GV tổ chức cho HS hái hoa dân chủ để ôn lại các kiến thức lịch sử đã học
- Chia lớp làm 4 đội
- Cử 1 bạn dẫn chương trình
- Cử 3 bạn làm ban giám khảo
- Lần lượt từng đội cử đại diện lên hái hoa dân chủ, đọc và thảo luận các câu hỏi với các bạn 30 giây, trong đội để trả lời, ban giám khảo nhận xét đúng sai, nếu đúng nhận 1 thẻ đỏ, sai không được thẻ 3 đội còn lại được quyền trả lời câu hỏi mà đội bạn không trả lời được nếu đúng cũng được thẻ đỏ,
47 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Thái sư Trần Thủ Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài 4:
- HS quan sát
- Chọn đáp án đúng cho câu trả lời: Diện tích phần tô màu của hình vuông ABCD.
- Tính diện tích phần tố màu bằng diện tích hình vuông - diện tích hình tròn.
- HS làm bài
- Kết quả: Khoanh vào (A)
*Giải thích cách 1:
- Để tính được diện tích hình tròn ta phải tìm được bán kính. Bán kính đường tròn bằng một nửa độ dài đoạn AB = 8:2 = 4(cm)
Diện tích hình tròn là:
4 x 4 x 3,14 = 50,24(cm2)
Diện tích hình vuông là:
8 x 8 =64(cm2)
Diện tích phần tô màu là:
64 - 50,24 =13,76(cm2)
*Cách 2 suy luận:
- Ta có thể loại ngay kết quả (b) và (d) vì lớn hơn 64 cm2 (là cả diện tích hình vuông); loại được cả kết quả (c) vì lớn hơn nửa diện tích hình vuông 32 cm2 ). Chỉ nhận kết quả (a).
iv. Hướng dẫn thực hiện
Yêu cầu HS tính chính xác. GV cần kiểm tra kết quả cụ thể của một số đối tượng HS còn yếu hoặc chưa cẩn thận.Yêu cầu HS về nhà ôn lại các dạng biểu đồ, các BT về tỉ số phần trăm đã học để chuẩn bị cho bài sau.
*******************************************************************************
Tiết 3: khoa học
Tiết 40: năng lượng
I. Mục tiêu
*Giúp HS:
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, nhờ được cung cấp năng lượng
- Nêu ví dụ về hoạt động ccủa con người , động vật, phương tiện , máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị theo nhóm: nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn, còi, đèn pin.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (4')
(?) Thế nào gọi là sự biến đổi hoá học?
(?) Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: (28')
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
-> ghi đầu bài.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Thí nghiệm
+ Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về các vật có biến đổi vị trí , hình dạng , nhiệt độ... nhờ được cung cấp năng lượng
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS làm thí nghiệm và nêu rõ:
- Hiện tượng quan sát được
(?) Vật biến đổi như thế nào?
(?) Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm báo cáo.
=> KL: như SGK
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
+ Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS tự đọc SGK mục bạn cần biết trang 83 SGK
- Quan sát hình vẽ và nêu thêm ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện....và chỉ ra nguồn năng lượng đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số báo cáo kết quả
- Yêu cầu tìm thêm vài ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng
*VD:
- HS trảlời
- HSlàm thí nghiệm và nêu kết quả
- HS thảo luận theo cặp
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày cấy
thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài...
thức ăn
Chim đang bay
thức ăn
Máy cày cày nương
xăng..
3. Củng cố dặn dò: (4')
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau
*******************************************************************************
Tiết 4: kể chuyện
Bài 20: Kể CHUYệN Đã NGHE - Đã ĐọC.
I. Mục tiêu
*Giúp HS:
1- Rèn luyện kỹ năng nói:
- HS được kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Hiểu và trao đổi được với bạn bè về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
2- Rèn kỹ năng nghe:
- HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học
- Một số sách báo có những câu chuyện về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
5’
- Kiểm tra 2 HS.
