Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn thường sử dụng từ "tâm lý" để nói về lòng
người, về cách cư xử của con người. Đó là cách hiểu tâm lý ở cấp độ nhận thức thông thường.
Trong tiếng Việt thuật ngữ "tâm lý", "tâm hồn" được định nghĩa một cách tổng quát là ý nghĩ,
tình cảm . làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người.
Theo nghĩa đời thường, chữ "tâm" được dùng với các cụm từ "nhân tâm","tâm đắc", "tâm
địa", "tâm can". thường có nghĩa như là chữ "lòng", thiên về tình cảm còn chữ "hồn" thường để
diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí của con người. "Tâm hồn", "tinh thần" luôn gắn liền với
"thể xác". Trong tiếng La tinh "Psyche" là "linh hồn", "tinh thần" và "logos" là học thuyết, là
"khoa học". Vì thế "Tâm lý học" ( Psychologie) là khoa học về tâm hồn. Tâm lý học là khoa học
nghiên cứu tâm lý con người, nó vừa nghiên cứu cái chung trong tâm tư của con người, những
quan hệ tâm lý của con người với nhau. Hay nói cách khác, tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu
cầu thị hiếu của người khác, là sự cư xử hoặc cách xử lý tình huống của người nào đó, khả năng
chinh phục đối tượng. Nói một cách khái quát chung nhất: Tâm lý bao gồm tất cả những hiện
tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động
của con người. Các hiện tượng tâm lý đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống con người,
trong quan hệ giữa con người với con người và cả xã hội loài người.
1.1.2. Các hiện tượng tâm lý
* Đặc điểm của các hiện tượng tâm lý
Các hiện tượng tâm lý có nhiều biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau;
Trong một thời điểm, ở mỗi người có thể xuất hiện nhiều hiện tượng tâm lý, có khi có
những hiện tượng trái ngược nhau, tạo nên sự mâu thuẫn, băn khoăn, đấu tranh tư tưởng, dằn vặt
nội tâm trong con người. Bởi vậy, có khi chính con người cũng không tự hiểu được tâm lý của
chính mình;
Còn nhiều hiện tượng tâm lý phức tạp cho đến ngày nay mà con người chưa giải thích
được đầy đủ, rõ ràng như hiện tượng ngoại cảm, nói mơ, mộng du,
Các hiện tượng tâm lý có quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên 1 thể thống nhất chi phối
lẫn nhau, hiện tượng này làm xuất hiện hiện tượng khác;
Tâm lý là hiện tượng tinh thần;
Tâm lý là những hiện tượng rất quen thuộc gần gũi với con người;
Tâm lý có sức mạnh to lớn đối với cuộc sống con người.
PT
179 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tâm lý quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó giữa các thành viên trong tập thể.
Mức độ tham gia của các thành viên vào công tác quản lý và tự quản.
Tính kỷ luật, tự giác
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng tập thể:
Tâm trạng tập thể được hình thành từ thái độ của mỗi người đối với lao động, với đồng
nghiệp và với người lãnh đạo họ. Tuy nhiên tâm trạng còn được hình thành hoặc bị ảnh hưởng do
những biến cố chính trị, tác động của những thay đổi xã hội, những thông tin mang tính thời sự
có liên quan đến quan điểm chính trị của cá nhân và tập thể; liên quan đến nhu cầu về công ăn
việc làm, sự thỏa mãn về vai trò vị trí công tác, về tính chất lao động, về cơ hội thăng tiến; liên
quan đến những vấn đề của đời sống như mức lương, giá cả, quan hệ trong gia đình có hạnh phúc
hay không,...
Tâm trạng tập thể phản ánh điều kiện sống và làm việc của tập thể. Hoàn cảnh kinh tế
sung túc, lao động tổ chức có khoa học, quan hệ giữa mọi người tốt đẹp sẽ tạo nên tâm trạng phấn
PT
IT
Chương 4 : Tập thể và một số hiện tượng tâm lý trong tập thể
126
khởi, yêu đời. Hoàn cảnh có nhiều khó khăn, các nhà lãnh đạo mắc nhiều sai lầm, nội bộ lục đục
thường gây nên tâm trạng bi quan, thất vọng. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn, lãnh đạo vững
vàng mọi người đoàn kết và nhìn thấy tương lai tươi sáng, ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn
vươn tới tương lai tốt đẹp hơn thì tập thể vẫn có tâm trạng tích cực. Cũng có khi tâm trạng phụ
thuộc vào lề lối lãnh đạo. Người lãnh đạo nào biết tổ chức công việc 1 cách khoa học, phát huy
được sức mạnh của quần chúng, biết đánh giá cao các hoạt động của cá nhân và nhóm người tích
cực, chăm lo cải thiện đời sống của quần chúng thì nhất định sẽ tạo ra được tâm trạng dễ chịu
trong tập thể.
