Bài giảng Tiếng hò trên sông (nghe – viết)

4 tổ thi đua tiếp sức (mỗi bạn chỉ được ghi 1 từ).

 + ươn: mượn, thuê mướn, nườn mượt, vượn, vươn lên, sườn núi

 + ương: bướng bỉnh, soi gương, giường ngủ, trường học, trưởng thành

doc4 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng hò trên sông (nghe – viết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ (tiết 1) TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG (NGHE – VIẾT) I- Mục tiêu: - Nghe – viết chính xác bài “Tiếng hò trên sông”. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ong / oong và tìm từ có tiếng bắt đầu bằng s/x hay có vần ươn / ương. - Giáo dục ý thức rèn chữ; giữ vở sạch sẽ. II- Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả. Giấy bìa. HS: Bảng con, vở. III- Các hoạt động: Ổn định: (1’) Bài cũ: (4’) Quê hương - GV gọi HS lên bảng viết một số từ khó: trèo, cầu tre, mang năng, nặn tượng. - Lớp viết bảng con. - Nhận xét. Bài mới: 25’ Giới thiệu bài – ghi tựa * HĐ 1: Tìm hiếu nội dung - Mục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn văn viết chính tả. - Phương pháp: Thảo luận - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc. - Yêu cầu HS thảo luận. + Ai đang hò trên sông? + Điệu hò chèo thuyền của chi Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những hình ảnh gì? * HĐ 2: Luyện từ khó, viết chính tả - Mục tiêu: Viết chính xác các từ khó trong bài. - Phương pháp: Luyện tập thực hành. - GV yêu cầu HS nêu từ khó viết. - GV hướng dẫn HS luyện bảng con. - Yêu cầu HS đọc. - Hướng dẫn cách trình bày. + Bài văn có mấy câu? + Tìm những tên riêng có trong bài văn? + Những chữ nào phải viết hoa? - GV yêu cầu HS viết bài. - Chữa lỗi. - GV chấm vở. - Nhận xét bài viết HS. * HĐ 3: Bài tập - Mục tiêu: Làm đúng BT chính tả phân biệt ong / oong, s/x, ươn / ương Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu - GV chốt ý đúng. Củng cố – Dặn dò: - Trò chơi: Tìm các tiếng có vần ươn / ương. - Nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Nhớ – viết: Vẽ quê hương. - 1 HS đọc – lớp theo dõi. - HS trao đổi: + … Chị Gái… + … tác giả nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chiều và con sông Thu Bồn. - HS nêu từ, phần lưu ý. - HS viết bảng con: tiếng hò, chèo thuyền, thổi nhè nhẹ, chảy lại. - HS đọc từ trên bảng. - HS trả lời .. + 4 câu. + Gái, Thu Bồn. + Chữ đầu câu và tên riêng. - HS viết. - HS dò và chữa lỗi chính tả. - Nộp vở. - 1 HS đọc yêu cầu trong sgk. - 3 HS làm ở bảng, lớp làm nháp. + Chuông xe đạp kêu kính coong,vẽ đường cong, làm xong việc, cái xoong. - Vài HS đọc lại. HS thi đua nhóm. - Đại diện nhóm trình bày: + Từ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng âm s: sông, suối, sắn, sen, sim, sung, quả sấu, lá sả, quả su su, con sâu, sáo, sến, sói, sư tử, chim sẻ… + Từ chỉ đặc điểm, hành động, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x: mang xách, xô đẩy, xiên, xộc xệch, xa xa, xôn xao, xáo trộn… 4 tổ thi đua tiếp sức (mỗi bạn chỉ được ghi 1 từ). + ươn: mượn, thuê mướn, nườn mượt, vượn, vươn lên, sườn núi… + ương: bướng bỉnh, soi gương, giường ngủ, trường học, trưởng thành… STV Bảng con Vở Bảng phụ SGK Vở BT Giấy bìa CHÍNH TẢ (tiết 2) VẼ QUÊ HƯƠNG (NHỚ – VIẾT) I- Mục tiêu: - Nhớ và viết lại chính xác từ: “Bút chì xanh đỏ… Em tô đỏ thắm” trong bài “Vẽ quê hương”. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc ươn / ương. Trình bày đúng, đẹp bài thơ. - Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch. II- Chuẩn bị: GV: Bảng chép sẵn bài tập. HS: Vở, bảng con III- Các hoạt động: Ổn định: 1’ Bài cũ: 4’ Tiếng hò trên sông - Gọi 3 HS lên bảng viết: trái sung, xộc xệch, trườn, trưởng thành. - Nhận xét, cho điểm. Bài mới: 25’ Giới thiệu bài – ghi tựa * HĐ 1: Tìm hiểu nội dung - Mục tiêu: HS nắm ý khổ thơ: “Vẽ quê hương”. - Phương pháp: Thảo luận - GV đọc thuộc khổ thơ. - Gọi HS đọc. - Yêu cầu HS thảo luận. + Bạn nhỏ vẽ những gì? + Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp? * HĐ 2: Luyện từ khó – Viết bài - Mục tiêu: Viết đúng, trình bày sạch sẽ bài thơ. - Phương pháp: Luyện tập thực hành - GV gợi ý HS nêu từ khó viết. - Hướng dẫn HS viết bảng con. - Hướng dẫn HS trình bày bài viết. + Có mấy khổ thơ? Cuối mỗi khổ thơ có dấu câu gì? + Giữa các khổ thơ được viết như thế nào? + Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào? - GV theo dõi HS viết bài. - Hướng dẫn HS chữa lỗi. - Nhận xét bài viết HS. * HĐ 3: Bài tập - Mục tiêu: Phân biệt từ có s/x, ươn / ương. - Phương pháp: Luyện tập, thảo luận. Bài 2: - GV đính 4 bảng giấy ghi sẵn bài tập lên bảng lớp. - Cho HS thi đua nhóm. - Nhận xét. Bài 3: - Yêu cầu HS làm vào vở. - Nhận xét. Củng cố – Dặn dò: - Xem lại bài. - Sửa lỗi sai. - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Nghe – Viết: Tiếng hò trên sông - Nghe. - 4 HS đọc thuộc lòng lại. - HS trao đổi tìm hiểu. + Bạn nhỏ vẽ: làng xóm, tre, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học. + Vì bạn rất yêu quê hương. - HS nêu từ, phần lưu ý. - HS viết bảng con: làng xóm, đỏ thắm, bát ngát, xanh ngắt. - HS đọc từ trên bảng. - HS trả lời. + 2 khổ thơ và 4 dòng của khổ thơ thứ 3. Cuối khổ thơ 1 có dấu chấm, cuối khổ thơ 2 có dấu 3 chấm. + Cách nhau 1 dòng. + Viết hoa chữ cái đầu dòng thơ. - HS tự nhớ và viết bài. - HS chữa lỗi chính tả. 1 HS đọc đề. - HS thi đua làm nhanh, lớp làm vở. + Một nhà sàn đơn sơ vách nứa Bốn bên suối chảy, cá bơi vui Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa Ánh đèn khuya còn sáng lưng đồi. + Mồ hôi mà chảy xuống vườn Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Bảng Bảng con Vở 4 bảng giấy giấy bìa vở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChinh ta.doc
Tài liệu liên quan