Môn học thiết bịcông trình là môn học nghiên cứu vềcác trang thiết bịkỹthuật
trong công trình.
Trang thiết bịlà một bộphận quan trọng ảnh hưởng lớn đến cấu trúc, chất
lượng, tiện nghi và giá thành xây dựng công trình. Việc xác định và lựa chọn các
trang thiết bịkỹthuật hợp lý ban đầu cho kết quảtiện lợi, mỹquan và hiệu quả
khi sửdụng và sửa chữa công trình vềsau.
Trong các công trình kiến trúc các hệthống trang thiết bịkỹthuật chiếm phần
quan trọng nhằm phục vụnhu cầu của công trình.
78 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Thiết bị công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệt độ môi trường đạt tới giá
trị quy định và chỉ có tác dụng chữa trên một diện tích nhất định.
+ Hệ thống chữa cháy drencher: Là hệ thống chữa cháy với đầu phun khi có
cháy khí trước đầu phun được phun ra chất để chữa cháy. Hệ thống này không
hạn chế chiều cao nhưng cần phân chia khu vực để đảm bảo hiệu quả chữa cháy.
II. Hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR) trong công trình.
II.1. Lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh.
a) Định nghĩa CTR: CTR là toàn bộ các loại vật chất được bao gồm các loại hoạt
động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng) Trong đó
quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt
động sống.
[57]
Theo quan điểm mới, chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định
nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi mà không đòi hỏi được
bồi thường cho sự vứt bỏ đó.
b) Nguồn tạo thành CTR đô thị:
Các nguồn chủ yếu phát sinh CTR bao gồm:
+ Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)
+ Từ các trung tâm thương mại
+ Từ các công sở, trường học, các công trình công cộng
+ Từcác dịch vụ đô thị, sân bay
+ Từ các hoạt động công nghiệp
+ Từ các hoạt động xây dựng đô thị
+ Từ các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước.
c) Đặc điểm của CTR:
Thành phần của CTR rất đa dạng và đặc trưng theo từng loại đô thị (theo thói
quen, mức độ văn minh, tốc độ phát triển)
Các đặc trưng điển hình của CTR như sau:
+ Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (từ 50,27% ÷ 62,22%)
+ Chứa nhiều đất đai, sỏi đá vụn, gạch vỡ.
+ Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp.
d) Phân loại chất thải rắn.
CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều
cách..
+ Theo vị trí hình thành: trong nhà, ngoài nhà, đường phố, chợ
+ Theo thành phần hoá học và vật lý: Theo thành phần vật chất vô cơ, hữu cơ,
cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, ghẻ vụ, cao su, chất
dẻo
+ Theo bản chất người tạo thành
- CTR sinh hoạt
- CTR công nghiệp
- CTR nông nghiệp
+ Phân loại CTR và nguồn phát sinh
[58]
Theo mức độ nguy hại.
- CTR nguy hại
- CTR y tế nguy hại
- CTR không nguy hại
e) Lượng CTR phát sinh.
+ Lượng CTR tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là
lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm
(kg/người/ngđêm)
+ Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại CTR mang
tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức độ sống văn minh
của dân cư mỗi khu vực
Bảng: Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải
rắn đô thị
Nguồn
Tiêu chuẩn (kg/ người – ngày đêm)
Khoảng giá trị Trung bình
Sinh hoạt đô thị (nhà + trung tâm dịch vụ,
thương mại)
1 ÷3 1,59
Công nghiệp 0,5 ÷ 1,6 0,86
Vật liệu phế thải bị tháo dỡ 0,05 0,4 0,27
Nguồn thải sinh hoạt khác 0,05 ÷ 0,3 0,18
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn, thành phần CTR bao gồm:
- Điều kiện sinh hoạt
- Điều kiện thời tiết, khí hậu
- Các yếu tố xã hội
- Tập quán.
II.2. Hệ thống gom chất thải rắn.
1. Lựa chọn vị trí , bố trí buồng đổ rác, đường ống đổ rác.
- Phải thuận tiện cho người đổ rác nhưng đồng thời phải kín đáo vệ
sinh.
[59]
- Khoảng cách từ cửa vào căn hộ đến chỗ đổ rác gần nhất không lớn
hơn 25m.
