CHƯƠNG II: MÔ THỰC VẬT (18 tiết)
- Mục đích của chương II: sinh viên nắm được các mô có trong thực vật. Đặc điểm chung và phân loại của từng loại mô.
BÀI 1: MÔ PHÂN SINH (2 tiết)
- Mục đích:
+ Trong bài này giới thiệu về đặc điểm chung của mô phân sinh và phân loại các loại mô phân sinh trong cơ thể thực vật.
+ Biết được các loại mô phân sinh nằm ở trên các cơ quan thực vật, qua đó cũng cho thấy mối quan hệ giữa các mô thực vật ngày càng tiến hóa và hoàn thiện hơn.
- Yêu cầu: đối với sinh viên sau khi nghiên cứu bài này, sinh viên có thể:
+ Nhận biết về mô phân sinh ngọn, mô phân sinh lóng, mô phân sinh bên trên các loại thực vật khác nhau.
+ Mối liên quan giữa các loại mô trên cơ thể thực vật.
31 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Thực vật học - Chương II: Mô thực vật - Trần Thị Hoài Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và một số cây Hai lá mầm sống 1 năm, giữa libe và gỗ không có tầng phát sinh, bó libe gỗ không phát triển nên cây không phát triển về chiều ngang. Bó mạch không có tầng phát sinh giữa libe và gỗ gọi là bó mạch kín.
+ Bó mạch hở: Ở các cây Hai lá mầm và Hạt trần có tầng phát sinh (có nguồn gốc từ tầng trước phát sinh) nằm giữa libe và gỗ. Tầng phát sinh hoạt động mạnh tạo ra các yếu tố của gỗ và libe thứ cấp. Bó mạch có tầng phát sinh nằm giữa libe và gỗ gọi là bó mạch hở.
Hình: Cấu tạo bó xếp chồng
A. Bó dẫn kín ở thân tre; B. Bó dẫn hở ở thân trầu
1. Libe; 2. Gỗ; 3. Tế bào mô cứng
Các bó dẫn thiếu gỗ hoặc libe gọi là bó dẫn thiếu (gân con của lá, cánh hoa, lá đài).
- Bó chồng kép: libe và gỗ xếp chồng lên nhau, có thêm lớp libe ở phía trong gỗ, gỗ tiếp xúc với libe ở cả 2 mặt, có tầng phát sinh nằm giữa gỗ và libe ngoài (cây họ Sim, Bầu bí, Trúc đào).
Hình: Bó chồng kép
1. Mô mềm; 2. Libe ngoài; 3. Tầng phát sinh; 4. Gỗ; 5. Libe trong
- Bó đồng tâm: gỗ bao quanh libe (thân rễ củ gấu) hoặc libe bao quanh gỗ (thân Dương xỉ).
Giữa bó xếp chồng và bó đồng tâm có một loại bó mạch trung gian là bó mạch hình chữ V (gỗ bao quanh libe gặp ở thân măng tây).
Hình: Bó đồng tâm
1. Mô mềm; 2. Gỗ; 3. Libe
- Bó xuyên tâm: Ở rễ sơ cấp, các bó gỗ và libe riêng rẽ nhau, chúng xếp xen kẽ nhau theo hướng xuyên tâm, đây là loại bó mạch thiếu vì chỉ có 1 yếu tố gỗ hoặc libe.
BÀI 5: MÔ MỀM (3 tiết)
- Mục đích:
+ Trong bài này giới thiệu về đặc điểm của mô mềm và phân loại mô mềm trong cơ thể thực vật.
+ Biết được mô mềm được cấu tạo bởi những tế bào sống, vách mỏng bằng xenlulozo được giữ suốt đời trong tế bào.
- Yêu cầu: đối với sinh viên sau khi nghiên cứu bài này, sinh viên có thể:
+ Nhận biết về mô mềm đồng hóa, mô mềm dự trữ ở lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm. Mô mềm thực hiện chức năng quang hợp cho thực vật.
+ Ở những điều kiện sống khác nhau, mô mềm dự trữ cũng chứa những chất khác nhau để thích nghi với điều kiện sống của chúng.
- Về thái độ: Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn. Hình thành được niềm yêu thích thiên nhiên và quan tâm đến ngành trồng trọt.
- Nội dung của bài:
1. Đặc điểm mô mềm
Mô mềm cấu tạo bởi những tế bào sống, chưa phân hóa nhiều, vách mỏng bằng xenlulozơ và được giữ suốt đời sống của tế bào, trên vách có các vùng lỗ sơ cấp.
