CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG THỰC VẬT (10 tiết)
Mục đích của chương I: sinh viên biết được các cấp độ tổ chức của cơ thể sống, giới thiệu chung về các giới sinh vật, đặc điểm chung của thực vật, cấu tạo tế bào thực vật.
18 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Thực vật học - Chương I: Đại cương thực vật - Trần Thị Hoài Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG THỰC VẬT (10 tiết)
Mục đích của chương I: sinh viên biết được các cấp độ tổ chức của cơ thể sống, giới thiệu chung về các giới sinh vật, đặc điểm chung của thực vật, cấu tạo tế bào thực vật.
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỚI SINH VẬT (4 tiết)
- Mục đích:
+ Trong bài này giới thiệu khái niệm chung về nguồn gốc hình thành các môn học liên quan đến thực vật, một sinh vật tự dưỡng cung cấp sức sản xuất cho hệ sinh thái.
+ Bên cạnh đó, còn nêu một số phương pháp để nghiên cứu về thực vật, qua đó cũng cho thấy mối quan hệ giữa thực vật học và các ngành khoa học khác để kiến thức về thực vật ngày càng hoàn thiện hơn.
- Yêu cầu: đối với sinh viên sau khi nghiên cứu bài này, sinh viên có thể:
+ Nhận biết về lịch sử môn học và nhất là nguồn gốc về tế bào, những khái niệm ngày càng hoàn chỉnh hơn nhờ dụng cụ quang học là kính hiển vi.
+ Mối liên quan giữa các môn học khác về thực vật.
- Về thái độ: Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn. Hình thành được niềm yêu thích thiên nhiên và quan tâm đến ngành trồng trọt.
- Nội dung của bài:
1. Các cấp độ tổ chức của cơ thể sống
1.1. Cấp độ tế bào
Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống, tất cả sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào được cấu tạo gồm các phân tử, đại phân tử, bào quan, tạo nên 3 thành phần cơ bản là: màng sinh chất, tế bào chất, nhân. Các đại phân tử và các bào quan chỉ thực hiện được chức năng trong mối tương tác lẫn nhau của tế bào toàn vẹn.
1.1.1. Cấp độ phân tử
Các phân tử có trong tế bào là các chất vô cơ (các muối vô cơ, nước) và các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ đơn phân tập hợp tạo thành các chất hữu cơ đa phân.
1.1.2. Cấp độ đại phân tử
Các đại phân tử chủ yếu là protein và axit nucleic có cấu tạo đa phân có vai trò quyết định sự sống của tế bào. Các phân tử và đại phân tử hợp thành tạo nên các bào quan.
1.1.3. Cấp độ bào quan
Là cấu trúc gồm các đại phân tử và phức hợp trên phân tử có chức năng nhất định trong tế bào.
1.2. Cấp độ cơ thể
Cơ thể là cấp độ tổ chức có cấu tạo từ một đến vài trăm nghìn tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. Người ta phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
1.2.1. Cơ thể đơn bào
Chỉ gồm một tế bào nhưng thể hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống.
1.2.2. Cơ thể đa bào
- Gồm rất nhiều tế bào.
- Mô là tập hợp nhiều tế bào cung thực hiện một chức năng nhất định
- Trong cơ thể, nhiều mô khác nhau tập hợp lại thành cơ quan, nhiều cơ quan lại tập hợp thành một hệ cơ quan, thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
- Cơ thể tuy gồm nhiều cấp tổ chức như tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan nhưng hoạt động rất hào hợp thống nhất nhờ có sự điều hòa và điều chỉnh chung, do đó cơ thể thích nghi được với điều kiện sống thay đổi.
1.3. Cấp độ quần thể - loài
Các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lý nhất định tạo nên cấp quần thể.
1.3.1. Quần thể
Được xem như là đơn vị sinh sản và tiến hóa. Ở đó các nhóm cá thể đực, cái, con non, trưởng thành, giàtập hợp với nhau trong mối quan hệ sinh sản làm cơ sở cho tiến hóa dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
1.3.2. Loài - đơn vị phân loại
Trong một quần thể chỉ tồn tại những cá thể cùng loài có khả năng giao phối sinh ra con cái hữu thụ.