Ngoài ra môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng đến tâm trạng con người. Ví dụ trên mặt
trời thường xảy ra những vụ nổ định kỳ tạo nên những cơn bão từ tính xung quanh Trái đất.
Trong thời gian có bão từ, tâm trạng con người trở nên bức bách, khó chịu, tai nạn giao thông và
các vụ tự tử tăng lên 5 lần. Môi trường nơi làm việc như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn,
màu sắc...đều có ảnh hưởng đến tâm trạng của con người.
Do vậy cần có biện pháp để giữ cho tâm trạng tập thể luôn luôn lành mạnh, phải đấu tranh
có hiệu quả với những người không biết qúy trọng tâm trạng tốt của tập thể, có những tác động
xấu làm hỏng bầu không khí trong lành của đơn vị. Muốn cho tâm trạng tập thể luôn thăng bằng
và xúc cảm dương tính cần phải chú ý tổ chức lao động khoa học, cải tiến quy trình lao động, cải
thiện điều kiện làm việc. Chú ý đến nhu cầu, nguyện vọng, hoài bão và sự tương hợp tâm lý giữa
các thành viên, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, các hình thức sinh hoạt tập thể và quan
tâm lẫn nhau trong tập thể.
4.2.9 Quy luật tâm lý của đám đông
Đám đông là một thực thể tạm thời bao gồm những yếu tố không thuần nhất nhưng lại
gắn bó với nhau trong một khoảng thời gian. Mỗi đám đông có một trạng thái tinh thần chung mà
người ta gọi là "hồn", nhờ tinh thần chung này mà đám đông có những suy nghĩ, hành động khác
với tinh thần của cá nhân trong cùng một hoàn cảnh. Hành vi cũng như suy nghĩ của từng cá nhân
trong đám đông sẽ bị đám đông chi phối. Với áp lực đặc biệt của đám đông, con người trong đám
đông có thể trong chốc lát thay đổi nhân cách, cá tính, lẫn lộn mơ hồ giữa tình cảm và lý trí.
Nhân cách của một cá nhân trong đám đông rất dễ bị quá khích vì nó mang tính "vô danh" (tức là
tạo cho cá nhân nào đó can đảm, dũng cảm hơn). Hành động quá khích của cá nhân trong đám
đông xuất phát từ tính vô danh của đám đông, thông thường khi hoà mình vào đám đông cá nhân
thường tìm thấy chỗ dựa về tinh thần khuyến khích lòng dũng cảm và can đảm của họ.
* Trí tuệ của đám đông thường dựa trên các điều kiện
Số lượng cũng như trình độ của đám đông;
Vấn đề hoặc sự kiện xảy ra có thu hút được sự chú ý quan tâm của đám đông hay
không;
Ý kiến của đám đông (đa số) chưa chắc đã đúng, ý kiến của thiểu số chưa chắc đã hoàn
toàn sai.
PT
IT
Chương 4 : Tập thể và một số hiện tượng tâm lý trong tập thể
127
Tin đồn khi xuất hiện trong đám đông có tác động mạnh mẽ tới đám đông vì tính chất nửa
hư, nửa thực thiếu căn cứ của tin đồn thường gây ra sự tò mò, hiếu kỳ của đám đông. Tính hấp
dẫn và không xác thực của tin đồn càng lớn thì càng dễ lan tỏa nhanh chóng và sâu đậm trong
đám đông.
* Tình cảm của đám đông
Khi hội tụ trong đám đông tình cảm của con người dễ bị xúc động theo trạng thái tình
cảm của đám đông, tình cảm của mọi người trong trạng thái nhiễm cảm được tích hợp và nhân
lên gấp bội. Thông thường có ba trạng thái cảm xúc đặc trưng cho đám đông là phẫn nộ, sợ hãi và
hân hoan.