- Nên bố trí gần các vị trí trung tâm của nhà, các nút giao thông công
cộng như: sảnh tầng, cầu thang hay các khu bố trí hộp kỹ thuật để đảm bảo
cự ly khoảng cách không quá lớn nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu vệ
sinh môi trường.
- Đảm bảo yếu tố hài hòa giữa việc chọn vị trí bố trí đường ống đổ rác
tại các tầng với vị trí đặt phòng thu rác bên dưới.
- Phải có không gian đệm ngăn cách giữa cửa đỏ rác , đường ống đổ rác
với các không gian khác để tránh mùi xông vào. Có thể tận dụng buồng thanh
thoát hiểm để làm không gian đệm này.
- Nơi đổ rác và chứa rác phải đủ ánh sáng, thông gió, thoát mùi.
- Phòng chứa rác và lấy rác nên đặt ở tầng 1 và sát biên ngoài phía sau
nhà để xe lấy rác ra vào thuận tiện , sạch sẽ.
- Để tiết kiệm không gian có thể kết hợp bố trí đường ống đổ rác tại
chiếu tới hoặc chiếu nghỉ của cầu thang thoát hiểm hay bám vào tuyến giao
thông ( hành lang, sảnh tầng).
2. Yêu cầu đường ống đổ rác.
- Đường ống rác nên bố trí dựa vào tường bao ngoài nhà, thẳng đứng.
- Khi hoạt động phải giảm thiểu khả năng gây tiếng ồn.
- Phải đảm bảo việc thông thoát mùi lên phía trên.
* Kích thước đường ống đổ rác : Đường kính ống, chiều dài ống được sẵn
theo tiêu chuẩn trong nhà máy (ống có thể cưa cắt tại hiện trường).Các ống
được gắn với nhau bằng keo gắn tương ứng với vật liệu ống. Thường bằng
silicon, mastic hay polyethan là phù hợp.
* Thi công lắp đặt ống theo trình tự sau:
- Khi thi công tại vị trí đặt ống đổ rác tại mỗi sàn chừa ra một lỗ vuông
có kích thước 800×800 để bắt ống trục chính, ống này được đỡ bằng các đai
đỡ ống.
- Đai đỡ ống được chế tạo từ thép mạ kẽm với bu lông. Mỗi tầng chỉ
cần một đai giữ và đỡ ống.
[60]
- Chú ý bố trí sẵn đường ống kẽm cấp nước (có van khóa) chịu áp lực
dẫn vào trong đường ống đổ rác chính để có thể phun rửa ống khi cần thiết.
- Để thông hơi trên mái dung ống có đường kính trong 230mm được lắp
với đầu trục thu vươn cao trên mái (theo tiêu chuẩn Việt Nam). Đầu ngoài
ống buộc phải có gắn quạt thông gió với nắp chụp che mưa.
- Quạt hút có công suất 40W.
III. Giới thiệu các tiêu chuẩn quy định hiện hành về hệ thống phòng cháy
chữa cháy trong công trình.
TCVN 2622-1995. Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình- Yêu cầu
thiết kế
TCVN 5040: 1990. Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - ký hiệu hình vẽ dùng
trên sơ đồ phòng cháy- Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 5738: 2000 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu c ầu kỹ thuật
TCVN 6160: 1996. Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 7336:2003. Phòng cháy chữa cháy- Hệ thống Sprinkler tự động-Yêu cầu
thiết kế và lắp đặt.
IV. Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống phòng cháy chữa cháy
và thu gom chất thải rắn trong công trình.
[61]
CHƯƠNG IV: CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT KHÁC
I. Hệ thống thang máy.
I.1. Khái niệm về thang máy.
Những năm cuối thế kỷ 20, những công trình cao tầng ngày càng phát triển
nhiều để giải quyết các vấn đề như tiết kiệm đất xây dựng, tiện lợi cho công
tác sản xuất và sử dụng, tạo điều kiện nâng cao trình độ thuật và phát triển
kiến trúc đa năng, sửa sang vẻ mặt đô thị thành hiện đại, hài hoà hơn. Hiện
nay có những công trình cao từ 32 ÷ 110 tầng với độ cao từ 218 ÷ 743m ở
khắp những nơi khác nhau. Nhiều nhất là ở Mỹ sau đó là các nước Canada,
Nhật, Anh, ÚcTrung Quốc. Những công trình như vậy dùng từ 20 ÷ 40
thang máy hoặc nhiều hơn.
