1.1. Giới thiệu về Thuế
1.1.1 Khái niệm:
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân
và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với
Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp
luật do Nhà nước ban hành, không mang tính
chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng
nộp thuế
34 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế - Nguyễn Thị Tuyết Trinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN THUẾ - THE TAX
GV. NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH
Email: trinhkttc@tdc.edu.vn
2
Bài Nội dung
1 Tổng quan về thuế
2 Thuế xuất nhập khẩu
3 Thuế BVMT
4 Thuế tiêu thụ đặc biệt
5 Thuế giá trị gia tăng
6 Thuế thu nhập doanh nghiệp
7 Thuế Thu nhập cá nhân
8 Thuế môn bài
3
TÀI LIỆU
TÀI LIỆU HỌC TẬP:
- Giáo trình Thuế và khai báo thuế - Trường Cao
Đẳng công nghệ Thủ Đức
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Các luật thuế: Luật quản ly ́ thuế, Luật thuế XNK,
TTĐB, GTGT, TNCN, TNDN.
- Website:
• www.gdt.gov.vn ( Tổng cục thuế)
• www.mofgov.vn
• www.Customs.gov.vn
• www.hcmtax.gov.vn
4
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Hiểu biết về các sắc thuế đang áp dụng tại Việt
Nam
Vận dụng công thức tính được số thuế phải nộp
trong thực tế tại các doanh nghiệp
Kê khai được các loại thuế chính trong doanh
nghiệp như thuế thu nhập cá nhân, giá trị gia
tăng, thu nhập doanh nghiệp.
CÁCH TÍNH ĐIỂM
ĐIỂM GIỮA KỲ:
- Chuyên cần: 10% ( điểm danh, ktra nhanh 1
hoặc 2 lần 15p/ lần)
- Bài Tập: 10%
- KT giữa kỳ: 30%
THI CUỐI KỲ : 50% TRẮC NGHIỆM : 60P
Sinh viên dự lớp >= 80% thời lượng của học
phần.
5
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ
7
NỘI DUNG
Giới thiệu về Thuế 1.1
Giới thiệu các sắc thuế đang áp dụng tại Việt Nam 1.2
Phân loại thuế 1.3
• Hành vi thể hiện rõ ràng nhất của giới tài chính:
Trốn thuế kết quả
Lách thuế kết quả
8
1.1. Giới thiệu về Thuế
1.1.1 Khái niệm:
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân
và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với
Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp
luật do Nhà nước ban hành, không mang tính
chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng
nộp thuế
1.1. Giới thiệu về Thuế
1.1.1 Khái niệm:
1.1. Giới thiệu về Thuế
12
Chú ý: Phân biệt giữa Thuế và Phí, Lệ phí
Phí : khoản thu nhằm thu hồi chi phí Nhà nước đã đầu
tư cung cấp các dịch vụ công cộng
Lệ phí: khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp
các dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước cho
các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ cho công
tác quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật
13
1.1.2 Vai trò của Thuế:
1.1. Giới thiệu về Thuế
Ở Việt Nam: Thuế chiếm hơn
80% nguồn thu ngân sách.
Các nước: Đức (92,7%), Nhật
(95,4%), Pháp (95,3%), Mỹ
(95%)
14
Là nguồn thu chủ
yếu cho ngân sách
Nhà nước
1.1.2 Vai trò của Thuế:
1.1. Giới thiệu về Thuế
15
Là công cụ góp phần đảm
bảo sự bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế và công
bằng xã hội.
1.1.2 Vai trò của Thuế:
1.1. Giới thiệu về Thuế
16
Là công cụ điều tiết vĩ
mô đối với nền KT và
đời sống XH
1.1.2 Vai trò của Thuế:
1.1. Giới thiệu về Thuế
17
a- Tên gọi
b- Những quy định chung
c- Căn cứ tính thuế:
Đối tượng tính thuế và thuế suất/mức thuế tuyệt
đối
d- Quy trình – thủ tục thu nộp thuế
1.1. Giới thiệu về Thuế
1.1.3 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế:
e- Chế độ miễn giảm thuế và xử lý vi
phạm
Tên gọi: phản ánh đối tượng tính thuế hoặc
nội dung chủ yếu của sắc thuế đó.
