Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư: Tài trợ dự án

v Không có định nghĩa được tất cả mọi người chấp nhận cho khái niệm này – những người khác nhau sử dụng theo các nghĩa khác nhau.

 

v Định nghĩa : Tài trợ dự án chỉ việc tài trợ mà trong đó các chủ nợ của dự án chủ yếu trông vào ngân lưu và tài sản của dự án này như là nguồn thanh toán cho các khoản cho vay tiền của họ.

 

v Tài trợ dự án có nguồn gốc từ ngành công nghiệp năng lượng (các khoản cho vay để khai thác dầu mỏ và khí đốt). Ngày nay, việc sử dụng không ngừng tăng lên trong nhiều ngành.

 

ppt35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư: Tài trợ dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thẩm định dự án đầu tư TÀI TRỢ DỰ ÁN TÀI TRỢ DỰ ÁN Không có định nghĩa được tất cả mọi người chấp nhận cho khái niệm này – những người khác nhau sử dụng theo các nghĩa khác nhau. Định nghĩa : Tài trợ dự án chỉ việc tài trợ mà trong đó các chủ nợ của dự án chủ yếu trông vào ngân lưu và tài sản của dự án này như là nguồn thanh toán cho các khoản cho vay tiền của họ. Tài trợ dự án có nguồn gốc từ ngành công nghiệp năng lượng (các khoản cho vay để khai thác dầu mỏ và khí đốt). Ngày nay, việc sử dụng không ngừng tăng lên trong nhiều ngành. Tài trợ dự án có thể được chia tiếp thành ba loại : Cầu viện trọn vẹn: đầu tiên các chủ nợ trông vào từng ngân lưu của dự án dành cho hoàn trả nợ vay, nhưng cuối cùng có thể trông vào một nhà tài trợ có uy tín về tín dụng đối với bất cứ thâm hụt nào. Phi cầu viện: các chủ nợ chỉ trông vào ngân lưu và tài sản của dự án dành cho hoàn trả nợ. Không có bảo đảm rằng họ sẽ được thanh toán nợ. Cầu viện có giới hạn: toàn bộ tài trợ ở giữa cầu viện trọn vẹn và phi cầu viện. Các chủ nợ trông một phần vào ngân lưu của dự án đối với việc thanh toán nợ vay. Trong những trường hợp được xác định có thể trông vào các nhà bảo trợ của dự án đối với thanh toán nợ vay. Có hai loại : Bỏ rơi, lúc đầu là cầu viện trọn vẹn sau đó là phi cầu viện (ví dụ sau hoàn tất) - Cầu viện có giới hạn thực sự – các rủi ro còn lại nhờ vào các nhà bảo trợ (ví dụ thị trường) Tài trợ dự án có thể được chia tiếp thành ba loại (tiếp theo): Vì sao phải tài trợ dự án? Qui mô và chi phí của các dự án Tối thiểu hoá rủi ro Gìn giữ khả năng đi vay nợ Điểm then chốt của tài trợ dự án là phân phối rủi ro Quản lý và làm giảm rủi ro Các loại rủi ro cơ bản: Trước hoàn tất và Sau hoàn tất A. Các rủi ro trước hoàn tất Các dạng rủi ro Các cách giảm hoặc chuyển rủi ro ra khỏi thể chế tài chính Rủi ro tham gia Cam kết của nhà bảo trợ với dự án Tỉ lệ Nợ vay/Vốn cổ phần Nhà tài trợ yếu về tài chính Vốn cổ phần được cam kết trước, bảo đảm vỡ nợ chéo Các rủi ro hoàn tất Dự án không