Bài giảng Thuốc bôi ngoài da - Trần Ngọc Ánh

Mục tiêu

• Biết được các cơ chế tác dụng của

thuốc bôi ngoài da.

• Trình bày được các nguyên tắc khi sử

dụng thuốc bôi ngoài da.

• Nắm rõ các dạng thuốc bôi thường gặp.

• Biết một số hoạt chất thường sử dụng

trong thuốc bôi

pdf35 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Thuốc bôi ngoài da - Trần Ngọc Ánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỐC BÔI NGOÀI DA TS.BS.Trần Ngọc Ánh Mục tiêu • Biết được các cơ chế tác dụng của thuốc bôi ngoài da. • Trình bày được các nguyên tắc khi sử dụng thuốc bôi ngoài da. • Nắm rõ các dạng thuốc bôi thường gặp. • Biết một số hoạt chất thường sử dụng trong thuốc bôi. I. ĐẠI CƯƠNG Thuốc bôi ngoài da rất đa dạng và có nguồn gốc phong phú: Hoá học: Vô cơ :kim loại, muối kim loại, á kim, dẫn xuất axit, oxyt. Hữu cơ:chất béo, chất thơm, aldehyt, phenol Thảo mộc Tổng hợp, bán tổng hợp II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG 1-Ảnh hưởng sự bốc hơi nước qua da: – Tăng bốc hơi nước qua da: làm mát da, giảm viêm, giảm sung huyết. – Gỉam bốc hơi mồ hôi, bít da, tăng sung huyết. 2-Ảnh hưởng tuần hoàn, làm dãn hay co mạch. 3-Thuốc ngấm vào da nhiều hay ít, nông hay sâu tuỳ theo dạng thuốc và tá dược. Thường cả 3 tác dụng trên cùng phối hợp với nhau. II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG 4-Tác dụng lý hóa của thuốc: – Thay đổi pH da – Ảnh hưởng quá trình oxy hoá khử của tế bào. – Thuốc có tác dụng toàn thân, gây những biến đổi sinh học: thuốc vào máu, ngấm vào đầu dây thần kinh ngoại vi, trung tâm thần kinh thực vật, ảnh hưởng trên các cơ quan nội tạng. • Tóm lại: thuốc bôi có tác dụng tại chỗ và toàn thân. III. SỰ HẤP THU THUỐC QUA DA: 1-Trên da có phủ một lớp màng mỡ có ái tính với nước nên nước có thể thấm qua. Chất hòa tan trong mỡ như muối chì, muối thuỷ ngân dễ ngấm qua da. 2-Lớp sừng ở da:  Màng hữu cơ ngăn hấp thu nước  pH toan (pH = 4) nhưng thay đổi theo sự oxy hoá của da, mồ hôi.  pH của mồ hôi = 5 hoặc 6.  Những vùng kẽ da tiết nhiều mồ hôi thì pH trở nên kiềm. III. SỰ HẤP THU THUỐC QUA DA: 3-Thuốc ngấm vào da qua phần phụ: nang lông, tuyến bã ,mạch máu. Khi xoa, miết thuốc làm thuốc hấp thu tốt qua da. 4-Da tổn thương hấp thu tốt hơn da lành. Mài dày, sẹo xơ, tăng sừng làm giảm hấp thu. Muốn thuốc dễ hấp thu cần làm bong vảy, tróc mài. 5-Sự hấp thu thuốc còn phụ thuộc vào đặc tính hoá học. Chất dễ bay hơi hấp thu mạnh. Chất hoà tan trong mỡ ngấm vào da chậm. III. SỰ HẤP THU THUỐC QUA DA: Sự hấp thu thuốc qua da phụ thuộc:  Lớp sừng  Lớp mỡ  Phần phụ  Độ pH của da  Tính chất hóa học, dạng thuốc, dung môi  Phản ứng trên da của thuốc bôi. IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI • Thuốc bôi có cấu tạo gồm 2 thành phần:  Hoạt chất có tác dụng điều trị như Sali lột, iod diệt nấm.  