1.4. Cấp độ quần xã
Quần xã là cấp tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. Như vậy, trong tổ chức quần xã có mối tương tác giữa các cá thể (cùng loài hay khác loài) và mối tương tác giữa các quần thể khác loài tạo nên sự cân bằng động và cùng tồn tại.
Ví dụ: quần xã rừng ở rừng đặc dụng Đăk hà
1.5. Cấp độ hệ sinh thái - sinh quyển
1.5.1. Hệ sinh thái
Các sinh vật trong quần xã không chỉ tương tác lẫn nhau mà còn tương tác với môi trường sống của chúng. Sinh vật và môi trường trong đó chúng sống tạo nên một thể thống nhất được gọi là hệ sinh thái.
Ví dụ: Hệ sinh thái rừng lim ở Cẩm Phả - Quảng Ninh
1.5.2 Sinh quyển
Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trong khí quyển, thủy quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của trái đất, là cấp độ có tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống.
2. Giới thiệu chung về các giới sinh vật
2.1. Các giới sinh vật
2.1.1. Khái niệm về giới sinh vật
- Giới được xem như đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
- Vào thế kỉ 18 Cac Line chia tất cả sinh vật thành 2 giới là: Giới thực vật và giới động vật.
- Giới thực vật bao gồm những sinh vật có thành xenlulozơ, sống tự dưỡng quang hợp, sống cố định.
- Giới động vật bao gồm những sinh vật không có thành xenlulozơ, sống dị dưỡng, có đời sống di chuyển.
- Đến thế kỷ 19, người ta xếp vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm, tảo) vào giới thực vật, còn động vật nguyên sinh vào giới động vật.
2.1.2. Hệ thống 5 giới sinh vật
- Đến thế kỷ 20 người ta đề nghị xếp sinh vật vào 5 giới khởi nguyên, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật. Sự phân chia sinh vật thành 5 giới là tương đối hợp lý và được công nhận rộng rãi trong thời gian dài. (Hình 1)
Giới thực vật
Giới nấm
Giới động vật
Giới Nguyên sinh (tế bào nhân thực)
Giới Khởi sinh (tế bào nhân sơ)
Hình 1: Sơ đồ hệ thống 5 giới sinh vật
2.2. Các bậc phân loại trong mỗi giới
- Để nghiên cứu sinh vật các nhà khoa học phải dựa vào các tiêu chí về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản sắp xếp chúng vào bậc thang phân loại và đặt tên.
2.2.1 Sắp xếp theo thang phân loại lệ thuộc từ thấp đến cao
Loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới. Bất kì một sinh vật nào cũng đều được xếp vào một loài nhất định. Nhiều loài thân thuộc tập hợp thành chi, nhiều chi thân thuộc tập hợp thành họ, nhiều họ thân thuộc tập hợp thành bộ, nhiều bộ thân thuộc tập hợp thành lớp, nhiều lớp thân thuộc tập hợp thành ngành, nhiều ngành thân thuộc tập hợp thành giới.
2.2.2 Đặt tên loài theo nguyên tắc dùng tên kép (tiếng La tinh):
Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ hai là tên loài (viết thường)
2.3. Đa dạng sinh học
- Sinh vật trên Trái đất rất đa dạng. Cho đến nay người ta đã mô tả được khoảng 1,8 triệu loài (khoảng 100 nghìn loài nấm, 290 nghìn loài thực vật và trên 1 triệu loài động vật). Người ta ước tính có thể có đến 30 triệu loài sống trong sinh quyển. Riêng Việt nam, trong 10 năm gần đây các nhà sinh học đã phát hiện ra hàng chục loài mới.
- Đa dạng sinh học không chỉ thể hiện ở đa dạng loài, mà còn thể hiện ở đa dạng quần xã và hệ sinh thái. Mỗi một quần xã, một hệ sinh thái là đặc thù trong quan hệ nội bộ sinh vật và quan hệ với môi trường. Loài, quần xã, hệ sinh thái luôn biến đổi nhưng luôn giữ là hệ cân bằng tạo nên sự cân bằng trong toàn bộ sinh quyển.