Trong các công này, chủng loại thang máy cũng rất đa dạng, thang đứng đơn
lẻ, thang đứng nhóm 6 ÷ 8 các, thang cuốn
Những công trình như thế giải quyết được chỗ ở cho rất nhiều người, những
công trình được dùng như một tổ hợp đủ các công năng: Khách sạn, văn
phòng, bệnh viện, trường Đại học, Viện nghiên cứu, Nhà máy, cửa hàng, nhà
ởthì số thang máy nhiều hơn, đa dạng hơn khi xây dựng nhà cao tầng có
hàng loạt vấn đề về kỹ thuật đặt ra ở việc lưu thông theo chiều cao, bảo vệ,
liên lạc viễn thông, thông thoáng, cấp thoát nước, xử lý rác, phòng chống
cháy nổ
Ở đó việc sử dụng thang máy để giải quyết việc lưu thông theo chiều đứng là
vấn đề quan trọng.
Hệ thống thang máy được bố trí hợp lý sẽ làm cho hệ thống giao thông công
cộng trở nên an toàn, kinh tế, tiện lợi. Người ta chế tạo các cầu thang máy
chuyên dùng để chở khách, chở hàng hoá, thang máy y tế để chuyển bệnh
nhân.Tuỳ theo công năng, trọng lượng mà phân ra thang máy chở 5÷ 27
người tốc độ 0,5÷ 2,5m/s.
Hiện nay phổ biến là loại: 1 ÷ 1,5m/s (ở nước ta), trọng lượng từ 0,5÷ 5 tấn,
khi mà nhà càng cao thì tốc độ di chuyển của thang máy càng tăng có thể lên
đến 4÷ 5m/s.
[62]
I.2. Cấu tạo chung, nguyên lý hoạt động của thang máy.
Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hóa, vật liệu,
v.v... theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15˚ so với phương
thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn.
Thang máy thường được dùng trong các khách sạn, công sở, chung cư,
bệnh viện, các đài quan sát, tháp truyền hình, trong các nhà máy, công xưởng,
v.v...
Thang máy có nhiều kiểu dạng khác nhau nhưng nhìn chung đều có các bộ phận
chính sau:
- Bộ tời kéo.
- Cabin cùng hệ thống treo cabin, cơ cấu đóng mở cửa cabin và bộ hãm bảo
hiểm.
- Cáp nâng.
- Đối trọng và hệ thống cân bằng.
- Hệ thống ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động trong giếng
thang.
- Bộ phận giảm chấn cho cabin và đối trọng đặt ở đáy giếng thang.
- Hệ thống hạn chế tốc độ tác động lên bộ hãm bảo hiểm để dừng cabin khi tốc
độ hạ vượt quá giới hạn cho phép.
- Tủ điện điều khiển cùng các trang thiết bị điện để điều khiển tự động thang
máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu và đảm bảo an toàn.
- Cửa cabin và các cửa tầng cùng hệ thống khóa liên động.
Trên hình 1 là sơ đồ cấu tạo của loại thang máy chở người thông dụng
nhất, dẫn động bằng tời điện với puly dẫn cáp bằng ma sát (gọi tắt là puly ma
sát).
Bộ tời kéo 21 được đặt trong buồng máy 22 nằm ở phía trên giếng thang 15.
Giếng thang 15 chạy dọc suốt chiều cao của công trình và được che chắn bằng
kết cấu chịu lực (gạch, bêtông hoặc kết cấu thép với lưới che hoặc kính) và chỉ
để các cửa vào giếng thang để lắp cửa tầng 7. Trên kết cấu chịu lực dọc theo
giếng thang có gắn các ray dẫn hướng 12 và 13 cho đối trọng 14 và cabin 18.
