Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính - Ngô Sỹ Nam

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH &

CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

• Chương 1 : Hệ thống tài chính

• Chương 2 : Thị trường tiền tệ

• Chương 3 : Thị trường ngoại hối

• Chương 4 : Thị trường trái phiếu

• Chương 5 : Thị trường cổ phiếu

• Chương 6 : Thị trường các công cụ phái sinh

• Chương 7 : Ngân hàng trung gian

• Chương 8 : Công ty bảo hiểm

• Chương 9 : Quỹ đầu tư

• Chương 10 : Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính

• Chương 11 : Các tổ chức cung cấp dịch vụ & hỗ trợ giao

dịch chứng khoán

pdf184 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính - Ngô Sỹ Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rvisor Decision marker Analyst Consultant Market risk Taken by bank Passed to market Stability Change Operation Money market Capital market KHOA TÀI CHÍNH - BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 06/05/2018 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 3 2. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ  Các nghiệp vụ chính a. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking) b. Nghiệp vụ đầu tư (Sales & Trading) c. Nghiệp vụ nghiên cứu (Research) d. Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn (Merchant Banking) e. Nghiệp vụ quản lý đầu tư (Investment Management) f. Nghiệp vụ nhà môi giới chính (Prime Brokerage) Chương 8: Ngân hàng trung gian 13 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT a. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng, do đó có thể coi là nghiệp vụ trên thị trường sơ cấp. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư dần được mở rộng ra bao gồm tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp. Chương 8: Ngân hàng trung gian 14 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT a. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư thường mang về các khoản phí tư vấn và bảo lãnh phát hành khổng lồ cho các NHĐT và tạo cơ sở để bán chéo các sản phẩm khác. Các khách hàng của mảng dịch vụ này chủ yếu bao gồm doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư có tổ chức, các chính phủ và chính quyền địa phương. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư được coi là giá trị cốt lõi của một ngân hàng đầu tư. Chương 8: Ngân hàng trung gian 15 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT b. Nghiệp vụ đầu tư Nghiệp vụ đầu tư chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ đầu tư bao gồm môi giới và đầu tư. Nghiệp vụ môi giới chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm chứng khoán niêm yết, trong đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò trung gian nhận lệnh và khớp lệnh cho các khách hàng. Đầu tư bao gồm nghiệp vụ đầu tư cho khách hàng và nghiệp vụ tự doanh. Chương 8: Ngân hàng trung gian 16 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT c. Nghiệp vụ nghiên cứu Nghiệp vụ nghiên cứu/phân tích nhằm mục đích theo dõi tình hình hoạt động của các cty niêm yết trên thị trường giúp các nhà đầu tư có thể ra được các quyết định mua bán của mình một cách linh hoạt kịp thời. Các sản phẩm nghiên cứu rất đa dạng, bao gồm các báo cáo nghiên cứu chung như kinh tế vĩ mô, nghiên cứu ngành, nghiên cứu chiến thuật đầu tư và nghiên cứu sản phẩm. Chương 8: Ngân hàng trung gian 17 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT c. Nghiệp vụ nghiên cứu Nghiệp vụ nghiên cứu cũng bao gồm việc xây dựng, phát triển các công cụ phân tích và quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng. Nghiệp vụ nghiên cứu không tạo doanh thu trực tiếp, song có tác dụng tăng cường chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư. Chương 8: Ngân hàng trung gian 18 KHOA TÀI CHÍNH - BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 06/05/2018 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 4 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT d. Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là loại nghiệp vụ đầu tư song có đối tượng chủ yếu là các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế được hiểu là các sản phẩm đầu tư không phải là các sản phẩm truyền thống (cổ phiếu và trái phiếu), mà là đầu tư bất động sản, cho vay sử dụng đòn bẩy tài chính (leveraged finance), các thỏa thuận tín dụng lớn như cho vay đồng tài trợ và tài trợ dự án. Chương 8: Ngân hàng trung gian 19 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT d. Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn Một mảng quan trọng của ngân hàng bán buôn thuộc dòng sản phẩm chứng khoán vốn là đầu tư vốn tư nhân (private equity). Bản chất của nghiệp vụ này là việc NHĐT đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết có tiềm năng để phát triển, làm tăng giá trị thông qua tái cơ cấu tài chính và hoạt động. Quá trình đầu tư sẽ kết thúc bằng việc thoái vốn thông qua niêm yết doanh nghiệp được đầu tư lên thị trường chứng khoán hoặc bán cho một bên thứ ba. Chương 8: Ngân hàng trung gian 20 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT e. Nghiệp vụ quản lý đầu tư Quản lý đầu tư ngày càng trở thành một mảng kinh doanh quan trọng của NHĐT nhờ mức độ rủi ro thấp và thu nhập ổn định. Quản lý đầu tư có thể phân thành: nghiệp vụ quản lý tài sản và nghiệp vụ quản lý gia sản. Quản lý tài sản gồm: quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư cho các khách hàng tổ chức. Quản lý gia sản hay dịch vụ ngân hàng cá nhân (private banking) với dịch vụ tư vấn và quản lý tài sản cho các khách hàng là những cá nhân và gia đình giàu có. Chương 8: Ngân hàng trung gian 21 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT f. Nghiệp vụ nhà môi giới chính Tại các quốc gia phát triển, các quỹ đầu cơ đã hình thành nên một ngành kinh tế mới với việc quản lý tài sản cho những nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia với tổng số tiền đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ USD. Ý tưởng hình thành nghiệp vụ nhà môi giới chính xuất phát từ sự bất tiện của việc sử dụng cùng một lúc nhiều nhà môi giới của các quỹ đầu cơ dẫn đến sự phân tán các nguồn lực trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ. Chương 8: Ngân hàng trung gian 22 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT f. Nghiệp vụ nhà môi giới chính Ngày nay, dịch vụ nhà môi giới chính rất đa dạng, không chỉ bao gồm các dịch vụ môi giới đầu tư mà bao gồm rất nhiều dịch vụ hỗ trợ hoạt động, tư vấn cho toàn bộ vòng đời hoạt động của một quỹ đầu cơ như xin giấy phép, thiết lập cơ sở hạ tầng, cho thuê văn phòng, kêu gọi nhà đầu tư, quản trị rủi ro, quản lý dòng tiền và thanh khoản, cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin, môi giới đầu tư, thanh toán và lưu ký chứng khoán cũng như các công việc kế toán, lập báo cáo tài chính cho các quỹ đầu cơ. Chương 8: Ngân hàng trung gian 23 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT Như vậy về cơ bản, ngân hàng đầu tư thực chất là một công ty chứng khoán nhưng ở mức độ phát triển cao với các loại nghiệp vụ đa dạng và phức tạp hơn. Chương 8: Ngân hàng trung gian 24 KHOA TÀI CHÍNH - BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 06/05/2018 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 5 3. NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 1. Khái niệm 2. Chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng 3. Vai trò của ngân hàng đa năng 4. Ưu nhược điểm của mô hình ngân hàng đa năng Chương 8: Ngân hàng trung gian 25 3. NGÂN HÀNG ĐA NĂNG  Khái niệm Là mô hình tập đoàn ngân hàng, thực hiện tất cả các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh của cả NHTM và NHĐT. Ngân hàng đa năng cũng có thể tham gia sở hữu các cổ phần trong các tập đoàn công nghiệp. Ngân hàng đa năng được coi là hiện thân của một loạt các dịch vụ tài chính như: kinh doanh các công cụ tài chính, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh nợ, phát hành cổ phiếu, quản lý đầu tư, bảo hiểm cũng như mở rộng việc cung cấp các tín dụng hay dịch vụ tiền gửi. Chương 8: Ngân hàng trung gian 26 Chương 8: Ngân hàng trung gian 27 CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 3. NGÂN HÀNG ĐA NĂNG  Vai trò của ngân hàng đa năng Ngân hàng đa năng đáp ứng các nhu cầu về tài chính của khách hàng như: Làm giảm sự phân đoạn thị trường của trung gian tài chính; Giúp các công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn; Làm tăng quy mô của nền kinh tế; Làm giảm chi phí tài chính trong hệ thống ngân hàng; Giúp quản lý tốt hơn các dòng tài chính. Chương 8: Ngân hàng trung gian 28 3. NGÂN HÀNG ĐA NĂNG  Ưu điểm của mô hình ngân hàng đa năng Bên cạnh các hoạt động của NH truyền thống (vay, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng), việc mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, bảo hiểm trên thị trường tài chính sẽ giúp các ngân hàng đa năng có các lợi thế sau: Thứ nhất, lợi thế về nguồn vốn. Thứ hai, lợi thế về khách hàng và sản phẩm. Chương 8: Ngân hàng trung gian 29 3. NGÂN HÀNG ĐA NĂNG  Ưu điểm của mô hình ngân hàng đa