Bài giảng tâm lý y học – y đức

+ Tôn trọng lẫn nhau, không bao giờ xem thường những người khác và cho mình

là giỏi hơn. Các chuyên khoa cần hợp tác bình đẳng với nhau thì mới có thểgiải đáp

được các yêu cầu của nhân dân và vì lợi ích của nhân dân.

+ Trên tinh thần hợp tác ngành y tế đã xây dựng nhiều chương trình mục tiêu lớn

tổng hợp đểgiải quyết một sốv ấn đề lớn (tiêm chủng mởrộng, sốt rét, lao, tâm thần,

dinh dưỡng.). Thân ái, đoàn kết, giúp đỡ, dìu dắt nhau tiến bộ, nâng cao trình độ

nghiệp vụ, chuyên môn.

+ Công việc thì bàn bạc dân chủ.

+ Sau khi đã có quyết định thì mọi người đều phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.

+ Trong công việc cấp dưới tựgiác phục tùng cấp trên một cách triệt để; chỉ thị

của cấp trên phải tỷ mỹ, rõ ràng, cụ thể, có ghi chép đầy đủ vào hồ sơ để cấp dưới thực

hiện cho dễ.

+ Không tiết lộnội dung các cuộc họp và tên của các người phát biểu ý kiến.

+ Ngoài cơquan và giờlàm việc mọi người đều bình đẳng, đối xử với nhau thân

ái như những đồng chí, những người bạn.

+ Trong công việc luôn luôn giữvững nguyên tắc, chính sách, chế độ. Hiểu biết,

châm chước, bỏ qua những điểm vụn vặt vềthái độ, tác phong, lềlối làm việc, lềlối

sinh hoạt cá nhân; độ lượng, không trù úm nhau. Xa lạvới chúng ta các hành vi tiêu

cực như: nói xấu nhau sau lưng, bới xấu nhau với người khác (nhiều khi không đúng

sựthật) để đề cao mình, chê bai đồng nghiệp trước mặt bệnh nhân, đạp lên đầu bạn để

ngoi lên,.