Cabin và đối trọng được treo trên hai đầu của các cáp nâng 20 nhờ hệ thống treo
[63]
19. Hệ thống treo có tác dụng đảm bảo cho các nhánh cáp nâng riêng biệt có độ
căng như nhau. Cáp nâng được vắt qua các rãnh cáp của puly ma sát của bộ tời
kéo. Khi bộ tời kéo hoạt động, puly ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp
nâng làm cabin và đối trọng đi lên hoặc xuống dọc theo giếng thang. Khi chuyển
động, cabin và đối trọng tựa trên các ray dẫn hướng trong giếng thang nhờ các
ngàm dẫn hướng 16. Cửa cabin 4 và cửa tầng 7 thường là loại cửa lùa sang một
hoặc hai bên và chỉ đóng mở được khi cabin dừng trước cửa tầng nhờ cơ cấu
đóng mở cửa 3 đặt trên nóc cabin. Cửa cabin và cửa tầng được trang bị hệ thống
khóa liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt
động (thang không hoạt động được nếu một trong các cửa tầng hoặc cửa cabin
chưa đóng hẳn. Hệ thống khóa liên động đảm bảo đóng kín các cửa tầng và
không mở được từ bên ngoài khi cabin không ở đúng vị trí cửa tầng. Đối với loại
cửa lùa đóng mở tự động thì khi đóng hoặc mở cửa cabin, hệ thống khóa liên
động kéo theo cửa tầng cùng đóng hoặc mở). Tại điểm trên cùng và dưới cùng
của giếng thang có đặt các công tắc hạn chế hành trình cho cabin.
[64]
[65]
10. Hố thang phía dưới tầng một
11. Giảm chấn
12, 13. Ray dẫn hướng cho đối trọng và cabin.
14. Đối trọng 15. Giếng thang
16. Ngàm dẫn hướng 17. Bộ hãm bảo hiểm
18. Cabin 19. Hệ thống treo
20. Cáp nâng 21. Bộ tời kéo
22. Buồng máy
Phần dưới của giếng thang là hố thang 10 để đặt các giảm chấn 11 và thiết
bị căng cáp hạn chế tốc độ 9. Khi hỏng hệ thống điều khiển, cabin hoặc đối
trọng có thể đi xuống phần hố thang 10, vượt qua công tắc hạn chế hành trình và
tỳ lên giảm chấn 11 để đảm bảo an toàn cho kết cấu máy và tạo khoảng trống
cần thiết dưới đáy cabin để có thể đảm bảo an toàn khi bảo dưỡng, điều chỉnh và
sửa chữa.
Bộ hạn chế tốc độ 2 được đặt trong buồng máy 22 và cáp của bộ hạn chế
tốc độ 8 có lên kết với hệ thống tay đòn của bộ hãm bảo hiểm 17 trên cabin. Khi
đứt cáp hoặc cáp trượt trên rãnh puly do không đủ ma sát mà cabin đi xuống với
tốc độ vượt quá giá trị cho phép, bộ hạn chế tốc độ qua cáp 8 tác động lên bộ
hãm bảo hiểm 17 để dừng cabin tựa trên các ray dẫn hướng trong giếng thang. Ở
một số thang máy, bộ hãm bảo hiểm và hệ thống hạn chế tốc độ còn được trang
bị cho cả đối trọng.
Hệ thống điều khiển thang máy là toàn bộ các trang thiết bị và linh kiện
điện, điện tử, bán dẫn đảm bảo cho thang máy hoạt động theo đúng chức năng
yêu cầu và đảm bảo an toàn.
Thang máy chở người thường dùng nguyên tắc điều khiển kết hợp cho
năng suất cao(cùng một lúc có thể nhận nhiều lệnh điều khiển hoặc gọi tầng cả
khi thang dừng và khi chuyển động). Các nút ấn trong cabin cho phép thực hiện
các lệnh chuyển động đến các tầng cần thiết. Các nút ấn ở cửa tầng cho phép
hành khách gọi cabin đến cửa tầng đang đứng. Các đèn tín hiệu ở cửa tầng và
trong cabin cho biết trạng thái làm việc của thang máy và vị trí của cabin.
Hệ thống điện của thang máy bao gồm các mạch sau:
[66]
1. Mạch động lực: là hệ thống điều khiển cơ cấu dẫn đông thang máy để đóng
mở, đảo chiều động cơ dẫn động và phanh của bộ tời kéo. Hệ thống phải đảm
bảo việc điều chỉnh tốc độ chuyển động của cabin sao cho quá trình mở máy và
phanh được êm dịu và dừng cabin chính xác.