Tá dược là phương tiện vận chuyển hoạt chất vào da, không có tác dụng điều trị, nhưng giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ cho tác dụng của họat chất. • Khi chỉ định thuốc bôi cần ghi rõ dạng thuốc và nồng độ. Ví dụ: dung dịch lưu huỳnh 5%, eosine 2%. IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 1) Dung dịch (solution): hoạt chất pha trong tá dược (dung môi lỏng) thành chất lỏng đồng nhất, không vón, không tủa.  Tá dược thường là nước, cồn, chất dễ bay hơi (ête, axeton), có tính ngấm mạnh.  Dung dịch thường dùng trong các tổn thương tiết dịch. IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI  Dung dịch trong nước:  Tá dược là nước cất, pH trung tính.  Với một số chất, nước không tạo thành dung dịch thật mà thành dung dịch giả là dung dịch keo trong đó có những hạt vô cùng bé treo lơ lửng.  Ví dụ: các chất albumin, dẫn xuất xà phòng, chất màu hòa tan vào nước thành dung dịch keo IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI Dung dịch trong cồn:  30 độ-70 độ  Lợi hơn dung dịch trong nước do tính ngấm mạnh, sâu hơn, dễ bốc hơi hơn.  Nhưng cồn mạnh gây kích thích, khô da do tẩy mỡ nhiều.  Cồn hoà tan một số muối khoáng, nhiều chất hữu cơ, thảo mộc, cô đặc albumin có tác dụng sát trùng.  Một số dung dịch thường dùng: Jarish, milian, Castellani. IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI  Cách sử dụng dung dịch:  Đắp gạc: 8-12 gạc, tưới, nhỏ dung dịch 24- 72 giờ  giảm viêm, xung huyết, ngứa, chảy nước, sát khuẩn.  Gạc lạnh: giảm viêm, chảy nước.  Gạc nóng: giãn mạch, giảm viêm.  Bôi  Ngâm ,tắm. IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 2) Thuốc bột (powder): mát da, giảm xung huyết, giảm ngứa, giảm cọ sát, hút nước, khô da, giảm viêm.  Tá dược thường dùng 2 loại bột:  Thảo mộc: bột gạo, bột mì, bột than  hút nước, se da, sát trùng nhưng dễ lên men.  Khoáng chất: talc ( magne silicat), kaolin, magne cacbonat hút nước, cách nhiệt. IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 2) Thuốc bột (powder):  Hoạt chất trộn với bột tạo thuốc bột mịn.  Dùng rắc trên tổn thương viêm tấy, chảy nước, loét lâu ở các nếp, kẽ da. IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 3)Thuốc mỡ (pommade, ointment): được dùng phổ biến.  Làm tăng khả năng hấp thu của da, ngấm sâu, mềm da, ngăn bài tiết của da, bít da, giảm bốc mồ hôi, gây xung huyết.  Chỉ định: tổn thương mãn tính, dày, tăng sừng, thâm nhiễm.  Không dùng trên tổn thương cấp, chảy nước. IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 3)Thuốc mỡ (pommade, ointment):  Thành phần gồm chất béo và hoạt chất trong đó tỉ lệ bột hoạt chất < 20%.  Tá dược thường dùng: mỡ lợn (axong), mỡ len cừu (lanolin), sáp ong, dầu olive, dầu đu đủ tía, vaselin, parafin.  Ví dụ:  Mỡ Whitefield gây bong sừng, diệt nấm  Acide benzoique 12gr  Acide salicylique 6gr  Vaseline vđ 100gr IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 4) Thuốc hồ (pâte):  Thành phần gồm hoạt chất và mỡ (vaselin và lanolin) nhưng nhiều bột hơn.  Tỉ lệ bột 30 %-50 %. Bột thường dùng là:oxyt kẽm, amidon, kaolin, magne cacbonat.  Tác dụng thoáng da hơn thuốc mỡ, không ngấm sâu bằng thuốc mỡ, giảm viêm, giảm xung huyết, khô da.  Dùng trong tổn thương bán cấp.  