Phẫn nộ: có nhiều nguyên nhân gây ra sự phẫn nộ tuy nhiên có phẫn nộ từ từ và phẫn nộ
bùng nổ. Phẫn nộ bùng nổ sẽ gắn kết đám đông lại với nhau, sự thống nhất được củng cố.
Sợ hãi: nảy sinh ra khi gặp phải sức mạnh lớn hơn sức mạnh của đám đông mà họ đang
tham gia hoặc đám đông bị mất người đứng đầu.
Hân hoan: khi chiến thắng và đạt được mục tiêu đề ra.
* Thủ lĩnh của đám đông
Bất kỳ một đám đông nào cũng cần có người đứng đầu (là người không bị tác động bởi
đám đông), đó là người đại diện có sức mạnh trí tuệ của quần chúng. Người đứng đầu đám đông
có lý tưởng và rất trung thành với lý tưởng đó, có uy lực cám dỗ và thuyết phục người khác tuy
nhiên họ không chịu sự chi phối của đám đông mà ngược lại thường có vai trò ảnh hưởng tới đám
đông mặc dù sự tồn tại của họ chỉ là nhất thời.
PT
IT
Chương 4 : Tập thể và một số hiện tượng tâm lý trong tập thể
128
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4
Câu 1: Tập thể là gì? Phân tích các dấu hiệu của tập thể ?
Câu 2 : Trình bày các giai đoạn phát triển của tập thể ? Ở mỗi giai đoạn phát triển của tập
thể người lãnh đạo đóng vai trò như thế nào ?
Câu 3 : Phân tích các yếu tố để xây dựng một tập thể mạnh ?
Câu 4 : Phân tích hiện tượng thủ lĩnh trong tập thể ? Vai trò của thủ lĩnh trong tập thể ?
Câu 5 : Phân tích các điều kiện để xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập
thể ?
Câu 6 : Phân tích quá trình hình thành một dư luận đã xảy ra trong tập thể nơi bạn sống
và học tập ? Phân tích chức năng điều chỉnh của dư luận đó ?
Câu 7 : Phân tích hiện tượng lây lan tâm lý ? Vận dụng trong quản lý ở tập thể ?
Câu 8 : Truyền thống tập thể là gì ? Là thành viên trong một tập thể, bạn sẽ làm gì để xây
dựng cho tập thể của mình một truyền thống tốt đẹp ?
Câu 9 : Phân tích quy luật tâm lý của đám đông và các ảnh hưởng của nó trong quản lý ở
tập thể ?
Câu 10 : A và B là hai nhân viên trong cùng 1 phòng của cơ quan C, vì nhiều lý do A và
B xảy ra xung đột ngày càng gay gắt. Là người lãnh đạo, bạn sẽ làm gì trong trường hợp này ?
PT
IT
Chương 5 : Tâm lý giao tiếp trong công tác quản lý, lãnh đạo
129
CHƯƠNG 5: TÂM LÝ GIAO TIẾP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
LÃNH ĐẠO
5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO TIẾP
5.1.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là sự quan hệ giữa người với người trong cuộc sống và trong các hoạt động liên
quan đến nhiều người. Đối với nhiều hoạt động giao tiếp là sự khởi đầu có vai trò quyết định:
“Đầu xuôi, đuôi lọt”, “Vạn sự khởi đầu nan”...
Giao tiếp có trong mọi hoạt động của con người. Ngay từ khi mới đẻ ra, con người cần
phải có giao tiếp, trước tiên là với mẹ, sau đó là với cha, các người thân trong gia đình để học ăn,
học nói, học đi đứng, ngồi, học sử dụng các vật dụng. Nếu con người không có những sự giao
tiếp này sẽ không trở thành người. Trong lịch sử khoa học, người ta đã được biết có trên 50
trường hợp trẻ em mới đẻ bị động vật tha vào rừng nuôi dưỡng, sau khi tìm ra tất cả đều không
biết nói, không biết đi bằng hai chân, ăn sống, bò bằng bốn chân, hay gầm rú.
Như vậy, nhờ có giao tiếp giữa người với người mà tâm hồn, trí tuệ của con người được
phát triển, phong phú. Tục ngữ đã có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” vì “ở nhà nhất
mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn tròn hơn ta”. Nhờ đó ta sẽ học được cái khôn của người. Giao
tiếp ngày càng mở rộng, phong phú thì tâm lý con người cũng phát triển theo.