(?) Em hãy nêu nội dung chính của tranh 1+2
(?) Em hãy nêu nội dung chính của tranh 3+4.
- GV nhận xét và cho điểm
- Kể đoạn câu chuyện “Chiếc đồng hồ”.
•Tranh 1: Được tin trung ương rút một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô, các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi.
Ai nấy đều náo nức muốn đi.
•Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
- Kể phần còn lại.
•Tranh 3: Bác kể câu chuyện chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ.
•Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ khiến mọi người thấm thía.
Bài mới
(1)
Giới thiệu bài
1’
Trong tiết kể chuyện trước, cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị một câu chuyện về tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Trong tiết Kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho cô và các bạn trong lớp nghe câu chuyện mà mình đã chuẩn bị.
- HS lắng nghe
(2)
Kể chuyện
29’-30’
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV viết đề bài lên bảng lớp.
- GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong bài. Cụ thể.
*Đề bài: Kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Cho 3 HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV lưu ý HS: Các em nên kể các câu chuyện đã nghe, đã đọc ngoài chương trình để tạo sự hứng thú, tò mò cho các bạn.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà.
- GV cho HS nói trước lớp về câu chuyện các em sẽ kể.
*Hoạt động 2: HS kể chuyện
- Cho HS đọc lại gợi ý 2.
- Cho HS kể chuyện theo nhóm: Hai em nhớ kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và phải thống nhất ý nghĩa của từng câu chuyện.
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét và khen những HS chọn được câu chuyện đúng yêu cầu của đề và kể hay, nêu ý nghĩa đúng
- HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- HS lần lượt đọc các gợi ý trong SGK
- Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 1.
- Một số HS lần lượt nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm và sắp xếp câu chuyện theo gợi ý.
- Từng nhóm đôi (cặp) HS kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể + nói về ý nghĩa của câu chuyện.
- Lớp nhận xét
(3)
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kể tốt về nhà luyện kể thêm.
- Dặn HS đọc trước tiết Tập làm văn tuần 21
*******************************************************************************
Tiết 5: thể dục
Bài 40: tung và bắt bóng - trò chơi - nhảy dây
I. Mục tiêu
- Ôn tung và bắt bóng bằng 2 tay, tung bóng bằng 1 tay và bắt bóng bằng 2 tay, ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Làm quen bóng chuyền 6, yêu cầu biết cách chơi và tham gia đúng quy định
II. Địa điểm - Phương tiện
- Sân thể dục
- Thầy: Đồng hồ thể thao, còi.
- Trò: sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định, chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và bóng để tập luyện.
III. Nội dung - Phương pháp thể hiện
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
3 phút
1. Nhận lớp
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. Khởi động:
3 phút
Đội hình nhận lớp
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai, gối, …
2x8 nhịp
Đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Phần Cơ bản
18-20 phút
- Chơi trò chơi bóng chuyền 6
- Ôn tung và bắt bóng bằng 2 tay, tung bóng bằng 1 tay và bắt bóng bằng 2 tay
- Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
- Củng cố: tung và bắt bóng …
10 phút
10 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
GV cho tập chung cả lớp ôn tập sau đó chia nhóm
*
********
********
*******
Các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và h/s hệ thống lại kiến thức
kết thúc
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5 phút
*
*********
*********
*******************************************************************************
Ngày soạn: 30/01/2009 Ngày giảng thứ 6/06/02/2009
Tiết 1: tập làm văn
Biết 40: Lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu
1. Dựa vào một mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
2. Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ.
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to để HS làm bài
III. Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động dậy
Hoạt động học
(1)
Giới thiệu bài
1’
Trong cuộc sóng chúng ta luôn có những sinh hoạt tập thể. Để những buổi sinh hoạt ấy có hiệu quả thì việclên kế hoạch là rất cần thiết. Tiết tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em biết lập chương trình hoạt động cho một buổi sinh hoạt tập thể
- HS lắng nghe.
