CHƯƠNG V:
THI CÔNG ĐÀO ĐẤT CƠ GIỚI
I. Các Loại máy làm đất trong xây dựng
1. Đặc điểm chung
Phần lớn Máy làm đất có bộ phận công tác vừa làm
nhiệm vụ đào phá đất vừa làm nhiệm vụ di chuyển đất.
Việc san và đầm lèn đất để giảm thể tích và tăng khối
lượng riêng của đất thường sử dụng máy chuyên dùng và
một phần có thể nhờ chính trọng lượng bản thân của
máy trong quá trình làm việc
67 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Thi công cơ bản và an toàn lao động - Chương V: Thi công đào đất cơ giới - Đặng Xuân Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 105
CHƯƠNG V:
THI CÔNG ĐÀO ĐẤT CƠ GIỚI
I. Các Loại máy làm đất trong xây dựng
1. Đặc điểm chung
Phần lớn Máy làm đất có bộ phận công tác vừa làm
nhiệm vụ đào phá đất vừa làm nhiệm vụ di chuyển đất.
Việc san và đầm lèn đất để giảm thể tích và tăng khối
lượng riêng của đất thường sử dụng máy chuyên dùng và
một phần có thể nhờ chính trọng lượng bản thân của
máy trong quá trình làm việc.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 106
2. Phân loại:
Máy làm đất được phân loại theo chế độ làm việc (liên tục
hay theo chu kì), theo mức cơ động (tự hành, kéo theo hay
nửa kéo theo), nhưng chủ yếu được phân loại theo công
dụng như sau:
Máy đào đất
Máy đào và vận chuyển đất
Máy đầm đất
Máy làm công tác chuẩn bị
Các thiết bị phụ trợ khác.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 107
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 108
II. Máy đào một gàu
1. Máy đào gàu thuận (gàu ngửa)
Máy đào gàu thuận còn gọi là máy đào gàu ngửa.
Máy đào gàu thuận có loại điều khiển bằng cáp và có loại
điều khiển bằng thuỷ lực.
Máy đào gàu thuận điều khiển thuỷ lực có loại xả đất qua
đáy gàu và có loại xả đất bằng cách xoay gàu để úp
miệng gàu hướng xuống.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 109
Máy đào gàu thuận điều khiển thủy lực
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 110
Bộ phận công tác :
Cấu tạo gàu xúc của máy xúc gàu thuận có đáy gàu
điều khiển mở bằng cách giật dây
1. Mấu giữ chốt;
2. Chốt;
3,4. Các thanh tạo lỗ
dẫn hướng chốt;
5. Đòn kéo chốt;
6. Xích kéo mở chốt;
7. Đáy gàu;
8. Thành sau;
9. Tai gàu liên kết
khớp với tay gàu;
10. Đai
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 111
Cấu tạo chung của máy xúc gàu thuận điều khiển bằng cáp
Máy đào gàu thuận điều khiển bằng cáp
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 112
Quá trình làm việc:
Máy xúc gàu ngửa làm việc theo chu kỳ trên từng vị trí đứng
của máy, mỗi chu kỳ gồm 4 giai đoạn sau:
Xúc và tích đất vào gàu
Quay gàu đến nơi dỡ tải
Dỡ tải (đổ đất ra khỏi gàu)
Quay gàu không tải trở lại vị trí đào để bắt đầu chu kỳ
kế tiếp
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 113
Trong một chu kỳ làm việc máy không di chuyển mà chỉ
đứng tại một chỗ, vì vậy phải chọn vị trí đứng của máy
sao cho vùng làm việc của máy bao phủ cả vùng lấy đất
và vùng dỡ tải, tức khả năng với gàu của máy phải với tới
được vị trí xúc đất và vị trí dỡ tải.
Để tích được đất trong gàu, trước hết phải đóng đáy gàu.
Việc điều khiển đóng đáy gàu như sau: nâng cần kết hợp
với hạ tay gàu, khi tay gàu nghiêng 100 hoặc nhỏ hơn 100
so với phương thẳng đứng thì đáy gàu sẽ tự động đóng
lại do trọng lượng bản thân, khi đó chốt 2 sẽ được giữ
trong mấu 1 và đáy gàu cũng được giữ ở trạng thái đóng.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 114
Hạ cần kết hợp với nâng gàu từ dưới lên để xúc đất vào
gàu, chiều dày phoi cắt và lực tác dụng vào gàu tăng dần
từ dưới lên nên gọi là cắt thuận, vì vậy máy xúc gàu ngửa
còn gọi là máy xúc gàu thuận.