năng Ngoài ra, tại Mỹ, việc chuyển đổi sang mô hình đa năng còn cho phép NHĐT tiếp cận các dịch vụ cứu trợ của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Việc cứu trợ này gồm nhiều hình thức khác nhau như tiếp cận dịch vụ cho vay thông qua cửa sổ chiết khấu (discount window) nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản; cứu trợ với tư cách là người cho vay cuối cùng (last resort lender); và các chương trình cứu trợ khác. Chương 8: Ngân hàng trung gian 30 KHOA TÀI CHÍNH - BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 06/05/2018 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 6 3. NGÂN HÀNG ĐA NĂNG  Nhược điểm của mô hình ngân hàng đa năng Rủi ro và sự an toàn của ngân hàng thương mại. Mâu thuẫn lợi ích dẫn đến lạm dụng. Sự cạnh tranh không công bằng Sự tập trung quyền lực Chương 8: Ngân hàng trung gian 31 4. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN  Khái niệm  Các ngân hàng phát triển trên thế giới Chương 8: Ngân hàng trung gian 32 4. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN  Khái niệm Ngân hàng phát triển là loại hình ngân hàng khác hẳn ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Sự khác biệt này thể hiện qua nội dung và mục tiêu hoạt động: Nội dung hoạt động: đầu tư phát triển các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, hoặc tài trợ phát triển cho các đối tượng cần nhận được sự giúp đỡ. Mục tiêu hoạt động: vì sự ổn định và phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Chương 8: Ngân hàng trung gian 33 4. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN  Khái niệm Về nguồn vốn, ngân hàng phát triển dựa hẳn vào nguồn vốn điều lệ và một phần vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính. Như vậy, NHPT là một định chế tài chính thường là do Chính phủ thành lập và nắm 100% quyền sở hữu. Ngân hàng phát triển đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của đất nước bằng cách cung cấp những nguồn vốn dài hạn với chi phí ưu đãi cho các dự án phát triển kinh tế, xã hội nhằm khuyến khích xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của đất nước. Chương 8: Ngân hàng trung gian 34 4. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN  Các ngân hàng phát triển trên thế giới Trên phạm vi quốc tế, có World Bank Group gồm:  International Bank for Reconstruction and Development – (IBRD): Ngân Hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát Triển The International Development Association (IDA): Hiệp Hội Phát Triển Quốc Tế; The International Finance Corporation (IFC): Tập Ðoàn Tài Chính Quốc Tế; The Multilateral Investment Guarantee Agency (MIGA): Cơ quan Bảo Ðảm Ðầu Tư Ða Phương; The International Centre for Settlement of Investment Disputes (ICSID): Trung Tâm Quốc Tế về Giải Quyết Tranh Chấp Ðầu Tư; Chương 8: Ngân hàng trung gian 35 4. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN  Các ngân hàng phát triển trên thế giới Trên phạm vi khu vực thì có: African Development Bank; Asia Development Bank; Islamic Development Bank; Inter-American Development Bank; Chương 8: Ngân hàng trung gian 36 KHOA TÀI CHÍNH - BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 06/05/2018 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 7 4. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN  Các ngân hàng phát triển trên thế giới Trên phạm vi quốc gia: Agricultural Development Bank (Ghana); China Development Bank; Development Bank of South Africa; The Vietnam Development Bank; Ngân hàng phát triển đóng một vai trò khá quan trọng trrong giai đoạn phát triển của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Chương 8: Ngân hàng trung gian 37 4. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN  Các ngân hàng phát triển trên thế giới Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc chiếm khoảng một phần ba tổng số tất cả các khoản vay và bảo lãnh trong thập niên 1970. Tại Nhật Bản, các ngân hàng phát triển chiếm khoảng hai phần ba các khoản cho vay hiện hữu cho đầu tư thiết bị trong thập niên 1950 và khoảng một nửa trong thập niên 1960. Ngân hàng Giao thông Ðài Loan chiếm khoảng một nửa tài sản của hệ thống ngân hàng. Chương 8: Ngân hàng trung gian 38 II. CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHTM  1. Nghiệp vụ tài sản nợ  2. Nghiệp vụ tài sản có  3. Nghiệp vụ trung gian hoa hồng Chương 8: Ngân hàng trung gian 39 1. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN NỢ Nghiệp vụ tài sản nợ là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: vốn chủ sở hữu (vốn tự có), vốn huy động và vốn vay. Do đó, nghiệp vụ tài sản nợ của ngân hàng thương mại bao gồm: a. Nghiệp vụ tạo vốn tự có b. Nghiệp vụ huy động vốn c. Nghiệp vụ vay vốn Chương 8: Ngân hàng trung gian 40 1. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN NỢ a. Nghiệp vụ tạo vốn tự có Mỗi NH phải có một số vốn tự có làm điều kiện hình thành và duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Số vốn tự có này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM nhưng đóng vai trò rất quan trọng, nhiều chỉ tiêu an toàn vốn của ngân hàng được tính toán trên cơ sở vốn tự có. Vốn tự có được tạo ra thông qua: Hình thành vốn điều lệ; Hình thành các quỹ; Lợi nhuận chưa phân phối; Chương 8: Ngân hàng trung gian 41 1. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN NỢ b. Nghiệp vụ huy động vốn Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng thực hiện huy động vốn, bao gồm: Huy động vốn tiền gửi: NHTM tập trung huy động tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp để hình thành quỹ cho vay. Tiền gửi huy động được gồm: tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Vốn huy động khác: NHTM còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại giấy nợ như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Chương 8: Ngân hàng trung gian 42 KHOA TÀI CHÍNH - BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 06/05/2018 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 8 1. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN NỢ c. Nghiệp vụ vay vốn Ngoài huy động tiền gửi của các cá nhân, công tyđể tạo nguồn vốn kinh doanh, NHTM còn có thể vay ngân hàng thương mại khác và Ngân hàng Trung ương. => Nguồn vốn của ngân hàng thương mai bao gồm: vốn tự có, vốn huy động và vốn vay, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Chương 8: Ngân hàng trung gian 43 2. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN CÓ Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn vào các hoạt động: cho vay, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ Nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thương mại gồm: a. Nghiệp vụ ngân quỹ; b. Nghiệp vụ cho vay; c. Nghiệp vụ đầu tư; d. Nghiệp vụ tài sản có khác; Chương 8: Ngân hàng trung gian 44 2. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN CÓ a. Nghiệp vụ ngân quỹ NHTM phải sử dụng một phần nguồn vốn của mình để trang trải các nhu cầu thanh toán thường xuyên của KH và phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của bản thân NH. Tài sản có ngân quỹ bao gồm: Tiền mặt tại quỹ; Tiền gửi ở các ngân hàng khác; Tiền gửi ở ngân hàng trung ương; Tài sản có ngân quỹ đảm bảo khả năng thanh toán cho NH, nhưng nó không sinh lời hoặc sinh lợi rất thấp. Do vậy, các NHTM cần tính toán duy trì cho hợp lý. Chương 8: Ngân hàng trung gian 45 2. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN CÓ b. Nghiệp vụ cho vay NHTM sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình vào việc cho vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân nên còn gọi là tài sản có tín dụng. Trong nghiệp vụ tài sản Có, nghiệp vụ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, nên lợi nhuận của ngân hàng thương mại chủ yếu được tạo ra từ nghiệp vụ này. Chương 8: Ngân hàng trung gian 46 2. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN CÓ b. Nghiệp vụ cho vay Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Việc cho vay ngắn hạn giúp ngân hàng thương mại giữ được khả năng thanh toán. Cho vay là nghiệp vụ hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Hoạt đông này rất đa dạng và phong phú. Chương 8: Ngân hàng trung gian 47 2. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN CÓ c. Nghiệp vụ đầu tư Ngoài cho vay, NHTM còn sử dụng vốn của mình để đầu tư, vừa là để sinh lời vốn, vừa là để phân tán rủi ro. Đầu tư trực tiếp: NHTM đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp thông qua việc góp vốn liên doanh, liên kết thành lập công ty con hoặc mua cổ phiếu doanh nghiệp. Đầu tư gián tiếp: NHTM mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN khi cần vốn có thể bán trên thị trường chứng khoán hoặc làm chứng từ xin tái chiết khấu ở NHTW. Chương 8: Ngân hàng trung gian 48 KHOA TÀI CHÍNH - BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 06/05/2018 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 9 2. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN CÓ d. Nghiệp vụ tài sản có khác NHTM sử dụng vốn để mua sắm sắm tạo lập tài sản cố định hữu hình như trụ sở, thiết bị văn phòng, phương tiện vận chuyển, trụ sở, két sắt Tạo lập TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, phần mềm, giải pháp CNTT, nhãn hiệu hàng hoá; Tài trợ cho các khoản phải thu, tạm ứng, chi phí trả trước; Đầu tư kinh doanh vàng, ngoại tệ,vv... Chương 8: Ngân hàng trung gian 49 3. NGHIỆP VỤ TRUNG GIAN HOA HỒNG NHTM làm trung gian, cung ứng các dịch vụ nhằm thực hiện những ủy thác, yêu cầu của khách hàng và qua đó được hưởng hoa hồng phí. Đây là những nghiệp vụ quan trọng làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đồng thời tạo tiền đề thuận lợi để thực hiện các nghiệp vụ tài sản có và nghiệp vụ tài sản nợ. Chương 8: Ngân hàng trung gian 50 3. NGHIỆP VỤ TRUNG GIAN HOA HỒNG  Nghiệp vụ trung gian hoa hồng rất đa dạng, như: Nghiệp vụ chuyển tiền; Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng, bảo lãnh. Nghiệp vụ ủy thác (tạm thời quản lý hộ tài sản, bảo quản chứng khoán và vật có giá). Nghiệp vụ mua bán hộ công trái, quý kim và ngoại tệ. Phát hành, đăng ký hộ cổ phiếu mới phát hành. Cho thuê két sắt. Cung cấp thông tin và tư vấn về kinh doanh. Tư vấn quản trị doanh nghiệp. Thanh lý tài sản của các xí nghiệp bị phá sản. Thực hiện ủy nhiệm về chuyển quyền thừa kế tài sản. Chương 8: Ngân hàng trung gian 51 III. CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NH  Luật các tổ chức tín dụng 2010.  Quy chế cho vay:  Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN: v/v ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.  Quyết định 28-NHNN ngày 11/01/2002, sửa đổi Điều 2 QĐ 1627.  Quyết định 127-NHNN ngày 03/02/2005, sửa đổi, bổ sung 1627, hiệu lực ngày 07/3/2005.  Quyết định 783-NHNN ngày 31/5/2005, sửa đổi, bổ sung 127 Chương 8: Ngân hàng trung gian 52 III. CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NH  Quy chế đảm bảo tiền vay Nghị định của Chính phủ số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD. Quyết định của Thống đốc NHNN số 1381/2002/QĐ- NHNN, ngày 16/12/2002 về việc TCTD cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Chương 8: Ngân hàng trung gian 53 III. CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NH  Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD QĐ 457/2005/QĐ-NHNN Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Thông tư Số: 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD; Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN Chương 8: Ngân hàng trung gian 54 KHOA TÀI CHÍNH - BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 06/05/2018 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 10 III. CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NH  Quy định về trích lập dự phòng QĐ số 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Chương 8: Ngân hàng trung gian 55 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 1. Quản trị tổng quát 2. Quản trị tài chính và kết quả kinh doanh 3. Quản trị nhân sự 4. Quản trị vốn tự có và sự an toàn 5. Quản trị tài sản nợ và tài sản có 6. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng Chương 8: Ngân hàng trung gian 56 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 1. Quản trị tổng quát  Quản trị tổng quát có chức năng thiết lập các bộ phận chức năng của ngân hàng, đưa ra chương trình và định hướng hoạt động cho các bộ phận đó trong một chu trình khép kín thống nhất đồng bộ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, mối quan hệ giữa các bộ phận, thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ thống ngân hàng và của từng bộ phận liên quan.  Quản trị tổng quát không chỉ là quản trị đối nội mà còn là quản trị đối ngoại. Thiết lập và xử lý các mối quan hệ với bên ngoài: cấp chủ quản, các cơ quan chính quyền và đơn vị liên quan. Chương 8: Ngân hàng trung gian 57 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 2. Quản trị tài chính và kết quả kinh doanh  Quản trị tài chính có nhiệm vụ quy hoạch các nguồn lực tài chính của NH để đảm bảo cho NH hoạt động một cách bình thường và có hiệu quả nhất. Trọng tâm của quản trị tài chính là chọn lựa phương án tài chính an toàn và đạt mức sinh lời cao nhất, đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.  Quản trị kết quả kinh doanh là hoạch định các khoản thu và chi từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng – trong đó phải có những biện pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý và gia tăng các khoản thu để đạt lợi nhuận cao nhất. Chương 8: Ngân hàng trung gian 58 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 3. Quản trị nhân sự  Là việc sắp xếp, bố trí nhân viên trong NH hợp lý và khoa học, nhằm phát huy tối đa năng lực của nhân viên, nhờ đó làm cho công việc ở từng bộ phận cũng như toàn hệ thống được thực hiện đồng bộ và trôi chảy.  