2. Mạch điều khiển: là hệ thống điều khiển tầng có tác dụng thực hiện một
chương trình điều khiển phức tạp, phù hợp với chức năng yêu cầu của thang
máy. Hệ thống điều khiển tầng có nhiệm vụ lưu trữ các lệnh di chuyển từ cabin,
các lệnh gọi tầng của hành khách và thực hiện các lệnh di chuyển hoặc dừng
theo một thứ tự ưu tiên nào đó ; sau khi thực hiện xong lệnh điều khiển thì xóa
bỏ ; xác định và ghi nhận thường xuyên vị trí cabin và hướng chuyển động của
nó. Tất cả các hệ thống điều khiển tự động đều dùng nút ấn.
3. Mạch tín hiệu: là hệ thống các đèn tín hiệu với các ký hiệu đã thống
nhất hóa để báo hiệu trạng thái của thang máy, vị trí và hướng chuyển động của
cabin.
4. Mạch chiếu sáng: là hệ thống đèn chiếu sáng cho cabin, buồng máy và
hố thang.
5.- Mạch an toàn: là hệ thống các công tắc, rơle, tiếp điểm nhằm đảm bảo
an toàn cho người, hàng hóa và thang máy khi hoạt động, cụ thể là bảo vệ quá
tải cho động cơ, thiết bị hạn chế tải trọng nâng, các công tắc hạn chế hành trình,
các tiếp điểm tại cửa cabin, cửa tầng, tại hệ thống treo cabin và tại bộ hạn chế
tốc độ, các rơle Mạch an toàn tự động ngắt điện đến mạch động lực để dừng
thang hoặc thang không hoạt động được trong các trường hợp sau:
- Mất điện, mất pha, đảo pha, mất đường tiếp đất...
- Quá tải.
- Cabin vượt quá giới hạn đặt công tắc hạn chế hành trình.
- Đứt cáp hoặc tốc độ hạ cabin vượt quá giá trị cho phép (bộ hạn chế tốc
độ và bộ hãm bảo hiểm làm việc).
- Một trong các cáp nâng chùng quá giới hạn cho phép.
- Cửa cabin hoặc một trong các cửa tầng chưa đóng hẳn.
Ngoài ra đối với thang máy có cửa lùa đóng mở tự động, khi đóng cửa
nếu gặp chướng ngại vật thì cửa sẽ tự động mở ra và đóng lại. Thang máy chở
[67]
người thường được trang bị nút ấn cấp cứu phòng khi có hỏa hoạn (khi ấn nút
này, cabin hạ xuống tầng một và mở cửa).
I.3. Công suất, tốc độ, sức nâng của thang máy.
Tốc độ định mức của thang máy một mặt có ảnh hưởng quyết định đến các chỉ
tiêu kinh tế và kỹ thuật của thang máy, mặt khác đó là một thông số ảnh hưởng
lớn đến giá thành thang máy. Vì vậy cần phải được đặc biệt chú ý khi lựa chọn
thang máy.Thông thường các thang máy được sản xuất có tốc độ định mức trong
khoảng từ 0,40 đến 6 m / s, cá biệt có thang máy lên đến 9 m/s.
Tốc độ di chuyển của cabin trong thang máy thường được chia thành các
nhóm
- Loại tốc độ thấp: v < 1 m/s.
- Loại tốc độ trung bình: v = 1 2,5 m/s.
- Loại tốc độ cao: v = 2,5 4,0 m/s.
- Loại tốc độ rất cao: v > 4 m/s.
Thang máy phục vụ tòa nhà càng cao đòi hỏi có V càng lớn. Có nhiều chỉ dẫn
khi chọn tốc độ định mức thang. Có thể chọn sơ bộ tốc độ định mức của thang
máy dựa vào các bảng 1 và 2.
Bảng 1.- Chọn sơ bộ tốc độ định mức của thang máy.