(2)
Làm BT
34’-35’
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 16’-17’
- Cho HS đọc toàn bộ BT1.
- GV giao việc:
a/ Nêu được mục đích của buổi liên hoan văn nghệ.
b/ Nêu được những việc cần làm và sự phân công của lớp trưởng.
c/ Thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. GV đưa bảng phụ đã ghi kết quả đúng lên.
- HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lần lượt trả lời 3 yêu cầu của bài tập.
- Lớp nhận xét.
I.
Mục đích
*Bảng phụ:
- Chúc mừng các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô.
II.
Chuẩn bị
- Nội dung cần chuẩn bị:
+ Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa
+ Làm báo tường.
+ Chương trình văn nghệ
- Phân công cụ thể:
+ Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa....Tâm, Phượng và các bạn nữ.
+ Trang trí lớp học - Trung, Nam, Sơn.
+ Ra báo - lớp trưởng, ban biên tập và cả lớp nộp bài.
+ Các tiết mục văn nghệ
• Kịch câm - Lưu Ly
• Kéo đàn - Thu Hạ
• Các tiết mục văn nghệ khác
+ Dẫn chương trình văn nghệ: Lê Hà
III.
Chương trình cụ thể
- Mở đầu chương trình văn nghệ
• Lê Hà dẫn chương trình
• Lưu Ly biểu diễn kịch câm
• Thu Hạ kéo đàn
- Thầy chủ nhiệm phát biểu:
• Khen báo tường hay
• Khen những tiết mục văn nghệ biểu diễn tự nhiên
• Buổi sinh hoạt tổ chức chu đáo
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT
- Đọc gợi ý.
- GV giao việc:
+Em đóng vai lớp trưởng, lập một chương trình hoạt động của lớp để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy khổ to +Bút dạ cho các nhóm (hoặc phát bảng nhóm).
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và bình chọn nhóm làm bài tốt, trình bày sạch, đẹp.
- HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm:
- Đại diện các nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
(3)
Củng cố, dặn dò
(?) Theo em lập chương trình hoạt động có ích gì?
- GV nhận xét tiết học.
- HS phát biểu
*******************************************************************************
Tiết 2: toán
Tiết 100: giới thiệu biểu đồ hình quạt
A. Mục tiêu
*Giúp HS:
- Làm quen với biểu đồ hình quạt
- Bước đầu biết cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt
B.đồ dùng dạy - học
- Hình vẽ một biểu đồ tranh (hoặc biểu đồ cột ở lớp 4)
- Phóng to biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK (để treo lên bảng) hoặc vẽ sẵn biểu đồ đó vào bảng phụ (nếu không có điều kiện có thể dùng hình vẽ trong SGK)
C. các hoạt động dạy học - chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
(?) Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết ?
(?) Biểu đồ có tác dụng, ý nghĩa gì trong thực tiễn ?
- GV treo biểu đồ cột đã chuẩn bị
(?) Biểu đồ gồm những phần nào? Cho biết gì?
- Yêu cầu HS đọc tên biểu đồ đã chuẩn bị, đọc tên các đại lượng được biểu diễn và đọc giá trị của mỗi đại lượng được biểu diễn.
*Đặt vấn đề: Ngoài các dạng biểu đồ tranh,biểu đồ cột đã học ở lớp 4, hôm nay chúng ta sẽ làm quen dạng biểu đồ mới. Ghi tên bài lên bảng: “Giới thiệu biểu đồ hình quạt”.
*Ví dụ 1:
- GV treo tranh ví dụ 1 lên bảng và giới thiệu:
Đây là biểu đồ hình quạt, cho biết tỉ số phần trăm của các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
-Yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng
(?) Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những phần nào?
- Hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ
(?) Biểu đồ biểu thị cái gì?
*GV xác nhận: Biểu đồ hình quạt đã cho, biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
(?) Số sách trong thư viện được chia ra làm mấy loại và là những loại nào?
- Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại
*GV xác nhận: Đó chính là các ND biểu thị các giá trị được hiển thị
(?) Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm ?
(?) Nhìn vào biểu đồ. Hãy quan sát về số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách còn có trong thư viện
(?) Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào ?
*Kết luận:
+ Các phần biểu diễn có dạng hình quạt, gọi là biểu đồ hình quạt
+ Tác dụng của biểu đồ hình quạt có khác so với các dạng biểu đồ đã học ở chỗ không biểu thị tỉ số phần trăm của các số lượng giữa các đối tượng biểu diễn
- Tổng kết các thông tin mà HS đã khai thác được qua biểu đồ
*Ví dụ 2:
- Gắn bảng phụ lên bảng
(?) Biểu đồ chos biết điều gì?
(?) Có tất cả mấy môn thể thao được thi đấu ?
+ Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm HS tham gia từng môn học
(?) 100% số HS tham gia ứng với bao nhiêu bạn?
(?) Muốn tìm số bạn tham gia môn bơi ta áp dụng dạng toán nào?
- Yêu cầu HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm ra nháp.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét chữa bài
(?) Nhìn vào biểu đồ, hãy so sánh về tỉ số % HS tham gia từng môn thể thao
(?) Muốn tính b phần trăm của một số a ta làm như thế nào ?
(?) Biểu đồ hình quạt có tác dụng gì ?
- GV xác nhận, yêu cầu HS nhắc lại
- Biểu đồ dạng tranh
- Biểu đồ dạng cột
- Biểu diễn trực quan giá trị của một số đại lượng và sự so sánh giá trị của các số đại lượng.
- Tên biểu đồ, cho biết biểu đồ biểu thị cái gì?
- Phần nội dung biểu diễn gồm các đối tượng (đại lượng) được biểu diễn (hàng ngang) và các giá trị biểu diễn (cột cao hoặc thấp )
- HS nghe và ghi tên bài vào vở
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình vẽ
+ Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
+ Biểu đồ biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học
+ Được chia ra làm 3 loại: truyện thiếu nhi, sách giáo khoa và các loại sách khác
+ Truyện thiếu nhi chiếm 50%,sách giáo khoa chiếm 25%,các loại sách khác chiếm 25%.
+ Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách có trong thư viện.
-Số lượng truyện thiếu nhi nhiều nhất ,chiếm ẵ số sách có trong thư viện ,số lượng SGK bằng số lượng các loại sách khác ,chiếm ẳ số sách có trong thư viện
+ Gấp đôi hay từng loại sách còn lại bằng 1/2 số truyện thiếu nhi
- HS quan sát
+ Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm HS tham gia các môn thể thao của lớp 5C
- 4 môn: Cầu lông, bơi lợi, cờ vua, nhảy dây.
- Theo biểu đồ ta biết: Số bạn tham gia môn cầu lông chiếm 50%, bơi lội chiêm 12,5%, cờ vua chiếm 12,5%, nhảy dây chiếm 50%.
- ứng với 32 bạn
+ BT về tỉ số phần trăm dạng 2 (tìm giá trị một số phần trăm của một số)
- HS làm bài
Bài giải
Số HS tham gia môn học bơi là:
32 x 12,5 : 100 = 4(HS)
Đáp số: 4(HS)
- Nhận xét:
+ Tỉ số phần trăm HS tham gia môn nhảy dây là nhiều nhất, chiếm 50% số người tham gia
+ Tỉ số phần trăm HS tham gia môn cầu lông nhiều thứ hai và chiếm 25% số bạn tham gia, bằng 50% số người tham gia môn nhảy dây.