được hoàn tất Bảo đảm hoàn tất Vượt chi phí Nhà thầu có kinh nghiệm Dự án không đạt tới sự hoàn tất về mặt cơ học Hợp đồng có giá cố định Rủi ro trước hoàn tất Sai sót trong xây dựng /thiết kế Thất bại trong quá trình sản xuất Các nhà tài trợ đảm nhiệm cho vay nợ Tài trợ cho chi phí vượt mức được dàn xếp trước Các bảo đảm cho quá trình/thiết bị B. Các rủi ro sau hoàn tất Các loại rủi ro Các cách giảm hoặc chuyển rủi ro ra khỏi thể chế tài chính Tài nguyên thiênï nhiên /nguyên liệu thô Sự sẵn có của vật liệu thô Các hợp đồng cung cấp chắc chắn, chứng chỉ dự trữ độc lập, thị trường bán chuyến sẵn sàng, Trong các dự án khai thác mỏ, các trữ lượng gấp đôi khối lượng khai thác hoạch định. Các rủi ro sau hoàn tất Các rủi ro trong sản xuất/vận hành Khó khăn trong vận hành dẫn tới ngân lưu thiếu hụt Các rủi ro thị trường Khối lượng – không thể bán toàn bộ sản lượng Giá – không thể bán xuất lượng có lãi Các rủi ro bất khả kháng Bãi công, lụt lội, động đất, v.v… Công nghệ đã được chứng tỏ Nhà điều hành/đội quản lý có kinh nghiệm Các bảo đảm thực thi Các hợp đồng dài hạn với người mua Các qui định về khối lượng tối thiểu/giá sàn, điều khoản về sự leo thang của giá Bảo hiểm, quĩ phục vụ nợ vay Các rủi ro sau hoàn tất Rủi ro chính trị Bao trùm môt loạt vấn đề từ quốc hữu hoá/ sung công, các thay đổi của thuế và các luật lệ khác, tính không tự do chuyển đổi của đồng tiền v.v… Rủi ro bỏ rơi Các nhà tài trợ bỏ rơi dự án Bảo đảm của chính phủ nước chủ nhà Bảo hiểm chính thức : EXIM Bảo hiểm tư nhân : LLOYDS Sự tham gia của nhiều phía/hai phía Kiểm định tình trạng bỏ rơi dựa trên ngân lưu quá khứ và ngân lưu dự phóng Các rủi ro trong tài trợ Không thực sự là các rủi ro của dự án đối với các chủ nợ, mà là các rủi ro mà những người vay nợ phải đối mặt có thể bao gồm : Rủi ro nghiệp đoàn: Các ngân hàng chấp nhận các quĩ nhưng không giải ngân vì tình hình thị trường có thể đã thay đổi Hoán đổi lãi suất : Lãi suất cố định với lãi suất khả biến Rủi ro của đồng tiền : Vay bằng đồng tiền yếu với lãi suất cao với vay bằng tiền mạnh với lãi suất thấp Dịch vụ nợ cứng nhắc : ít mềm dẻo hơn trong các điều kiện dịch vụ nợ (không mong muốn) Vỡ nợ kiểu kích nổ (Hair trigger defaults): Một chậm trễ thanh toán làm cho toàn bộ nợ trở thành phải trả (cần được tránh) Các nguồn tài trợ Các ngân hàng thương mại Các khoản cho vay theo nghiệp đoàn Các khoản cho vay dài hạn Các khoản cho vay theo kiểu tín dụng tuần hoàn Các ngân hàng thương mại là một nguồn ngân quĩ quan trọng đối với tài trợ dự án vì : Các quĩ sẵn có Có khả năng đối với dự án phức tạp và phân tích rủi ro Ít giới hạn hơn Việc tài trợ phi cầu viện hoặc cầu viện có giới hạn có thể xảy ra Các trở ngại trong tài trợ của ngân