Những quy định chung: gồm các quy định
về nguyên tắc áp dụng và phạm vi áp dụng
của Luật thuế như quy định đối tượng nộp
thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế,
nguyên tắc về việc thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế của đối tượng nộp thuế, trách nhiệm,
quyền hạn của cơ quan thu thuế.
18
Căn cứ tính thuế: tùy thuộc nội dung, tính chất của từng loại
thuế mà các căn cứ tính thuế được quy định cụ thể. Các căn cứ
tính thuế bao gồm các yếu tố cơ bản là đối tượng tính thuế và
thuế suất/mức thuế tuyệt đối.
+ Ðối tượng tính thuế: là căn cứ quan trọng nhất để tính thuế,
phản ánh nội dung kinh tế - xã hội, nguồn gốc của bộ phận của
cải được tập trung vào qũy ngân sách Nhà nước, thể hiện tính
chất độc lập của một loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế.
Do đó, các Luật thuế quy định đối tượng tính thuế của mỗi loại
thuế có tính độc lập.
19
• Vd: Đối tượng tính thuế GTGT là giá trị tăng thêm của
hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu
thông đến tiêu dùng, của thuế thu nhập doanh nghiệp là
thu nhập chịu thuế
• + Thuế suất/mức thuế tuyệt đối: Là linh hồn của một sắc
thuế, biểu hiện mức độ động viên đối với các đối tượng.
20
Mức thuế tuyệt đối: Mức thu thuế được quy định bằng một con số cụ
thể.
Vd: Biểu thuế tuyệt đối của thuế bảo vệ môi trường
Thuế suất:
+ Thuế suất cố định: quy định bằng tỷ lệ %, tỷ lệ này cố định và
không phụ thuộc vào quy mô đối tượng tính thuế.
+ Thuế suất lũy tiến: quy định bằng tỷ lệ %, biểu thuế suất luỹ tiến
từng phần gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất
tương ứng và thuế suất này tăng dần theo từng bậc thuế. Gồm hai loại
là thuế suất luỹ tiến từng phần và thuế suất luỹ tiến toàn phần.
21
22
1.1. Giới thiệu về Thuế
1.1.3 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế:
Hàng hóa Đơn
vị tính
Mức thuế
(đồng/1 đơn vị
hàng hóa)
Xăng, trừ
etanol
Lít 3.000
Nhiên liệu
bay
Lít 3.000
Dầu diezel Lít 1.500
Mặt hàng, dịch vụ Thuế
suất ( %)
Kinh doanh vũ trường 40
Kinh doanh mát-xa, ka-ra-
ô-kê
30
Kinh doanh ca-si-nô, trò
chơi điện tử có thưởng
30
23
1.1/ Thuế là một khoản nộp:
a. Bắt buộc
b. Tự nguyện
c. Vừa bắt buộc, vừa tự nguyện
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
1.2/ Thuế là một khoản tiền mà các thể
nhân hay pháp nhân phải nộp để:
a. Chi xây dựng cầu đường
b. Chi xây bệnh viện
c. Chi an ninh quốc phòng
d. Chi tiêu công cộng
a
d
LUYỆN TẬP
24
1.3/ Tác dụng của Thuế:
a. Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước
b. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
1.4/ Các tổ chức, cá nhân nộp tiền thuế ở đâu
là:
a. Ngân hàng
b. Kho bạc Nhà nước
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
c
C
25
1.2. Giới thiệu các sắc thuế đang áp dụng tại Việt Nam
Thuế TNCN
Thuế XNK
Thuế TTĐB
Thuế GTGT
Thuế TNDN
Thuế môn bài
Thuế BVMT
Thuế sử dụng đất NN
Thuế sử dụng đất phi
NN
Thuế tài nguyên.
