Phân loại dự án đầu tư
Dòng tiền của dự án
Suất chiết khấu
Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Phương pháp NPV (Net Present Value)
Phương pháp IRR (Internal Rate of Return)
Phương pháp PP (Payback Period)
Phương pháp PI (Profitability Index)
27 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung Phân loại dự án đầu tư Dòng tiền của dự án Suất chiết khấu Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư Phương pháp NPV (Net Present Value) Phương pháp IRR (Internal Rate of Return) Phương pháp PP (Payback Period) Phương pháp PI (Profitability Index) * Phân loại dự án đầu tư Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư Dự án độc lập nhau Dự án thay thế nhau (loại trừ) Dự án bổ sung (phụ thuộc nhau) * Dự án độc lập nhau Là những dự án có thể tiến hành đồng thời hay nói cách khác dự án độc lập nhau là các dự án không cùng mục tiêu hoặc việc ra quyết định lựa chọn dự án này không làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn những dự án còn lại. * Dự án thay thế nhau Là những dự án không thể tiến hành đồng thời hay nói cách khác đó là những dự án có cùng mục tiêu, nhưng cách thức thực hiện khác nhau. Nếu hai dự án là loại trừ nhau thì khi quyết định thực hiện dự án này sẽ loại bỏ việc thực hiện dự án kia. * Dự án bổ sung nhau Các dự án phụ thuộc nhau chỉ có thể thực hiện cùng lúc với nhau. Ví dụ: dự án khai thác mỏ và dự án xây dựng tuyến đường để vận chuyển khoáng sản. Chúng phải được nghiên cứu cùng 1 lượt. * Phân loại dự án đầu tư Căn cứ vào mức độ chi tiết của các nội dung trong dự án Dự án tiền khả thi Dự án khả thi * Dự án tiền khả thi Được lập cho những quy mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp và thời gian đầu tư dài. Do đó không thể nghiên cứu tính toán ngay dự án khả thi mà phải thông qua nghiên cứu sơ bộ, lập dự án sơ bộ. Tác dụng của dự án tiền khả thi: cơ sở để chủ đầu tư quyết định có nên tiếp tục nghiên cứu để lập dự án chi tiết hay không? * Dự án khả thi Là dự án được xây dựng chi tiết, các giải pháp được tính toán có căn cứ và mang tính hợp lý. Tác dụng của dự án khả thi: Căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư. Cơ sở để nhà đầu tư xin vay vốn hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư khác. Cơ sở để nhà đầu tư lập kế hoạch tổ chức thực hiện quá trình đầu tư nhằm đạt mục tiêu. Căn cứ để các đối tác đầu tư quyết định có nên góp vốn hay không. * Dòng tiền của dự án Khái niệm dòng tiền Các loại dòng tiền Dòng tiền ra Dòng tiền vào Dòng tiền ròng Dòng tiền tự do * Khái niệm dòng tiền Dòng tiền là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra) của dự án tính theo từng năm. * Dòng tiền ra Dòng tiền ra (outflows) - dòng tiền hình thành từ các khoản chi qua các năm cho dự án. Thông thường, dòng tiền ra tập trung vào năm đầu của dự án nên thường gọi là chi đầu tư ban đầu (initial outlay) nhưng cũng không loại trừ khả năng chi đầu tư có thể dàn trải và phát sinh tiếp theo ở những năm sau. * Dòng tiền vào Dòng tiền vào (inflow) - dòng tiền hình thành từ các khoản thu qua các năm của dự án. Dòng tiền vào bắt đầu hình thành khi dự án đi vào hoạt động và chấm dứt khi kết thúc dự án. * Dòng tiền ròng Dòng tiền ròng (net cash flow) - dòng tiền hình thành từ chênh lệch hay nó chính là phần còn lại sau khi chúng ta lấy dòng tiền vào trừ dòng tiền ra. * Dòng tiền tự do Dòng tiền tự do (free cash flow) - dòng tiền hình thành từ dòng tiền ròng sau khi loại trừ phần chi đầu tư tăng thêm tài sản, kể cả tài sản cố định lẫn tài sản lưu động. Dòng tiền tự do là dòng tiền xác định sau cùng và sử dụng để xác định các chỉ tiêu đánh giá dự án. * Suất chiết khấu Định nghĩa suất chiết khấu trong dự án: suất chiết khấu là suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư đối với số vốn cần đầu tư cho dự án. Lựa chọn suất chiết khấu cho các dự án đầu tư: suất chiết khấu được chọn thường căn cứ vào Chi phí cơ hội của vốn/ Chi phí vốn Tỷ lệ rủi ro của dự án Tỷ lệ lạm phát * Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value) Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR - Internal Rate of Return) Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP - Payback Period) Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI - Profitability Index) * Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) Phương pháp này xác định giá trị hiện tại ròng của dự án bằng cách chiết khấu dòng ngân quỹ theo tỉ suất thu hồi mong đợi theo công thức sau: * Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) Đây là giá trị quy đổi về hiện tại của tất cả các khoản thu sau khi đã trừ đi các chi phí tại từng năm mà dự án dự kiến sẽ đạt được. Tiêu chuẩn đánh giá: Đối với các dự án độc lập với nhau: dự án nào có NPV>=0 sẽ được chấp nhận. Dự án nào có NPV=0 và lớn nhất sẽ được chọn. * Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) Tỷ suất sinh lợi nội bộ là là tỉ lệ phần trăm mà dự án sẽ mang lại một khoản thu hồi trên vốn đầu tư. Suất sinh lợi nội bộ IRR là suất chiết khấu cho NPV của dự án có giá trị bằng 0. * Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) Tiêu chuẩn đánh giá Nếu các dự án độc lập nhau, dự án nào có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn sẽ được chọn. Nếu các dự án loại trừ nhau, dự án nào có IRR lớn nhất và lớn hơn chi phí sử dụng vốn sẽ được chọn. * Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) Cách tính IRR (cách tính gần đúng) * Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP) Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để các khoản thu từ dự án bù đắp được hoàn toàn số tiền đầu tư ban đầu. → Giải phương trình trên tìm T * Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP) Cách tìm T (cách tính gần đúng) * Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP) Tiêu chuẩn đánh giá Các dự án độc lập với nhau : Dự án nào có thời gian thu hồi vốn ngắn hơn thời gian thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận được của Doanh Nghiệp, dự án đó sẽ được chọn. Các dự án loại trừ lẫn nhau: Dự án nào có thời gian thu hồi vốn ngắn nhất và phải ngắn hơn thời gian thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận của Doanh Nghiệp thì sẽ được chọn. * Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI) PI là tỉ lệ giữa tổng giá trị hiện tại của ngân quỹ ròng các kỳ với tổng giá trị hiện tại các khoản đầu tư ban đầu. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 1 thì dự án có thể chấp nhận * Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI) Tiêu chuẩn đánh giá Nếu hai dự án A và B độc lập với nhau: Cả hai dự án được chọn vì PI(A) và PI(B) đều lớn hơn 1. Nếu hai dự án A và B loại trừ lẫn nhau: Dự án A sẽ được chọn vì PI(A) > PI(B) . * HẾT CHƯƠNG 3 *
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_4_tham_dinh_du_an_dau_tu_1564.ppt