Sau khi tích đất vào gàu thì nâng gàu rồi quay đến vị trí
dỡ tải.
Việc mở đáy gàu xả đất quá đột ngột sẽ tác động lớn lên
phương tiện vận chuyển, để giảm lực tác động này, người
ta chế tạo gàu xúc có đáy gàu mở hai cấp.
Sau khi xả đất xong thì quay gàu không tải về vị trí đào
đất, lại đóng đáy gàu và bắt đầu chu kỳ kế tiếp.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 115
Quá trình cắt đất của máy đào gàu thuận
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 116
Thao tác 1 chu kì của máy đào gàu thuận
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 117
Các kiểu đào của máy đào gàu thuận:
Đào dọc đổ bên
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 118
Đào dọc đổ sau
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 119
Đào ngang
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 120
Các kiểu đào theo bề rộng hố móng
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 121
2. Máy đào gàu nghịch (gàu sấp)
Máy đào gàu nghịch có thể làm việc được với đất cấp IV,
thường được dùng để xúc đất và vật liệu cát đá ở mức
thấp hơn cao trình máy đứng; đào rãnh để lắp đặt đường
ống, cáp điện; đào kênh mương, hố móng.
Gàu có thể được thay bằng thiết bị ngoạm để ngoạm rác
hoặc thay bằng gàu ngoạm để ngoạm đất. Máy xúc gàu
nghịch thường được dùng làm máy cơ sở để chế tạo
thành các loại máy chuyên dùng khác và máy cắm bấc
thấm không chuyên dùng.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 122
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 123
Máy đào gàu nghịch
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 124
Các kiểu đào của máy đào gàu nghịch:
(a) Đào dọc – (b) Đào ngang
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 125
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 126
3. Máy đào gầu quăng
Máy đào gàu quăng còn gọi là máy đào gàu dây hay còn
gọi là máy xúc kéo dây, gàu kéo
Công dụng: Thường dùng để đào đất, nạo vét ao hồ,
kênh mương, đào hố móng rộng hoặc để gom vật liệu từ
nơi thấp hơn mặt bằng máy đứng.
Máy đào gàu quăng thường có gàu với dung tích 0,3 –
3m3
Loại máy đào gầu quăng có cơ cấu tự bước, dung tích
gàu có thể tới 100m3
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 127
Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng:
Khó hoạt động với đất cứng, dỡ tải khó chính xác vị trí
Có thể đào rất sâu và rất xa
Nạo vét kênh mương, đào được các mái dốc, cấp liệu
cho các trạm trộn bê tông xi măng, bê tông nhựa, đào
các hố móng rộng
Máy đào gàu dây có giai đoạn phát triển rất mạnh cùng
với các công trình tầm cở thế giới như hệ thống cống
rãnh ở Chicago, kênh đào Panama, kênh đào Xuy-ê
Ngày nay ít được sử dụng
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 128
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 129
4. Máy đào gàu ngoạm:
Máy đào gàu ngoạm điều khiển bằng cáp thực chất là
cần trục có thiết bị mang vật là gàu ngoạm điều khiển
bằng cáp.
Máy đào gàu ngoạm điều khiển thuỷ lực là máy đào gàu
sấp có thiết bị công tác là gàu ngoạm thuỷ lực.
Phân loại: Gàu ngoạm có 3 loại là gàu ngoạm 1 dây, gàu
ngoạm 2 dây và gàu ngoạm thuỷ lực.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 130
4.1. Gàu ngoạm 2 dây:
Bộ công tác gàu ngoạm
gồm cáp nâng gàu (1),
Thanh giằng (2),
Đầu nâng dưới (3),
Gàu (4),
Đầu nâng trên (5),
Cáp đóng mở gàu (6).
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 131
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 132
4.2. Gàu ngoạm 1 dây:
Máy xúc gàu ngoạm điều khiển một dây : Dỡ tải
phải hạ gàu chạm vào nền hoặc một vị trí trên cao.