hàng thương mại bao gồm : Điển hình là cho vay trung hạn (5-10 năm) với thời gian ân hạn ngắn, nó có thể không thích hợp với các nhu cầu của dự án Lãi suất thả nổi – tính không chắc chắn về chi phí của dự án Chi phí cao Các thị trường tài chính Phát hành trái phiếu/ kỳ phiếu Hoa kỳ, các thị trường châu Aâu, Nhật bản Tín phiếu công ty Tín phiếu ở Hoa kỳ, châu Âu Các tín phiếu thường có các điều kiện tài trợ có lợi hơn các nợ vay của ngân hàng vì rủi ro được chia sẻ bởi số lớn hơn các nhà đầu tư trên thị trường tài chính, thích hợp hơn với các công ty lớn được giao dịch công khai. Các nguồn tài trợ khác Các phát hành trái phiếu theo thu xếp riêng (các công ty bảo hiểm, các quĩ hưu bổng, v.v…). Một cách khác thay thế cho phát hành trái phiếu tổng hợp mà bằng cách đó các chứng khoán được bán cho một hoặc một vài nhà đầu tư quan tâmtới việc giữ những chứng khoán này. Các điều khoản được đàm phán giữa hai phía. Các chi phí giao dịch thấp hơn và tiết kiệm thời gian Một vài nhà đầu tư tiềm năng do các phát hành qua thu xếp riêng lớn làm cho các nhà đầu tư phải đối mặt với các rủi ro cụ thể của công ty Các tín dụng xuất khẩu Được đề xuất bởi các nước OECD và nhiều nước khác để thúc đẩy xuất khẩu.Nguồn tài trợ hấp dẫn vì: Thời gian đáo hạn dài hơn Các lãi suất cố định Các lãi suất thấp hơn thị trường Các nguồn đa phương/song phương IBRD (Ngân hàng Thế giới) Ngân hàng Phát triển của khu vực (ADB, AFDB, IADB, v.v…) Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, v.v…. Những thể chế này là những nguồn tài trợ ưu đãi quan trọng Vốn cổ phần của nước ngoài/nội địa Tư nhân hoá vốn cổ phần nội địa là mốt mới: (i) vốn cổ phần của cổ đông, (ii)vốn mạo hiểm trong đó vốn cổ phần thường được cung cấp bởi các nhà đầu tư để đổi lấy cổ phần sở hữu công ty; Đối với các công ty được giao dịch công khai những lựa chọn là : (i) cổ phiếu thông thường ở nơi các công ty phát hành cổ phiếu thông thường, (ii) các bảo đảm là những chứng khoán cung cấp cho người nắm giữ quyền mua cổ phần trong công ty với giá cố định trong suốt quãng đời của bảo đảm này Vốn cổ phần của nước ngoài/nội địa (tiếp theo) Các chứng khoán lai như là “nợ có thể chuyển đổi” hoặc là “cổ phiếu ưu đãi” Các thành viên/nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh - Lựa chọn tư nhân hoá chẳng hạn như BOT, BOO TÀI TRỢ DỰ ÁN TRƯỜNG HỢP NHÀ MÁY ĐIỆN HUB CƠ SỞ CỦA HUB CÔNG SUẤT HIỆN TẠI CỦA PAKISTAN LÀ 11,000 MW, SẼ TĂNG TRƯỞNG VỚI TỈ LỆ 6% MỖI NĂM 1,200 MW HOẶC 13% CÔNG SUẤT CỦA HỆ THỐNG (4 TRẠM PHÁT CHẠY BẰNG DẦU) ĐƯỢC VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG BỞI NATIONAL POWER INTERNATIONAL CỦA NƯỚC ANH TỔNG TÀI TRỢ 1.545 TRIỆU USD (25% VỐN CỔ PHẦN) 40 KM VỀ PHÍA TÂY-BẮC KARACHI