- Con người đã khai thác quá mức, không có kế hoạch nên đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên sinh vật, mất cân bằng sinh thái và giảm độ đa dạng sinh học.
- Con người cũng đã làm tổn hại đến nguồn thức ăn, nơi ở và điều kiện sinh sống của sinh vật, dẫn đến sự tuyệt diệt của nhiều loài, nhiều quần xã và hệ sinh thái.
3. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật
3.1. Giới Khởi sinh (Monera)
- Gồm vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé, kích thước hiển vi từ 1-3 µm cấu tạo bởi tế bào nhân sơ, là những sinh vật cổ nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước đây. Chúng sống khắp nơi, trong đất, nước, không khí, ding dưỡng theo phương thức: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, hóa di dưỡng, quang dị dưỡng. Nhiều vi khuẩn sống ký sinh trong các cơ thể khác. Vi khuẩn lam có khả năng tự dưỡng quang hợp nhờ có chất diệp lục.
- Vi sinh vật cổ (Archaea)có nhiều đặc điểm khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo, tổ chức bộ gen. Chúng có khả năng sống trong những điều kiện môi trường rát khắc nghiệt về nhiệt độ (từ 0 - 1000C) và nồng độ muối rất cao (từ 20-25%). Về mặt tiến hóa, chúng tách thành một nhóm riêng và đứng gần với sinh vật nhân thực hơn vi khuẩn.
3.2. Giới Nguyên sinh (Protista)
- Giới Nguyên sinh gồm các sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, rất đa dạng về cấu tạo cũng như về phương thức dinh dưỡng. Tùy theo phương thức dinh dưỡng người ta chia chúng thành: Động vật Nguyên sinh (Protozoa), Thực vật Nguyên sinh (Tảo - Algae) và Nấm nhày (Mycophyta).
- Động vật nguyên sinh: cơ thể đơn bào, không có thành xenlulozơ, không có lục lạp, dị dưỡng, vận động bằng lông hay roi (trùng amip, trùng lông, trùng roi, trùng bào tử).
- Thực vật nguyên sinh (tảo): cơ thể đơn bào hay đa bào, có thành xenlulozơ, có lục lạp, tự dưỡng quang hợp (tảo lục đơn bào, tảo lục đa bào, tảo đỏ, tảo nâu).
- Nấm nhầy: cơ thể tồn tại ở 2 pha: pha đơn bào giống amip và pha cộng bào là khối nguyên sinh chất nhầy chứa nhiều nhân. Dị dưỡng hoại sinh.
3.3. Giới Nấm (Fungi)
- Đặc điểm: Nấm là sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hay đa bào dạng sợi, có thành kitin, không có lục lạp. Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. Chúng sinh sản bằng bào tử không có lông và roi.
- Các dạng nấm: gồm nấm men, nấm sợi, nấm đảm chúng khác nhau về nhiều đặc điểm, người ta cũng xếp địa y vào giới nấm.
- Nấm men: cơ thể đơn bào, sinh sản bằng này chồi hay phân cắt. Đôi khi các tế bào dính nhau tạo thành sợi nấm giả.
- Nấm sợi: cơ thể đa bào hình sợi, sinh sản vô tính và hữu tính (nấm mốc và nấm ăn).
3.4. Giới thực vật (Plantae)
- Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulozơ. Phần lớn sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm.
- Giới thực vật được phân thành các ngành chính: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Chúng đều có chung nguồn gốc là tảo lục đơn bào nguyên thủy.
- Khi chuyển lên đời sống trên cạn, tổ tiên của giới Thực vật đã tiến hóa theo 2 dòng khác nhau. Một dòng hình thành Rêu (thể giao tử chiếm ưu thế), dòng còn lại hình thành Quyết, Hạt trần, Hạt kín (thể bào tử chiếm ưu thế).
- Giới thực vật cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sụt lỡ, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
- Giới thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, dược liệu cho con người.