+ Tỉ số phần trăm số bạn tham gia môn bơi lội và cờ vua băng nhau, chiếm 12,5% số ban tham gia, bằng 50% số bạn tham gia cầu lông, bằng 25% số bạn tham gia nhảy dây
- Ta tính như sau:
a x b :100
- Biểu diễn các tỉ số phần trăm giữa các giá trị đại lượng nào đó so với toàn thể s
- HS thực hiện yêu cầu
*Hoạt động 2: Thực hành đọc, phân tích, xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS chưa tính toán ,quan sát biểu đồ dự đoán xem số HS thích màu gì nhiều nhất thích màu gì ít nhất
-Yêu cầu HS quan sát biểu đò và tự làm vào vở
- Chữa bài:
+Gọi 4 HS lần lượt đọc bài của mình
+ Yêu cầu HS khác nhận xét bài của bạn.
+ Yêu cầu HS đổi vở để KT bài của nhau.
+ HS dưới lớp đối chiếu kết quả ghi đáp số vào vở.
+ GV nhận xét, chữa bài.
(?) So sánh với kết quả dự đoán có nhận xét gì?
-Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách tìm số phần trăm của một số
Bài 2:
- Gọi một HS đọc đề bài. Tự quan sát trả lời vào vở
- GV gắn bảng phụ lên bảng (vẽ hình như BT 2 SGK (trang 102)
- Nêu ý nghĩa của tỉ số phần trăm đã học được từ biểu đồ hình quạt
- Gợi ý khai thác biểu đồ :
- Yêu cầu HS trong lớp tự đặt câu hỏi cho bạn dựa theo biểu đồ (GV là người điều khiển và khuyến khích HS dặt câu hỏi)
- Nếu HS không hỏi ,GV cé thể nêu tiếp:
(?) Có mấy loại học lực được biểu diễn trên biểu đồ?
(?) Mỗi loại học lực tương ứng với phần nào trên biểu đồ ?
(?) Có nhận xét gì về tỉ số phần trăm của số HS loại khá, giỏi, trung bình so với số HS cả lớp ?
(?) Số HS khá nhiều hơn số HS giỏi bằng bao nhiêu phầm trăm ? Số HS khá nhiều hơn số HS trung bình bằng bao nhiêu phầm trăm ?
(?) Biểu đồ hình quạt trong bài này có gì khác với những dạng biểu đồ đã học ở các bài trước?
- GV xác nhận yêu cầu HS nhắc lại
Bài 1:
- HS đọc
- Dự đoán số HS thích màu xanh nhiều nhất, màu tím ít nhất
- HS làm bài
Bài giải
a) Số HS thích màu xanh là:
120 x 40 :100 = 48(HS)
b) Số HS thích màu đỏ là:
120 x 25 :100 = 30(HS)
c)Số HS thích màu trắng là:
120 x 20 :100 = 24(HS)
d) Số HS thích màu tím là:
120 x 15 :100 = 18(HS)
- HS Chữa bài:
- Từ biểu đồ hình quạt về tỉ số phần trăm có thể biết được tương quan số lượng của các đại lượng.
- Hs nhắc lại
Bài 2:
- HS quan sát và đọc biểu đồ
+ Tỉ số phần trăm HS giỏi so với số HS toàn trường là 17,5%
+ Tỉ số phần trăm HS khá so với số HS toàn trường là 60%
+ Tỉ số phần trăm HS trung bình so với số HS toàn trường là 22,5%
- Đây là biểu đồ hình quạt nói về kết quả HT của HS ở một trường tiểu học. HS giỏi chiếm 17,5%, HS khá chiếm 60%, còn lại HS trung bình chiếm 22,5%
- Có 3 loại học lực: giỏi, khá, trung bình
- HS giỏi: Phần màu trắng. HS khá: phần màu xanh nhạt. HS trung bình: phần màu xanh đậm
- Số HS loại khá chiếm nhiều nhất, rồi đến số
- HS loại trung bình, số HS giỏi chiếm ít nhất.
60,0 – 17,5 = 42,5(%)
60,0 – 22,5 = 37,5(%)
-Trên mỗi phần của hình tròn chỉ ghi tỉ số phần trăm không biểu thị số lượng cụ thể,phần biểu diễn trông giống hình cái quạt
- HS nhắc lại: Khi đọc biểu đồ cần phải đọc cả phần chú thích hình vẽ và các kí hiệu trên biểu đồ.