Năng suất thấp, thường dùng tại các bến cảng,
dùng móc câu của cần trục móc vào gàu là có thể
xúc được.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 133
4.3. Gàu ngoạm thủy lực:
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 134
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 135
5. Máy đào gàu bào
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 136
6. Máy thủy lực không quay toàn vòng trên cơ sở
máy kéo bánh lốp
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 137
7. Máy xúc lật
7.1. Công dụng :
Máy xúc lật thường được dùng để xúc đất cấp I, cấp II,
xúc các loại vật liệu rời như đá, cát, than, rồi đổ vào các
phương tiện vận chuyển hoặc dồn thành đống trong
phạm vi công trường; xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá và
các vật nặng ở các nhà kho, nhà ga, bến bãi.
Máy xúc lật làm việc hiệu quả khi đối tượng cần xúc cao
hơn cao trình máy đứng.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 138
7.2. Phân loại:
Dựa vào hệ thống di chuyển, máy xúc lật được
chia làm 2 loại: Máy xúc lật di chuyển bằng xích
và máy xúc lật di chuyển bằng bánh lốp.
Dựa vào hướng xúc và dỡ tải, có các loại: Máy
xúc lật xúc và đổ về phía trước, máy xúc lật xúc
phía trước đổ một bên, máy xúc lật xúc phía
trước đổ phía sau.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 139
7.3. Chu kỳ làm việc:
Máy xúc lật làm việc theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 6
giai đoạn:
Tiến về nơi xúc đất
Xúc đất vào gàu
Lùi khỏi nơi xúc đất
Tiến đến nơi dỡ tải
Dỡ tải khỏi gàu
Lùi lại để bắt đầu chu kỳ mới
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 140
7.4. Quá trình làm việc :
Giai đoạn xúc đất vào gàu: Điều khiển các xi lanh thực
hiện hạ gàu, miệng gàu hướng về phía trước; cho máy tiến
tới để xúc đất vào gàu bằng sức đẩy của máy đồng thời điều
khiển lật ngửa dần gàu lên để chứa đất trong gàu.
Giai đoạn lùi khỏi nơi xúc và tiến đến nơi dỡ tải: Giai
đoạn này máy phải thay đổi hướng di chuyển, vì vậy phải hạ
gàu xuống thấp , tránh lật máy do lực ly tâm của gàu chứa
đất gây ra.
Xả đất: Nâng gàu lên cao đồng thời lật miệng gàu xuống để
đổ đất ra.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 141
Máy xúc lật
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 142
III. Máy đào nhiều gàu
1. Phân loại:
Dựa vào hướng của thiết bị đào đất so với hướng
di chuyển của máy, có các loại: máy đào ngang
và máy đào dọc và máy đào hướng kính.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của thiết bị công tác,
có hai loại: máy đào nhiều gàu hệ rôtô và máy
đào nhiều gàu hệ xích.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 143
2. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng:
Năng suất rất cao.
Giá thành máy cao, không đa năng, chi phí bảo
dưỡng sửa chữa lớn. Chỉ nên dùng cho công việc
có khối lượng lớn và tập trung như thuỷ điện,
khai mỏ.
Máy xúc nhiều gàu là loại máy làm đất hoạt động
liên tục, thường dùng để đào rãnh đặt đường
ống
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 144
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 145
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 146
IV. Máy đào chuyển đất
1. Máy ủi:
1.1. Công dụng:
Đào và vận chuyển đất với cự li dưới 100m, đào kênh
mương, hố móng cạn và rộng.
Đắp nền đường, nền công trình.
San bằng nền công trình, san lấp hố, dồn đống vật liệu
Kéo lu chân cừu, cáp điện, vật có khối lượng lớn, các
máy khác, đẩy máy cạp, máy khác
Xới đất.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 147
1.2. Phân loại:
Dựa vào hệ thống di chuyển, máy ủi được chia
thành 2 loại: máy ủi di chuyển bằng xích và máy ủi di
chuyển bánh lốp
Dựa vào hệ thống điều khiển, chia 2 loại: máy ủi
điều khiển thuỷ lực và máy ủi điều khiển bằng cáp
Dựa vào tính linh hoạt của lưỡi ủi, chia 2 loại: máy
ủi thường và máy ủi vạn năng
Dựa vào công suất, có các loại: máy ủi cỡ nhỏ, máy
ủi cở trung bình và máy ủi cỡ lớn
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 148
1.3. Cấu tạo chung:
Cấu tạo chung máy ủi bánh xích điều khiển thuỷ lực
gồm: (như hình vẽ) 1. Máy kéo; 2. Khung ủi; 3. Khớp
liên kết khung ủi với máy kéo; 4.Lưỡi ủi; 5. Thanh
chống; 6. Xilanh nâng hạ lưỡi ủi; 7. Móc kéo.
