Coi như không biết gì, đi qua cho thật nhanh.
Dừng lại, bỏ mũ nón.
Bóp còi xe xin đi trước.
Nhường đường cho mọi người.
Coi như không có gì, cười nói vui vẻ.
Chạy theo sau chỉ trỏ.
11 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Tập đọc em vẽ Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 23
TẬP ĐỌC
EM VẼ BÁC HỒ
I – Mục tiêu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung và ý nghĩa bài: Bài thơ kể một em bé vẽ tranh Bác Hồ, qua đó thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác, tình cảm yêu quý của Bác với thiếu nhi, với Đất nước, với hòa bình.
Kỹ năng:
- Chú ý các từ ngữ: giấy trắng, vầng trán, vờn nhè nhẹ, khăn quàng...
- Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến, thể hiện cảm xúc kính yêu, biết ơn Bác Hồ.
Thái độ:
- Hs luôn biết ơn và kính trọng người lãnh tụ của Đất nước.
II – Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài “Em vẽ Bác Hồ”.
- Băng nhạc bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã.
III – Các hoạt động dạy và học:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 hs, mỗi em kể một đoạn của câu chuyện “Nhà ảo thuật” bằng lời Xô-phi (hoặc Mác).
=> GV nhận xét và cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
- GV treo tranh và giới thiệu tựa bài.
=> GV ghi tựa bài lên bảng.
HĐ 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài thơ và cho hs quan sát tranh.
- GV cho hs đọc tiếp nối nhau từng dòng thơ.
- GV yêu cầu hs đọc từ ngữ mới phần chú giải.
- GV yêu cầu hs đọc từng câu theo nhóm.
- GV cho các nhóm đọc nối tiếp nhau.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- GV gọi 1 hs đọc lại cả bài.
+ Hình dung toàn cảnh bức tranh Bác Hồ của 2 bạn nhỏ và tả lại.
+ Hình ảnh Bác Hồ bế 2 cháu Bắc, Nam trên tay có ý nghĩa gì?
+ Hình ảnh thiếu nhi theo Bác Hồ có ý nghĩa gì?
+ Hình ảnh chim trắng bay trên nền trời xanh có ý nghĩa gì?
+ Em biết những tranh, ảnh, tượng hay bài hát nào về Bác Hồ?
HĐ 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Gv hướng dẫn HTL cả bài thơ bằng cách xóa bảng.
+ Gv treo bảng phụ có bài thơ.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
+ Gv xóa bảng chỉ chừa lại 1 chữ cái của mỗi dòng thơ.
- Cho các nhóm thi đua đọc thuộc.
- Đại diện nhóm đọc thi đua với nhau.
=> Gv nhận xét và tuyên dương.
Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 1 hs đọc lại bài.
+ Bài thơ giúp em hiểu điều gì?
- Gv cho cả lớp hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh...”.
- Về nhà học lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hs nhắc lại.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs đọc (2 lượt).
- 1 hs đọc.
- Nhóm đôi.
- Mỗi nhóm đọc 6 dòng thơ.
- Hs đọc.
+ Hs trả lời:
Bác Hồ có vầng trán cao, tóc nâu vờn nhẹ. Bác bế trên tay 2 bạn nhỏ: 1 bạn miền Bắc, 1 bạn miền Nam. Một đoàn thiếu nhi khăn quàng đỏ thắm tung tăng đi theo Bác. Trên bầu trời xanh, chim bồ câu trắng đang bay lượn.
+ Bác yêu quý tất cả thiếu nhi Việt Nam.
+ Thiếu nhi Việt Nam luôn làm theo lời Bác.
+ Thiếu nhi Việt Nam là người kế tục sự nghiệp của Bác.
+ Hình ảnh chim trắng bay trên nền trời xanh biểu hiện cuộc sống hòa bình.
+ Hs kể càng nhiều càng tốt.
- Hs đọc.
- 4 nhóm.
- 4 bạn.
- Hs đọc.
+ Tình cảm kính yêu và biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác Hồ. Tình cảm yêu quý của Bác Hồ đối với thiếu nhi, với Đất nước, với hòa bình.
Kế hoạch bài dạy tuần 23
TẬP ĐỌC
CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I – Mục tiêu:
- Giúp HS nắm nghĩa các từ: tiết mục, mở màn, hân hạnh và nội dung bài: nắm đặc điểm về nội dung cũng như hình thức trình bày và mục đích của tờ quảng cáo.
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, chú ý một số từ khó như: 1/6, 50%, 10%, 5180360, đặc sắc, thoáng mát.
- Giáo dục HS lòng yêu mến các tiết mục xiếc cũng như lòng ham học hỏi và yêu quý cái đẹp của hình thức quảng cáo.
II – Chuẩn bị:
- GV.