DỰ ÁN ĐƯỢC ẤP Ủ TỪ 10 NĂM TRƯỚC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN KÉO DÀI 8 NĂM 8 PHƯƠNG TIỆN TÀI TRỢ 7 ĐỒNG TIỀN TÀI TRỢ SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG BOO, DỰ ÁN CHÌA KHOÁ TRAO TAY CHÍNH PHỦ PAKISTAN(GOP)-ĐÃ BẢO ĐẢM CHO THOẢ THUẬN THỰC THI, THỎA THUẬN MUA ĐIỆN NĂNG, THỎA THUẬN CUNG CẤP NHIÊN LIỆU PHÁT TRIỂN DỰ ÁN HUB Xenel và Hawker Siddeley Power Engineerings Ltd (HSPE) đã trình lên chính phủ Pakistan dự án trạm điện 2x300 MW trong năm 1987, đặc biệt là Water and Power Development Authority (WAPDA) và Pakistan State Oil (PSO) và các công ty khác. Tháng 7/1988, chính phủ Pakistan lập Thư ghi nhớ cho trạm phát điện 1200 MW với phần xây dựng do công ty Mitsui của Nhật bản chủ trì. Hub River Power Group (HRPG) đã được thành lập tại Quần đảo Cayman để thúc đẩy dự án này. HRPG được điều hành bởi K&M Engineering and Consulting Corp của Washington được hỗ trợ bởi các chuyên gia tài chính và pháp luật khác Tháng 11/1988, trình Báo cáo khả thi. Bắt đầu các cuộc đàm phán cho Thỏa thuận thực thi, Thỏa thuận mua điện năng và thỏa thuận cung cấp nhiên liệu. Tháng 12/1989, ký kết Thỏa thuận thực thi, Thỏa thuận mua điện năng và Thỏa thuận về giá điện. Vì giá điện không thỏa mãn, HSPE và Utilities Power của Canađa đã rút khỏi dự án Năm 1990, chiến tranh Vùng Vịnh Tổ hợp xây dựng được tái thành lập gồm: Mitsui và IHI của Nhật, Campenon Bernard của Pháp France và Ansaldo của Ý. Cũng vào thời gian này, tài trợ 360 triệu USD dưới một bảo đảm rủi ro chính trị được cấp bởi Ngân hàng Thế giới và J-EXIM đã được tìm kiếm PHÁT TRIỂN DỰ ÁN HUB (Tiếp theo) Giữa năm 1990, đạt được thỏa thuận về giá điện mới giữa chính phủ Pakistan và tổ hợp xây dựng mới. Nửa cuối năm 1990, các cuộc thảo luận về các khoản cho vay không ưu đãi đã bắt đầu với NDFC. Văn bản về các điều khoản được chuẩn bị. Đạt được các cam kết sơ bộ giữa SACE, COFACE, MITI, WB và J-EXIM cho các bảo đảm rủi ro chính trị. Tháng 8/1991, Hub Power Company Ltd được thành lập. Tháng 11/1991, quyết định của toà án về Luật Shariah làm cho việc tài trợ trở nên khó khăn. Tất cả mọi hoạt động của dự án đều ngừng lại. Uy tín của dự án bị đe dọa. Giữa năm 1992, vấn đề Luật Shariah được giải quyết, Thỏa thuận thực thi, Thỏa thuận mua điện năng và Thỏa thuận cung cấp nhiên liệu được ký kết. Tài trợ qua huy động vốn được tìm kiếm và được bảo đảm từ phía Ngân hàng Al-Rajhi của Arập Xéut, Quĩ phát triển Năng lượng trong khu vực tư nhân và NDFC. Tháng 12/1992, bắt đầu việc xây dựng. Năm 1993-4, đàm phán các bảo đảm cho nợ vay giữa WB/J-EXIM và các ngân hàng thương mại, hoàn tất các cam kết từ ECAs, kỳ kết các thỏa thuận về nợ vay, chào bán các cổ phần Tháng 1/1995, thỏa mãn