Bài giảng Thanh toán quốc tế - Chương 2: Tỷ giá hối đoái

CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về:

- Các chế độ tiền tệ quốc tế

- Khái niệm tỷ giá

- Phân loại tỷ giá

- Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

- Các biện pháp tác động nhằm bình ổn tỷ giá.

- Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái

B. NỘI DUNG CHI TIẾT (Số tiết: 10)

2.1 HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

pdf16 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Thanh toán quốc tế - Chương 2: Tỷ giá hối đoái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng về ngoại tệ sẽ tăng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho tỷ giá hối đoái không có cơ hội để tăng. Tuy nhiên, chính sách chiết khấu chỉ có ý nghĩa nhất định đối với tỷ gía hối đoái vì lãi suất và tỷ giá chỉ có mối tác động qua lại chứ không phải là mối quan hệ nhân quả. Lãi suất không phải nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước.Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do cán cân thanh toán thặng dư hay thiếu hụt. Như vậy, nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá là không giống nhau do đó mà biến động của lãi suất không nhất thiết dẫn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không ổn định thì không nhất thiết không thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề đặt ra đầu tiên là sự đảm bảo an 11 toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi nhiều. Như vậy, chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái, bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất chỉ có quan hệ logic, chứ không có quan hệ nhân quả. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều như nhau thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do vậy, hiện nay chính sách chiết khấu vẫn có ý nghiã của nó. Điều kiện để thực hiện chính sách lãi suất chiết khấu là phải có một thị trường vốn đủ mạnh, linh hoạt và tự do. b. Chính sách hối đoái * Cách thức thực hiện Đây là biện pháp trực tiếp mà ngân hàng trung ương tác động đến tỷ giá hối đoái. Thông qua các tổ chức kinh doanh ngoại hối, nhà nước đã chủ động tác động vào cung cầu ngoại tệ bằng việc mua bán vàng và ngoại tệ để trực tiếp điều chỉnh tỷ giá. Khi tỷ giá ở mức cao (tức là đồng nội tệ giảm giá) tới mức làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế trong nước cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại, Ngân hàng trung ương sẽ bán ngoại tệ ra để thu nội tệ về. Khi đó do cung về ngoại tệ tăng tác động làm giảm tỷ giá, kéo tỷ giá xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, ngân hàng trung ương sẽ mua ngoại tệ vào, tức là kích thích cầu ngoại hối khi cung chưa kịp biến động để nâng tỷ giá hối đoái lên tới mức hợp lý. * Ảnh hưởng của chính sách hối đoái Việc áp dụng chính sách hối đoái thường dẫn đến những phản ứng trái ngược nhau của các doanh nghiệp trong và ngoài nước bắt nguồn chủ yếu từ lợi ích kinh tế của nhau. Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu muốn hạ thấp tỷ giá xuống, nhà xuất khẩu mong muốn nâng cao tỷ giá hối đoái. Giữa nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp tỷ giá xuống với nhà nhập khẩu vốn muốn nâng cao tỷ giá hối đoái. Và mâu thuẫn này xảy ra giữa các nước với nhau vì tỷ giá của một nước nâng lên thì sẽ hạn chế xuất khẩu hàng của nước khác, nhưng lại khuyến khích việc xuất khẩu vốn của nước khác làm cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán của nước ngoài với các nước thực hiện chính sách hối đoái này bị thiệt hại. * Điều kiện thực hiện Để có thể thực hiện có hiệu quả chính sách hối đoái, một trong những điều không thể thiếu được là đòi hỏi ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại tệ thật dồi dào và đủ lớn để có thể can thiệp vào thị trường khi cần thiết tức là phải xây dựng quỹ bình ổn ngoại hối. Chính sách này chỉ có tác dụng tạm thời và hạn chế sự biến động của tỷ giá chứ không thể thay đổi được tình hình tỷ giá trong nước. Nếu tỷ giá giảm sút do cán cân thanh toán quốc tế hay bị lạm phát, ngân hàng trung ương áp dụng chính sách hối đoái là tung ngoại tệ ra bán thì sẽ làm cho dự trữ ngoại tệ càng căng thẳng, tình hình hao hụt