BÀI 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT (3 tiết)
- Mục đích:
+ Cung cấp cho sinh viên các ngành nông nghiệp những kiến thức cơ bản về sự đa dạng và phong phú của thực vật.
+ Giúp sinh viên có những kiến thức về các loại thực vật có hoa và thực vật không có hoa, đặc điểm về cấu tạo và dinh dưỡng của thực vật.
- Yêu cầu:
+ Sinh viên học xong bài này phải phân biệt được cây một năm và cây lâu năm, các cây có hoa và các cây không bao giờ ra hoa.
+ Phân loại các ngành thực vật và nguồn gốc phát sinh ra thực vật.
- Về thái độ: Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn. Hình thành được niềm yêu thích thiên nhiên và quan tâm đến ngành trồng trọt.
- Nội dung của bài:
1. Đặc điểm chung của thực vật
1.1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật
- Xung quanh chúng ta, chỗ nào cũng có thực vật.
- Ở các vùng nhiệt đới có khí hậu ấm áp thì thực vật càng phong phú. Thực vật có một vai trò trong thiên nhiên điều hòa khí hậu, chống xói mòn, hạn hánChúng còn là môi trường sống của nhiều loài động vật.
- Giới thực vật rất đa dạng về loài, về cấu tạo cơ thể và đời sống ở các môi trường khác nhau. Hiện nay đã thống kê và mô tả khoảng 290.000 loài thực vật thuộc các ngành Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Đa dạng
- Hình dạng cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản khác nhau.
- Kích thước khác nhau
- Tuổi thọ khác nhau
Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ
Phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài
Phần lớn không có khả năng di chuyển
Thực vật
Phong phú
- Thực vật trên trái đất có khoảng 290.000 loài.
- Sống ở mọi nơi trên trái đất:
+ Các miền khí hậu (ôn đới, hàn đới, nhiệt đới)
+ Các dạng địa hình (đồi núi, trung du, đồng bằng, sa mạc)
+ Các môi trường sống (nước, trên mặt đất)
2. Đặc điểm chung của thực vật:
1.2. Đặc điểm về cấu tạo và dinh dưỡng
- Giới thực vật gồm những sinh vật nhân thực đa bào, cơ thể phân hóa thành nhiều mô, cơ quan khác nhau. Tế bào thực vật có thành xenlulozơ và chứa nhiều lục lạp.
- Thực vật có khả năng tự dưỡng nhờ quá trình quang hợp, sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ từ những chất vô cơ, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật khác. Chúng thường có đời sống cố định.
- Phần lớn các thực vật ở cạn và có những đặc điểm sau thích nghi với môi trường cạn (thực vật thủy sinh có một số đặc điểm thích nghi với môi trường nước là hiện tượng thứ sinh).
- Lớp cutin phủ bên ngoài là có tác dụng chống mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa (khí khổng) để trao đổi khí và thoát hơi nước.
- Phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ, chất hữu cơ.
- Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng. Thụ tinh kép tạo thành hợp tử và tạo nội nhũ để nuôi phôi phát triển.
- Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ.
2. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
2.1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
- Thực vật có hoa thuộc ngành hạt kín. Thực vật có hoa mọc nhiều ở xung quanh chúng ta. Về hình dạng thì chúng rất phức tạp. Có loài bé nhỏ như cây đậu lạc, đậu xanh, các loại rau có loại cây lớn như cây lim, cao su, bạch đàncó loại thân leo như cây đậu ngự, đậu rồng, cây gấcTuy nhiều hình dạng như vậy nhưng tất cả đều giống nhau ở chỗ là đến một thời kì nhất định trong đời sống, chúng ra hoa, tạo quả và kết hạt. Nhiều loài cây ra hoa vào một mùa nhất định trong năm như sen, phượng vĩ, hoa sữaMột số cây có hoa quanh năm như cây hoa hồng, cây cà Có những cây cả đời chỉ ra hoa một lần rồi chết đi như cây tre, nứa, cải
- Thực vật không có hoa thuộc Tảo, Ngành rêu, Ngành Quyết, Ngành hạt trần. Những cây xanh không bao giờ ra hoa như cây rau bợ sống ở bờ ruộng, cây rêu ở ven tường ẩm, các loài tảo trong ao
2.2. Cây một năm và cây lâu năm
- Thời gian sống của các loài cây xanh có hoa khác nhau. Nhiều loài cây chỉ sống trong một thời gian ngắn khoảng 3 - 6 tháng hay dài hơn một ít. Đó là cây một năm. Ngô, lúa, khoai lang, đậu, lạc thuộc loại này. Cây một năm chỉ ra hoa, tạo quả một lần trong đời sống, rồi sau đó tàn lụi đi.