Giao tiếp giữa con người với nhau nhằm rất nhiều mục đích khác nhau.
Trước hết, giao tiếp nhằm mục đích trao đổi tâm tư, tình cảm. Trong giao tiếp luôn có sự
đổi ngôi: lúc thì người này chủ động nói đóng vai trò chủ thể, còn người kia đóng vai trò khách
thể chủ động nghe. Sau đó lại có sự đổi ngôi ngược lại.
Vì vậy, trong quá trình giao tiếp, hai chủ thể có những tâm tư tình cảm khác nhau sẽ trao
đổi cho nhau về cái vui, buồn, những ý nghĩ của nhau. Nếu sự nắm bắt này không tốt sẽ đi đến hiểu
lầm nhau. Yêu cứ nghĩ rằng ghét, ghét lại nhầm là yêu.
Hoạt động
Giao tiếp
Chủ thể
giao tiếp
Khach thể
giao tiếp
PT
IT
Chương 5 : Tâm lý giao tiếp trong công tác quản lý, lãnh đạo
130
Từ đó mà có những ứng xử với nhau đi đến thất bại trong tình yêu, trong nhận thức về
nhau.
Giao tiếp nào cũng nhằm mục đích nhận thức, hiểu biết lẫn nhau. Muốn vậy hai bên phải
trao tin, nhận tin, tức là hãy biết cách nói cho nhau nghe những ý nghĩ, tình cảm của nhau, và thu
nhận hết tin tức của nhau, hãy lắng nghe nhau để đi đến một nhất trí nào đó trong quan hệ người
với người: trong tình bạn, tình yêu, vợ chồng, cha con, bạn bè, bạn đồng nghiệp, cấp trên, cấp
dưới. Quá trình này đòi hỏi mỗi con người sử dụng mọi kênh thông tin: tai, mắt, mũi, da, bộ nhớ,
bộ lọc, (suy nghĩ) để cho ra được một lượng thông tin chính xác, thích hợp với mục đích, với đối
tượng hoàn cảnh.
Giao tiếp bao giờ cũng nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc, hoạt động cụ thể. Thí dụ
như: hoạt động sư phạm phải có nội dung chủ yếu là tri thức khoa học được thể hiện trong các
giờ giảng bài trên lớp. Giao tiếp trong hoạt động kinh doanh buôn bán có nội dung chủ yếu là giá
cả, mặt hàng... Trong công tác quản lý, nội dung giao tiếp chính là các loại thông tin, mệnh lệnh...
Cuối cùng, giao tiếp phải nhằm mục đích làm rõ được mối quan hệ giữa người này với
người kia: thân hay sơ, trên hay dưới, lãnh đạo hay bị lãnh đạo, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu
cực...
Từ những mục đích kể trên dẫn đến giao tiếp có các tác dụng sau đối với con người
1 – Giao tiếp là tấm gương phản chiếu nên giúp cho ta hiểu biết được trí tuệ, khả năng,
ước mơ, hoài bão, niềm tin, lý tưởng, quan điểm sống, ý chí, tình cảm, tính cách của người
khác.
2 – Giao tiếp giúp cho con người học tập, bắt chước lẫn nhau. Người xưa đã nói: “Gần
mực thì đen, gần đèn thì sáng” hoặc “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Do tác động ảnh hưởng của
giao tiếp quan trọng như vậy nên ông cha ta đã khuyên mọi người: “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi
mà ở” và ngày càng cần thêm chọn nghề mà làm, chọn vợ, chọn chồng theo tông, giống, đạo đức
và tài năng...
3 – Giao tiếp giúp ta thoả mãn các nhu cầu của con người, mang lại niềm vui và hạnh
phúc cho con người.
Trong giao tiếp con người trực tiếp được thoả mãn nhu cầu hiểu, biết; nhu cầu quan hệ
với người khác và có được những thông tin để thoả mãn những nhu cầu khác.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp.