pdf176 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng tâm lý y học – y đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm... - Hướng dẫn những thói quen có ích, ngăn ngừa thói quen xấu... Nội dung vệ sinh tâm lý phong phú và phức tạp. Những nội dung này gắn liền với các lĩnh vực hoạt động, các giai đoạn trưởng thành, với hoàn cảnh và điều kiện sống cụ thể của mỗi người. Nó liên quan chặt chẽ với vấn đề vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, phòng và chữa bệnh cho con người. 2.1. Vệ sinh tâm lý lứa tuổi 2. 1. 1. Vệ sinh tâm lý lứa tuổi nhỏ Sự quan tâm đến sức khoẻ tâm lý của trẻ được bắt đầu từ lúc người mẹ mang thai. Trạng thái tâm lý của mẹ có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi, nhất là những tháng cuối. Lúc mang thai người mẹ không những tránh làm các việc nặng nhọc về thể lực mà còn phải tránh cả những gánh nặng về tâm lý, những tác động stress bệnh lý. Khi ra đời, tuy về mặt sinh học, đứa trẻ đã là một con người; song về mặt tâm lý, nhân cách, đây mới là giai đoạn đầu của quá trình hình thành và hoàn thiện. Nhờ có những tiến bộ của khoa học, của đời sống xã hội nên ngày nay, nhiều bà mẹ đã biết 122 cách nuôi dưỡng, giáo dục con cái; biết cách tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của trẻ. Trong giai đoạn phát triển này, những biện pháp vệ sinh tâm lý cần đan xen và liên hệ chặt chẽ với các biện pháp giáo dục khoa học. Cần hết sức tránh tạo ra những thói quen xấu cho trẻ. Những nhu cầu thiết yếu của trẻ cần cố gắng đáp ứng đầy đủ, kịp thời; còn những nhu cầu khác cần đáp ứng có chọn lọc và không nên gây cho trẻ thói quen đòi gì được nấy. Cần dần dần hình thành thói quen tự lập cho trẻ. Đặc biệt không nên dùng những hình phạt nặng nề đối với trẻ, kể cả những hình phạt tâm lý. Vì những hình phạt này có thể để lại hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển nhân cách của trẻ em. Thực tế cho thấy, đôi khi hình phạt trở thành nguyên nhân bệnh rối loạn tâm căn, bệnh nhân cách của trẻ. 2.1.2. Vệ sinh tâm lý tuổi thiếu nên Ở lứa tuổi này, nhân cách của trẻ được phát triển một cách mạnh mẽ, trẻ đã tự ý thức, đã bắt đầu hình thành các quan niệm về cuộc sống rõ ràng hơn và quan hệ xã hội bước đầu được mở rộng... Hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này là học tập. Các biện pháp vệ sinh tâm lý được đan xen với hoạt động học tập và tổ chức học tập cho trẻ. Cần tránh tạo ra gánh nặng trí tuệ và tránh thúc ép các em học quá sức các môn học văn hoá, thể thao, âm nhạc, hội hoạ... Ờ lứa tuổi này, trẻ dễ có những khủng hoảng tâm lý đi kèm với những biến đổi mạnh mẽ về sinh lý. Đối với trẻ em gái, nếu không được chuẩn bị chu đáo về tâm lý cho lần thấy kinh nguyệt đầu trên thì các em dễ bị những mặc cảm nặng nề. Ở em trai, sự phát triển tâm lý giới tính cũng chuyển sang thời kỳ mới. Nếu các em bị những tác động xấu của video đen, phim ảnh đồi truỵ... thì dễ có những hành vi chống đối xã hội, phi đạo đức. Các biện pháp vệ sinh tâm lý đối với lứa tuổi này gắn liền với công tác giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. 2.1.3. Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thanh niên và trưởng thành Lứa tuổi thanh niên được đánh dấu bằng sự trưởng thành về tất cả các mặt của con người. Về mặt xã hội họ đã là một thành viên chính thức, tham gia tích cực vào các lĩnh vực hoạt động khác nhau của họ. Họ được công nhận là công dân và vì thế họ dần dần có định hình về ý thức cũng như các quan niệm xã hội... Nhiều người trong số họ lần đầu tiên tách khỏi gia đình, trở thành con người sống độc lập (độc lập về kinh tế, về dự định cuộc sống, tự mình quyết định các suy nghĩ, hành động của mình). Ở giai đoạn trưởng thành, con người phát triển và hoàn thiện hơn các nhân tố tâm lý và cơ thể. Đối với giai đoạn phát triển tuổi này, vệ sinh tâm lý gắn liền với từng loại hình hoạt động cụ thể mà cá nhân tham gia như hoạt động lao động, học tập vui chơi... 2. 