- Các cây gỗ như mít, nhãn, bưởisống nhiều năm. Chúng thường ra hoa, tạo quả nhiều lần trong đời sống. Đó là cây lâu năm.
- Còn có nhiều cách phân loại khác như: cây một năm, cây hai năm, cây nhiều năm, cây nhiều đời quả.
Thực vật
Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá
Thực vật không có hoa
Thực vật có hoa
Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt Cơ quan sinh sản: không phải là hoa, quả
Vòng đời (Hạt nẩy mầm → chết)
Cây nhiều năm
Cây một năm
Hình 2: Sơ đồ thực vật có hoa và thực vật không có hoa
3. Các ngành thực vật
- Thực vật rất đa dạng, phân bố khắp nơi trên trái đất. Từ tảo lục đơn bào nguyên thủy, tiến hóa và phát triển thành các ngành Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
- Rêu (Bryophyta): Rêu là một trong những ngành Thực vật bậc cao đầu tiên cấu tạo rất đơn giản, cơ thể đã phân thành thân lá, nhưng chưa có rễ thật, mà chỉ có rễ giả đơn bào hay đa bào, tức là những lông hút để giữ cây và hút nước, chưa có hệ mạch. Tinh trùng có roi, thụ tinh nhờ nước (rêu sừng, rêu tản, rêu nước, rêu tường, rêu nhiều lông).
- Quyết (Pteridophyta): Đó là những cây tương đối nhỏ, thường sống ở đầm lầy. Cấu tạo còn khá thô sơ, có dạng thân phân nhánh đôi, không có lá, có rễ thật, cơ thể đã có hệ mạch. Tinh trùng có roi, thụ tinh nhờ nước (dương xỉ mộc, bổ cốt toái, bòng bong, dương xỉ thường, rau cần trôi, rau bợ nước, bèo vảy ốc, bèo hoa dâu).
- Hạt trần (Gymnospermatophyta): Bao gồm những cây thân gỗ, cơ thể đã phân hóa thành rễ, thân, lá, chưa có hoa, không có cây thân cỏ, cơ thể có hệ mạch, tinh trùng không có roi. Thụ tinh nhờ gió, hạt không được bảo vệ (thông hai lá, bách tán, pơmu, trắc bách diệp, thông ba lá, thông năm lá, dây gắm, vạn tuế, thiên tuế lược, á tuế).
- Hạt kín (Angrospermatophyta): Là ngành lớn nhất, đa dạng nhất chiếm ưu thế trong giới thực vật, cơ thể đã phân hóa thành rễ, thân, lá, hoa, quả. Cơ thể có hệ mạch, tinh trùng không roi, thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng. Thụ tinh kép, hạt được bảo vệ trong quả (Lớp một lá mầm (Lớp Hành): ngô, rong đuôi chồn, rong mái chèo, bèo nhật bản, lục bình, củ từ, củ nâu, dứa, gừng, chuối, riềng, nghệ, lúa, cỏ, kê, sả, cau, cọ, chà là, mây; Lớp hai lá mầm (Lớp Ngọc lan): đậu, hoa hồng, cúc, cẩm chướng, na, mãng cầu xiêm, bơ, lá lốt, mít, phi lao, bồ kết, bạch đàn).
BÀI 3: TẾ BÀO THỰC VẬT (3 tiết)
- Mục đích:
+ Trong bài này giới thiệu về hình dạng, kích thước, cấu tạo của tế bào thực vật.
+ Nêu một số cấu tạo và chức năng của vách tế bào, không bào, nhân tế, qua đó cho thấy sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật nhờ vậy mà cây sinh trưởng và phát triển.