Có tác giả xem giao tiếp dưới góc độ thông tin học, coi đây là một quá trình trao đổi,
truyền đạt thông tin. Thậm chí, như Fischer nhận xét, giao tiếp diễn ra theo sơ đồ hệ thống thông
tin, bao gồm nơi phát, nơi chuyển thành mã thông tin, dẫn truyền, nơi tiếp nhận và một danh mục
các tín hiệu thông tin
Có tác giả nhấn mạnh những khía cạnh tâm lý cụ thể trong giao tiếp như giao tiếp ý nghĩa,
giao tiếp tình cảm V.N.Panphêrốp cho giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con
PT
IT
Chương 5 : Tâm lý giao tiếp trong công tác quản lý, lãnh đạo
131
người, có nội dung là sự nhận thức và trao đổi thông tin, với sự giúp đỡ của các phương tiện khác
nhau, nhằm mục đích thông báo và xây dựng mối quan hệ có lợi cho hoạt động của con người.
Các nhà tâm lý học cấu trúc cho giao tiếp là những thông điệp về nhận thức, tình cảm
thuộc về ý thức hay vô thức, nhờ một mạng lưới hay 1 hệ thống truyền thông tin giữa những
người cùng đối thoại.
Các nhà tâm lý học nhân cách lại quan niệm giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa
con người với con người, qua đó sự tiếơ xúc tâm lý được thực hiện và các quan hệ liên nhân cách
được cụ thể hoá.
Các nhà tâm lý học xã hội như X.M.Xôcơnhin thì cho rằng, giao tiếp như là một sự tồn
tại có thực của các quan hệ xã hội mà cá nhân đã tham gia. Nó như là mặt ngoài, mặt hiện thực
của các mối quan hệ đó.
Các nhà tâm lý học Liên Xô trước đây cũng chưa có sự thống nhất xem giao tiếp là một
hoạt động hay là một phạm trù độc lập với hoạt động. A.A.Lêônchiép cho giao tiếp là một dạng
đặc biệt của hoạt động, hoặc là điều kiện, phương thức của hoạt động. Nó bao gồm đầy đủ các
thành phần trong sơ đồ cấu trúc của hoạt động như chủ thể hoạt động – đối tượng. Giao tiếp có
đầy đủ các đặc điểm cơ bản của hoạt động như tính mục đích, sự vận hành theo nguyên tắc gián
tiếp Chủ thể giao tiếp là một cộng đồng hoặc 1 cá nhân. Đối tượng giao tiếp là một tương tác
hoặc một mối quan hệ tâm lý giữa người này với người khác. Hoạt động giao tiếp có những động
cơ thúc đẩy và nhằm mục đích giải quyết những vấn đề của đời sống. Trong giao tiếp, con người
sử dụng phương tiện ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, ký hiệu và tiến hành theo những thao tác nhất
định. Quá trình giao tiếp được chia thành những giai đoạn, công đoạn hợp lý.
Trái lại, theo P.Ph.Lômốp, giao tiếp không phải là một dạng của hoạt động, mà là một
phạm trù độc lập trong tâm lý học, bên cạnh phạm trù hoạt động. Phạm trù hoạt động phản ánh
mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Còn phạm trù giao tiếp phản ánh mối quan hệ giữa chủ
thể và chủ thể. Theo ông hoạt động và giao tiếp là hai mặt tồn tại xã hội của đời sống con người.
Hai mặt này luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một đời sống thống nhất. Hơn nữa, giữa
chúng luôn có sự chuyển hoá từ mặt nọ sang mặt kia.
Rõ ràng là cho đến nay, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về giao tiếp, song về nội
dung, chúng ta đều thấy ít nhiều có hàm chứa những dấu hiệu đặc trưng như sau
Giao tiếp là một hoạt động đặc thù của con người, chỉ riêng con người mới có. Nó được
thực hiện giữa những con người với nhau, tạo ảnh hưởng lẫn nhau. Đây là một hoạt động kép của
cả chủ thể và khách thể;
Giao tiếp được con người ý thức, dựa trên nền tảng nhận thức và sự hiểu biết lẫn nhau;
Giao tiếp được thực hiện thông qua sự tiếp xúc có mục đích, có nội dung, nhằm trao đổi
thông tin, sự hiểu biết và những rung cảm;
Giao tiếp sử dụng những phương tiện nhất định và diễn ra trong những hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể;
PT
IT
Chương 5 : Tâm lý giao tiếp trong công tác quản lý, lãnh đạo
132
Giao tiếp là những mối quan hệ mang tính xã hội, lịch sử. Nó không nhằm tạo ra sự
biến đổi vật chất như những hoạt động khác mà gián tiếp tác động vào những giá trị vật chất và
tinh thần của xã hội loài người.