- HS.
III – Các hoạt động:
Ổn định: Hát.
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài, trả lời câu hỏi:
+ Tả lại bức tranh Bác Hồ của các bạn nhỏ trong bài.
+ Qua bài thơ giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
- Giới thiệu bài - Ghi tựa.
* HĐ 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Rèn đọc đúng, trôi chảy.
- Phương pháp: Thực hành, giảng giải.
+ GV đọc mẫu bài.
+ Cho HS đọc từng câu nối tiếp.
+ Ghi từ khó và hướng dẫn HS đọc:
. 1/6: mồng 1 tháng 6.
. 50%: năm mươi phần trăm.
. 10%: mười phần trăm.
. 5 180 360: năm một tám không ba sáu không.
+ Hướng dẫn HS chia đoạn và cho HS đọc từng đoạn nối tiếp.
. Đoạn 1: Tên chương trình và tên rạp xiếc.
. Đoạn 2: Tiết mục mới từ xiếc thú… dẻo dai.
. Đoạn 3: Tiện nghi và mức giảm vé từ: Rạp mới được tu bổ… đi tập thể.
. Đoạn 4: Đoạn còn lại.
=> Rút ra từ khó hiểu: 19 giờ, 7 giờ tối, 15 giờ (3 giờ chiều), tiết mục, tu bổ, mở màn, hân hạnh. (SGK)
+ Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
* HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp HS nắm nội dung bài.
- Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải.
+ Yêu cầu HS đọc thầm và tìm ý trả lời câu hỏi: Rạp xiếc in tờ quảng cáo để làm gì?
+ Yêu cầu HS đọc thầm và suy nghĩ về nội dung quảng cáo. g Em thích những nội dung nào trong quảng cáo? Vì sao?
=> Chốt ý.
+ Cách trình bày quảng cáo có đặc biệt gì về lời văn, trang trí?
+ Em thường thấy quảng cáo ở đâu?
g Trình bày vài tờ quảng cáo đẹp.
* HĐ 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Rèn đọc diễn cảm.
- Phương pháp: Luyện tập, thi đua.
+ GV đọc mẫu g Cho HS luyện đọc.
Nhiều tiết mục… lần đầu//
Xiếc thú vui nhộn,/ dí dỏm//
Ảo thuật biến hóa bất ngờ/ thú vị//
Xiếc nhào lộn khéo léo/ dẻo dai//
+ Gọi vài HS thi đua đọc.
+ Cho 2 HS đọc lại cả bài.
=> Nhận xét.
- HS đọc nối tiếp từng câu. (2 lượt).
- HS luyện đọc từ khó.
- HS chia đoạn và đọc nối tiếp.
- HS đọc chú thích từ khó ở sgk.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
=> Thi đua đọc 4 đoạn.
- HS đọc và trả lời: Để lôi cuốn mọi người đến rạp xiếc xem xiếc.
- HS tự nêu ý kiến cá nhân.
- Thông báo đủ tin cần thiết như: tiết mục, điều kiện của rạp, mức giảm giá vé, thời gian, cách liên hệ mua vé.
- Thông báo ngắn gọn, rõ ràng, từ ngữ quan trọng được in đậm, trình bày bằng nhiều cỡ chữ, các chữ được tô màu khác nhau.
- HS giới thiệu quảng cáo mà mình sưu tầm cho lớp xem.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc.
Củng cố:
- Cho vài HS đọc lại cả bài.
=> Giáo dục: Tờ quảng cáo phải đủ nội dung, nêu bậc nội dung, hình thức đẹp… thì mới thu hút mọi người.
Dặn dò:
- Đọc lại bài.
- Chuẩn bị: “Đối đáp với vua”.
- Nhận xét tiết.
Kế hoạch bài dạy tuần 23
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
NHÀ ẢO THUẬT
I – Mục tiêu:
Thái độ:
- Hiểu từ: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài. Nội dung: khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác, chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
- Đọc đúng: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, lỉnh kỉnh, rạp xiếc. Đọc trôi chảy, giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.
- Giáo dục HS ngoan, biết giúp đỡ người khác.
Kể chuyện:
- Dựa vào trí nhớ và tranh, nhập vai kể lại câu chuyện.
- Nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời bạn.
II – Đồ dùng dạy học:
- GV: tranh.
- HS: sách giáo khoa.
III – Các hoạt động:
Ổn định: (1’)
Bài cũ: (4’) Chiếc máy bơm.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
Bài mới: (25’)
- Giới thiệu tranh chủ điểm và tựa bài.
* HĐ 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy.
- Phương pháp: Luyện tập.
+ Đọc mẫu.
+ Đọc từng câu nối tiếp.
+ Đọc từng đoạn nối tiếp.
+ Đọc chú giải.