26
2.1/ Sắc thuế nào không còn hiệu lực tại Việt Nam:
a. Thuế doanh thu
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp
c. Thuế môn bài
d. Thuế giá trị gia tăng
2.2/ Sắc thuế nào đang được áp dụng tại Việt Nam:
a. Thuế doanh thu
b. Thuế lợi tức
c. Thuế thu nhập cá nhân
d. Thuế thân
a
c
Luyện tập
27
1.3. Phân loại thuế
Theo phương thức đánh thuế ( Huy động thuế )
Theo đối tượng thẩm quyền được phép sử dụng thuế
Theo đối tượng của thuế
28
1.3. Phân loại thuế
Thuế trực thu:
Là loại thuế thu trực tiếp vào phần thu nhập của các pháp
nhân hoặc thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện ở chỗ đối
tượng nộp thuế đồng thời là đối tượng chịu thuế.
Thuế gián thu:
Là một bộ phận cấu thành trong giá cả HH-DV. Tính chất
gián thu thể hiện ở chỗ đối tượng nộp thuế không đồng
thời là đối tượng chịu thuế.
Theo phương thức đánh thuế ( Huy động thuế )
29
30
Thuế trực thu Thuế gián thu
Ưu điểm
- Phù hợp nguyên tắc
công bằng hợp lý về
thuế.
- Thu nhanh, thu dễ.
- Không gây phản ứng
tâm lý người tiêu dùng.
Nhược
điểm
- Tính cách biểu lộ dễ
gây phản ứng tâm lý
của người chịu thuế.
- Thu chậm, khó thu.
- Không phân biệt đối xử
giữa các tầng lớp dân
cư.
- Chưa bảo đảm nguyên
tắc công bằng hợp lý
về thuế.
31
Luyện tập:
3.1/ Đặc điểm của thuế trực thu?
a. Đối tượng nộp thuế là các cơ sở SXKD, đối tượng chịu thuế
là người tiêu dùng cuối cùng.
b. Đối tượng chịu thuế cũng là đối tượng nộp thuế.
c. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế là một.
d. Cả b và c đều đúng
3.2/ Đặc điểm của thuế gián thu?
a. Đối tượng chịu thuế là các cơ sở SXKD, đối tượng nộp thuế
là người tiêu dùng cuối cùng
b. Đối tượng chịu thuế cũng là đối tượng nộp thuế
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
d
d
32
3.3/ Đặc điểm của thuế gián thu?
a. Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng đầu tiên
b. Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng
c. Đối tượng chịu thuế là người đầu tiên mua SP
d. Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng SP lần thứ 2.
3.4/ Ưu điểm của thuế trực thu:
a. Thu nhanh, dễ thu
b. Không gây phản ứng tâm lý cho người nộp thuế.
c. Đảm bảo nguyên tắc công bằng , hợp lý của thuế
d. Cả a và b đều đúng.
b
c
33
3.5/ Ưu điểm của thuế gián thu:
a. Thu nhanh, dễ thu
b. Không gây phản ứng tâm lý cho người nộp thuế.
c. Đảm bảo nguyên tắc công bằng, hợp lý của thuế
d. Cả a và b đều đúng.
3.6/ Nhược điểm của thuế trực thu:
a. Thu nhanh, dễ thu.
b. Thu chậm, khó thu.
c. Chưa đảm bảo nguyên tắc công bằng , hợp lý của thuế.
d. Cả b và c đều đúng.
d
b
34
3.7/ Nhược điểm của thuế gián thu:
a. Thu nhanh, dễ thu.
b. Thu chậm, khó thu.
c. Chưa đảm bảo nguyên tắc công bằng , hợp lý của thuế.
d. Gây phản ứng tâm lý cho người nộp thuế.
c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thue_bai_1_tong_quan_ve_thue_nguyen_thi_tuyet_trin.pdf