Tóm lại, giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định trong xã hội,
nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, vốn sống tạo nên những ảnh hưởng, những tác
động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau trong công việc.
5.1.2 Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp là yếu tố không thể thiếu được trong sự phát triển của xã hội loài người, giao
tiếp đa dạng, phức tạp, nó thể hiện muôn hình, nhiều vẻ của con người. Một trong những yếu tố
quyết định cho sự thành bại, tiên lùi của một cá nhân, đó là khả năng giao tiếp của người ấy.
Giao tiếp nhằm hình thành, phát triển và vận hành các quan hệ giữa con người với con
người. Giao tiếp đặc trưng cho tâm lý con người. Không thể có sự giao tiếp với đúng nghĩa của
nó trong giới động vật. Ở một số loài động vật có thể có mầm mống của sự giao tiếp, ví dụ như
loài khỉ có khoảng 10 âm thanh để gọi nhau, báo cho nhau có thức ăn hoặc có sự nguy hiểm. Loài
kiến, loài ong, loài cá heo, có thể phát ra một số tín hiệu để liên hệ với nhau theo bản năng, chứ
không phải để giao tiếp.
Ở con người, giao tiếp được hình thành, vận hành trong quá trình sống trong xã hội loài
người. Những đứa trẻ sinh ra, vì một lý do nào đó phải sống cách ly khỏi xã hội loài người thì
không thể có giao tiếp và không thể trở thành người.
Giao tiếp có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Qua giao tiếp, con người hình thành nên những mối quan hệ xã hội. Sự phong phú của các mối
quan hệ xã hội sẽ làm phong phú đời sống nhân cách con người. Những nét đặc trưng của tâm lý
người như ngôn ngữ, ý thức, tình cảm, được hình thành và phát triển trong giao tiếp. Qua giao
tiếp, con người hưởng thụ, tiếp thu những thành tựu phát triển văn hoá, khoa học; lĩnh hội những
giá trị vật chất và phi vật chất như lương tâm, trách nhiệm, lòng tự trọng, của xã hội loài người.
Bằng tấm gương của đối tượng giao tiếp mà chủ thể soi lại mình, tự điều chỉnh mình cho phù hợp
với các chuẩn mực xã hội. Giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển của mỗi con
người.
Cùng với hoạt động, giao tiếp là phương thức tồn tại của loài người. Xã hội càng phát
triển thì giao tiếp càng phong phú, phương tiện giao tiếp càng phức tạp và giao tiếp gián tiếp (qua
công cụ) càng phát triển. Giao tiếp ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết các vấn đề
của xã hội, của đời sống con người.
Với người quản lý, lãnh đạo, phần lớn thời gian làm việc của họ là dành cho giao tiếp
như: hội họp, bàn bạc công việc, tiếp xúc với cấp trên, gặp gỡ cấp dưới, giải quyết những công
việc đột xuất Việc hoàn thành nhiệm vụ của họ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động giao
tiếp này. Qua giao tiếp mà mối quan hệ xã hội cũng như nhân cách, phong cách công tác của họ
được hình thành và hoàn thiện; kỹ năng, kỹ xảo và nghệ thuật giao tiếp trong quản lý, lãnh đạo
của họ được phát triển.
PT
IT
Chương 5 : Tâm lý giao tiếp trong công tác quản lý, lãnh đạo
133
5.1.3 Chức năng của giao tiếp
Các chức năng tâm lý của giao tiếp được con người thực hiện thành một tổng thể. Các
chức năng này rất phong phú và phức tạp. Mỗi cá nhân trong quá trình phát triển và hoàn thiện
nhân cách của mình đã không ngừng phát triển và hoàn thiện sự giao tiếp để đáp ứng ngày càng
tốt hơn các chức năng này. Tùy theo năng lực giao tiếp của từng người mà các chức năng này
được huy động với những mức độ khác nhau, trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Các
chức năng của giao tiếp bao gồm:
Chức năng định hướng hoạt động
Khi giao tiếp với nhau, con người xác lập hướng hoạt động của mình. Thực chất của sự
định hướng trong giao tiếp là khả năng thăm dò để xác định mức độ nhu cầu, thái độ, tình cảm, ý
hướng, của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp có được những đáp ứng kịp thời,
phù hợp với nhiệm vụ, mục đích giao tiếp đề ra. Sự thăm dò này nhiều khi không dễ dàng, vì
những điều mà chủ thể định thăm dò thường là tiềm ẩn, hay thay đổi và đôi khi những biểu hiện
bên ngoài không tương xứng với thực chất của nó. Sự định hướng càng chính xác khi chủ thể
nắm vững nghệ thuật giao tiếp, tạo ra không khí thân thiện, cởi mở, hiểu biết lẫn nhau giữa chủ
thể và khách thể giao tiếp.