Các tế bào mô mềm có kích thước đồng đều, có hình hơi tròn, hình trái xoan hoặc đa giác tròn ở góc hay hình phiến thường xếp sát nhau. Tế bào có không bào lớn, chất tế bào nằm sát màng có chứa lạp thể, ti thể, mạng lưới nội chất, riboxom, các thể ẩn nhập như hạt tinh bột, hạt alơron, các giọt dầu Ở các cây sống dưới nước, các tế bào mô mềm xếp xa nhau tạo nên những khoảng trống lớn.
Mô mềm có chức năng liên kết các mô khác với nhau, chức năng dự trữ và chức năng dinh dưỡng.
Mô mềm thường là mô sơ cấp, có nguồn gốc từ mô phân sinh ngọn.
2. Phân loại mô mềm
2.1. Mô mềm đồng hóa
Cấu tạo bởi những tế bào chứa nhiều lục lạp, thực hiện chức năng quang hợp. Chúng nằm ngay dưới lớp biểu bì của lá và thân non, có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời để quang hợp.
Trong phiến lá của các cây Hai lá mầm, mô mềm đồng hóa gồm mô giậu và mô xốp.
² Mô giậu: được cấu tạo bởi những tế bào dài, hẹp, xếp thẳng góc với bề mặt cơ quan, các tế bào mô giậu sắp xếp chừa ra các khoảng gian bào nhỏ. Vách tế bào mỏng, chứa nhiều hạt diệp lục, có chức năng quang hợp.
² Mô xốp (mô khuyết): gồm các tế bào chứa ít diệp lục hơn mô giậu, có hình tròn hay bầu dục, sắp xếp tạo ra các khoảng gian bào lớn, chứa đầy khí. Mô xốp thực hiện chức năng quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước và dự trữ khí.
Hình: Mô mềm đồng hóa ở thịt lá chuối
1. Biểu bì trên; 2. Lớp dưới biểu bì; 3. Mô giậu; 4. Mô xốp;
5. Biểu bì dưới; 6. Tế bào của vòng bao quanh bó mạch
Mô mềm vỏ nằm trong phần vỏ sơ cấp và thứ cấp của rễ, thân. Tế bào mô mềm vỏ xếp sát nhau nhưng vẫn có khoảng gian bào. Ở một số loài, vỏ sơ cấp rất xốp, có nhiều khoảng gian bào lớn.
Mô mềm của vỏ thứ cấp thường ít, nằm phía ngoài libe thứ cấp.
Mô mềm ruột nằm ở phần giữa của các cơ quan, trong ruột các tế bào vùng ngoại biên thường nhỏ hơn và có màng dày hơn so với các tế bào ở giữa.
Lúc đầu tế bào mô mềm ruột là các tế bào sống, sau đó có thể bị chết đi tạo thành một khoang rỗng giữa thân như ở nhiều cây họ Lúa (tre, lúa, mía), rau cần, rau má
Ở cây Một lá mầm, ranh giới giữa ruột và các phần khác thường không rõ như cây Hai lá mầm, do đó vỏ sơ cấp và ruột được gọi chung là mô cơ bản. Trong cùng một cây, vỏ sơ cấp và ruột ở thân, cuống lá, gân chính của lá thường gần giống nhau.
2.2. Mô mềm dự trữ
Cấu tạo bởi những tế bào vách mỏng bằng xenlulozơ, ở góc tế bào thường để hở các khoảng gian bào; có chức năng tích lũy một số sản phẩm trong cây, có cấu tạo đa dạng, chiếm nhiều vị trí khác nhau trong cây (rễ, thân rễ, quả, hạt) và có nguồn gốc khác nhau từ vỏ, từ gỗ hay ruột.
Mô dự trữ thường chứa các chất không hòa tan như tinh bột, protit, dầu; hay các chất hòa tan trong dịch tế bào như đường, một số protit chúng tích lũy lại trong tế bào và được thải ra ngoài để đưa tới nơi sinh trưởng mạnh, góp phần tạo nên mô hay cơ quan mới.
Trong các điều kiện sống khác nhau, mô mềm dự trữ các chất khác nhau, thích nghi với điều kiện sống của chúng.
Trong điều kiện khô hạn, mô dự trữ nước phát triển (xương rồng, thuốc bỏng, thu hải đường).
Trong điều kiện ngập nước, mô dự trữ khí phát triển (rau dừa nước, rau rút, sen, súng).