Tốc độ định mức. m / s Giới hạn chiều cao phục vụ, m
0,40 10
0,63 15
1,00 20
1,60 35
2,50 50
4,00 70
6,00 100
[68]
Bảng 2.- Chọn sơ bộ tốc độ thang máy chở người
Chọn tốc độ theo chiều cao tòa nhà
Đặc điểm thang Chiều cao tòa nhà, m
Loại thang Tốc độ định
mức, m / s Nhà ở
Cơ
quan,
khách
sạn nhỏ
Cơ
quan,
khách
sạn loại
lớn
Bệnh
viện,
nhà ở
tập thể
Nhà
hàng
Chế độ hoạt
động
0,63 12
10 - -
-
nhẹ ( ít hoạt > 0,63 1,00 20 20 - - -
động ) > 1,00 1,60 35 30 - - -
Thang cho 0,63 15 - - - -
nhà ở > 0,63 1,00 20 - - - -
Thang cho
hoạt động
chung
0,63 - 12 - 12 -
Thang dùng 1,00 - 20 20 - -
chung 1,60 - 30 30 - -
Thang cần
vận
2,50 - - 45 - -
chuyển nhanh 3,50 - - 60 - -
Thang máy 0,63 - - - 12 -
cho 1,00 - - - 25 -
bệnh viện 1,60 - - - 40 -
Thang 0,25 - - - - 8
chở hàng 0,63 - - - - 15
thông thường 1,00 - - - - 25
Thang 0,25 - - - - 10
chở hàng 0,63 - - - - 20
loại nặng 1,00 - - - - 30
[69]
Với các tòa nhà đặc biệt cao có nhiều thang, phải bố trí thang thành từng nhóm
để phục vụ cho các khu vực khác nhau của chiều cao nhà... nên việc chọn sơ bộ
có thể xem ở hình 2 và bảng 3.
Theo khối lượng vận chuyển của cabin (sức nâng của thang máy): được phân
thành các nhóm sau:
- Loại nhỏ: Q < 500 kg.
- Loại trung bình: Q = 500 1000 kg.
- Loại lớn: Q = 1000 1600 kg.
- Loại rất lớn: Q > 1600 kg.
Công suất, tốc độ, sức nâng của thang máy có mối liên hệ với nhau. Như
vậy khi đã có khối lượng vận chuyển (bao gồm trong lượng bản thân của cabin
và trọng lượng hàng hóa mang theo) và vận tốc chuyển động của cabin thì sẽ xác
định được công suất của động cơ điện trong bộ tời kéo.
I.4. Xử lý sự cố kỹ thuật trong vận hành thang máy.
1.Yêu cầu của người quản lý vận hành thang máy.
Trong TCVN 5744 – 1993 điều 1.4 có ghi rõ: “ người chịu trách nhiệm
quản lý về sự hoạt động an toàn và người vận hành thang máy phải được huấn
luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhiệm “, cụ thể là:
+ Hàng ngày phải mở và tắt máy (tùy theo thời gian quy định phục vụ)
theo đúng quy trình của nhà chế tạo hay hướng dẫn của đơn vị lắp đặt. Đầu giờ,
khi mở thang máy, người quản lý phải vào trong cabin đi lên, xuống để kiểm tra
toàn bộ thang. Nếu có hiện tượng khác thường thì phải dừng thang để xử lý. Khi
kiểm tra có thể theo sơ đồ như ở hình 3.
[70]
Sơ đồ kiểm tra thang máy.
Khi tắt máy, bắt buộc phải kiểm tra để đảm bảo không có người ở trong cabin và
nên đưa cabin về tầng trên cùng để tránh các trường hợp nước có thể chẩy vào
giếng thang do khi vệ sinh sàn tầng hay nước mưa tràn vào.
+ Bảo dưỡng sau ca làm việc: vệ sinh, lau chùi trong cabin và trước các
cửa tầng (làm sạch các rãnh dẫn hướng của ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa
tầng). Cần phân rõ trách nhiệm giữa những công việc của người quản lý và của
đơn vị bảo trì.
+ Phát hiện những hiện tượng khác thường và kịp thời dừng thang (nếu
thấy nguy hiểm), báo cáo lên phòng quản lý chức năng để xử lý. Ví dụ: cabin bị
rung, lắc, giật mạnh; đèn chiếu sáng trong cabin không sáng; chuông gọi khẩn
cấp không kêu; điện thoại nội bộ hỏng; cửa đóng, cửa rung, giật hoặc va đập
mạnh ; dừng tầng không chính xác; có tiếng kêu lạ...