ngày càng nghiêm trọng hơn do vậy tỷ giá hối đoái càng bị giảm sút. c. Lập quỹ bình ổn hối đoái Chính phủ lập ra quỹ riêng nhằm chủ động can thiệp kịp thời vào thị trường tiền tệ khi tỷ giá biến động vượt xa so với mức mà NHTW cho phép. 12 Phương pháp lập quỹ: Quỹ này được hình thành bằng những cách dưới đây: +Phát hành trái phiếu kho bạc bằng đồng tiền quốc gia. Khi ngoại tệ nhiều thì sử dụng quỹ này để mua ngoại tệ nhằm hạn chế mức độ mất giá của ngoại tệ. Ngược lại, trong trường hợp vốn vay chạy ra nước ngoài quỹ bình ổn tung ngoại tệ ra bán nhằm ngăn chặn sự tăng giá ngoại tệ. +Sử dụng vàng để lập quỹ Khi cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, quỹ dự trữ hối đoái sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán. Trường hợp khi ngoại tệ vào nhiều, quỹ tung vàng ra bán để thu về đồng tiền quốc gia, mua ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái. d. Phá giá tiền tệ Đây là biện pháp cuối cùng khi NHTW cảm thấy không thể duy trì việc can thiệp bằng các biện pháp kể trên. Là biện pháp hiện đại trong điều chỉnh tỷ giá. Phá giá tiền tệ là việc giảm thấp sức mua của đồng tiền quốc gia so với ngoại tệ. Kết quả của phá giá tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng của tỷ giá hối đoái. Phá giá tiền tệ được áp dụng trong điều kiện duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Phá giá tiền tệ là biện pháp mạnh, chỉ được sử dụng trong những trường hợp hết sức cần thiết. 2.2.3 Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ dùng để tác động vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá nhằm đạt được những mục tiêu cần thiết. Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái tập trung vào hai vấn đề: Lựa chọn chế độ tỷ giá Điều chỉnh tỷ giá hối đoái 2.2.3.1 Chế độ tỷ giá hối đoái - Chế độ tỷ giá hối đoái là các loại hình tỷ giá được các quốc gia áp dụng, lựa chọn. Bao gồm các quy tắc xác định phương thức mua bán ngoại tệ giữa các thể nhân hay pháp nhân trên thị trường. - Các loại chế độ tỷ giá a. Chế độ tỷ giá cố định - Tỷ giá cố định là tỷ giá được cố định (giữ không đổi) hoặc chỉ được cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động quá nhiều thì các chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của phạm vi này. - Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ tỷ giá hối đoái được nhà nước công bố sẽ duy trì không thay đổi tỷ giá giữa đồng nội tệ với một đồng ngoại tệ nào đó. - Đặc điểm của chế độ tỷ giá cố định Về cơ bản, những lực cung - cầu vẫn tồn tại trong thị trường ngoại tệ và chi phối số lượng cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Nhà nước cam kết sẽ duy trì tỷ giá hối đoái ở mức độ cố định nào đó bằng cách nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ gía cố định thì nhà nước đảm bảo mua hết số dư cung ngoại tệ. Nếu cung trên thị trường nhỏ hơn cầu ở mức tỷ gía cố định đó thì nhà nước sẽ đảm bảo cung cấp một lượng ngoại tệ bằng đúng lượng dư cầu. Nhà nước sẽ thực hiện hoạt động mua bán lượng dư cung hay cầu đó với tư cách là người mua bán cuối cùng, người điều phối. 13 Những dự báo thay đổi tỷ giá trên thị trường gần bằng không trừ trường hợp nhà nước thay đổi mức tỷ giá cố định. Chế đô tỷ giá cố định được một số nước áp dụng như Trung Quốc từ những năm 80 của thập niên 20. Đáng chú ý là Thái Lan với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ tháng 7/1999 do áp dụng chế độ tỷ giá cố định quá lâu. Nước ta trước năm 1991 đã áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái này. Nói chung chế độ tỷ giá này chỉ phù hợp với một thời gian nào đó mà thôi. Hiện nay chế độ tỷ giá hối đoái này coi như không được áp dụng trên thế giới. - Điều kiện: Phải có sự can thiệp của chính phủ - Ưu điểm: Đảm bảo sự ổn định về tỷ giá trong một thời gian dài. - Nhược điểm: Không phản ánh đúng tỷ giá thị trường do vậy phát sinh tình trạng tỷ giá ngầm. Đây chỉ là tỷ giá mang tính hình thức. b. Chế độ tỷ giá thả nổi tự do TGHĐ được xác định hoàn toàn dựa trên tương quan (mối quan hệ) cung cầu giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW. Chế độ tỷ giá thả nổi là chế độ mà trong đó tỷ giá hối đoái được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường mà trực tiếp là quy luật cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. Đặc điểm của chế độ tỷ giá thả nổi: Tỷ giá hối đoái được xác định và thay đổi hoàn toàn tùy thuộc vào tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Nhà nước hoàn toàn không có bất cứ một tuyên bố, một cam kết nào về điều hành và chỉ đạo tỷ giá. Nhà nước không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào vào thị trường ngoại tệ. Ưu điểm: Chế độ tỷ giá hối đoái này đảm bảo cán cân thanh toán, đảm bảo chính sách tiền tệ, làm cho nền kinh tế trở nên độc lập, góp phần ổn định kinh tế, đầu tư tư nhân, ổn định thị trường. Chính sách này được nhiều nước tư bản có đồng tiền mạnh áp dụng như Mỹ, Anh Nhược điểm: Đặt ra những rủi ro khó lường trước cho việc quản lý nguồn vốn và hoạt động xuất nhập khẩu. Khi xảy ra những biến động về cung cầu của các đồng tiền thì các đồng tiền sẽ có xu hướng tăng hoặc giảm giá một cách tự động. Điều kiện áp dụng: Đối với những nước đã có thị trường ngoại hối tương đối hoàn chỉnh. c. Chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước Về cơ bản tỷ giá do thị trường quyết định nhưng có sự can thiệp của nhà nước vào những lúc cần thiết nhằm tránh những cơn sốc về tỷ giá, hạn chế sự biến động. Tỷ giá được xác định và thay đổi hoàn toàn phụ thuộc tình hình quan hệ cung cầu trên thị trường. Ngân hàng nhà nước tuyên bố một mức biến động cho phép đối với tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng khi tỷ giá có sự biến động mạnh vượt mức cho phép. Nếu tình hình kinh tế có những thay đổi lớn thì mức tỷ giá hối đoái, biên độ dao động cho phép được nhà nước xác định và công bố lại. Do những ưu điểm của chế độ này nên chế độ này được nhiều nước áp dụng đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. 2.2.3.2 Chính sách điều hành tỷ giá 14 a. Khái niệm Chính sách tỷ giá hối đoái là một thể thống nhất những định hướng và giải pháp của nhà nước đảm bảo ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế-xã hội đã dự định. b. Ý nghĩa của chính sách tỷ giá (1) Là một bộ phận hữu cơ của chính sách tiền tệ, không thể tách rời khỏi chính sách ổn định tiền tệ. (2) Thực hiện tốt chính sách điều hành tỷ giá sẽ góp phần điều hành tốt các chính sách khác. (3) Có tác dụng tăng sức cạnh tranh cuỉa hàng hóa nội địa trên thị trường quốc tế cũng như là bảo vệ những ngành, những lĩnh vực cần thiết trong nước. (4) Góp phần tác động đến những dòng chảy ngoại tệ vào mỗi quốc gia c. Mục tiêu của chính sách tỷ giá - Mục tiêu ngắn hạn +Giữ ổn định của chính sách tiền tệ nói chung mà trước hết là ổn định tỷ giá, đặc biệt là tỷ giá với các đồng tiền mạnh của thế giới. +Thu hút được nhiều ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. + Mở rộng dần các hoạt động tài chính quốc tế của quốc gia bằng cách tăng cường các hoạt động thương mại quốc tế , thu hút vốn đầu tư, tín dụng quốc tế - Mục tiêu dài hạn + Đẩy mạnh quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế +Nâng dần vị trí quốc tế của đồng nội tệ CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 01: Tiền tệ quốc tế là gì? Hệ thống tiền tệ quốc tế bao gồm những nội dung gì? Hãy nêu các chế độ tiền tệ quốc tế? Câu 02: Tỷ giá hối đoái là gì? Các loại tỷ giá hối đoái? Câu 03: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Câu 04: Các chế độ tỷ giá? Đặc điểm của các chế độ tỷ giá? Câu 05: Các biện pháp bình ổn tỷ giá hối đoái? TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CHƯƠNG 1. PGS – TS. Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng. 2004. Kinh tế quốc tế.Trang 334. Trang 338 – 345. Trang 362 -363. NXB Lao động – Xã hội. 2. GS – TS. Vũ Văn Hóa. 2002. Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế. Tài chính quốc tế. Trang 233 – 236. NXB Tài chính. 3. TS. Nguyễn Thị Mùi. 2004. Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng. Trang 125 – 126, 129 – 132. NXB Xây dựng. 4. GS - TS. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải. Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường tài chính. Trang 863 – 875, 929 – 933. Nhà xuất bản Thống kê. 15 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_thanh_toan_quoc_te_chuong_2_ty_gia_hoi_doai.pdf