Ví dụ: Hồ Brocq (oxyt kẽm 30 g, lanolin 30g, vaselin 40g). IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 5)Thuốc kem (cream): là thuốc mỡ thêm glycerin và nước. Thành phần gồm vaselin, lanolin, glycerin, stearat. Tác dụng mát da, bảo vệ da,độ ngấm vừa phải.  Ví dụ: kem Dalibour sát khuẩn da. Sulfate đồng 0,06gr Sulfate kẽm 0,03gr Oxyt kẽm 5gr Nước vôi 10gr Lanolin 10gr Vaselin 10gr IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 6) Thuốc dầu (oil, huiles):  Chất pha trong tá dược là dầu lạc, dầu đu đủ tía, dầu olive, dầu vừng.  Có thể thêm bột 30 – 40 %  Tác dụng nông, dịu da. Dùng trong tổn thương cấp hoặc nông.  Ví dụ: dầu kẽm.  Oxyte kẽm 40gr  Dầu lạc 60gr  Có thể thêm rivanol1%, hoàng đằng 3% để tăng tác dụng sát khuẩn. IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 7) Tác dụng thuốc bôi trên da: Trước khi sử dụng cần xác định đúng giai đoạn bệnh, tác dụng của thuốc để sử dụng hợp lý.  Làm bong vảy:  Thuốc tím pha loãng, nước muối  Đắp gạc, băng ướt.  Thuốc mỡ  Chống viêm, dịu da:  Đắp gạc, thuốc hồ, dầu kẽm  Nếu sưng tấy nhiều: ngâm, đắp nước ấm, hoặc tắm. IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 7) Tác dụng thuốc bôi trên da:  Lên da non: thuốc làm bong vảy dùng nồng độ thấp lên da non.  Ví dụ: Vit A làm tổn thương mau lên sẹo.  Khử oxy: giảm ứ máu tại chỗ, khử oxy, tổn thương đỡ viêm.  Gây tê tại chỗ: giảm đau, dịu da.  Diệt ký sinh trùng: mỡ lưu huỳnh, DEP  Kích thích mọc tóc: minoxidil  Kháng viêm, sát khuẩn, chống dị ứng: corticoid. III. MỘT SỐ HOẠT CHẤT THƯỜNG DÙNG 1) Iod và các dẫn xuất:  Là một á kim, dễ tan trong rượu, cồn, ít tan trong nước.  Tác dụng sát trùng, giảm tụ máu, chống nấm. 2) Muối bạc:  AgNO3: dễ hoà tan trong nước, ruợu, ête, glycerin.  Dung dịch phải bảo quản trong tối.  Tác dụng sát khuẩn, chống ngứa, làm se da. Dùng trong điều trị chàm. III. MỘT SỐ HOẠT CHẤT THƯỜNG DÙNG 3) Thủy ngân và hợp chất thủy ngân:  Là kim loại lỏng. Dễ trộn với mỡ thành dạng nhũ tương hấp thu vào da.  Tác dụng sát trùng, khử oxy, nhiễm độc nhẹ.  Dùng trong chàm, nám má, tàn nhang. 4) Kẽm và các muối kẽm:  Nhiều loại: mỡ, hồ, kem, dung dịch, bột.  Tác dụng se, khô, hút nước, cách nhiệt, sát trùng. III. MỘT SỐ HOẠT CHẤT THƯỜNG DÙNG 5) Axit fenic và dẫn xuất:  Tan nhiều trong rượu, cồn, glycerin. Tan được trong nước.  Tác dụng chống ngứa, tạo sừng. Hoặc bong sừng tùy nồng độ. 6) Axit chrysophanic (từ thảo mộc): Trị nấm, vẩy nến, rụng tóc. Ít dùng. 7) Axit salicylic (từ thảo mộc):  Là tinh thể không màu, ít tan trong nước, dễ tan trong rượu, cồn, ête.  Tác dụng chống ngứa, sát trùng. Nồng độ cao bạt sừng. III. MỘT SỐ HOẠT CHẤT THƯỜNG DÙNG 8) Lưu huỳnh và dẫn xuất: là á kim phổ biến trong thiên nhiên.  Dùng ở dạng mỡ, dung dịch..  Tác dụng hút nước, làm khô, cầm máu.  Dùng điều trị ghẻ, tăng tiết bã, trứng cá. 9) Ichtyol:  Ở dạng mỡ có tính sát trùng, chống viêm, tan huyết. Còn có dạng hồ, bột.  Dùng trong chàm, á sừng, vẩy nến. III. MỘT SỐ HOẠT CHẤT THƯỜNG DÙNG 10) Gourdron (hắc ín): từ than đá.  