*Hướng dẫn thực hiện :
Theo sự sắp xếp của SGK thì BT 1 là bài giải toán về tỉ số phầm trăm có sử dụng thông tin từ biểu đồ, BT 2 chỉ đọc biểu đồ thuần tuý. Như vậy chúng ta nên đổi lại BT2 chữa trước để củng cố cách đọc thông tin từ biểu đồ, nắm vững biểu đồ, rồi sau hãy giải BT1. Khi đó Hs một lần nữa củng cố kĩ năng đọc biểu đồ hình quạt và sử dụng kết quả đọc để giải toán sẽ tốt hơn.
Yêu cầu HS về ôn lại công thức tính diện tích các hình để chuẩn bị cho giờ học sau.
*******************************************************************************
Tiết 3: lịch sử
Biết 20: ôn tập chín năm kháng chiến
bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)
I. Mục tiêu
*Sau bài học, H biết.
- Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu , nhân vật tiêu biểu từ năm 1945- 1954 dựa theo nội dung các bài đã học
- Tóm tắt được các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945- 1954.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ hành chính VN
- Các hình minh hoạ chiến dịch VB thu-đông 1947, Biên giới thu - đông 1950, ĐBP 1954.
- Có thể dùng cách hái hoa dân chủ
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- 1954.
- Gọi HS đã lập bảng thống kê các sự kiện l/sử tiêu biểu từ 45-54 vào giấy khổ to dán lên bảng
- Cả lớp thống nhất bảng thống kê các giai đoạn như sau:
- HS cả lớp lập bảng thống kê và đọc lại bảng thống kê của bạn đối chiếu với bảng thống kê của mình và bổ xung ý kiến.
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945
đến năm 1946
Đẩy lùi " Giặc đói, giặc dốt"
19 - 12 - 1946
Trung ương Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến
20 - 12 - 1945
Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của BH
20 – 12 - 1956 đến
tháng 2 - 1947
Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhận dân HN với tinh thần "quyết tử cho TQ quyết sinh"
Thu - đông 1947
Chiến dịch VB "mồ chôn giặc pháp"
Thu - đông 1950
từ 16-> 18 - 9 - 1950
Chiến dịch biên giới
Trân Đông Khê, gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu
Sau chiến dịch biên giới tháng 12- 1951
1- 5- 1952
Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tuyền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
ĐHĐB toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
Khai mạc đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc , dại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
30- 3- 1954
7-5-1954
Chiến dịch ĐBP toàn thắng. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
*Hoạt động 2: Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- GV tổ chức cho HS hái hoa dân chủ để ôn lại các kiến thức lịch sử đã học
- Chia lớp làm 4 đội
- Cử 1 bạn dẫn chương trình
- Cử 3 bạn làm ban giám khảo
- Lần lượt từng đội cử đại diện lên hái hoa dân chủ, đọc và thảo luận các câu hỏi với các bạn 30 giây, trong đội để trả lời, ban giám khảo nhận xét đúng sai, nếu đúng nhận 1 thẻ đỏ, sai không được thẻ 3 đội còn lại được quyền trả lời câu hỏi mà đội bạn không trả lời được nếu đúng cũng được thẻ đỏ, nếu cả 4 đội không trả lời được thì ban giám khảo giữ lại thẻ đỏ và nêu câu trả lời.
*Luật chơi:
+ Mỗi đại diện chỉ lên bốc thăm và trả lời câu hỏi 1 lần, luật chơi sau của mỗi đội phải cử đại diện khác.
