Bài giảng Tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam

Hệ tư tưởng : dung hòa Tam giáo (Phật giáo cực thịnh). Ý thức dân tộc được khẳng định, đề cao những giá trị văn hóa bản địa.

Văn hóa vật chất : kiến trúc phát triển mạnh với nhiều công trình quy mô lớn. Những làng nghề thủ công xuất hiện.

Nền văn hóa bác học hình thành : luật pháp, sử học, y dược học, thiên văn, lịch pháp, binh pháp

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 1. Lớp văn hóa bản địa : (Văn hóa tiền sử + văn hóa Văn Lang-Âu Lạc ) 2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực: (Văn hóa thời kỳ Bắc thuộc + Văn hóa Đại Việt ) 3. Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây: (Văn hóa thời kỳ Pháp thuộc + Văn hóa hiện đại) 1. LỚP VĂN HÓA BẢN ĐỊA (VĂN HÓA TIỀN SỬ +VĂN HÓA VĂN LANG-ÂU LẠC): 1.1. THỜI KỲ TIỀN SỬ : Thời gian : cách đây 50 vạn năm đến 3000 năm TCN. Các nền văn hóa tiêu biểu : VH Hòa Bình , VH Bắc Sơn. Thành tựu : Bước đầu hình thành nghề nông nghiệp lúa nước. Tổ chức xã hội : tiến từ bầy người thành bộ lạc (biết làm nhà, thuần dưỡng gia súc…) Kỹ thuật mài đá và chế tác gốm phát triển 1.2. THỜI KỲ VĂN HÓA VĂN LANG- ÂU LẠC : (từ thiên niên kỷ 3TCN đến năm 179 TCN) a. Văn hóa Đông Sơn : Lịch sử-xã hội : xây dựng hình thái nhà nước đầu tiên-nhà nước Văn Lang. Nông nghiệp : nghề nông nghiệp lúa nước phát triển, kéo theo sự phát triển về nông cụ và chế biến nông sản. Chế tác công cụ : kỹ thuật đúc đồng thau đạt tới trình độ điêu luyện. Nghi lễ và tín ngưỡng : thờ mặt trời, thờ Thần nông, tín ngưỡng phồn thực… => VH Đông Sơn là đỉnh cao của văn hóa VN , là nền văn hóa tiêu biểu xác lập bản sắc văn hóa dân tộc. b. Văn hóa Sa Huỳnh : - Không gian : nằm ở miền Trung (từ Đèo Ngang đến Bình Thuận). - Đặc trưng văn hóa : * Hình thức mai táng bằng mộ chum. * Kỹ thuật chế tạo đồ sắt đạt đến trình độ cao. * Cư dân Sa Huỳnh có óc thẩm mỹ phong phú ( đồ trang sức đa dạng, có nét thẩm mỹ cao). * Giai đoạn cuối : nghề buôn bán bằng đường biển khá phát triển. c. Văn hóa Đồng Nai : - Thời gian : từ thế kỷ II đến thế kỷ I TCN - Không gian : nằm ở miền châu thổ sông Cửu Long, tập trung ở vùng Đông Nam bộ. - Đặc trưng văn hóa : * Kỹ thuật chế tác đồ đá khá phổ biến, với chế phẩm đặc thù là đàn đá. * Ngành nghề phổ biến : trồng lúa cạn, làm nương rẫy, săn bắn… 2. LỚP VĂN HÓA GIAO LƯU VỚI TRUNG HOA VÀ KHU VỰC : 2.1. Văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc : 2.1.1. Bối cảnh lịch sử văn hóa: * Bối cảnh lịch sử : - Năm 179TCN: Triệu Đà đánh bại An Dương Vương, chiếm nhà nước Âu Lạc - Năm 111TCN : nhà Hán chiếm nước Nam Việt , đặt ách đô hộ suốt 10 thế kỷ. * Bối cảnh văn hóa : Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa với văn hóa Hán. Tiếp xúc giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn. 2.1.2. Các vùng văn hóa : a. Văn hóa ở châu thổ Bắc bộ : - Chính sách Hán hóa và giao lưu văn hóa cưỡng bức ( thể chế chính trị, phong tục tập quán, truyền bá các học thuyết…) - Đối kháng văn hóa Hán để bảo tồn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ( bảo tồn tiếng Việt, ý thức trọng nữ, tín ngưỡng thờ tổ tiên…) - Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa cổ truyền ( ngôn ngữ, tôn giáo, kỹ thuật làm giấy, làm gốm…) b.Văn hóa Chămpa : - Vương quốc Chămpa : tồn tại từ thế kỷ 6 đến 1697. - Kế thừa di sản văn hóa Sa Huỳnh và chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ : * Tổ chức nhà nước : vua được xem là hậu thân của thần trên mặt đất, được đồng nhất hóa với thần Siva. * Tín ngưỡng : thờ cúng tổ tiên, thờ quốc mẫu Po IưNagar, tục thờ linga … * Tôn giáo chính thống : đạo Bàlamôn * Tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ về chữ viết, lịch, kiến trúc, điêu khắc,âm nhạc, vũ điệu… c. Văn hóa Óc Eo : - Vương quốc Phù Nam : tồn tại khoảng từ đầu thế kỷ I đến năm 627. - Đặc điểm văn hóa : * Nghề buôn bán phát triển (thương cảng Óc Eo), biết sử dụng tiền vàng, đồng, thiếc để trao đổi. * Tín ngưỡng đa thần: cả Bàlamôn giáo lẫn Phật giáo * Kiến trúc nhà cửa, đô thị phong phú, quy hoạch hợp lý. * Nghề thủ công phát triển, đa dạng và tinh xảo : chế tác trang sức bằng vàng, gia công kim loại màu (thiếc)… 2.2. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (938->1858) 2.2.1.BỐI CẢNH LỊCH SỬ VĂN HÓA : a.Bối cảnh lịch sử : * Biến đổi tự thân trong nội bộ quốc gia : - Các vương triều thay thế nhau xây dựng một quốc gia tự chủ. - Đất nước mở rộng về phía nam. *Biến đổi ngoại cảnh : liên tục chống ngoại xâm b.Bối cảnh văn hóa : Văn hóa dân tộc khôi phục và thăng hoa nhanh chóng với ba lần phục hưng : Lần thứ nhất : thời Lý Trần Lần thứ hai : thời Hậu Lê Lần thứ ba : thời các nhà Nguyễn 2.2.2. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA : a. Văn hóa Đại Việt thời Lý Trần ( 938-1400) : Hệ tư tưởng : dung hòa Tam giáo (Phật giáo cực thịnh). Ý thức dân tộc được khẳng định, đề cao những giá trị văn hóa bản địa. Văn hóa vật chất : kiến trúc phát triển mạnh với nhiều công trình quy mô lớn. Những làng nghề thủ công xuất hiện. Nền văn hóa bác học hình thành : luật pháp, sử học, y dược học, thiên văn, lịch pháp, binh pháp… b. Văn hóa Đại Việt thời Hậu Lê ( 1400-1788) : Hệ tư tưởng : Nho giáo cực thịnh, thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt của đời sống. Giáo dục : chăm lo việc học tập, thi cử để đào tạo nhân tài. Chế độ đào tạo nho sĩ được xây dựng quy củ. Các ngành nghệ thuật phát triển mạnh (đặc biệt là nhạc cung đình và chèo, tuồng). c. Văn hóa Đại Việt thời các nhà Nguyễn (1788 -1858) : Hệ tư tưởng : Nho giáo dần mất vai trò độc tôn. Kitô giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Chữ quốc ngữ xuất hiện . Văn hóa phát triển chuyên sâu trên từng lãnh vực : nông học, kiến trúc, mỹ thuật, văn học, lịch sử, luật pháp… - Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ. - Kiến trúc : kinh thành Huế, lăng tẩm… - Nghệ thuật tạo hình : điêu khắc dân gian 3. LỚP VĂN HÓA GIAO LƯU VỚI VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY : 3.1.1. Bối cảnh lịch sử văn hóa : Bối cảnh lịch sử : 1958 : Pháp xâm lược Việt Nam. 1884 : Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. 8.1945 : Cách mạng tháng Tám thành công. Bối cảnh văn hóa : - Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt Pháp - Giao lưu văn hóa tự nguyện với thế giới Đông Tây. 3.1.2. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA : a. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA PHÁP THUỘC (1858-1945) : Văn hóa phương Tây tác động toàn diện lên mọi lĩnh vực đời sống: - Hệ tư tưởng : trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng Mác-Lênin. Các tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng được tiếp thu và phổ biến rộng rãi. - Văn hóa vật chất : đô thị phát triển, kéo theo sự phát triển của kiến trúc đô thị, giao thông vận tải, khoa học kỹ thuật... - Văn hóa xã hội tinh thần : chuyển biến mạnh mẽ theo hướng Âu hóa trên nhiều lĩnh vực ( giáo dục, chữ viết, văn học, nghệ thuật…) b. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY): Sự phát triển của văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp. Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống. Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_2_tien_trinh_vhvn_0659_2355.ppt
Tài liệu liên quan