Mô mềm dự trữ khí ở cuống lá súng
Mô mềm dự trữ tinh bột ở rễ muống biển
Tanin có chứa trong nhiều tế bào mô mềm nằm rải rác trong cơ thể thực vật hoặc làm thành một hệ thống liên tục. Tanin thường được chứa trong không bào. Ngoài ra các chất khoáng cũng có thể chứa trong tế bào mô mềm dưới dạng các tinh thể, các tế bào chứa tinh thể có thể là tế bào sống hoặc chết.
BÀI 6: MÔ TIẾT (2 tiết)
- Mục đích:
+ Trong bài này giới thiệu về đặc điểm của mô tiết và phân loại mô tiết trong cơ thể thực vật.
+ Biết được tuyến mật, tuyến thơm, ống nhựa mủ nằm ở trên các cơ quan thực vật, qua đó thấy được những sản phẩm bài tiết mà cây không dùng đến.
- Yêu cầu: đối với sinh viên sau khi nghiên cứu bài này, sinh viên có thể:
+ Nhận biết về lông tiết, tuyến mật, tuyến thơm, lỗ nước, ống nhựa mủ.
+ Biết được những chất mà cây tiết ra có chức năng đối với thực vật, động vật, con người.
- Về thái độ: Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn. Hình thành được niềm yêu thích thiên nhiên và quan tâm đến ngành trồng trọt.
- Nội dung của bài:
1. Đặc điểm mô tiết
Mô tiết hay hệ thống bài tiết được cấu tạo bởi những tế bào sống, vách tế bào bằng xenlulozơ, tiết ra các chất “thải bã” mà cây không dùng đến. Những sản phẩm bài tiết ra có thể được đưa trực tiếp ra ngoài hay được tích lũy lại trong những cấu tạo riêng để thải ra bằng cách khác hay giữ lại trong các cấu tạo đó.
Chất tiết là chất vô cơ (canxi cacbonat), hay chất hữu cơ (axit hữu cơ, chất nhày, nhựa, tinh dầu,).
2. Phân loại mô tiết
2.1. Mô tiết ngoài: lông tiết, tuyến mật, lỗ nước
- Lông tiết: có nguồn gốc từ biểu bì hoặc từ các tế bào nằm sâu hơn, có cấu tạo đơn bào hay đa bào.
Lông tiết bài tiết các chất khác nhau: tuyến mật tiết ra chất lỏng có đường, lông ngứa trong các cây họ Gai tiết ra các chất axit Lông tiết có nhiều loại cây như: thuốc lá, cà chua Lông tiết nước thường thấy ở các lá non. Ở các lông tiết đa bào, các tế bào ngoài hóa không bào và không chứa chất dự trữ.
- Tuyến tiết: có 2 dạng tuyến mật và tuyến thơm
+ Tuyến mật: thường có ở hoa, có khi trên thân, lá, lá kèm và trục cụm hoa. Mật hoa được bài tiết qua vách tế bào hoặc qua lỗ khí của tuyến mật. Vị trí, hình dạng và cấu tạo của tuyến mật rất khác nhau ở các đơn vị phân loại khác nhau.
Các tế bào biểu bì tiết có chất tế bào đông đặc, trong tuyến mật cũng có thể có ống nhựa mủ, bên ngoài tuyến có cutin bao phủ. Cấu trúc tiết của tuyến mật thường tiếp xúc với mô dẫn, đường chứa trong tuyến mật là do phloem bài tiết ra. Ở tuyến mật, phần tận cùng của mô dẫn dưới mô tiết chỉ có cấu tạo là phloem, ở các lỗ nước thì tận cùng của các yếu tố dẫn lại là các yếu tố xylem. Tuyến mật và lỗ nước khác nhau về cách sắp xếp tế bào: tế bào mô mềm trong tuyến mật sắp xếp sát nhau, còn tế bào mô dẫn của nhiều lỗ nước sắp xếp để hở ra các khoảng gian bào.
+ Tuyến thơm: có chức năng tiết ra hương thơm của các loài hoa. Tuyến thơm được phân hóa từ các bộ phận khác nhau của hoa, thường gặp ở các cây trong họ Thiên lí, Lan, Na, Ngọc lantuy nhiên có một số cây có hoa hoặc cụm hoa tiết ra chất thối có tác dụng hấp dẫn ruồi, nhặng (hoa của các cây họ Ráy).
