Bài giảng Thi công cơ bản và an toàn lao động - Chương IV: Thi công đào đất thủ công - Đặng Xuân Trường

CHƯƠNG IV:

THI CÔNG ĐÀO ĐẤT THỦ CÔNG

I. Các công cụ đào đất thủ công

 Thi công đất thủ công là phương pháp thi công

truyền thống. Dụng cụ dùng để đào đất bằng

thủ công gồm: xẻng, cuốc, mai, kéo cắt đất,

cuốc chim, xà beng, choòng .vv. Tùy theo nhóm

đất mà chọn dụng cụ cho thích hợp.

 Để vận chuyển đất người ta dùng quang gánh,

xe đẩy tay, xe súc vật kéo

pdf8 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Thi công cơ bản và an toàn lao động - Chương IV: Thi công đào đất thủ công - Đặng Xuân Trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
© 2017 BY Đặng Xuân Trường 97 CHƯƠNG IV: THI CÔNG ĐÀO ĐẤT THỦ CÔNG I. Các công cụ đào đất thủ công  Thi công đất thủ công là phương pháp thi công truyền thống. Dụng cụ dùng để đào đất bằng thủ công gồm: xẻng, cuốc, mai, kéo cắt đất, cuốc chim, xà beng, choòng ..vv. Tùy theo nhóm đất mà chọn dụng cụ cho thích hợp.  Để vận chuyển đất người ta dùng quang gánh, xe đẩy tay, xe súc vật kéo © 2017 BY Đặng Xuân Trường 98 II. CÁC NGUYÊN TẮC THI CÔNG 1. Lựa chọn dụng cụ thi công thích hợp tùy theo từng loại đất.  Xúc đất dùng xẻng vuông, xẻng cong.  Đào đất dùng xẻng tròn, xẻng thẳng.  Đất cứng dùng cuốc chim, xà beng.  Đất lẫn sỏi, đá dùng chòong, cuốc chim.  Đất mềm, dẻo dùng kéo cắt, mai đào. © 2017 BY Đặng Xuân Trường 99 2. Có biện pháp giảm thiểu khó khăn cho thi công:  Khi đào đất mà gặp đất quá cứng thì ta phải làm mềm đất trước khi đào bằng cách tưới nước hay dùng xà beng, chòong , để làm tơi trước.  Khi đang thi công mà gặp trời mưa hay gặp mực nước ngầm phải có biện pháp tiêu nước mặt, hạ mực nước ngầm © 2017 BY Đặng Xuân Trường 100 3. Tổ chức thi công hợp lý  Phải phân công các tổ, đội theo các tuyến làm việc, tránh tập trung nhân công tại một vị trí.  Tổ chức vận chuyển hợp lý, thông thường hướng đào và hướng vận chuyển thẳng góc với nhau hoặc ngược chiều nhau. © 2017 BY Đặng Xuân Trường 101 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THI CÔNG  Nếu hố đào sâu thì chia ra làm nhiều đợt, chiều dày đào đất của mỗi đợt tương ứng với dụng cụ thi công. Có thể mỗi đợt do một tổ đào, các tổ đào cách nhau sao cho mái dốc của hố đào nhỏ hơn độ dốc tự nhiên của đất.  Tổ đào đất cuối cùng đi đến đâu thì công việc cũng hoàn tất, không còn người, phương tiện đi lại làm phá vỡ cấu trúc của đất. © 2017 BY Đặng Xuân Trường 102  Khi đào đất ở khu vực có nước hoặc trong mùa mưa, để đề phòng nước chảy tràn trên mặt công trình, ta cần tạo rãnh sâu thu nước vào một chỗ để bơm thoát đi. Rãnh thu nước luôn thực hiện trước mội đợt đào.  Khi đào đất gặp cát chảy, bùn chảy ta phải làm hố có tầng lọc ngược để gạn lấy nước trong rồi mới bơm nước đi. Không được bớm trực tiếp nước có cát vì sẽ làm rỗng đất, phá vỡ cấu trúc nguyên của đất xung quanh gây hư hỏng các công trình lân cận. Đối với hố đào rộng, có bùn chảy phải làm hàng cọc chống, lót phên và rơm để ngăn không cho cát chảy xuống phía dưới. Nếu đào sâu thì cần làm theo dạng bậc thang. © 2017 BY Đặng Xuân Trường 103 Hình 4.1. Đào hố khi có nước ngầm hay trong mùa mưa I, II, III : Rãnh tiêu nước 1, 2, 3, 4 : Thứ tự lớp đào © 2017 BY Đặng Xuân Trường 104 Hình 4.2. Đào đất nơi có bùn, cát chảy (1) Cọc tre hay gỗ, (2) Phên nứa, (3) Rơm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_thi_cong_co_ban_va_an_toan_lao_dong_chuong_iv_thi.pdf
Tài liệu liên quan