1.4. Vệ sinh tâm lý người cao tuổi 123 Những người cao tuổi có những thay đổi lớn về mặt sinh học và xã hội. Hoạt động của các hệ thống tuần hoàn, hô hấp, miễn dịch, nội tiết... thay đổi theo hướng suy giảm. Về mặt xã hội họ được nghỉ ngơi theo luật định. Sự “nghỉ hưu” đã kéo theo những thay đổi trong quan hệ xã hội của họ. Những mối quan hệ công tác nơi công sở trước đây chiếm một tỷ trọng lớn trong đời sống, bây giờ họ chuyển sang những mối quan hệ với bạn bè thời thơ ấu, thuở học sinh, người đồng hương và các quan hệ gia đình, họ hàng.... Những thay đổi về sinh học, về xã hội để lại những dấu ấn đậm nét trên những biến đổi về tâm lý. Họ có trạng thái thiếu cân bằng trong hoạt động, có mặc cảm bị bỏ rơi, là người thừa, là gánh nặng của gia đình, xã hội... cũng có người đòi hỏi sự đền bù của xã hội và đề cao công lao của mình... Sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình, xã hội, đặc biệt là do chăm sóc y tế và bảo đảm các chế độ của xã hội, tổ chức hợp lý thời gian nghỉ ngơi... có một ý nghĩa vệ sinh tâm lý rất to lớn đối với người cao tuổi. 2.2. Vệ sinh tâm lý lao động Điều quan trọng của vệ sinh tâm lý lao động là nghề nghiệp phải phù hợp với năng lực và hứng thú của cá nhân. Có như vậy thì năng suất mới cao, người lao động mới làm việc một cách sáng tạo và sức khoẻ tâm lý của họ mới được duy trì. Công tác hướng nghiệp cho thanh niên, học sinh không chỉ còn mang lợi ích về mặt kinh tế mà còn có lợi ích thiết thực về mặt vệ sinh tâm lý. Bất kỳ một dạng lao động cụ thể nào cũng phải tuân theo những nguyên tắc, những chế độ, kỷ luật nhất định. Kỷ luật lao động phải được người lao động ý thức một cách đầy đủ và trở thành nhu cầu thiết yếu, bên trong của hoạt động lao động. Kỷ luật và quy trình lao động hợp lý không những là cơ sở để nâng cao năng suất lao động mà còn tạo ra khả năng tự điều chỉnh, thích ứng đối với hoàn cảnh, giúp ngăn chặn những stress không đáng có của người lao động. Những hoạt động lao động đơn điệu như lao động theo dây truyền, đã gây ra mệt mỏi, căng thẳng tâm lý đáng kể cho người lao động. Cần bố trí, sắp xếp sao cho các thao tác, nhịp điệu công việc không đơn điệu. Cần thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh lao động đối với tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ... nơi làm việc và các chế độ bảo hộ lao động khác. Trong bất kỳ loại lao động nào cũng đều có nhu cầu giao tiếp, đây cũng là nhu cầu phát triển, hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp của người lao động. Việc xây dựng một tập thể lao động đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để từng người hoàn thành nghĩa vụ và chức trách lao động của mình, không những có lợi về mặt vệ sinh tâm lý mà còn có lợi về mặt sản xuất. Lao động trí óc là một dạng lao động đặc biệt, mang tính chất cá nhân nhiều hơn. Hiệu quả của lao động này phụ thuộc vào từng con người cụ thể. Có nhiều người làm việc trong điều kiện một mình, yên tĩnh mới đạt hiệu quả cao; trái lại có những người thích làm việc với đông người, thích trao đổi, bàn luận. 124 - Tổ chức lao động hợp lý nhằm mục đích phát huy năng lực tâm thần của cá nhân, đồng thời tránh mệt mỏi thần kinh, suy nhược cơ thể. - Xen kẽ điều hoà lao động trí óc và lao động chân tay, xen kẽ lao động và nghỉ ngơi, giải trí, thể dục thể thao. - Có chế độ lao động riêng, thích hợp cho từng loại lao động trí óc; có quy chế học tập cho các loại lớp, loại trường v.v... Song dù trong trường hợp nào thì mỗi cá nhân cũng đều phải có một chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý. Có như vậy cá nhân mới duy trì được nhịp độ, hiệu quả lao động và mới giữ gìn được sức khoẻ, tâm lý. 2.3. Vệ sinh tâm lý trong sinh hoạt Các biện pháp vệ sinh tâm lý ở đây nhằm đảm bảo một môi trường lành mạnh cho sự phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi cá nhân. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân một mặt phải tôn trọng những nguyên tắc giao tiếp, ứng xử chung, phù hợp với chuẩn mực, đạo đức, văn hoá xã hội; phải tôn trọng sở thích, hứng thú... của cá nhân. Trong thực tế, chúng ta có thể gặp những bệnh rối loạn thần kinh, tâm thần, thậm trí cả những bệnh thực thể, bắt đầu từ những xung đột, những va chạm thường xuyên trong cuộc sống. Một trong những khía cạnh đang nổi lên trong vệ sinh tâm lý sinh hoạt là vấn đề tổ chức vui chơi, giải trí, nhất là khi mỗi tuần có hai ngày nghỉ. Cần phải tổ chức chặt chẽ, lành mạnh các hoạt động thể thao, văn nghệ, hội hè. Cần chú trọng vệ sinh nhà cửa, chỗ làm việc (thoáng khí, ít trếng ồn, mát mẻ...), mặc đủ ấm, chế độ ăn uống hợp lý. - Đặc biệt chú trọng đến giấc ngủ: ngủ đúng giờ, loại trừ các kích thích xấu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. - Cần tránh những ảnh hưởng xấu của sách báo, tranh ảnh, phim video có nội dung kích động bạo lực hoặc tình dục. Cần xây dựng phong trào mọi người thực hiện chương trình phòng tránh các tệ nạn xã hội, nhất là phòng chống các tệ nạn nghiện ma tuý, mại dâm... 2.4. Vệ sinh tâm lý gia đình Vệ sinh tâm lý gia đình nhằm tạo nên một môi trường tâm lý thuận lợi cho sự phát triển nhân cách hài hoà của các thành viên trong gia đình, nhất là cho con trẻ. Vấn đề vệ sinh tâm lý ở đây bao hàm cả vấn đề mọi người trong gia đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và vấn đề gia đình làm công tác giáo dục con cái. - Quá nuông chiều hay quá nghiêm khắc (mắng chửi, đánh đập) đều là hai cách giáo dục không đúng trong gia đình. Quá nuông chiều hay quá tâng bốc sẽ hình thành tính cách xấu cho đứa trẻ, tạo điều kiện cho các bệnh tâm căn hysteria phát triển sau này. Quá nghiêm khắc sẽ làm cho đứa trẻ nhút nhát lo sợ, tự ti, mất sáng kiến, tạo điều kiện cho bệnh tâm căn suy nhược tâm thần phát triển sau này. 125 - Cần giáo dục tính tập thể cho trẻ em, không nên kiềm chế mọi hoạt động của trẻ như không cho trẻ chơi, không cho làm, luôn giữ trẻ ở trong nhà, làm cho đứa trẻ trở nên thụ động, ỉ lại vào bố mẹ, không có khả năng tự lập, thiếu bản lĩnh về sau dễ bị lôi kéo vào chuyện xấu xa. - Tuỳ từng lứa tuổi, tuỳ sức khoẻ động viên đứa trẻ lao động, tự giải quyết khó khăn rèn luyện lòng dũng cảm, trí kiên cường, chịu đựng gian khổ, tính tự giác, tính tổ chức, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và cả sự quyết đoán trong mọi tình huống. - Giáo dục gia đình cần phải kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với giáo dục nhà trường và đoàn thể, tập thể. Đối với thanh thiếu niên ở lứa tuổi dậy thì và sau tuổi dậy thì, phải biết kết hợp khéo léo, giáo dục thái độ đúng đắn trong những vấn đề tình bạn, tình yêu, tình đồng chí; sống chân thực, tử tế, nhân hậu, có lòng vị tha, sống có trách nhiệm với bạn bè, với tập thể, tránh xu hướng chỉ biết sống gấp, chủ nghĩa thực dụng,... - Đặc biệt với nữ giới, phải giải thích các biến đổi tâm sinh lý qua các giai đoạn phát triển sinh dục (lúc bắt đầu có kinh, hành kinh, thai nghén, tắt kinh,...) để tránh sự bỡ ngỡ, lo lắng quá mức