Quản trị nhân sự không chỉ dừng lại ở chỗ sắp xếp bố trí lao động mà còn bao hàm cả công việc tuyển chọn huấn luyện, đào tạo. Ngoài ra, việc định ra các hệ số lương, phụ cấp và khuyến khích vật chất khác cũng là nội dung quan trọng của quản trị nhân sự. Chương 8: Ngân hàng trung gian 59 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 4. Quản trị vốn tự có và sự an toàn Quản trị vốn tự có là áp dụng nhiều biện pháp để ổn định và không ngừng gia tăng vốn tự có trong quá trình hoạt động kinh doanh – đảm bảo các hệ số an toàn vốn tự có. Đối với ngành ngân hàng, vốn tự có là chỉ tiêu rất quan trọng nên việc quản trị vốn tự có được các ngân hàng rất quan tâm, được Bộ chủ quản thường xuyên kiểm tra giám sát. Chương 8: Ngân hàng trung gian 60 KHOA TÀI CHÍNH - BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 06/05/2018 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 11 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 5. Quản trị tài sản nợ và tài sản có  Quản trị tài sản nợ là quản trị các nguồn vốn của ngân hàng sao cho ổn định và đảm bảo đủ nguồn cho hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất.  Quản trị tài sản có là quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn hiện có một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.  Quản trị tài sản nợ và quản trị tài sản có là khâu trọng tâm, xuyên suốt toàn bộ công tác quản trị trong NHM vì hoạt động chủ yếu và cơ bản của NHTM là hoạt động tín dụng. Chương 8: Ngân hàng trung gian 61 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 6. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng a. Khái niệm b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro c. Ảnh hưởng của rủi ro Chương 8: Ngân hàng trung gian 62 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 6. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng a. Khái niệm  Quản trị rủi ro trong hoạt động NH là quá trình theo dõi và kiểm tra việc sử dụng vốn (chủ yếu là tín dụng và đầu tư) để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các rủi ro phát sinh, đồng thời có biện pháp để xử lý rủi ro một cách tích cực nhất.  Bao gồm các loại hình rủi ro cơ bản sau đây: Quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro thanh khoản Quản trị rủi ro tỷ giá Quản trị rủi ro lãi suất Quản trị rủi ro tác nghiệp Chương 8: Ngân hàng trung gian 63 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 6. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro * Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng:  Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả.  Cho vay và đầu tư quá mức.  Không am hiểu thị trường, thiếu thông tin dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý.  Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô  Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ. Chương 8: Ngân hàng trung gian 64 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 6. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro * Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng  Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.  Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.  Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo. Chương 8: Ngân hàng trung gian 65 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 6. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro * Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh  Do thiên tai, hỏa hoạn.  Tình hình an ninh, chính trị trong nước và khu vực không ổn định.  Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường.  Môi trường pháp lý bất lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. Chương 8: Ngân hàng trung gian 66 KHOA TÀI CHÍNH - BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 06/05/2018 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 12 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QTKD TRONG NHTM 6. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng c. Ảnh hưởng của rủi ro  Rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng.  Một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn và con đường phá sản là tất yếu.  Sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt các n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_thi_truong_tai_chinh_va_cac_dinh_che_tai_chinh_ngo.pdf
Tài liệu liên quan