Bộ phận công tác là lưỡi ủi, còn gọi là ben.
Hệ thống thuỷ lực điều khiển lưỡi ủi
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 149
(a) Máy ủi bánh xích
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 150
(b) Máy ủi bánh hơi
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 151
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 152
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 153
1.4. Quá trình làm việc:
Máy ủi làm việc theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm các
giai đoạn sau:
Cắt đất và tích luỹ đất trước lưỡi ủi.
Đẩy khối đất trước lưỡi ủi về phía trước đến nơi
dỡ tải.
Dỡ tải.
Chạy không tải về nơi lấy đất để tiếp tục chu
kỳ làm việc mới.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 154
2. Máy cạp:
2.1. Công dụng:
Máy cạp còn gọi là máy xúc chuyển, là loại máy vừa
xúc đất vừa vận chuyển đất đến nơi cần thiết.
Máy cạp tích đất vào thùng chứa rồi di chuyển đến nơi
dỡ tải nên cự ly vận chuyển khá xa, với máy cạp tự
hành bánh lốp, cự ly vận chuyển đến 5000m, vận tốc
đến 50km/h; với máy cạp di chuyển nhờ máy khác kéo,
cự ly vận chuyển đến 500m, vận tốc đến 13km/h.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 155
Khi dỡ tải, máy có thể rãi và san sơ bộ; khi
mang tải trong thùng và di chuyển, máy
còn có tác dụng đầm nén đất nơi máy đi
qua.
Máy cạp làm việc được với đất cấp I, cấp II,
trường hợp cấp đất cao hơn cần phải cày
xới đất trước khi cho máy cạp làm việc.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 156
2.2. Phân loại:
Dựa vào dung tích thùng : nhỏ (dưới 6m3) trung bình
(6 - 18m3) , lớn trên 18m3). Riêng Catepillar đến 33m3
Dựa vào phương pháp cắt đất: cắt đất tự do, cắt đất
cưỡng bức;
Dựa vào phương pháp xả đất : xả đất tự do, xả đất
cưỡng bức;
Dựa vào khả năng di chuyển: Máy cạp tự hành, nủa
kéo theo và kéo theo.
Dựa vào hệ thống điều khiển : Loại điều khiển bằng
cáp, loại điều khiển bằng thủy lực.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 157
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 158
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 159
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 160
2.3. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng:
Máy cạp có khả năng hoạt động độc lập, tính cơ động
cao, vận chuyển đất trong thùng nên không bị hao hụt,
năng suất cao.
Máy cạp khá cồng kềnh, là loại máy không đa chức
năng như các loại máy làm đất khác, nó đòi hỏi nơi lấy
đất phải tương đối bằng phẳng, có cự ly để di chuyển
tích đất vào thùng, đất phải không có lẫn đá hay rễ
gốc cây và phải có đường để vận chuyển.
Không thích hợp với đất dẻo dính, đất cứng
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 161
Phạm vi sử dụng:
Máy cạp ít được sử dụng ở những công trình vừa và nhỏ.
Máy cạp chỉ hiệu quả với những công trình có khối lượng
công tác đất lớn như công trình thuỷ điện, khai thác mỏ,
đào đắp nền những tuyến đường dài với phương pháp lấy
đất từ thùng đấu hai bên tuyến đường.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 162
3. Máy san:
3.1. Công dụng:
Máy san được sử dụng rộng rãi để san bằng và
tạo hình dáng bề mặt nền công trình, tạo điều
kiện thuận lợi cho công đoạn đầm tiếp theo được
dễ dàng và hiệu quả; san rải vật liệu xây dựng
nền công trình.
Lưỡi máy san khá linh hoạt nên có thể dùng máy
san để đào rãnh thoát nước, đào đắp nền đường,
bạt phẳng các mái taluy cho nền đất đắp hoặc
các hố đào, bạt taluy đường, kênh mương.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 163
Máy san còn được dùng để san lấp các rãnh lắp
đặt đường ống, san lấp hố, thu dọn hiện trường
khi hoàn thành công trình.