- Yêu cầu: đối với sinh viên sau khi nghiên cứu bài này, sinh viên có thể:
+ Nhận biết về các loại mô có trong cơ thể thực vật và tầm quan trọng của thực vật đối với động vật và đối với con người.
+ Mối liên quan giữa các thế hệ tế bào tiếp theo trong việc lưu giữ và truyền thông tin di truyền, nơi tái bản ADN.
- Về thái độ: Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn. Hình thành được niềm yêu thích thiên nhiên và quan tâm đến ngành trồng trọt.
- Nội dung của bài:
1. Cấu tạo tế bào thực vật
- Hầu hết các tế bào thực vật đều rất bé, mắt thường không thể nhìn thấy được, nhưng đôi khi có tế bào rất lớn như tép bưởi, tép chanh, sợi bông, sợi gai
- Các tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình nhiều cạnh như tế bào vảy hành, hình trứng của tế bào thịt hạt đậu, hay hình sợi dài như tế bào vỏ cây gaingay trong cùng một cơ quan không phải tất cả các tế bào đều giống nhau.
1.1. Hình dạng
1.1.1. Nhóm tế bào nhu mô
Là những tế bào mà đường kính của chúng về mọi phía như nhau, có màng bao bọc.
Ví dụ: mô phân sinh ngọn: ở chồi ngọn, đầu rễ, phần vỏ của thân, có khả năng phân hoá, phân chia thành các bộ phận của cây. Nhờ mô phân sinh mà cây lớn lên và to ra.
1.1.2. Nhóm tế bào hình sợi
Là những tế bào mà chiều dài hơn gấp hàng chục, hàng trăm lần chiều rộng
Ví dụ: mô nâng đỡ (mô cơ), mô dẫn
1.2. Kích thước
Từ 1-100 mircômet (µm) rất nhỏ trừ một số tế bào làm chức năng dự trữ có kích thước lớn.
1.3. Cấu tạo tế bào
Quan sát bất kì tế bào thực vật nào dưới kính hiển vi ta đều thấy chúng có cấu tạo cơ bản giống nhau:
1.3.1. Vách tế bào
- Tế bào thực vật có lớp vỏ cứng bao bọc ngoài gọi là vách tế bào, làm cho tế bào và mô thực vật có độ bền cơ học.
- Thành phần hóa học của vách tế bào gồm xenlulôzơ, protein, lipit.
- Vách tế bào có khả năng sinh trưởng, ngăn cản sự xâm nhập tự do, tham gia một phần vào sự hấp thu chất khoáng vào tế bào.
- Vách tế bào có nhiều lớp hợp lại, gồm lớp giữa, lớp vách sơ cấp, lớp vách thứ cấp, lớp vách tam cấp.
Chức năng của vách tế bào
- Trao đổi ion
- Vách tế bào đã suberin hoá tức là tham gia điều tiết chế độ nước và nhiệt của cây.
- Vách tế bào ở cạnh nhau liên kết lại thành hệ thống gian bào có vai trò lớn trong sự vận chuyển vật chất.
- Vách tế bào có các sợi liên bào xuyên qua nhờ đó các tế bào tiếp xúc được với nhau hình thành nên hệ thống sinh chất có ý nghĩa trong sự vận chuyển và truyền thông tin.
- Vách tế bào duy trì hình dạng tế bào nhờ áp suất nước và quy định kích thước của tế bào.
1.3.2. Không bào
- Khi TB còn non, không bào là những giọt nhỏ nằm rải rác trong chất nguyên sinh.
- Khi TB trưởng thành, các giọt đó hợp lại tạo thành một túi lớn ở trung tâm TB chất chiếm hầu hết thể tích của TB (90%) thể tích hay lớn hơn.
- Không bào chủ yếu chứa nước, dung dịch các muối, các chất hữu cơ (tinh dầu, tinh bột, protein, lipit) và các sản phẩm bài tiết của trao đổi chất gọi là dịch tế bào.
Chức năng của không bào
- Không gian thẩm thấu của TB, đóng vai trò quyết định trong việc đưa nước ra và vào màng TB.