b. Chức năng phản ánh
Đây là chức năng nhằm thực hiện mục đích giao tiếp, bao gồm quá trình thu nhận và xử lý
thông tin. Để thu nhận thông tin, con người huy động các cơ quan của cơ thể như miệng nói, tai
nghe, mắt nhìn, tay ra hiệu, Để xử lý thông tin, con người phải phán đoán, suy lý, trừu tượng
hoá, khái quát hoá, Trong giao tiếp, con người chỉ phản ánh được 1 phần, một số khía cạnh của
sự vật, hiện tượng khách quan. Trên cơ sở kết quả thu nhận và xử lý thông tin, bằng kinh nghiệm,
bằng trực giác của mình, con người tiếp cận được bản chất đích thực của sự vật, hiện tượng.
c. Chức năng đánh giá và điều chỉnh
Dựa trên kết quả nhận thức, chủ thể đánh giá thái độ, tình cảm của đối tượng giao tiếp.
Từ đó, chủ thể và khách thể tự điều chỉnh hành vi, thái độ của mình cho phù hợp với hoàn cảnh,
điều kiện và không khí tâm lý khi giao tiếp, nhằm làm cho giao tiếp đạt mục đích và hiệu quả
cao.
d. Chức năng liên kết, nối mạch
Nhờ có giao tiếp mà con người liên kết, hiệp đồng, hợp tác được với nhau trong công
việc. Để tránh cảm giác bị đơn lẻ, để có thêm cảm giác an toàn, bằng giao tiếp con người gắn bó,
đoàn kết với nhau. Nhu cầu giao tiếp xuất hiện rất sớm trong đời sống cá thể, ngay từ khi mới lọt
lòng mẹ. Những nhu cầu được bế ẵm, vỗ về, âu yếm là nhu cầu giao tiếp giữa con và mẹ. Ở
những lứa tuổi khác nhau, nhu cầu giao tiếp, đối tượng và phương thức thực hiện chức năng này
của giao tiếp cũng khác nhau. Đây là chức năng để mỗi cá thể khi giao tiếp đáp ứng được nhu cầu
chung của nhóm, của cộng đồng.
e. Chức năng hoà nhập, đồng nhất
PT
IT
Chương 5 : Tâm lý giao tiếp trong công tác quản lý, lãnh đạo
134
Đây là sự hoà nhập, sự tham gia của các cá nhân vào nhóm xã hội (như gia đình, lớp học,
đoàn thể, ) Qua giao tiếp con người thấy được mình là thành viên của nhóm, có nghĩa vụ, trách
nhiệm với nhóm và được hưởng mọi quyền lợi như các thành viên khác trong nhóm. Họ chia
ngọt, sẻ bùi đồng cam cộng khổ với nhóm theo khả năng của mình. Mặt khác, chính nhóm xã hội
lại tác động không nhỏ lên nhân cách, thái độ, hành vi của mỗi thành viên. Những quy định,
những đòi hỏi (chính thức hoặc không chính thức) của nhóm sẽ chi phối các hoạt động riêng tư
của mỗi thành viên trong nhóm.
Cũng có khi chức năng hoà nhập còn thể hiện ở sự đối lập, mâu thuẫn của thành viên đối
với nhóm. Chức năng đối lập đã nói rõ thêm tính phong phú, phức tạp của hoạt động giao tiếp
trong nhóm.
f. Chức năng nhận thức
Chức năng này yêu cầu người nói khi cung cấp thông tin phải rõ ràng, mạch lạc, đi thẳng
vào chủ đề để người nghe có thể nhận thức (thu nhận thông tin) được nhanh chóng, chính xác.