Tác dụng chống ngứa, chống tụ máu, làm khô.  Điều trị chàm bán cấp, tiết dịch ở nếp, kẽ. 11) Các chất màu:  Quan trọng trong chữa các bệnh nhiễm trùng,ký sinh trùng, côn trùng.  Xanh metylen, tím metyl,acid piric: sát trùng, trị bỏng. 12) Vitamin D3 và các dẫn xuất: calcipotriol: Dùng trong vảy nến, các bệnh rối loạn sừng hoá. III. MỘT SỐ HOẠT CHẤT THƯỜNG DÙNG 13) Dẫn xuất vitamin A (retinoids):  Điều trị trứng cá, lão hoá da, dày sừng do ánh sáng.  Tác dụng phụ: kích thích, đỏ da, ngứa. 14) Corticosteroid:  Kháng viêm, chống ngứa.  Tác dụng phụ: dãn mạch, teo da, rối loạn sắc tố, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm, mụn trứng cá, rậm lông, lệ thuộc thuốc. 15) Kháng sinh:  Điều trị nhiễm trùng ngoài da, trứng cá.  Thường dùng: tétracycline, erythromycine, acid fucidic IV. NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC BÔI: 1) Chẩn đoán chính xác bệnh để có chỉ định đúng. 2) Chú ý thuốc bôi có tác dụng tại chỗ và toàn thân.  Thuốc ngấm qua da, vào mạch máu, tác động lên thần kinh, lên toàn bộ cơ thể.  Khi cần bôi thuốc trên một diện tích da lớn cần tính toán lượng thuốc. Ví dụ: bôi salicylic diện rộng bệnh nhân thấy chóng mặt nhức đầu. IV. NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC BÔI: 3) Dùng thuốc bôi phù hợp:  Tính chất bệnh lý, giai đoạn, mức độ bệnh, vùng da, tuổi, giới, thời tiết, nghề nghiệp. Ví dụ:  Chàm cấp, chảy nước dùng thuốc dạng dung dịch để đắp, rửa, thoa thuốc màu.  Chàm mãn dày sừng dùng thuốc dạng mỡ để bạt sừng.  Một số thuốc không bôi vùng mặt, sinh dục.  Vùng nếp, kẽ hạn chế dùng thuốc mỡ. IV. NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC BÔI: 4) Chỉ định rõ: dạng thuốc, cách dùng, thời gian sử dụng như dạng dung dịch hay mỡ, ngâm hoặc đắp 5) Nồng độ thuốc phù hợp vị trí, tuổi:  Trẻ em dùng thuốc nồng độ thấp hơn người lớn.  Vùng da mỏng như nách, bẹn dùng thuốc nồng độ thấp.  Vùng da dày như lòng bàn tay, lòng bàn chân dùng thuốc nồng độ cao. IV. NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC BÔI: 6) Với tổn thương tiết nhiều dịch, mủ, đóng mài: cần ngâm, rửa, đắp gạc dung dịch sát khuẩn vài ngày để giảm viêm, sạch mủ, bong mài rồi chỉ định thuốc bôi phù hợp giai đoạn sau. 7) Không nên bôi thuốc thời gian quá dài hay liên tục thay thuốc  khó đánh giá kết quả điều trị cũng như nhận định chẩn đoán. IV. NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC BÔI: 8) Theo dõi kỹ bệnh nhân trong giai đoạn dùng thuốc để điều chỉnh kịp thời.  Chú ý một số thuốc dễ gây mẫn cảm như kháng sinh, corticoide  Khi cần nên thử trên diện tích da nhỏ trước.  Chú ý sự tương kỵ giữa các thuốc với nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Bộ môn Da Liễu, Học viện Quân Y (2001), Thuốc bôi ngoài da, Gíao trình Bệnh da và Hoa liễu, tr. 64 -72. 2) Nguyễn Thanh Minh (2002), Các loại thuốc bôi ngoài da, Bài giảng bệnh da liễu, tr. 47 –58.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_thuoc_boi_ngoai_da_tran_ngoc_anh.pdf
Tài liệu liên quan