Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 4: Lãi suất - Nguyễn Anh Tuấn

Chương 4 LÃI SUẤT4 tiết )

1 Khái niệm và các loại lãi suất

2 Lãi suất và tỉ suất lợi tức

• 2.1 Các công cụ nợ

• 2.2 Hiện giá

• 2.3 Tỉ suất lợi tức

• 3 Các nhân tố quyết định lãi suất thị trường

• 3.1 Cung cầu trái phiếu và quỹ cho vay

• 3.2 Sự thay đổi lãi suất thị trường

• 4 Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

pdf32 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 4: Lãi suất - Nguyễn Anh Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÃI SUẤT Chương 4 LÃI SUẤT4 tiết ) 1 Khái niệm và các loại lãi suất 2 Lãi suất và tỉ suất lợi tức • 2.1 Các công cụ nợ • 2.2 Hiện giá • 2.3 Tỉ suất lợi tức • 3 Các nhân tố quyết định lãi suất thị trường • 3.1 Cung cầu trái phiếu và quỹ cho vay • 3.2 Sự thay đổi lãi suất thị trường • 4 Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất • • Giảng phần 1 , 2 , 3 • Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 4 • I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI LÃI SUẤT • 1. Khái niệm lãi suất - Tiền lãi (interest) là chi phí cho việc sử dụng vốn vay - Lãi suất: ( rate of interest) là tỉ lệ % giữa tiền lãi trên tổng số vốn vay • Lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng tiền của người cho vay. Nói khác đi, lãi suất là số tiền phải trả để thuê mượn vốn trong một khoảng thời gian nhất định. LS được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi vay & người cho vay với nhiều yếu tố ảnh hưởng như: thời hạn vay, rủi ro tín dụng, chi phí cơ hội 2- Các loại lãi suất : • Trong nền kinh tế thị trường vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, do đó sức khoẻ của đồng tiền biểu hiện qua tỉ lệ lạm phát trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng đến giá vốn vay là lãi suất. • Do đó, người đầu tư thường quan tâm đến cá́c loại LS sau: - Lãi suất danh nghĩa(nominal interest rate-NIR) Loại lãi suất này được niêm yết trên báo chí, niêm yết tại các ngân hàng, trên các phương tiện truyền thông khác - Lãi suất thực (real interest rate - RIR) Là số lãi mà người vay phải trả tính theo giá trị thực tế, nói cách khác đây là loại lãi suất được vận hành trong không gian và thời gian mà trong đó lạm phát được giả sử bằng không. RIR = NIR - tỉ lệ lạm phát Trong đời sống kinh tế hầu như không có quốc gia nào duy trì được tỉ lệ lạm phát bằng 0 như giả định.ï. Đặc biệt đối với các ngân hàng để bảo đảm quá trình huy động đạt hiệu quả, nói cáùch khác để RIR luôn > 0 cáùc ngân hàng luôn phải giữ cho NIR> tỉ lệ lạm phát. Đây là điều hoàn toàn không đơn giản nếu ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất cố định. Điều này giải thích lý do vì sao, chế độ lãi suất thả nổi đã và đang có xu hướng áp dụng tại hầu hết các NHTM trên thế giới. Phân tích ưu & nhược điểm của lãi suất cố định & lãi suất thả nổi ? Đối với lãi suất cố định, ngân hàng có sẵn khung lãi suất huy động, điều này giúp ngân hàng có thể tính toán khá chính xác lợi nhuận thu về. Tuy nhiên vấn đề thương lượng về chi phí vốn giữa ngân hàng và khách hàng sẽ bị triệt tiêu hạn chế tính chất linh hoạt của công cụ lãi suất. • Đối với lãi suất thả nổi, ngân hàng có thể điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh. Trong điều kiện đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ được chọn làm cơ sở để xác định lãi suất ngân hàng Aùp dụng lãi suấát thả nổi tỏ ra phù hợp với nguồn vốn huy động dài hạn, mặt khác nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng hơn. Sự đa dạng của thị trường tạo nên nhiều bộ phận thi trường khác nhau, từ đó các loại LS thị trường sẽ phát sinh như: LS trên thị trường liên ngân hàng, LS trên thị trường hối đoái, LS trên thị trường chứng khoán.. Mô hình lãi suất thị trường được xác định theo công thức sau: in = ir + p + rp +lp Trong đó in : LS danh nghĩa ir : LS thực ( không tính đến yếu tố rủi ro) p : tỉ lệ lạm phát dự kiến rp : nhu cầu bù đắṕ rủi ro (do thời hạn đầu tư, khả năng người đi vay bị vỡ nợ ) lp : nhu cầu bù đắ́p tính lỏng (tiền mặt luôn có tính lỏng cao hơn so với các loại tài sản tài chính khác II- Lãi Suất & Tỉ̉ Suất Lợi Tức ( YIELD ) 1- Giới thiệu mợt sớ các cơng cụ nợ • Xét về mặt kỹ thuật, các công cụ nợ có thể được phân chia thành 4 nhóm: các khoản nợ đơn, trái phiếu chiết khấu, trái phiếu coupon và các khoản nợ thanh toán cố định. Các loại công cụ nợ khác nhau căn bản về thời gian thanh toán (Timing of payments) • - Nợ đơn (Simple loan) • Với khoản nợ đơn, thì khi đi vay người vay nợ đồng ý trả cho người cho vay gồm: tiền gốc cộng với tiền lãi khi đáo hạn. Khi P là tiền gốc và i là lãi suất. FV (Future value) giá trị thanh toán tương lai • FV = P + iP = P(1+ i ). • Ví dụ: Ngân hàng ACB cung cấp cho công ty A một khoản nợ đơn 10,000 USD với kỳ hạn 1 năm và lãi suất 10%. Sau một năm công ty A phải trả cho Ngân hàng ACB tổng số tiền là : 10.000 + (10% x 10.000) = 11.000 đôla (tiền gốc 10.000 đôla và tiền lãi 1.000 đôla). • - Trái phiếu chiết khấu • Đối với loại trái phiếu chiết khấu, người đi vay trả cho người cho vay một khoản thanh toán đơn bằng đúng mệnh giá của trái phiếu. . Ví dụ, công ty A phát hành trái phiếu chiết khấu có thời gian một năm với mệnh giá là 10.000 đôla. Khi đó công ty A nhận được số tiền vay là 9.091 đôla và thanh toán 10.000 đôla sau một năm. Nói cách khác khi mua trái phiếu,người mua chỉ thanh toán khoản tiền thấp hơn so với mệnh giá nhưng khi trái phiếu đá́o hạn sẽ được hoàn trả theo đúng mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa mệnh giá với số tiền mua trái phiếu được xem là tiềǹ lãi mà công ty phát hành trái phiếu đã chiết (trừ) trước cho người đầu tư • - Trái phiếu coupon • Phát hành trái phiếu coupon, người đi vay thực hiện thanh toán nhiều lần số tiền lãi theo định kỳ chẳng hạn như nữa năm hoặc một năm một lần và thanh toán tiền gốc khi đáo hạn. Một trái phiếu coupon phải ghi rõ ngày đáo hạn, mệnh giá, người phát hành (chính phủ, công ty) và lãi suất coupon. Lãi suất coupon được xác định bằng số tiền thanh toán coupon hàng năm chia cho mệnh giá. Giả sử một trái phiếu được phát hành với mệnh giá P, thời hạn 10 năm, LS hàng năm là i Khi đó + Tiền lãi được trả định kỳ hàng năm = Pi + Đến ngày đáo hạn, người phát hành trái phiếu phải thanh toán cho người mua = P + Pi Loại công cụ nợ này thường gây áp lực cho người đi vay ở thời điểm đáo hạn . - Nợ vay thanh toán cố định Hình thức này thường được các NHTM áp dụng khi cho vay dài hạn. Nhằm giảm bớt những khó khăn tài chính cho người đi vay, ở mỗi kỳ ( tháng, quý, năm ) số tiền phải trả bao gồm: nợ gốc & lãi vay được áp dụng theo 2 cách . : Cách 1 Nợ gốc sẽ trả dần ( phân bổ đều ) ở mỗi kỳ hạn tiền lãi ( tính theo số dư nợ hoặc theo nợ gốc đã hoàn trả) Cách 2 Nợ gốc & lãi vay được phân bổ đều cho các kỳ hạn 2- Hiện giá ( PV : present value ) Do có sự khác nhau về thời gian của các công cụ nợ, nên sẽ rất khó khăn trong việc so sánh mức thu nhập của chúng. Vì