Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 7: Lạm phát - Sử Đình Thành

Nội dung nghiên cứu

ƒ Khái niệm và phân loại lạm phát

ƒ Nguyên nhân lạm phát

ƒ Tác động lạm phát

ƒ Các biện pháp kiểm soát lạn phát

pdf8 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 7: Lạm phát - Sử Đình Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/7/2009 1 LẠM PHÁT PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH 9/7/2009 2 Nội dung nghiên cứu ƒ Khái niệm và phân loại lạm phát ƒ Nguyên nhân lạm phát ƒ Tác động lạm phát ƒ Các biện pháp kiểm soát lạn phát 9/7/2009 3 KHÁI NIỆM • Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy. • Cho đến hiện nay chưa có một sự thống nhất hoàn toàn về khái niệm lạm phát. – Quan điểm cổ điển: lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng đảm bảo. – Quan điểm các nhà kinh tế tiền tệ: lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. 9/7/2009 4 • Quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hoá. Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng => giá cả tăng lên cho dù bất kỳ nguyên nhân nào đều là lạm phát. KHÁI NIỆM 9/7/2009 5 • Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình. – Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc KHÁI NIỆM 9/7/2009 6 • Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: – Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. – Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. – Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. KHÁI NIỆM 9/7/2009 7 • Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. • Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. • Chỉ số giảm phát GDP: tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực. • Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). KHÁI NIỆM 9/7/2009 8 PHÂN LOẠI • Căn cứ vào mức độ tăng giá: – Lạm phát vừa phải – Lạm phát phi mã – Siêu lạm phát 9/7/2009 9 • Căn cứ vào so sánh hai chỉ tiêu là tỷ lệ tăng giá và tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. – Giai đoạn 1: Tỷ lệ tăng giá nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. – Giai đoạn 2: Tỷ lệ tăng giá lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. PHÂN LOẠI 9/7/2009 10 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT ƒ Lý thuyết lượng tiền tệ và lạm phát ƒ Chính sách tài khóa và lạm phát ƒ Lạm phát cầu kéo ƒ Lạm phát chi phí đẩy 9/7/2009 11 • Friedman với câu nói nổi tiếng: “lạm phát luôn luôn và bất cứ ở đâu đều là hiện tượng tiền tệ” • => Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ: Lạm phát là kết quả gia tăng cung tiền tệ liên tục. NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT (Lý thuyết lượng tiền tệ và lạm phát) P4 P3 P2 P1 AS4 AD1 Y P AS3 AS2 AS1 AD3AD2 AD4 1 2 3 4 1’ 2’ 3’ 9/7/2009 12 • Sự thiếu hụt tài khóa có thể dẫn đến một sự gia tăng cung tiền. – Thiếu hụt tài khóa kéo dài và được tài trợ thông qua tạo tiền có tính lỏng cao gia tăng liên tục, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, dẫn đến giá cả tăng cao và lạm phát xảy ra. NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT (Chính sách tài khóa và lạm phát) 9/7/2009 13 • Lạm phát cầu kéo (Demand – pull inflation) xảy ra khi mức tổng cầu tăng nhanh hơn so với mức cung. • Với đường tổng cung AS, khi tổng cầu (AD) dịch chuyển sang phải (AD1 -> AD2 - > AD3), kéo theo giá cả tăng lên và lạm phát xảy ra. NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT (Lạm phát do cầu kéo) 9/7/2009 14 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT (Lạm phát do cầu kéo) AS AD1 AD2 AD3 Y P 9/7/2009 15 ‰ Một sự gia tăng tổng cầu có thể: ‰ Người tiêu dùng tiêu dùng nhiều hơn (chẳng hạn, do lãi suất giảm, thuế giảm, thu nhập tăng ); ‰ Các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn (do kỳ vọng tăng trưởng kinh tế ở tương lai); ‰ Chính phủ tiêu dùng nhiều hơn do thực hiện đẩy mạnh chính sách trợ cấp xã hội, chính sách kích cầu để phát triển kinh tế. NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT (Lạm phát do cầu kéo) 9/7/2009 16 ‰ Lạm phát chi phí đẩy (Cost – push inflation) khi chi phí gia tăng một cách độc lập với tổng cầu. ‰ Chi phí gia tăng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, nói chung đó là hiện tượng lạm phát cầu kéo, chứ không phải lạm phát chi phí đẩy. ‰ => Chi phí đẩy: Tiền lương gia tăng, gia tăng lợi nhuận các nhà độc quyền, nhập khẩu lạm phát, gia tăng tỷ giá hối đoái NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT (Lạm phát do chi phí đẩy 9/7/2009 17 ‰ Tác động tích cực ‰ Tác động tiêu cực TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT 9/7/2009 18 • Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. • Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi => khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất; việc làm được tạo thêm; tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT (Tích cực) 9/7/2009 19 • Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội. – “Bào mòn” thu nhập – Bóp méo chi phí đầu tư . – Sai lệch phân bổ nguồn lực – Suy yếu các chức năng tiền tệ.. TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT (Tiêu cực – lạm phát dự kiến được) 9/7/2009 20 • Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn. • Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. – Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại. TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT (Tiêu cực – lạm phát không dự kiến được) 9/7/2009 21 • Kiềm chế lạm phát còn gọi là giảm lạm phát. Có một loạt các phương thức để kiềm chế lạm phát. • Các nhà kinh tế tiền tệ nhấn mạnh việc tăng lãi suất bằng cách giảm cung tiền thông qua các chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. – Tăng lãi suất là cách thức truyền thống để các ngân hàng trung ương kiềm chế lạm phát – => Cắt giảm sản xuất để hạn chế tăng giá. BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 9/7/2009 22 • Những người theo học thuyết Keynes nhấn mạnh việc giảm cầu nói chung, thông thường là thông qua các chính sách tài chính để giảm nhu cầu. BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 9/7/2009 23 • Các nhà kinh tế học trọng cung chủ trương kiềm chế lạm phát bằng cách kiểm soát tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ và một số đơn vị tiền tệ tham chiếu ổn định, hay bằng cách giảm thuế suất giới hạn trong chế độ tỷ giá thả nổi để khuyến khích tích lũy vốn. BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 9/7/2009 24 • Một phương pháp khác là đơn giản thiết lập kiểm soát giá cả. Kiểm soát này là nó được sử dụng vào thời gian mà các biện pháp kích "cầu" được áp dụng. • Các nhà kinh tế coi việc kiểm soát giá là phản tác dụng khi nó có xu hướng làm lệch lạc các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, cái giá phải trả này có thể là "đáng giá" nếu nó ngăn chặn được lạm phát . BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_tien_te_chuong_7_lam_phat_su_dinh_thanh.pdf