Tránh cách nói vòng vo, rời xa chủ để.
g. Chức năng cảm xúc
Chức năng này nhằm tạo ra không khí thoải mái, những cảm xúc tốt đẹp giữa chủ thể và
khách thể trong giao tiếp.
h. Chức năng duy trì sự liên tục
Chức năng này yêu cầu chủ thể và khách thể không để có khoảng trống trong giao tiếp.
Xen giữa những giao tiếp công việc, nghiêm túc là những lời thăm hỏi, những câu chuyện vui,
chuyện cười,
Chức năng lãng mạn
Chức năng này tạo ra sự thi vị, kích thích trí tưởng tượng phong phú và những xúc cảm
thẩm mỹ trong giao tiếp.
k. Chức năng siêu ngữ
Chức năng này nhằm lựa chọn và sử dụng những câu, những từ chính xác, sâu sắc, gây ấn
tượng mạnh, nhằm “nói ít mà hiểu nhiều, nói nhẹ nhàng nhưng hiểu sâu sắc”.,
Người làm công tác quản lý lại càng phải học để tuỳ theo hoàn cảnh mà ứng xử cho linh
hoạt, có nghệ thuật, giản dị, dễ hiểu. Khi diễn thuyết thì giọng lúc lên lúc bổng, lúc xuống trầm,
khi hùng hồn mạnh mẽ, lúc tha thiết lâm ly mới mong quyến rũ được người nghe đi theo mình.
Lúc ngoài đường, ở nhà phải tỏ ra thân mật, giản dị... Ngay cách chào mời, ăn uống dự tiệc, cái
bắt tay, cái hôn cũng phải học tập để áp dụng cho đúng đối tượng, hợp tình huống...
Phong cách giao tiếp là một hệ thống các phương thức, cách thức hành vi, hành động, ứng xử, tương
đối ổn định của con người. Thí dụ phong cách ăn của người Việt Nam là ăn bằng đôi đũa, hay ngồi
xếp chân vòng tròn trên chiếu trong khi đó người châu âu có thói quen ăn bằng thìa, dĩa và ăn đứng
hoặc ngồi ghế.
PT
IT
Chương 5 : Tâm lý giao tiếp trong công tác quản lý, lãnh đạo
135
Như vậy, phong cách giao tiếp chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, truyền thống sinh
hoạt, quan hệ của từng vùng, từng xã hội.
Giao tiếp được cấu tạo bởi hai phần: mềm và cứng.
Phần cứng là những tác phong hành vi rất ổn định, bền chặt do tính chất của hệ thống thần
kinh quy định và do những phản xạ có điều kiện đã được củng cố khá bền vững, tức là những tác
phong tập nhiễm lâu ngày rất khó xoá bỏ như thói quen nghiện hút thuốc lá, thói quen ngồi xếp
chân vòng tròn.
Phần cứng tạo ra dáng đi, dáng đứng, dáng ngồi, cách ăn nói, văn minh lịch sự hoặc thô
lỗ, thiếu lễ độ, thanh nhã hay kiêu căng...
Về phần cơ thể bẩm sinh của mỗi người cũng có thể tạo ra những phong cách tiền đề cho
một phong cách giao tiếp. Ví dụ với người béo, lùn, chân đi chữ bát thường có dáng đi lạch bạch,
chậm chạp như vịt bầu, với những người cao dễ tạo dáng đi nhanh nhẹn hoặc với người lưỡi dày
hay có giọng nói lè nhè ấp úng cần phải khắc phục. Những người có lưỡi mỏng, nhỏ, nhọn, môi
mỏng thì nói năng rất giảo hoạt, những người có mồm rộng hay nói to, dõng dạc.
Quan hệ xã hội được củng cố lâu ngày cũng sẽ tạo ra những thói quen giao tiếp. Ví dụ,
người buôn bán lâu ngày nói năng rất nhanh, tinh khôn và người buôn bán hàng chợ rất đanh đá
và chanh chua (nếu không sẽ bị người ta bắt nạt) hoặc những người làm công tác quản lý cấp trên
lâu ngày trong chế độ quan liêu gia trưởng phong kiến thường hay có tác phong quan cách, hách
dịch, cửa quyền, làm t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bg_tam_ly_quan_ly_1632.pdf