thế, chúng ta phải dùng phương pháp hiện giá Khái niệm hiện giá cho phép chúng ta giải thích tại sao một đôla nhận được hôm nay có giá trị lớn hơn một đôla nhận được trong tương lai (một đôla hôm nay có thể được đầu tư để kiếm lời) Nếu gọi FV ( future value ) là giá trị thanh toán tương lai, I là lãi suất đến kỳ thanh toán thì công thức tính hiện giá theo mô hình giản đơn ( trả gốc & lãi một lần khi đáo hạn ) là : FV= PV + PVi = PV ( 1+i ) hay FV (1+i) Nếu có nhiều kỳ hạn thanh toán (n) thì PV được tính theo công thức : FV1 + FV2 ++ FVn 1+i ) (1+ i ) (1+i ) PV = PV = 3- Tỷ suất lợi tức ( Yield) Khác với lãi suất chỉ tiêu này thường được vận dụng để̉ xác định hiệu quả vốn đầu tư khi kinh doanh chứng khoán hay các dạng tài sản tài chính có thể chuyển nhượng trên TTTC Trước khi nghiên cứu tỉ suất lợi tức cần xét đến các chỉ tiêu sau : + Lợi suất danh nghĩa ( Nominal Yield ) là lãi suất cố định mà nhà phát hành đã xác định khi phát hành trái phiếú Ví dụ : Công ty A phát hành trái phiếu mệnh giá $1000, LS 10% , công ty sẽ trả cho người mua trái phiếu $100 năm ̣ + Lợi suất hiện hành (Current yield) thể hiện hiệu quả̉ vốn đầ̀u tư, được xác định theo công thức : LS hiện hành = tiền lãi(C) chi phí đầu tư (P) Ví dụ : Một trái phiếu có mệnh giá $1000, LS 10 % nhưng người đầu tư đã ̃mua được với giá́ $ 800 ( thấp hơn mệnh giá) vì vậy LS hiện hành cuả Trái phiếu là: $100 $800 = 12,5% > Lãi suất danh nghĩa + Tỉ suất lợi tức ( yield - to - maturity hay rate of return) Đây là chỉ tiêu xác địṇh tỉ lệ lợi nhuận mà nhà đầu tư sẽ nhậän được nếu giữ các công cụ đấu tư dài hạn như trái phiếu cho đến ngày đáo hạn Do giá trái phiếu có thể tăng, giảm trên thị trường nên LS danh nghĩa hay LS hiện hành không đo lường hết hiệu quả của vốn đầu tư. Vì vậy đâây là một chỉ tiêu quan trọng thường được vận dụng trong thực tế Phương pháp tính : PP 1: người đầu tư sử dụng một bảng tính sẵn thường gọi là cuốn sách cơ bản ( basis book ) PP 2 : dựa trên cơng thức tởng quát sau: C + Pt+1 - Pt Pt Pt Trong đó, R là tỉ suất lợ tức C tiền lãi ( tính theo LS danh nghĩa ) Pt là giá của trái phiếu ở thời điểm t Pt+1 là giá của trái phiếu ở thời điểm t+1 Giả sử mợt trái phiếu có mệnh giá là $1.000, lãi suất coupon là 8%. Ơng A mua với giá $ 1000 . Sau một năm, ông ta bán trái phiếu với giá $1100 thì tỷ suất lợi tức (R) trái phiếu là: 80 + 1100 - 1000 1000 1000 R = = 18 % R = Trong trường hơp ơng A bán được với giá $1000(bằng với mệnh giá) thì tỉ suất lợi tức là: 80 + 1000 - 1000 1000 1000 Trường hợp ơng A bán trái phiếu với giá $900 thì tỉ suất lợi tức là : 80 + 900 – 1000 1000 1000 = 8 % R = = 0,2 % R = Tóm lại : Mới quan hệ giữa giá & các loại lãỉ suất là : Đứng trên góc đợ người bán : _ Nếu trái phiếu được bán > mệnh giá Tỉ suất lợi tức > LS danh nghĩa > LS hiện hành _ Nếu trái phiếu được bán với giá = mệnh giá LS danh nghĩa = LS hiện hành = Tỉ suất lợi tức _ Nếu trái phiếu bán < mệnh giá Tỉ suất lợi tức < LS danh nghĩa < LS hiện hành LƯU Ý : Đứng trên góc đợ người mua trường hợp 1 & 2 sẽ có biểu hiện ngược lại Ở VỊ TRÍ CỦA TỈ SUẤT LỢI TỨC III. CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG 1. Cung - cầu trái phiếu và quỹ cho vay Mợt sớ vấn đề cần được thớng nhất về thuật ngữ : • Trái phiếu là hàng hóa • Người mua TP là người cho vay / người cung cấp vớn / người sở hữu hàng hóa • Người bán là người phát hành TP / người huy đợng vớn / người có quyền sử dụng hàng hóa • Giá cả TP là lãi suất 1.1. Đường cầu • Đường