+ Nêu từ khó.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Đọc đồng thanh cả bài.
* HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Hiểu nội dung bài.
- Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
+ Vì sao chị em Xô-phai không đi xem ảo thuật?
+ 1 HS đọc đoạn 2.
+ 1 HS đọc đoạn 3.
. Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác?
+ Cho cả lớp đọc đoạn 4, thảo luận nhóm đôi.
. Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
. Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa?
® Chốt: Nhà ảo thuật nổi tiếng Trung Quốc đã tìm đến tận nhà 2 bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn với 2 bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của 2 bạn đã được đền đáp.
* HĐ 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Rèn đọc diễn cảm.
- Phương pháp: Thi đua.
+ Cho HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn câu chuyện.
* HĐ 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Dựa vào tranh, nhập vai kể lại chuyện.
- Phương pháp: Kể chuyện, trực quan.
+ Cho HS quan sát tranh, giúp HS nhận ra nội dung từng tranh.
+ Chú ý HS có thể nhập vai Xô-phi hay Mác, lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó.
- 2 lượt.
- 1 lượt.
- Cá nhân.
- HS nêu.
- Nhóm đôi.
- Đọc thầm đoạn 1.
- Trả lời.
- HS đọc. Hai chị em đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
- Trả lời.
- Vì sao 2 chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp?
- Trả lời.
- Trả lời.
- Thảo luận.
- Trả lời.
- Đã được xem tại nhà.
- HS đọc.
- Nhận xét.
- HS khá kể mẫu.
- HS thực hiện nhóm đôi kể cho nhau nghe 1 đoạn.
- Thi nhau kể trước lớp.
Củng cố: (4’)
- Các em học được gì ở chị em Xô-phi?
Dặn dò: (1’)
- Đọc, tập kể.
- Chuẩn bị: “Em vẽ Bác Hồ”.
Kế hoạch bài dạy tuần 23
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (tiết 1)
I – Mục tiêu:
- Hs hiểu: Đám tang là lễ chôn cất người đã chết. Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình họ. Vì thế chúng ta cần phải chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc, tôn trọng không khí tang lễ.
- Biết cảm thông, chia buồn với gia đình người có tang, giúp đỡ họ những công việc có thể, phù hợp.
- Cư xử đúng mực khi gặp đám tang, nghiêm túc, lịch sự khi đi dự lễ tang.
II – Chuẩn bị:
- Gv: truyện kể, tranh, bảng phụ, bảng gỗ.
- Hs: bảng Đ/S.
III – Các hoạt động:
Khởi động:
- Cho hs hát.
Bài cũ: (4’) Tôn trọng khách nước ngoài.
- Ta phải tôn trọng khách nước ngoài vì:
o Họ là những người sang trọng.
o Họ là khách du lịch.
o Họ là bạn.
o Tỏ lòng tôn kính về sự đoàn kết giữa các nước.
- Cho hs giơ bảng Đ/S.
- Nhận xét.
Bài mới: (25’) Tôn trọng đám tang.
Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu và ghi bảng.
Phát triển hoạt động:
* HĐ 1: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs rút ra được bài học qua truyện kể.
- Phương pháp: Kể chuyện, trực quan, đàm thoại.
+ Gv kể chuyện “Đám tang”.
+ Gv hỏi:
. Khi gặp đám tang trên phố, mẹ Hoàng và 1 số người đã làm gì?
. Tại sao mẹ Hoàng và mọi người phải làm thế?
. Hoàng không nên làm gì khi gặp đám tang?
. Theo em, chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang? Vì sao?
=> Gv nhận xét, chốt ý: Khi gặp đám tang chúng ta cần tôn trọng, chia sẻ nỗi buồn với mọi người. Đó là nếp sống văn hóa.
* HĐ 2: Nhận xét hành vi.
- Mục tiêu: Hs nhận xét được hành vi Đ/S.
- Phương pháp: Trò chơi, thi đua.
+ Gv cho HS thi đua tiếp sức ghi Đ/S.
Khi gặp đám tang:
o Coi như không biết gì, đi qua cho thật nhanh.
o Dừng lại, bỏ mũ nón.
o Bóp còi xe xin đi trước.
o Nhường đường cho mọi người.
o Coi như không có gì, cười nói vui vẻ.
o Chạy theo sau chỉ trỏ.
+ Nhận xét, tuyên dương, chốt ý: Chúng ta cần tôn trọng đám tang, không chỉ trỏ mà phải biết ngả mũ nón, nhường đường, im lặng.
* HĐ 3: Liên hệ bản thân.
- Mục tiêu: Hs nêu được hành vi Đ/S.
- Phương pháp: Động não, đàm thoại.
+ Yêu cầu hs hoạt động nhóm.