+ Đội chiến thắng là đội dành được nhiều thẻ đỏ nhất
*Câu hỏi của trò chơi:
1. Vì sao nói: ngay sau CM tháng tám nước ta ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc ?
2. Vì sao BH nói nạn đói nạn dốt là giặc đói, giặc dốt?
3. Kể về một câu chuyện cảm động của BH trong những ngày cùng nhân dân diệt giặc đói giặc dốt?
4. Nhân dân ta đã làm gì để chống giặc đói giặc dốt ?
5. bạn hãy cho biết câu nói: "không, chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ" là của ai? Nói vào thời gian nào?... (GV tham khảo câu hỏi trong SGV)
- HS tham gia chơi
C. Củng cố - dặn dò: (3')
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
*******************************************************************************
Tiết 4: chính tả
Tiết 20: nghe-viết: Cánh cam lạc mẹ
phân biệt âm đầu: r/d/gi - Âm chính o/ô
I. Mục tiêu
1. Nghe - viết đúng chính tả bài thơ “Cánh cam lạc mẹ”
2. Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có).
- Bút dạ và 5 tờ phiếu đã phô tô bài tập cần làm.
III. Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 3 HS. GV đọc 3 từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/d/gi (hoặc chứa o/ô).
VD: - dành dụm, giấc ngủ, ra rả
- Hoa hồng, trong veo, đom đóm
- GV nhận xét và cho điểm
- HS lên bảng viết các từ GV đọc
Bài mới
(1)
Giới thiệu bài mới
1’
Chú cánh cam bé nhỏ đi lạc mẹ. Tiếng cánh cam gọi mẹ khản đặc trên lối mòn. Các con vật đã giúp chú tìm mẹ. Cánh cam có tìm được mẹ hay không? Bài chính tả “Cánh cam lạc mẹ” hôm nay sẽ giúp các em biết đọc điều đó.
- Ghi đầu bài.
(2)
Viết chính tả
20’-22’
*Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- Đọc chậm, to, rõ ràng, phát âm chính xác những tiếng có âm, vần, thanh dễ đọc sai:
(?) Bài chính tả cho em biết điều gì?
*GV: Các em chú ý cách trình bày bài thơ. Bài thơ chia thành nhiều khổ, vì vậy hết mỗi khổ các em nhớ viết cách ra 1 dòng.
*Hoạt động 2: GV đọc - HS viết
- GV đọc từng dòng thơ (mỗi dòng đọc 2 lần)
*Hoạt động 3: Chấm, chữa bài
- GV đọc toàn bài một lượt.
- Chấm 5 - 7 bài
- HS lắng nghe
+ Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè.
- HS viết chính tả.
- HS tự rà soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau sửa lỗi (ghi ra lề trang vở)
(3)
Làm BT chính tả
9’-10’
* Câu a
- Cho HS đọc yêu cầu của câu a.
- GV giao việc:
• Các em đọc truyện.
• Chọn r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
- HS làm việc. GV phát phiếu đã chuẩn bị sẵn BT.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
• Các tiếng cần lần lượt điều vào chỗ trống như sau: ra, giữa, dòng, rò, ra duy, ra, giấu, giận, rồi.
* Câu b (Cách làm tương tự câu a)
Kết quả đúng: đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một.
- Một số HS làm bài vào phiếu.
- Lớp làm vào giấy nháp.
- Những HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
(4)
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhớ viết chính tả những tiếng có r/d/gi hoặc o/ô
- Nhớ câu chuyện vui về kể cho người thân nghe
- HS lắng nghe
*******************************************************************************
Tiết 5: sinh hoạt lớp tuần 20.
i-Nhận xét chung
1-Đạo đức:
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo.
- Không có hiện tượng gây mất đoàn kết.
- Về mùa đông các em nên mặc ấm trước khi đến lớp.
2-Học tập:
- Sau khi nghỉ Tết Nguyên Đán song, các em vẫn duy trì được sĩ số đầy đủ.
- Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quên sách.
- Trong tuần vừa qua lớp đã tiến hành kiểm tra HK I.
- Nhìn chung các em có ý thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TaiLieuTongHop.Com---TUAN 20.doc