2.2. Mô tiết trong
- Tế bào tiết: là các tế bào riêng lẻ, nằm rải rác trong mô mềm, chứa đựng các chất do chính tế bào tiết ra như: tinh dầu, tanin, chất nhày, gôm, và cả tinh thể. Tế bào tiết nhựa (họ Xoan), tế bào tiết chất nhầy (họ Xương rồng, Ngọc lan, Đay...), tế bào chứa tanin thường lớn và dễ nhận thấy vì tanin dễ bị oxy hóa thành phlobaphen màu nâu hoặc nâu đỏ. Tế bào chứa tinh thể có thể bị chết sau khi đã hình thành xong tinh thể hoặc có một màng bao lấy, tinh thể ngăn cách với phần sống của chất nguyên sinh.
Tế bào tiết có hình dạng và kích thước tương tự các tế bào mô mềm xung quanh, đôi khi lớn hơn một chút. Chúng có mặt ở mọi cơ quan của cây thân (quế, diếp cá, trầu không, gừng), lá long não và rễ, đôi khi có ở cơ quan sinh sản.
- Túi tiết và ống tiết: đó là các túi hay ống có một hay một vài lớp tế bào tiết bao ngoài. Kích thước của ống hay túi tiết thường lớn hơn tế bào mô mêm xung quanh.
Túi tiết hay ống tiết phân sinh: Tế bào sinh ra túi hay ống tiết phân chia nhiều lần rồi tách rời nhau ở phía giữa làm thành một khoang trống chứa chất tiết (túi tiết chứa tinh dầu ở cây bạch đàn, tràm).
Túi tiết hay ống tiết dung sinh: Tế bào sinh ra túi tiết hay ống tiết phân chia nhiều lần thành một khối, sau đó các tế bào ở giữa bị hủy tạo nên một khoảng trống lớn chứa chất tiết lẫn các mảnh vụn của các tế bào bị hủy đi (ống tiết chất nhày ở trầu không, túi tiết dầu thơm ở các cây họ Cam).
Túi tiết dung sinh Túi tiết phân sinh
Các sản phẩm bài tiết do các tế bào biểu mô tiết ra có thể là những terpen bay hơi hoặc các nhựa dính, nhựa mủ hoặc chất nhầy. Các chất bài tiết được tích tụ lại trong các hệ thống đóng kín trong cơ thể thực vật và chỉ khi có những tác động chấn thương vào mô thì sản phẩm ấy mới được thải ra ngoài.
- Ống nhựa mủ: là những ống dài, hẹp, phân nhánh, chứa nhựa mủ, được cấu tạo bởi những tế bào riêng biệt hay nhóm tế bào có khả năng hình thành và tích lũy nhựa mủ. Chỉ gặp ở môt số cây Hai lá mầm. Ống nhựa mủ có thể phân bố trong tất cả các mô của tất cả các cơ quan, phần lớn tập trung ở vỏ của thân và vỏ rễ, trong lá, đôi khi gặp trong gỗ và tủy.
Dựa vào cấu tạo người ta chia ống nhựa mủ thành 2 loại: ống nhựa mủ phân đốt và ống nhựa mủ không phân đốt.
Ống nhựa mủ phân đốt (ống nhựa mủ kép): gồm một chuỗi các tế bào xếp nối tiếp nhau, các vách ngăn ngang giữa chúng còn nguyên vẹn hoặc có thủng lỗ, hoặc biến mất hoàn toàn, do đó ống nhựa mủ có dạng ống.
Ống nhựa mủ có thể nối với nhau thành mạng lưới (khoai lang, hồng xiêm) hoặc mạng lưới phân nhánh (đu đủ, thuốc phiện).
Ống nhựa mủ không phân đốt (ống nhựa mủ đơn): các tế bào dài, vách bằng xenlulozơ, không phân nhánh (họ Trúc đào) hoặc phân nhánh tạo thành một mạng ống (cao su, đa, mít,).
Trong ống nhựa mủ chứa chất nhựa mủ, nhựa mủ có màu khác nhau (không màu, trong suốt, màu trắng đục như sữa, vàng nâu hay đỏ).
Thành phần của nhựa mủ gồm: hidrat cacbon, axit hữu cơ, muối, dầu mỡ, các hạt tinh bộtNhựa mủ ở các loài thực vật khác nhau có thể có thành phần hóa học khác nhau. Nhựa mủ có vai trò lớn trong công nghiệp (mủ cao su tự nhiên), y học (nhựa mủ của họ Thuốc phiện, Trúc đào, Thiên lí...chứa alcaloit có tác dụng làm thuốc).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thuc_vat_hoc_chuong_ii_mo_thuc_vat_tran_thi_hoai_t.doc