trước các biến đổi ấy. 3. Hạn chế và loại trừ các tâm chấn trường diễn xuất hiện trong mối quan hệ thường ngày - Trong gia đình, tránh cho con cái những cảm xúc nặng nề trước cảnh xung đột thô bạo giữa cha mẹ hay giữa những thành viên khác trong gia đình. - Trong công tác, các cấp lãnh đạo cần tự rèn luyện mình thành những tấm gương sáng về mọi mặt đạo đức cũng như năng lực, sống chân thành, có lòng vị tha, không trù dập, thành kiến với bất kỳ ai, hết lòng vì tập thể, biết yêu thương, gắn bó và có mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm chắc các thông tin để xử lý. Ngoài ra trong nội bộ lãnh đạo bằng mọi giá phải giữ được sự đoàn kết và thống nhất. - Giữa những người cùng công tác trong một cơ quan, cùng sống trong một tập thể cần phải giải quyết tốt các mâu thuẫn, những thắc mắc kịp thời. Phải tôn trọng nhân cách của nhau, thực sự thông cảm với nhau, mọi sự góp ý chỉ đạt hiệu quả tối đa nếu thực sự cởi mở chân thành. Tránh tư tưởng hẹp hòi, lòng đố kỵ... phấn đấu xây dựng một tập thể trên thuận, dưới hoà, đoàn kết và hợp tác xã hội chủ nghĩa. Trong đời sống xã hội cần giáo dục trnh thần tập thể mình vì mọi người, mọi người vì mình, nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, người với người là bạn, kính già yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, lịch sự, tế nhị. - Người thân, người cùng công tác, cùng đoàn thể phải có thái độ chân thành, đúng mực, tận tình, thương yêu thực sự và tàn lối thoát tốt nhất cho những người có khuyết điểm trầm trọng, bị thất vọng lớn, đau khổ nhiều, lo lắng cao độ. - Các biện pháp vệ sinh kể trên không chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ em lành mạnh, mà cần phải được áp dụng cho cả bệnh nhân thuộc bất kỳ lĩnh vực chuyên khoa 126 nào. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 5 bằng cách đền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trông 1. Người khỏe mạnh là người có trạng thái thoải mái về.....(A).....,.....(B)..... và xã hội. 2. Vệ sinh tâm lý là hệ thống các biện pháp củng cố, tăng cường sức khỏe.....(A)..... và sức khỏe…... (B)…... của con người 3. Người cao tuổi có những thay đổi lớn về mặt ….. (A)….. và..... (B)…... 4. Người cao tuổi thường có trạng thái thiếu.....(A)..... trong hoạt động. 5. Giáo dục gia đình cần kết hợp chặt chẽ với giáo dục.....(A)..... và.....(B)...... Phân biệt đúng sai các câu từ 6 đến 8 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai Câu hỏi A B 6. Nhiều vụ của vệ sinh tâm lý là tạo điều kiện cho con người phát triển nhân cách khỏe mạnh, hài hòa 7. Dựng hình phạt nặng nề đối với trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển nhân cách của trẻ 8. Ở lứa tuổ nhỏ biện pháp vệ sinh tâm lý cần liên hệ chặt chẽ với các biện pháp giáo dục khoa học Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 9 trên ]O bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn Câu hỏi A B C D 9. Sự quan tâm đến sức khoẻ tâm lý của trẻ được bắt đầu từ lúc A. Khi trẻ mới được sinh ra B. Từ lúc người mẹ mang thai C. Từ lúc trẻ biết nói D. Từ khi trẻ biết đi 10. Những nhu cầu thiết yếu của trẻ A. Không cần đáp ứng theo ý trẻ B. Cần cố gắng đáp ứng đầy đủ C. Cần đáp ứng chọn lọc D. Cần đáp ứng theo ý trẻ 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên đọc tài liệu, tìm ra những điểm chính trong câu hỏi lượng giá, sau khi đã hoàn thành phần tự trả lời, xem đáp án trang số 160. Nếu có vấn đề thắc mắc, đề nghị trình bày với giảng viên để được giải đáp. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC 1. Phương pháp học 127 Sinh viên xác định mục tiêu bài học, nghiên cứu theo trình tự các bước trong bài giảng để trả lời cho từng mục tiêu. Đánh dấu những điểm còn chưa rõ, trình bày với giảng viên để được giải đáp. Sinh viên cần tích luỹ kinh nghiệm về đặc điểm tâm lý của từng đối tượng, các nhóm yếu tố nguy cơ gây tâm chấn theo lứa tuổi, nghề nghiệp, môi trường sống của gia đình bằng cách lưu ý quan sát, tiếp xúc thường xuyên với cộng đồng. Dựa trên kiến thức đã được cung cấp và kinh nghiệm thực tế sinh viên sẽ rèn luyện những kỹ năng để hạn chế hoặc loại trừ tâm chấn cho cá nhân, cộng đồng. 2. Vận dụng thực tế Khi thực hành ở cộng đồng, bệnh viện hoặc trong cuộc sống sinh viên lưu ý đến đặc điểm tâm lý của từng nhóm đối tượng, phát hiện các yếu tố nguy cơ gây ra sang chấn tâm lý trường diễn hoặc giải thích được nguyên nhân gây tâm chấn. Sử dụng cách tiếp cận và giáo dục phù hợp giúp họ tổ chức tết cuộc sống, cải thiện mối quan hệ giữa người với người để phòng tâm chấn và phát triển nhân cách khoẻ mạnh bằng kiến thức cung cấp trong bài và kỹ năng của cá nhân. 3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Tâm lý y học, Nhà xuất bản giáo dục - 1998, tr. 172 - 178; 146 - 152. 2. Nguyễn Văn Nhận. Tâm lý học y học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2001, tr. 178 – 192. 3. Ngô Toàn Định. Tâm lý học y học, Nhà xuất bản Y họcHà Nội - 1995, tr. 106 - 110. 4. Trường Đại học Y khoa Huế, Bộ môn Y xã hội học. Bài giảng tâm lý y học - y đức - 2005, tr. 39 - 41. 5. Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Bộ môn Tổ chức y tế - Y xã hội học. Tài liệu dùng cho lớp tập huấn Tâm lý và tâm lý y học – 1997. 128 ĐẠO ĐỨC VÀ Y ĐỨC MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Trình bày được khái niệm đạo đức, y đức và tính chất của đạo đức. 2. Trình bày được đặc điểm của nghề y và những nội dung cơ bản của y đức. 3. Trình bày được y đức là truyền thống của người hành nghề y dược Việt Nam. 4. Liệt kê được những thách thức và những giải pháp nhằm nâng cao y đức. Trải qua hơn 60 năm phục vụ cách mạng, cán bộ và nhân viên của ngành y tế nước ta đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Nhiều tên tuổi của các thầy thuốc đã được nhắc đến với lòng kính trọng sâu sắc không chỉ vì tài năng mà còn vì đức độ: GS Tôn Thất Tùng, BS Phạm Ngọc Thạch, GS Đặng Văn Ngữ, GS Hồ Đắc Dy, GS Hoàng Đình Cầu, GS Tôn Thất Bách... Ngành y tế tự hào vì đã có đội ngũ đông đảo những người thầy thuốc XHCN đem hết sức mình phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Lương y phải như từ mẫu”. Hiện nay đất nước ta đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên những mặt tiêu cực của nó cũng đã tác động đến các mối quan hệ xã hội, trong đó có mối quan hệ thầy thuốc - người bệnh. Không ít những trường hợp chạy theo đồng tiền, thực dụng trong hoạt động nghề nghiệp làm giảm sút uy tín của người thầy thuốc. Ở một bộ phận nhân viên y tế còn có biểu hiện xuống cấp về ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, sa sút về lương tâm của người thấy thuốc. Chính vì vậy vấn đề y đức đang trở nên bức xúc không chỉ là của riêng ngành y tế mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Do đó việc rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức người thầy thuốc phải là một trong những nội dung cơ bản của mỗi người, mỗi tổ chức y tế trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. 