các điều kiện cho việc giải ngân của các phương tiện tài trợ cao cấp, tổ chức các buổi lễ hoàn tất về tài chính. ECO: Chương trình bảo đảm các hoạt động đồng tài trợ mở rộng (Expanded Cofinancing Operations Guarantee Program); COFACE: Companie Fracaise d’Assurance pour le Commerce Exterieur; CDC: Công ty Phát triển khối Thịnh vượng chung; PSEDF: Quĩ Phát triển Năng lượng trong khu vực tư nhân do công ty Tài chính Phát triển Quốc gia điều hành; SACE: ECA của Ý. VÌ SAO CÓ TÀI TRỢ DỰ ÁN? PAKISTAN ĐANG CẦN KHẨN CẤP CÔNG SUẤT PHÁT ĐIỆN MỚI DỰ ÁN QUÁ LỚN, CHÍNH PHỦ MUỐN TƯ NHÂN HOÁ NGÀNH ĐIỆN LỰC, TÀI TRỢ TRONG NƯỚC THEO THÔNG LỆ KHÔNG CÓ SẴN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI CÓ TIỀN NHƯNG SẼ KHÔNG CHẤP NHẬN RỦI RO QUỐC GIA/CHÍNH TRỊ CỦA PAKISTAN TÀI TRỢ DỰ ÁN LÀ MỘT CÁCH ĐỂ QUẢN LÝ RỦI RO CỦA DỰ ÁN SAO CHO NÓ CÓ THỂ CHẤPNHẬN ĐƯỢC ĐỐI VỚI CÁC CHỦ NỢ TÀI TRỢ CHO HUB (Triệu USD năm 1993) cdc: Commonwealth Development Corporation CÁC KỲ PHIẾU TÀI TRỢ CHO HUB Các đặc điểm của tài trợ được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của chủ nợ được ưu đãi chi trả: Chính phủ Pakistan – Bảo đảm cho Thoả thuận thực thi, Thỏa thuận mua điện năng, Thỏa thuận cung cấp nhiên liệu Các cơ quan đa phương bảo đảm cho rủi ro quốc gia Việc tham gia vốn cổ phần vào dự án của các nhà tài trợ có uy tín (National Power và Xenel of England) Các nợ vay lớn chờ sẵn Tỉ lệ vốn cổ phần cao (50%) và đệm nợ không được ưu đãi chi trả CÁC CƠ CHẾ DỊCH CHUYỂN RỦI RO CỦA HUB RỦI RO HOÀN THIỆN DỰ ÁN ĐƯỢC GIẢM ĐI BỞI : THỎA THUẬN THỰC THI DO CHÍNH PHỦ PAKISTAN BẢO ĐẢM * THOẢ THUẬN CUNG CẤP NHIÊN LIỆU THỎA THUẬN MUA ĐIỆN NĂNG CÁC KHOẢN NỢ CHỜ SẴN THAM GIA VỐN CỔ PHẦN CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ DỰ ÁN *Hub Power, 1996, pp. 49-51 CÁC CƠ CHẾ DỊCH CHUYỂN RỦI RO CỦA HUB (tiếp theo) RỦI RO THƯƠNG MẠI: ĐƯỢC GIẢM BỚT BỞI THỎA THUẬN MUA ĐIỆN NĂNG VÀ THỎA THUẬN CUNG CẤP NHIÊN LIỆU DO CHÍNH PHỦ PAKISTAN BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG VỚI NATIONAL POWER CÁC CƠ CHẾ DỊCH CHUYỂN RỦI RO CỦA HUB (tiếp theo) RỦI RO VỚI NGOẠI TỆ: ĐƯỢC GIẢM BỞI : THỎA THUẬN THỰC HIỆN DO CHÍNH PHỦ PAKISTAN BẢO ĐẢM RỦI RO QUỐC GIA/CHÍNH TRỊ: CÁC NỢ GỐC ĐƯỢC BẢO ĐẢM BỞI NGÂN HÀNG THẾ GIỚI VÀ J-EXIM THANH TOÁN LÃI SUẤT ĐƯỢC BẢO ĐẢM BỞI CÁC CƠ QUAN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU GIÁ ĐIỆN CỦA HUB DỰA TRÊN TỈ LỆ LÃI THỰC 17% TRÊN VỐN CỔ PHẦN ĐƯỢC CHÍNH PHỦ PAKISTAN BẢO ĐẢM BÀI HỌC CỦA HUB SỰ KẾT HỢP PHỨC TẠP GIỮA CÁC HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BẢO ĐẢM TỐN THỜI GIAN CÁC CHI PHÍ GIAO DỊCH/PHÁP LÝ CAO CÓ THỂ XỬ LÝ CÁC RỦI RO MỘT CÁCH HỮU HIỆU GẦN NHƯ TẤT CẢ MỌI RỦI RO CHÍNH ĐỀU ĐƯỢC ĐỀ CẬP CHỈ CÓ RỦI RO