+ Gv tuyên dương những hs có hành vi đúng, nhắc nhở hs có hành vi chưa đúng.
- Bảng Đ/S.
- Hs lắng nghe, nhắc lại.
- Hs lắng nghe.
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Hs nghe.
- Chia thành 2 nhóm.
- Hs thực hiện.
- Hs nhận xét.
- Hs nhắc lại.
- Hs thực hiện.
+ Nêu hành vi đã được chứng kiến hoặc bản thân đã làm.
- Ghi lại vào bảng gỗ.
Bảng Đ/S
Tranh
Bảng phụ
Bảng gỗ
Củng cố:
- Ta phải có hành vi như thế nào khi gặp đám tang?
Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị: Tôn trọng đám tang (tiết 2).
- Nhận xét tiết học.
Kế hoạch bài dạy tuần 23
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA Q
I – Mục tiêu:
Kiến thức:
- Củng cố cách viết chữ hoa Q, T.
+ Viết đúng, đẹp chữ hoa Q, T.
+ Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Quang Trung và câu ứng dụng:
Quê em đồng lúa, nương dâu
Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
Kỹ năng:
- Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ.
Thái độ:
- Yêu thích tiếng Việt.
II – Chuẩn bị:
- Gv: mẫu chữ hoa tên riêng và câu ứng dụng ở bảng phụ.
- Hs: vở tập viết, bảng con, giấy lót tay.
III – Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐDDH
Ổn định: (1’) Hát.
Bài cũ: (4’) Ôn chữ hoa P (Ph)
- Nhận xét vở của hs.
- Gọi 1 hs đọc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi 2 hs lên bảng viết.
- Nhận xét.
Bài mới: (25’)
- Giới thiệu bài.
* HĐ 2: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Mục tiêu: Hs viết đúng chữ hoa Q, T.
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
+ Gv hỏi:
. Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
+ Gv treo bảng mẫu chữ Q, T và gọi HS nhắc lại quy trình viết ở lớp Hai.
+ Gv viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
+ Gv yêu cầu hs viết bảng con Q, T.
+ Gv uốn nắn, sửa chữa.
* HĐ 2: Hướng dẫn hs viết từ, câu ứng dụng.
- Mục tiêu: Hs viết đẹp, đúng từ và câu ứng dụng.
- Phương pháp: Thực hành, giảng giải, trực quan, đàm thoại.
+ Gv treo bảng phụ có từ ứng dụng:
Quang Trung
. Em biết gì về Quang Trung?
F Quang Trung (1753 -1792), là tên hiệu của Nguyễn Huệ, người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong trong cuộc đại phá quân Thanh.
. Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
. Khoảng cách giữa các chữ bằng chữ nào?
+ Yêu cầu hs viết bảng từ ứng dụng:
Quang Trung
+ Gv theo dõi, uốn nắn hs.
* HĐ 3: Hướng dẫn hs viết câu ứng dụng.
- Mục tiêu: Viết đúng, đẹp. Hiểu được ý nghĩa câu ứng dụng.
- Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, giảng giải.
+ Gv treo bảng phụ có câu ứng dụng:
F Câu thơ tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê.
. Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao thế nào?
+ Gv cho HS viết bảng chữ: Quê.
+ Gv theo dõi, uốn nắn hs.
* HĐ 4: Viết vở.
- Mục tiêu: Hs viết đúng, đẹp cả bài.
- Phương pháp: Thực hành.
+ Gv yêu cầu hs nhắc lại cách ngồi viết, để vở.
+ Gv nêu yêu cầu tập viết.
. 1 dòng chữ Q cỡ nhỏ.
. 1 dòng chữ T, B cỡ nhỏ.
. 2 dòng Quang Trung cỡ nhỏ.
. 4 lần câu ứng dụng.
- HS đọc.
- 2 hs lên bảng viết, nhận xét.
- Hs nhắc lại.
- Hs nêu Q, T, B.
- Hs theo dõi, quan sát.
- 2 hs nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- Hs theo dõi.
- Hs viết bảng con, 4 HS viết bảng lớp.
- Hs đọc từ ứng dụng.
- Hs nghe.
- Chữ Q, T, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 chữ o.
- Hs viết.
- Hs đọc:
Quê em đồng lúa, nương dâu
Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắt ngang
- Chữ Q, B, g, h, b cao 2 li rưỡi, chữ đ, d, p cao 2 li, chữ s cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1li.
- Hs viết vào bảng.
- 2 hs viết bảng lớp.
- Hs thực hiện.
Bảng con
Bảng chữ mẫu
Bảng con
Bảng phụ
Bảng con
Bảng phụ
Bảng con
Củng cố - Dặn dò:
- Dặn hs về nhà viết tiếp vở.
- Chuẩn bị: R
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tap doc-Dao duc-Tap viet.doc