữa các thanh điệu, tiêu biểu là nhầm lẫn
giữa thanh hỏi và thanh ngã.
Ví dụ: vẽ mỹ thuật viết thành vẻ mỷ thuật, nỗi buồn viết thành nổi buồn, chặt
chẽ viết thành chặt chẻ,
5.2.2. Một số cách khắc phục lỗi chính tả
- Nằm vững các quy tắc chính tả.
- Sử dụng các mẹo chính tả.
- Luyện nói đúng chính âm.
- Đọc nhiều sách, báo,
5.3. Quy tắc viết hoa hiện nay và việc luyện viết hoa
43
5.3.1. Mục đích viết hoa
- Đánh dấu chỗ bắt đầu một câu.
- Biểu hiện sắc thái tu từ.
- Ghi tên riêng.
5.3.2. Quy tắc viết hoa
- Viết hoa tên người: Lý Thường Kiệt, Đàm Vĩnh Hưng, Trần Hưng Đạo,
- Viết hoa tên địa danh: An Khê, Bình Định, Quảng Ngãi, Hà Nội,
- Viết hoa tên các tổ chức, cơ quan, đoàn thể: Bộ Ngoại giao, Trường Đại học
Phạm Vĕn Đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
- Viết hoa chữ cái đứng đầu câu: Nĕm nay, tôi hai mươi tuổi. Nó thì mới mười
bảy.
- Viết hoa với dụng ý tu từ:
Bác là người Ông. Bác là người Cha. Bác là nhà thơ. Bác là nhà triết học.
5.3.3. Cách viết hoa
- Tên người
+ Tên người Việt Nam: viết hoa chữ cái đầu cho tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Quyên, Mỹ An, Trần Thị Mỹ Ánh, Hà Cao Vinh,
+ Tên người nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt: viết hoa chữ cái đầu ở mỗi
bộ phận của tên, ở giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận cũng có dấu gạch nối:
Vla- đi- mia I-lich Lê-nin, Ê- đi-xơn,
+ Tên người nước ngoài phiên âm qua Hán Việt: viết hoa như cách viết hoa
tên của người Việt Nam. Ví dụ: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Chương Tử Di,
Mã Cảnh Đào, Tô Hữu Bằng, Nã Phá Luân,
- Tên địa lí
Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết/
Ví dụ: Hà Nội, Phú Thọ, Duy Xuyên, Mộ Đức, Trà Bồng, Cam Ranh, Đài
Loan, Gia Nghĩa, Thanh Hóa,
- Tên cơ quan đoàn thể, tổ chức
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận
tạo thành tên riêng (nếu có tên người, tên địa lí thì viết theo quy tắc nêu trên).
44
Ví dụ: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Trạm
xá Đặng Thùy Trâm, Nhà xuất bản Trẻ, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hạ Long,
5.4. Cách viết các từ nước ngoài
5.4.1. Giữ nguyên dạng chữ viết ở ngôn ngữ gốc
Ví dụ: thủ đô Washington, thành phố Camaguey,
5.4.2. Dịch nghĩa các thuật ngữ
Đây là phương thức dịch sát nghĩa các thuật ngữ tiếng Việt tương ứng để biểu
hiện các khái niệm khoa học tương đương.
Ví du: Hình vị (morpheme) là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa.
5.4.3. Chuyển tự
Đây là phương thức vận dụng đối với các ngôn ngữ gốc mà chữ viết không
cùng hệ thống La tinh như chữ Việt, hoặc cùng hệ La tinh nhưng có trường hợp
cùng một chữ cái lại dùng để ghi các âm vị khác nhau.
5.4.4. Phiên âm
Đây là phương thức ghi lại âm thanh của từ ngữ nước ngoài bằng hệ thống
chữ cái và các kí hiệu vĕn tự của chữ Việt, không phụ thuộc vào chữ viết của tiếng
nước ngoài, cũng không cần cĕn cứ vào ý nghĩa của từ.
Ví dụ: Madrid (Tây Ban Nha) Mađrit, Aftalion: Aptaliông,
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài tập 1: Phát hiện lỗi chính tả trong những câu sau và chữa lại cho
đúng.
1. Má giành dụm được ít tiền gửi cho anh em tôi.
2. Em Nam đã nổ lực hết mình nhưng kết quả vẫn không như mong đợi.
3. Cố gắng học tập vì tương lai sáng lạng đang chờ bạn nhé!
4. Có lỗi lầm thì phải sữa chửa.
5. Có cơ hội trãi nghiệm những điều mới mẻ anh ấy đã hoàn thành suất xắc
luận vĕn của mình.