+ Xử lý để đưa người ra khỏi cabin khi có sự cố.
Dù bất kỳ trường hợp sự cố nào, đầu tiên phải dùng điện thoại nội bộ
(interphone) để liên lạc với người ở trong cabin và thông báo với họ bình tĩnh
[71]
chờ người đến mở cửa. Tránh hiện tượng tự động cậy cửa, đập cửa làm tổn thất
đến thang máy và có thể gây nguy hiểm không thể lường trước được.
2. Các trường hợp xử lý sự cố thang máy.
* Thang bị kẹt hay mất điện nguồn đột ngột.
+ Nếu thang máy được trang bị bộ cứu hộ thì cabin sẽ tự động di chuyển
với tốc độ chậm, thông thường về tầng gần nhất, tự động dừng đúng tầng và mở
cửa để giải phóng người ra khỏi cabin. Đóng cửa ngừng phục vụ cho đến khi có
điện lưới trở lại.
Bộ cứu hộ tự động chỉ làm việc có hiệu quả và tin cậy khi giữa hai lần
mất điện không nhỏ hơn 6 giờ (vì sau mỗi lần cứu hộ, ăc quy cứu hộ phải mất 6
giờ để nạp điện).
+Nếu thang máy được cung cấp một hệ thống máy phát điện dự phòng khi mất
điện nguồn, qua bộ chuyển mạch tự động thì thang máy sẽ tiếp tục hoạt động
bình thường.
+ Nếu thang máy không được trang bị thiết bị cứu hộ hoặc máy phát dự
phòng như đã nêu ở trên, hoặc được trang bị nhưng vì một lý do nào đó mà
chúng làm việc kém tin cậy hoặc hỏng thì phải kịp thời xử lý như sau: dùng chìa
khóa chuyên dùng mở ngay cửa tầng gần nhất và quan sát rồi phán đoán xem
cabin đang ở tầng nào. Đến ngay tầng đó mở cửa cabin để giải phóng người ra
(nếu sàn cabin và sàn tầng không chênh lệch quá lớn, không gây mất an toàn khi
người ra khỏi cabin). Trường hợp ngược lại, cửa cabin bị che kín bởi vách giếng
thang hoặc khoảng hở quá bé không đủ điều kiện an toàn cho người ra khỏi
cabin thì phải lên buồng đặt máy xử lý. Trình tự xử lý như sau:
- Treo biển “ Không sử dụng thang máy “ lên tất cả các cửa tầng, mở cửa tầng 1
xác định vị trí cabin dưng.
- Ngắt điện nguồn cung cấp cho thang máy (kể cả trường hợp mất điện), dùng
intercom liên lạc để hành khách bịu kẹt yên tâm chờ cứu hộ.
- Lắp tay quay ở đuôi động cơ, kéo tay kênh phanh để mở phanh điện từ.
- Dùng vô lăng hay tay quay để quay tời theo chiều nào nhẹ hơn (tùy thuộc vào
số người có trong cabin) cho đến khi cabin thang máy bằng tầng (dấu trên cáp
[72]
tải trùng với dấu trên khung động cơ). Nhả tay kênh phanh để đưa phanh điện từ
trở về trạng thái thường đóng, tháo tay quay.
- Dùng chìa khóa chuyên dụng mở cửa tầng, cửa cabin để giải phóng người ra
khỏi cabin.
- Đóng kín cửa cabin và cửa tầng bằng tay. Kiểm tra và phải đảm bảo tất cả các
cửa tầng đã được khóa (điều này đặc biệt quan trọng).
- Báo cho đơn vị lắp đặt, bảo trì hay sửa chữa. Cắt điện cho đến khi có nhân viên
kỹ thuật thang máy đến kiểm tra.
* Vẫn có điện nguồn.
Nhưng vì một lý do nào đó mà cabin bị dừng đúng hoặc không đúng tầng
nhưng cửa cabin không mở hoặc cabin chạy, dừng liên tục mà cửa cabin vẫn
không mở. Trong trường hợp này cần liên hệ với người ở trong cabin và thông
báo với họ chờ để xử lý. Cách xử lý cũng giống như trường hợp mất điện nguồn.