Khi lắp thêm thiết bị phụ như răng xới, lưỡi ủi,
máy san có thể cày xới đất, ủi đất với cự ly đến
30m. Máy san làm việc có hiệu quả cao với đất
cấp I, cấp II. Với cấp đất cao hơn hay có lẫn sỏi
đá, nên cày xới đất trước khi cho máy san làm
việc.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 164
3.2. Phân loại:
Dựa vào số cầu trục, máy san được chia làm
2 loại: máy san 2 cầu trục và máy san 3 cầu trục.
Dựa vào khả năng di chuyển, chia 2 loại: máy
san tự hành và máy san không tự hành.
Dựa vào phương pháp điều khiển, có các
loại: máy san điều khiển thuỷ lực, máy san điều
khiển cơ khí, máy san điều khiển bằng cáp.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 165
Dựa vào công suất và trọng lượng máy, có các loại:
Loại nhẹ: công suất đến 63 mã lực, trọng lượng đến 9T
Loại trung bình: 63 đến 100 mã lực, 9 đến 19T
Loại nặng và rất nặng: trên 100 mã lực, trên 19T
Các loại máy san 2 cầu trục, máy san không tự hành và
máy san điều khiển bằng cáp có nhiều nhược điểm nên
hầu như không còn được sử dụng. Loại thông dụng hiện
nay là máy san tự hành, có 3 cầu trục, điều khiển bằng
thuỷ lực hoặc cơ khí.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 166
Máy san
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 167
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 168
V. An toàn lao động trong sử dụng máy đào
Tất cả máy móc, trước khi đưa vào sử dụng đều phải
kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng kỹ thuật của máy theo các
yêu cầu ghi trong hướng dẫn sử dụng.
Chỉ cho phép những công nhân đã qua trường lớp đào
tạo và có đủ giấy chứng nhận, bằng lái, cấp thợ, hiểu
biết kĩ về tính năng, cấu tạo của máy, đồng thời đã
được học qua kỹ thuật an toàn sử dụng máy mới được
điều khiển máy.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 169
Công nhân lái máy và phụ lái cần được trang bị đầy đủ
các trang bị bảo hộ lao động quy định trong từng
ngành.
Tất cả các bộ phận chuyển động khác của máy như
trục quay, xích, đai, ly hợp cần được che chắn cẩn
thận ở những vị trí có thể gây ra tai nạn.
Thường xuyên kiểm tra, làm vệ sinh máy, tra dầu mỡ,
điều chỉnh, sửa chữa nhỏ các bộ phận đặc biệt là các
bộ phận an toàn nhằm loại trừ khả năng làm hỏng hóc
máy.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 170
Phải lái máy và tiến hành thao tác theo đúng tuyến thi
công, trình tự thi công công trình và các quy định về kỹ
thuật an toàn khác do kỹ sư thi công và an toàn lao
động đề ra.
Trong thời gian nghỉ, cần loại trừ khả năng máy tự
động mở, cần khóa, hãm bộ phận khởi động. Để máy
đứng an toàn cần phải kê, chèn bánh cho máy khỏi trôi
và nghiêng đổ.
Các máy cố định cần lắp đặt chắc chắn, tin cậy trên bệ
máy và mặt bằng máy đứng. Chỗ máy đứng phải khô
ráo, sạch sẽ, không trơn ướt dễ gây ra tai nạn lao
động.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 171
Các máy khi di chuyển, làm việc ban đêm hoặc thời tiết
xấu, có sương mù thì mặc dù đã có hệ thống chiếu sáng
chung nhưng vẫn phải bật đèn chiếu sáng riêng ở trước
và sau máy bằng đèn pha và đèn tín hiệu.
Khi di chuyển máy đi xa, cần tuân thủ các quy định về
an toàn vận chuyển như: cột chặt máy vào toa xe, đảm
bảo điều kiện đường sá, độ lưu thông
Các loại máy và thiết bị nằm trong danh mục phải đăng
kiểm, khi đưa ra sử dụng tem đăng kiểm phải còn trong
thời hạn sử dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thi_cong_co_ban_va_an_toan_lao_dong_chuong_v_thi_c.pdf