Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 3: Tín dụng - Sử Đình Thành

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

? KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG

? VAI TRÒ TÍN DỤNG

? CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG

? Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và

phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng

hóa.

? Có thể hiểu tín dụng theo các khía cạnh:

? Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa theo

nguyên tắc hoàn trả.

? Tín dụng phản ảnh quan hệ sử dụng vốn

giữa các tác nhân

 

pdf12 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 3: Tín dụng - Sử Đình Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 1 TÍN DỤNG PGS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ƒ KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG ƒ VAI TRÒ TÍN DỤNG ƒ CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 3 ƒ Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. ƒ Có thể hiểu tín dụng theo các khía cạnh: ƒ Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa theo nguyên tắc hoàn trả. ƒ Tín dụng phản ảnh quan hệ sử dụng vốn giữa các tác nhân. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 4 KHÁI NIỆM TÍN DỤNG Giá trị (hàng hóa, tiền tệ) Giá trị (hàng hóa, tiền tệ) Người đi vay Người đi vay Người cho vay Người cho vay 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 5 ƒ Các đặc điểm của tín dụng: ƒ Người cho vay chuyển giao vốn cho người đi vay ƒ Người đi vay được quyền sử dụng vốn vay theo thời gian thỏa thuận ƒ Người đi vay hoàn trả tiền vay và lãi cho người cho vay khi đáo hạn. ƒ Như vậy: ƒ Tính hoàn trả là đặc trưng cơ bản của tín dụng. ƒ Người cho vay tin tưởng vào khả năng trả nợ của người đi vay. ƒ Lãi suất phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của người đi vay ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 6 ƒ Chức năng phân phối (thuộc phạm trù tài chính) ƒ Đối tượng: Các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể xã hội ƒ Chủ thể tham gia tín dụng => Cung và cầu tín dụng, gồm: ƒ Chính phủ ƒ Doanh nghiệp ƒ Cá nhân và hộ gia đình CHỨC NĂNG TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 7 ƒ Đặc điểm: ƒ Phân phối theo nguyên tắc có hoàn trả ƒ Phân phối theo cơ chế điều tiết trực tiếp hay gián tiếp ƒ Cơ chế trực tiếp => thông qua thị trường chứng khoán (phát hành chứng khoán nợ) ƒ Cơ chế gián tiếp => thông qua các định chế tài chính trung gian (các hợp đồng tín dụng) CHỨC NĂNG TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 8 ƒ Chức năng kiểm tra:ƒ Đối tượng => sử dụng vốn vay ƒ Chủ thể => người cho vay ƒ Nội dung:ƒ Kiểm tra mức độ tín nhiệmƒ Đánh giá tính hiệu quả của dự án vay nợ ƒ Đặc điểm:ƒ Kiểm tra được thực hiện dưới hình thức giá trịƒ Kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện dự án CHỨC NĂNG TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 9 ƒ Tập trung vốn, tài trợ cho sự đầu tư phát triển kinh tế xã hội ƒ Tín dụng là một phương thức tập trung vốn => tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi => hình thành nên nguồn vốn cho vay có quy mô lớn, => tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển. VAI TRÒ TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 10 ƒ Đối với doanh nghiệp: ƒ Tín dụng góp phần đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh. ƒ Tín dụng góp phần mở rộng quy mô kinh doanh. ƒ => Khai thác tối ưu khả năng kinh doanh của doanh nghiệp VAI TRÒ TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 11 ƒ Đối với nền kinh tế quốc dân: ƒ Tín dụng góp phần thực hiện các chương trình dự án có tầm chiến lược quốc gia ƒ Tín dụng góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế VAI TRÒ TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 12 ƒ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: ƒ Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. ƒ Giảm thời gian ngừng sản xuất kinh doanh => thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hạch toán kinh tế VAI TRÒ TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 13 ƒ Ổn định giá cả và tiền tệ: ƒ Góp phần điều hòa cung cầu tiền tệ => Tạo nên sự cân đối tiền – hàng . ƒ Đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng => Tạo ra nhiều phương tiện chuyển tải giá trị tham gia vào quá trình thanh toán và lưu thông hàng hóa. VAI TRÒ TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 14 ƒ Nâng cao đời sống xã hội: ƒ Tín dụng chính sách của nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo. ƒ Tín dụng tiêu dùng trong việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội VAI TRÒ TÍN DỤNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 15 TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC ƒ Huy động vốn:ƒ Huy động vốn trong nước ƒ Phát hành trái phiếu.ƒ Huy động vốn nước ngoàiƒ Vay ODAƒ Cho vay vốn:ƒ Thực hiện tín dụng chính sách/chỉ định.ƒ Lãi suất ưu đãiƒ Các đơn vị thực hiện tín dụng ưu đãi:ƒ Ngân hàng Chính sách Xã hộiƒ Ngân hàng Phát triển Việt Nam 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 16 ƒ Khái niệm: Quan hệ tín dụng phát sinh trong quá trình mua bán chịu hàng hoá giữa các doanh nghiệp với nhau. Bên bán Bên mua H (T) TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 17 ƒ Đối tượng: ƒ Hàng hóa ‘nhàn rỗi’ của những doanh nghiệp sản xuất = > Quy mô tín dụng phụ thuộc vào quy mô hàng hóa mua bán chịu. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 18 ƒ Chủ thể: Các doanh nghiệp có sự gắn kết trong kinh doanh => lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực phân phối . ƒ Quy mô tín dụng thương mại gia tăng theo quy mô phát triển của nền sản xuất hàng hóa. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 19 ƒ Thương phiếu (Công cụ tín dụng thương mại): là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. ƒ Công dụng của thương phiếu: ƒ Công cụ mua bán chịu. ƒ Công cụ thanh toán. ƒ Tài sản đảm bảo vay nợ . TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 20 ƒ Thương phiếu có tính trừu tượng: Thương phiếu không phải là văn tư, hợp đồng hay là hóa đơn bán hàng hoá mà là một loại chứng khoán (chứng khoán nợ - trái quyền về tiền bạc). ƒ Thương phiếu là lệnh trả tiền vô điều kiện: ƒ Đến hạn, người thanh toán phải chi trả nợ cho chủ nợ, không được trì hoãn => Tất cả những người chuyển nhượng liên quan đến thương phiếu phải có trách nhiện liên đới trong việc thanh toán. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 21 ƒ Thương phiếu có tính lưu thông: Trong thời gian hiệu lực, thương phiếu được sử dụng như là phương tiện thanh toán => luân chuyển từ người này đến người khác. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 22 ƒ Phân loại thương phiếu: ƒ "Hối phiếu" là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. ƒ "Lệnh phiếu" là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 23 Hối phiếu phải có đầy đủ các nội dung sau đây: a) Từ "Hối phiếu" được ghi trên mặt trước của hối phiếu; b) Lệnh yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định; c) Thời hạn thanh toán hối phiếu; d) Địa điểm thanh toán hối phiếu; đ) Tên và địa chỉ của người bị ký phát; e) Tên và địa chỉ của người thụ hưởng; g) Địa điểm và ngày ký phát hành; h) Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 24 Lệnh phiếu phải có đầy đủ các nội dung sau đây: a) Từ "Lệnh phiếu" được ghi trên mặt trước của lệnh phiếu; b) Cam kết chi trả không điều kiện một số tiền xác định; c) Thời hạn thanh toán lệnh phiếu; d) Địa điểm thanh toán lệnh phiếu; đ) Tên và địa chỉ của người thụ hưởng; e) Địa điểm và ngày ký phát hành; g) Tên, địa chỉ và chữ ký của người phát hành. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 25 ƒ So sánh giữa hối phiếu và lệnh phiếu: ƒ Lệnh phiếu ghi nhận nợ do người thiếu nợ lập; còn hối phiếu đòi nợ do người chủ nợ lập. ƒ Các chủ thể liên quan đến hối phiếu: người phát hành, người thụ hưởng, người chi trả; ƒ Lệnh phiếu liên quan đến 2 chủ thể: người phát hành (người chi trả) và người thụ hưởng. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 26 ƒ So sánh giữa Lệnh phiếu và hối phiếu ghi nhận nợ : ƒ Hối phiếu do chủ nợ lập nên cần phải có sự chấp nhận của người thiếu nợ. Lệnh phiếu không cần phải có sự chấp nhận như hối phiếu vì người lập lệnh phiếu là người thiếu nợ, mặc nhiên chấp nhận thanh toán khi lập lệnh phiếu. ƒ Hối phiếu dựa trên hành vi thương mại; còn lệnh phiếu có thể dựa vào hành vi thương mại hoặc không. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 27 ƒ Ưu điểm: ƒ Góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. ƒ Tham gia điều tiết vốn trực tiếp giữa các doanh nghiệp, không thông qua các định chế tài chính trung gian. ƒ Góp phần giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 28 ƒ Nhược điểm: ƒ Quy mô; ƒ Chủ thể và phạm vi; ƒ Thời gian. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 29 ƒ Khái niệm: Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các thể nhân, pháp nhân theo nguyên tắc hoàn trả. ƒ Đặc điểm: ƒ Huy động vốn và cho vay đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ ƒ Ngân hàng đóng vai trò là trung gian trong quá trình huy động và cho vay ƒ Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động của quá trình sản xuất (T-T) TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 30 ƒ Công cụ tín dụng ngân hàng: Các giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn được ngân hàng sử dụng để huy động vốn và cho vay vốn: ƒ Chứng chỉ tiền gởi. ƒ Kỳ phiếu ngân hàng. ƒ Trái phiếu ngân hàng. ƒ Thương phiếu. ƒ Trái phiếu chính phủ. ƒ Các giấy tờ có giá khác TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 31 ƒ Ưu điểmƒ Kinh tế quy môƒ Tập trung vốnƒ Tạo tiền, mở rộng mức cung tín dụng ƒ Thời gianƒ Cho vay ngắn hạnƒ Cho vay dài hạn ƒ Phạm vi ƒ Phục vụ sản xuất kinh doanh ƒ Đầu tư tài chínhƒ Đầu tư vào các khoạt động khác của xã hội TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 32 ƒ Hạn chế: ƒ Cho vay còn bị ràng buộc nhiều bởi thủ tục hành chính. ƒ Khả năng tiếp cận của những doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế. ƒ Chu chuyển vốn của xã hội tỏ ra thiếu linh hoạt. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 33 1. Khái niện tín dụng 2. Tín dụng nhà nước 3. Tín dụng thương mại 4. Tín dụng ngân hàng NHẮC LẠI 9/7/2009 PGS.TS. Su Dinh Thanh 34 1. Phân biệt tín dụng nhà nước với tín dụng thương mại . 2. Phân biệt tín dụng thương mại với tín dụng ngân hàng . 3. Phân biệt tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_tien_te_chuong_3_tin_dung_su_dinh_thanh.pdf