* Trường hợp khi có hỏa hoạn.
* Những lưu ý:
- Khi tủ điện điều khiển không đảm bảo thì bắt buộc phải ngắt bộ cứu hộ không
cho làm việc bằng cách.
[73]
Mở tủ cứu hộ, cắt áptômát chính trong tủ cứu hộ, lúc này thang vẫn làm việc
bình thường nhưng bộ cứu hộ sẽ không làm việc. Vì vậy phải luôn có người trực
phòng khi mất điện. Khi bộ awcsquy đã nạp đủ điện, người trực bật lại áptômát
chính trong tủ cứu hộ và công tác tự động cứu hộ sẽ trở lại hoạt động bình
thường.
- Khi có hỏa hoạn xẩy ra: tuyệt đối không mở cửa thang tại tầng xẩy ra hỏa
hoạn. Nếu có thể, cố gắng nhanh chóng đưa cabin dừng ở tầng an toàn, dùng
điện thoại nội bộ (interphone) kiểm tra xem trong cabin có người hay không,
nếu có phải nhanh chóng đưa người ra ngoài. Trong trường hợp này nhất thiết
đóng cửa thang, treo biển “ cấm vào “ ở khu vực cửa thang đồng thời báo cho
đơn vị phòng chữa cháy nhờ giúp đỡ.
Trước khi cho thang hoạt động trở lại (sau khi đã dập tắt hỏa hoạn) phải báo cho
đợn vị lắp đặt, bảo trì kiểm tra sửa chữa lại. Sau khi khẳng định không có gì trục
trặc mới cho thang trở lại hoạt động bình thường.
II. Hệ thống chống sét.
Hệ thống chống sét là hệ thống không thể thiếu trong các công trình xây dựng
dân dụng và công nghiệp. Vì vậy khi thiết kế hệ thống chống sét cho các công
trình cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Lựa chọn hệ thống chống sét phải phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của công trình
và hiệu quả chống sét, tính kinh tế.
- Dây dẫn sét.
- Sự cần thiết và cách bố trí bộ phận nối đất an toànvà nối đất chống sét.
- Các hệ thống chống sét lan truyền.
II.1. Các loại hệ thống thu sét.
1. Hệ thống thu sét kiểu cổ điển Franklin.
Là hệ thống thu sét cổ điển với các kim thu sét phối hợp với dây dẫn tạo
thành một lồng Faraday có tác dụng bảo vệ an toàn cho công trình.Về hình thức
hệ thống thu sét kiểu này có số kim và dây quá nhiều, thẩm mỹ kém, thi công
lâu.
2. Quả cầu thu sét.
* Cấu tạo.
[74]
- Quả cầu thu sét là thiết bị tạo ion, giải phóng ion và chủ động phát ra tia
phóng điện sớm về phía đám mây sét. Bên trong quả cầu thu sét là kim phóng
điện nối với cáp thoát sét.
- Cáp thoát sét có cấu tạo đặc biệt nhiều lớp bảo vệ đồng trục có tác dụng
chống nhiễu và giảm thiểu hiện tượng sét tạt ngang.
- Thiết bị đếm sét.
- Hoá chất cải tạo đất để giảm điện trở suất của vùng đất bố trí bộ phận
nối đất.
* Nguyên lý hoạt động.
Khi bầu trời xuất hiện mây dông, sẽ tạo ra các vùng tích điện với điện
trường khác nhau. Khi đó quả cầu sẽ cảm ứng và vỏ quả cầu tạo ion. Sự giải
phóng ion sẽ làm xuất hiện dòng tiên đạo phóng về phía đám mây dông kích
thích dòng tiên đạo ngược từ đám mây dông tạo ra kênh dẫn dòng điện sét. Khi
hai dòng điện này gặp nhau sẽ sinh ra sét và sấm ở trên bầu trời. Quá trình kết
thúc, dòng điện tàn dư sẽ theo dây thu sét chạy xuống bộ phận nối đất và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giaotrinh_thiet_bi_cong_trinh_734.pdf