6. Bài thơ có vô vàng cảm xúc đan xen.
7. Tôi thẳng thắng thừa nhận khuyết điểm của mình.
8. Nơi rừng xâu nước độc, họ đã gặp nhau.
45
9. Công việc suông sẻ, tôi sẻ về thĕm quê.
10. Không phải ngẩu nhiên mà đứa nào ĕn nói cũng lủng cũng.
Bâì tập 2: Viết hoa những từ dưới đây sao cho đúng quy tắc.
1. Trần nhân tông, núi ấn sông trà, thủy điện hà nang, ka pa ka lơng.
2. Ê đi xơn, lu I pa xtơ, ma lai xi a, triều tiên, xê un, trương mạn ngọc.
3. Đảng cộng sản việt nam, trường mầm non hoa hồng, hội liên hiệp các tổ
chức hữu nghị khánh hòa, ban tuyên giáo tỉnh quảng ngãi.
46
Tài liệu tham khảo
[1] Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh (2003), Tiếng Việt thực hành, NXB
ĐHSP, Hà Nội.
[2] Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng (2003), Tiếng Việt thực hành,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3] Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Vĕn Hiệp (1996), Tiếng Việt thực hành,
NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
[4] Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Vĕn Hiệp, Tiếng Việt thực hành,
NXBGD, H. 1997.
[5] Nguyễn Quang Ninh (2001), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
[6] Nguyễn Đức Dân (1995), Tiếng Việt ( thực hành), ĐHTH TP. HCM, TP Hồ
Chí Minh.
[7] Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ, NXB Giáo dục ( tập 1,2), Hà
Nội.
[8] Phan Ngọc (1982), Chữa lỗi chính tả cho học sinh, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
[9] Hồ Lê - Lê Trung Hoa (1990), Sửa lỗi ngữ pháp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[10] Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN. H 1980.
[11] Hà Thúc Hoan, Kỹ thuật hành vĕn, NxbĐN,1995.
[12] Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt-Câu, Nxb ĐH và THCN, H.
1980.
47
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chương 1 LUYỆN KỸ NĔNG TẠO LẬP VĔN BẢN ...................................................... 2
1.1. Những yêu cầu chung của một vĕn bản......................................................................... 2
1.1.1. Về chủ đề và nội dung ............................................................................................. 2
1.1.2. Về liên kết và kết cấu .............................................................................................. 2
1.1.3. Về mục đích giao tiếp.............................................................................................. 3
1.1.4. Về phong cách ngôn ngữ và thể loại ...................................................................... 3
1.2. Luyện tập định hướng cho vĕn bản theo các nhân tố giao tiếp .................................... 4
1.2.1. Định hướng mục đích giao tiếp .............................................................................. 4
1.2.2. Định hướng nội dung giao tiếp ............................................................................... 5
1.2.3. Định hướng đối tượng giao tiếp.............................................................................. 5
1.2.4. Định hướng phong cách giao tiếp ........................................................................... 5
1.3. Luyện tập xây dựng đề cương cho vĕn bản................................................................... 5
1.3.1. Luyện tập xây dựng hệ thống chủ đề ..................................................................... 5
1.3.2. Luyện xây dựng lập luận ......................................................................................... 8
1.4. Chữa lỗi về xây dựng đề cương cho vĕn bản ................................................................ 9
1.4.1. Xa đề hoặc lạc đề ..................................................................................................... 9
1.4.2. Thiếu ý ................................................................................................................... 10
1.4.3. Lặp ý ....................................................................................................................... 10
1.4.4. Nội dung mâu thuẫn, không lôgic ........................................................................ 10
Chương 2 LUYỆN KỸ NĔNG DỰNG ĐOẠN VĔN ...................................................... 12
2.1. Yêu cầu chung của đoạn vĕn trong vĕn bản................................................................ 12
2.1.1. Đoạn vĕn phải có sự thống nhất nội tại chặt chẽ ................................................. 12
2.1.2. Đoạn vĕn phải đảm bảo có quan hệ chặt chẽ với các đoạn khác trong vĕn bản 12
2.1.3. Đoạn vĕn phải phù hợp với phong cách chung của vĕn bản............................... 13
2.2. Luyện dựng đoạn vĕn theo các kiểu kết cấu ............................................................... 13
2.2.1. Luyện dựng đoạn vĕn diễn dịch ........................................................................... 13
2.2.2. Luyện dựng đoạn vĕn theo kiểu quy nạp ............................................................. 14
2.2.3. Luyện dựng đoạn vĕn song hành .......................................................................... 14
2.2.4. Luyện dựng đoạn vĕn theo kiểu móc xích ........................................................... 15
2.2.5. Luyện dựng đoạn vĕn có kết cấu tổng-phân-hợp ................................................ 15
2.3. Luyện tách đoạn vĕn ..................................................................................................... 15
2.3.1. Tách đoạn theo sự thay đổi của đề tài, chủ đề ..................................................... 15
2.3.2. Tách đoạn theo sự thay đổi của không gian và thời gian .................................... 16
2.3.3. Tách đoạn theo mục đích tu từ ............................................................................. 17
48
2.4. Luyện liên kết đoạn và chuyển đoạn vĕn .................................................................... 17
2.4.1. Dùng từ ngữ để liên kết ......................................................................................... 17
2.4.2. Dùng câu để liên kết .............................................................................................. 19
2.4.3. Dùng sự cân xứng để liên kết ............................................................................... 19