THỰC THI TRONG VẬN HÀNH LÀ CÒN LẠI, VÌ CÔNG NGHỆ ĐÃ BIẾT NÊN RỦI RO NÀY THẤP VÌ MỘT DỰ ÁN ĐƯỢC BẢO ĐẢM Ở MỨC RẤT CAO, NÊN RỦI RO CÒN LẠI QUAN TRỌNG LÀ SỰ HỢP LÝ CỦA GIÁ ĐIỆN ĐƯỢC ĐÀM PHÁN VÀ CÁC GIÁ ĐẦU VÀO. Tư nhân hoá cơ sở hạ tầng Một xu hướng chung về phía tư nhân hoá vì đòi hỏi không thể bền vững đối với ngân sách chính phủ Kinh nghiệm làø sáng kiến tư nhân cùng với sự điều tiết thích đáng có thể tốt hơn là quyền sở hữu và quản lý của nhà nước. Được thừa nhận bởi các thể chế quốc tế như là Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng khu vực Các thỏa thuận xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT) hoặc các thỏa thuận xây dựng-vận hành-sở hữu (BOO) đối với cơ sở hạ ïtầng Ba triển vọng: trao quyền (nhà nước), các nhà tài trợ hoặc các nhà tài phiệt và người được nhượng quyền Triển vọng của trao quyền Hiệu quả và tăng trưởng trong các ngành như điện lực, khí đốt, nước, xử lý nước thải, vận tải, viễn thông Giảm nhẹ gánh nặng tài chính, gánh nặng hành chính và dịch vụ phục vụ công chúng tốt hơn Các mức độ đánh thuế phù hợp sao cho chính phủ vừa thu được tỉ lệ cần có của mình nó trong doanh thu mà vẫn khuyến khích tăng trưởng Đề cập và định ra các mục tiêu cho chính sách dài hạn Đề xuất các ưu đãi thích hợp và cung cấp khung pháp lý đầy đủ cho thỏa thuận hợp đồng BOT được triển khai Bảo đảm cho cam kết của nhà nước (rủi ro quốc gia/chính trị) Triển vọng của các nhà tài trợ hoặc các nhà tài phiệt Các chủ nợ gồm có các cơ quan như là các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các quĩ hưu bổng Mối quan tâm chính là các bảo đảm cho dòng doanh thu, nghĩa là các vấn đề về tài chính của dự án (tối thiểu hoá nhiều loại rủi ro khác nhau) Các nhà đầu tư trông vào các bảo đảm và các điều kiện ưu đãi có lợi từ nhà nước Triển vọng của người được ưu đãi Điều tra mạnh mẽ tiềm năng thành công của dự án thông qua phân tích tài chính và kinh tế chi tiết Bảo đảm có đủ nhu cầu cùng với phân tích độ nhạy (số lượng và các giá) và phân tích rủi ro Quản lý thích hợp giai đoạn xây dựng để tránh bất cứ vượt quá nào về thời gian và chi phí Giai đoạn vận hành thường kéo dài, đòi hỏi luôn theo dõi sát sự thực hiện và thị trường, xác định thành công hoặc thất bại Chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao và tuân thủ các điều kiện chuyển giao Vai trò của chính phủ Người thúc đẩy các đầu tư Khách hàng của các dịch vụ Nhà điều tiết giá và hoạt động độc quyền Người bảo đảm chống lại các rủi ro nhất định Người bảo vệ an ninh quốc gia và các quyền lợi của quốc gia (cân bằng giữa sự cần thiết của an ninh quốc gia với các mức độ đầu tư nước ngoài đủ lớn)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt4366_tai_tro_du_an.ppt