cầu trái phiếu phản ánh mối quan hệ giữa giá cả trái phiếu và số lượng trái phiếu mà người cho vay mua • . Xét trái phiếu chiết khấu có thời gian đáo hạn 1 năm với mệnh giá 10.000 đôla. Nếu giá cả trái phiếu là 8.000 đôla thì người mua sẽ muốn mua loại trái phiếu này nhiều hơn so với mức giá 9.500 đôla. Sự tương tác giữa giá cả và số lượng trái phiếu sẽ hình thành nên đường cầu trái phiếu hướng về phiá dưới có dạng như hình (3.1a). Đồng thời, với quan điểm quỹ cho vay là hàng hóa, chúng ta có thể xác định được lãi suất của trái phiếu. Ở mức giá chiết khấu là 8.000 đôla thì lãi suất (i) của trái phiếu là: • (10.000 - 8000) / 8000 = 25% • Nếu ở mức giá chiết khấu là 9.500 đôla thì lãi suất trái phiếu là: • ( 10.000 – 9500 ) / 9500 = 5,3% • Hình (3.1 a) Hình (3.1b) Giá cả trái phiếu (P:$) KL giá trị trái phiếu, (B $) 9.500 8.000 B A Lãi suất ( i %) Quỹ cho vay, (L $) 25% 5,3% A B Hình 3.1a: Cầu trái phiếu Hình 3.1b: Cung quỹ cho vay Bd Ls • 1.2. Đường cung • Đường cung trái phiếu mô tả khối lượng trái phiếu được cung cấp bởi người đi vay tương ứng với các mức giá khác nhau. Trở lại ví dụ trái phiếu chiết • khấu có thời gian đáo hạn 1 năm, mênh giá 10.000 đôla. Khi giá cả trái phiếu ở mức 9.500 đôla thì người đi vay sẵn lòng cung cấp trái phiếu nhiều hơn so với mức giá 8.000 đôla. Đường cung trái phiếu, Bs hướng đi lên như hình (3.2a). Xét góc độ quỹ cho cho là hàng hóa. Ở mức giá 9.500 đôla thì lãi suất chiết khấu trái phiếu là 5,3%. Trong khi đó, ở mức giá 8.000 đôla thì lãi suất là 25%. Lãi suất gia tăng từ 5,3% lên 25% sẽ làm hạn chế khả năng đi vay của người đi vay. Vì thế, đường cầu quỹ cho vay, Ld dốc xuống như hình (3.2b) • Hình 3.2 Giá cả trái phiếu (P:$) KL giá trị trái phiếu, (B $) 9.500 8.000 C D Lãi suất ( i %) Quỹ cho vay, (L :$) 25% 5,3% D C Hình 3.2a: Cung trái phiếu Hình 3.2b: Cầu quỹ cho vay Bs Ld • 1.3. Điểm cân bằngGiá cả • Để xác định điểm cân bằng, chúng ta đặt chồng hình (3.1a) lên hình (3.2a), tương tự, đặt chồng hình (3.1b) lên hình (3.2b). Kết quả là, đường cung và đường cầu trái phiếu cũng như đường cung và đường cầu quỹ cho vay cắt nhau lần lượt tại điểm E như hình (3.3a) và hình (3.3b). Tại điểm E lượng cung bằng lượng cầu và mức giá cân bằng của trái phiếu là P* và lãi suất cân bằng quỹ cho vay là i*. • Hình 3.3 Giá cả trái phiếu (P $) KL giá trị trái phiếu, (B $) 9.500 8.000 C D Lãi suất ( i %) Quỹ cho vay, (L $) 25% 5,3% D C Hình 3.3a: Cung –cầu trái phiếu Hình 3.3b: Cung - cầu quỹ cho vay Bd Ld B A A B Ls Bs Cầu vượt quá Cầu vượt quá Cung vượt quá Cung vượt quá P* i* E E • 2. Sự thay đổi lãi suất thị trường • Lãi suất thị trường được hình thành theo sự tương tác của quan hệ cung cầu trái phiếu và quỹ cho vay. • 2.1. Các nhân tố làm thay đổi đường cầu trái phiếu và quỹ cho vay • Có năm nhân tố cơ bản ảnh hướng đến đường cầu trái phiếu và quỹ cho vay: • Thu nhập bình quân. • Lợi tức và lạm phát kỳ vọng. • Rủi ro. • Tính lỏng • Chi phí thông tin. • 2.2. Các nhân tố làm thay đổi đường cung trái phiếu và quỹ cho vay • Có bốn yếu tố cơ bản làm thay đổi đường cung trái phiếu và quỹ cho vay: • *Lợi nhuận kỳ vọng của vốn đầu tư. • *Chính sách thuế. • *Lạm phát kỳ vọng. *Vay nợ của chính phủ • IV. CẤU TRÚC RỦI RO VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT 1. Cấu trúc rủi ro của lãi suất 1.1. Rủi ro vỡ nợ 1.2. Tính lỏng 1.3. Chi phí thông tin 1.4. Thuế 2. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_tien_te_chuong_4_lai_suat_nguyen_anh_tua.pdf