1. Đạo đức 1.1 Khái niệm về đạo đức Đạo đức nghiên cứu nguồn gốc và cơ sở của những tư tưởng đạo đức, nghiên cứu những vấn đề ý nghĩa cuộc sống, sứ mệnh của con người, nội dung của thiện và ác, những tiêu chuẩn đạo đức. Muốn hiểu được đạo đức, chúng ta phải hiểu được các quan niệm, lý tưởng về đạo đức đóng vai trò rất quan trọng, nó làm cho quan niệm, quy tắc đạo đức trở thành thói quen trong những hoạt động xã hội. Lý tưởng đạo đức là hệ thống động cơ bên trong, thúc đẩy con người hoạt động theo những chuẩn mực đạo đức. 129 Đạo đức học liên quan hết sức mật thiết với triết học. Triết học là cơ sở lý luận, phương pháp luận của nghiên cứu đạo đức. Triết học Mác Lê Nin đã chỉ rõ bản chất xã hội - lịch sử của các tư tưởng đạo đức, cho phép chúng ta dựa trên cơ sở khoa học chặt chẽ rút ra những tư tưởng đạo đức trong xã hội loài người. Những tư tưởng đạo đức xuất phát từ các phương thức sản xuất phát triển trong lịch sử, từ các chế độ đời sống xã hội thay thế nhau một cách có quy luật, từ tiến bộ của văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội. Ý thức đạo đức cũng là một hình thức phản ánh đặc thù của tồn tại xã hội. Đạo đức học cũng có quan hệ chặt chẽ với tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học xã hội. Những nghiên cứu tâm lý học xã hội về các hiện tượng như: dư luận, truyền thống, phong tục, tập quán, các cơ chế tác động tâm lý xã hội... góp phần làm cho nghiên cứu về đạo đức sâu sắc hơn phong phú hơn. 1.2. Nguồn gốc của đạo đức Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng phản ảnh tồn tại xã hội, các quan hệ xã hội đang tồn tại trong giai đoạn lịch sử nhất định. Trong các quan hệ xã hội đó quan hệ sản xuất, kinh tế là quan trọng nhất. Chính quan hệ sản xuất đã quy định tính chất của quan hệ đạo đức. Ăng ghen đã khẳng định: “Chung quy mọi thuyết đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của nền kinh tế xã hội lúc bấy giờ”. Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ sản xuất thấp kém, của cải vật chất được tạo ra cũng ít, sự bình quân, hưởng chung của cải làm ra được là điều thiện, là đạo đức xã hội. Khi xã hội phát triển, của cải được sản xuất ra nhiều, sự đóng góp công sức không đều nhau nên hưởng thụ cũng khác nhau. Ai đóng góp nhiều thì được hưởng nhiều sản phẩm do xã hội làm ra là điều thiện. Ai bỏ công sức ra ít mà chiếm nhiều của cải của xã hội thì đó là điều ác. Khi xem xét nguồn gốc đạo đức cũng không nên hiểu một cách xơ cứng, máy móc. Đạo đức là sự phản ảnh của tồn tại xã hội song đạo đức không phản ảnh một cách cơ học. Bản thân các hiện tượng đạo đức cũng luôn biến động, thậm chí còn tác động ngược trở lại đến các quan hệ xã hội khác. Do vậy khi phân tích các tư tưởng, chuẩn mực đạo đức cũng không nên quy kết một cách máy móc về các quan hệ kinh tế sản xuất mà nên xem xét chung một cách biện chứng. 1.3. Tính chất của đạo đức 1 3.1. Tính lịch sử Ở mỗi thời đại khác nhau có các quan niệm, tư tưởng khác nhau về chuẩn mực đạo đức cũng như các nguyên tắc của nó. Những tư tưởng, quan niệm đạo đức này luôn mang trong mình dấu ấn của lịch sử. Trong xã hội phong kiến thì bậc “quân tử” phải là những người biết hành động, cư xử theo chuẩn mực, đạo đức của kẻ “quân tử”, biết “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, biết tuân theo trật tự “quân, sư, phụ”. Người phụ nữ được coi là mẫu mực phải là người có tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh”. Cùng với sự hình thành các quan hệ kinh tế mới, trong chế độ XHCN là con 130 người trung thành với lý tưởng cách mạng, có tinh thần làm chủ tập thể, sống theo nguyên tắc “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. 