2.5. Chữa các loại lỗi về đoạn vĕn ...................................................................................... 19
2.5.1. Chữa lỗi nội dung .................................................................................................. 19
2.5.2. Chữa lỗi tách đoạn không thích hợp..................................................................... 22
2.5.3. Chữa lỗi dùng phương tiện liên kết không phù hợp ............................................ 22
Chương 3 LUYỆN KỸ NĔNG VIẾT CÂU TRONG VĔN BẢN................................... 25
3.1. Những yêu cầu chung về câu ....................................................................................... 25
3.1.1. Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt ............................................. 25
3.1.2. Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa ....................................................................... 26
3.1.3. Câu phải được đánh dấu câu thích hợp ................................................................ 26
3.1.4. Câu cần có liên kết chặt chẽ với các câu khác trong vĕn bản ............................. 26
3.2. Một số thao tác rèn luyện câu ...................................................................................... 27
3.2.1. Mở rộng và rút gọn câu ......................................................................................... 27
3.2.2.Thay đổi trật tự các thành phần câu....................................................................... 27
3.2.3. Chuyển đổi kiểu câu và cách diễn đạt .................................................................. 28
3.3. Chữa các lỗi về câu ....................................................................................................... 29
3.3.1. Câu thiếu thành phần ............................................................................................. 29
3.3.2. Câu chập cấu trúc .................................................................................................. 31
3.3.3. Câu sai trật tự sắp xếp thành phần ........................................................................ 31
3.3.4. Câu sai về quan hệ nghĩa giữa các thành phần .................................................... 32
3.3.5. Câu sai về liên kết trong vĕn bản.......................................................................... 32
Chương 4 LUYỆN KỸ NĔNG DÙNG TỪ TRONG VĔN BẢN ................................... 35
4.1. Những yêu cầu chung về dùng từ trong vĕn bản ........................................................ 35
4.1.1. Yêu cầu đúng âm thanh và hình thức ................................................................... 35
4.1.2. Yêu cầu đúng nghĩa ............................................................................................... 35
4.1.3. Yêu cầu đúng quan hệ kết hợp.............................................................................. 35
4.1.4. Yêu cầu đúng phong cách vĕn bản ....................................................................... 35
4.1.5. Yêu cầu tránh dùng thừa, lặp từ, dùng từ sáo rỗng ............................................. 36
4.2. Một số thao tác dùng từ và trau dồi vốn từ ................................................................. 36
4.2.1. Lựa chọn và thay thế từ (đồng nghĩa, gần nghĩa) ................................................ 36
4.2.2. Luyện tập sử dụng từ ngữ có giá trị hình tượng và biểu cảm ............................. 37
4.2.3. Luyện tập sử dụng từ có sáng tạo ......................................................................... 37
4.3. Chữa lỗi về dùng từ trong vĕn bản .............................................................................. 37
49
4.3.1. Chữa lỗi về nghĩa của từ ....................................................................................... 37
4.3.2. Chữa lỗi sai về kết hợp .......................................................................................... 38
4.3.3. Chữa lỗi sai về phong cách ................................................................................... 39
Chương 5 LUYỆN VỀ CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT .......................................................... 41
5.1. Nguyên tắc chính tả của chữ viết tiếng Việt ............................................................... 41
5.1.1. Nguyên tắc ngữ âm................................................................................................ 41
5.1.2. Nguyên tắc ngữ nghĩa ........................................................................................... 41
5.2. Các loại lỗi thường gặp và cách chữa .......................................................................... 41
5.2.1. Các lỗi chính tả thường gặp .................................................................................. 42
5.2.2. Một số cách khắc phục lỗi chính tả ...................................................................... 42
5.3. Quy tắc viết hoa hiện nay và việc luyện viết hoa ....................................................... 42
5.3.1. Mục đích viết hoa .................................................................................................. 43
5.3.2. Quy tắc viết hoa ..................................................................................................... 43
5.3.3. Cách viết hoa ......................................................................................................... 43
5.4. Cách viết các từ nước ngoài ......................................................................................... 44
5.4.1. Giữ nguyên dạng chữ viết ở ngôn ngữ gốc .......................................................... 44
5.4.2. Dịch nghĩa các thuật ngữ ...................................................................................... 44
5.4.3. Chuyển tự ............................................................................................................... 44
5.4.4. Phiên âm ................................................................................................................. 44
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 46
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tieng_viet_thuc_hanh_pham_thi_quyen.pdf