1.3.3. Tế bào chất
- Là phần tiếp cận ngay với thành tế bào.
- Thành phần hóa học của sinh chất rất đa dạng và biến động.
+ Nước: 80-85% sinh khối của tế bào chất, ngoài ra là prôtein, lipit
+ Tính chất keo của tế bào chất có khả năng chuyển dịch từ trạng thái sol (lỏng) sang gel (nửa lỏng). Tính keo do các phân tử prôtein và axit nucleic và chất hữu cơ ưa nước gây ra.
+ Tế bào chất thể hiện đầy đủ tính chất của mình vì trong nó xảy ra qua trình sống của tế bào là đồng hoá, dị hoá, sinh tổng hợp
+ Độ nhớt là ma sát nội, lực cản xuất hiện khi các lớp vật chất trượt bên nhau. (phụ thuộc hàm lượng nước, lực liên kết của các phân tử prôtein)
+ TBC chứa nhiều nước và có tính vận động, khả năng vận động phụ thuộc nhiệt độ, hàm lượng oxi.
+ Tính đàn hồi chứng tỏ sự phân bố không gian của các phân tử theo một trật tự nhất định. Cần có năng lượng.
1.3.4. Nhân tế bào
- Là cơ quan quan trọng nhất của TB, có hình dáng khác nhau tùy thuộc theo từng loại TB, có thể hình tròn, hình bầu dục, hình que
- Kích thước: 70 -80 nm.
- Bao quanh nhân là màng nhân có cấu trúc 2 lớp, mỗi lớp dày khoảng 80 Antron. Trên màng nhân có các lỗ, có tác dụng điều hòa sự vận chuyển các chất từ nhân vào TBC và ngược lại.
- Trong nhân chứa a.Nu (ADN, ARN), prôtein (histon, lipit, dịch nhân, hạch nhân)
Chức năng của nhân tế bào:
- Lưu giữ và truyền thông tin di truyền của TB, nơi tái bản của AND.
1.4. Mô
- Các tế bào giống nhau, cùng làm một nhiệm vụ hợp thành một nhóm gọi là mô.
Ví dụ: mô phân sinh, mô che chở, mô nâng đỡ, mô dẫn truyền, mô mềm, mô tiếtMỗi cơ quan của cây do nhiều mô hợp thành.
- Một số loại mô thực vật:
+ Mô phân sinh: ở chồi ngọn, đầu rễ, trong trụ giữa hay phần vỏ của thân, rễ. Chỉ các tế bào của mô phân sinh mới có khả năng phân chia, phân hóa thành các bộ phận của cây. Nhờ mô phân sinh mà cây lớn lên, to ra.
+ Mô che chở: Bao bọc toàn bộ phía ngoài cơ thể tế bào, chức năng bảo vệ cho các mô bên trong tránh các tác nhân từ bên ngoài.
+ Mô nâng đỡ (mô cơ): gồm những tế bào có vách dày lên gấp bội có chức năng nâng đỡ cho cơ quan.
+ Mô dẫn truyền: là một tổ chức chuyên hóa cao, gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển thức ăn trong cây.
+ Mô mềm: có ở khắp các bộ phận vỏ, ruột của rễ, thân, thịt lá, thịt quả và hạt. Gồm các tế bào sống có vách mỏng. Chức năng chính là dự trữ (như rễ, quả, hạt).
+ Mô tiết: cấu tạo bởi những tế bào sống, vách tế bào bằng xenlulozơ, tiết các chất thải cây không dùng đến.
2. Sự lớn lên và phân chia của tế bào
2.1. Sự lớn lên của tế bào
- Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.
2.2. Sự phân chia tế bào
- Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia
- Quá trình đó diễn ra như sau:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách rời nhau
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
+ Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ.
- Nếu các tế bào này lại tiếp tục phân chia thì tạo thành 4 tế bào, rồi thành 8và cứ tiếp tục như vậy.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới cho cơ thể thực vật.
- Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thuc_vat_hoc_chuong_i_dai_cuong_thuc_vat_tran_thi.doc