1 3.2. Tính giai cấp Những quan niệm, tiêu chuẩn đạo đức chung cho toàn xã hội là tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định. Những hệ thống chuẩn mực, quy tắc như vậy thực chất cũng nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp. Ở vị trí thống trị, các bậc vua chúa, quan lại đưa ra những chuẩn mực đạo đức, ví dụ như “trung quân, ái quốc” đến độ “vua bảo chết, bầy tôi phải chết”. Thực chất những quy tắc đạo đức như vậy là nhằm bảo vệ cho chính vua chúa. Ở một khía cạnh khác, giai cấp thống trị thường đưa ra những luận điểm cho rằng vị trí và trật tự trong xã hội đều là do ý trời, ý chúa. Tuân theo ý trời là người có đạo đức… chính những luận điểm như vậy cũng đã bộc lộ tính chất giai cấp rõ nét bởi nó nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, lừa dối giai cấp bị trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Đạo đức cộng sản chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân. Nó tiếp thu có chọn lọc những tiêu chuẩn, quan niệm đạo đức cơ bản của loài người do quần chúng nhân dân đề ra trong suất hàng ngàn năm đấu tranh chống áp bức xã hội và chống những thói quen xấu. Đồng thời đạo đức cộng sản cũng có những quy tắc, chuẩn mực riêng như: tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa tập thể... 2. Y đức học Do sự phát triển của xã hội đến một trình độ nhất định mà có sự phân công lao động. Cùng với sự phát triển đó, các loại hình nghề nghiệp cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Ăng ghen viết: “Mỗi giai cấp và thậm chí mỗi nghề có đạo đức riêng của nó”. Đạo đức nghề nghiệp là sự cụ thể hóa các tiêu chuẩn đạo đức chung đối với con người hoạt động trong từng nghề nghiệp cụ thể. Sự cụ thể hóa các tiêu chuẩn, quy tắc đạo đức đối với từng nghề là do đặc điểm, tính chất và vai trò của nghề đó đối với xã hội. Y đức học cũng là sự cụ thể hóa các tiêu chuẩn đạo đức chung trên cơ sở đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Do vậy cần làm sáng tỏ một số đặc điểm cơ bản của nghề y. 2.1. Đạo đức y học - Đạo đức y học là một bộ phận của đạo đức nghề nghiệp, là yêu cầu đặc biệt có liên quan đến việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại sức khỏe cho con người. - Là các quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực của ngành y tế, nhờ đó mà mọi thành viên y tế (từ hộ lý đến bộ trưởng,...) phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và tiến bộ của ngành y tế. - Là khoa học về lý luận, phẩm cách của người cán bộ y tế và bản chất giai cấp 131 của vấn đề ấy. Là học thuyết về nghĩa vụ người thầy thuốc và cả trách nhiệm công dân của người ấy, không những trên bệnh nhân, trên đồng nghiệp mà cả toàn thể nhân dân. - Những quan hệ riêng biệt, cơ bản nói lên tỉnh chất luân lý của đạo đức y học là: + Quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân. + Quan hệ giữa thầy thuốc với công việc. + Quan hệ giữa thầy thuốc với khoa học. + Quan hệ giữa thầy thuốc với đồng nghiệp. - Lĩnh vực nghề nghiệp của ngành y có hai phạm vi nguyên tắc chuẩn mực: luật pháp hành nghề y tế, và tiêu chuẩn đạo đức người thầy thuốc. Luật pháp và đạo đức có mối quan hệ hữu cơ khăng khít, luật pháp bị vi phạm thì bầu không khí đạo đức bị thoái hóa. Người thầy thuốc sẽ bị tước danh hiệu cao quý của mình nếu xâm phạm luật pháp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người, người thầy thuốc sẽ bị lương tâm dày vò dằn vặt đau khổ vì chưa hết lòng vì nghề nghiệp vì hạnh phúc của người bệnh. “Hàng trăm cuộc đời được cứu sống không làm dịu đi niềm cay đắng của một tổn thất” (Cuprianob)... Đạo đức hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Thông qua sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, nội dung đạo đức được hình thành và phát triển từ đơn giản đến phức tạp và phong phú. Đạo đức y học cũng vậy, đạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfyuafdooitgga-ơiguiuyasptpha (1).pdf
Tài liệu liên quan