Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 3: Tài chính công

I. Những vấn đề cơ bản về tài chính công.

1. Khái niệm.

2. Đặc điểm tài chính công.

II. Hệ thống tài chính công.

1. Ngân sách nhà nước.

2. Các quỹ tài chính khác của nhà nước.

 

ppt100 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 3: Tài chính công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III TÀI CHÍNH CÔNG Kết cấu chương I. Những vấn đề cơ bản về tài chính công 1. Khái niệm 2. Đặc điểm tài chính công II. Hệ thống tài chính công A. Ngân sách nhà nước B. Các quỹ tài chính khác của nhà nước I. Những vấn đề cơ bản về tài chính công 1. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công Khái niệm detail Đặc điểm tài chính công detail 2. Cơ cấu của TCC detail I. Những vấn đề cơ bản về tài chính công 3. Vai trò của tài chính công 3.1 Huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NN detail 3.2 Vai trò của TCC trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế detail II. Hệ thống tài chính công A. Ngân sách nhà nước 1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN detail 2. Tổ chức hệ thống NSNN 2.1 Hệ thống NSNN detail 2.2 Nguyên tắc quản lý hệ thống NSNN detail 2.4 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước detail A. Ngân sách nhà nước 3. Thu NSNN 3.1 Những vấn đề chung về thu NSNN detail 3.2 Thu từ thuế detail 3.3 Thu từ các hoạt động kinh tế của NN detail 3.4 Thu lệ phí và phí detail 3.5 Vay nợ và viện trợ của Chính phủ detail 3.6 Các giải pháp cơ bản nhằm bồi dưỡng nguồn thu cho NSNN detail A. Ngân sách nhà nước 4. Chi ngân sách nhà nước 4.1 Những vấn đề chung về chi NSNN detail 4.2 Nội dung chi NSNN và các cách phân loại detail 4.3 Các nguyên tắc tổ chức chi NSNN detail 5. Cân đối thu chi NSNN detail B. Các quỹ tài chính khác của nhà nước 1. Sự tồn tại khách quan và đặc điểm của các quỹ tài chính khác của NN detail 2. Hệ thống các quỹ tài chính khác của NN 2.1 Quỹ dự trữ nhà nước detail 2.2 Các quỹ bảo hiểm của NN detail 2.3 Quỹ hỗ trợ tài chính của NN detail Hết chương III Các nội dung cần chú ý Khái niệm, đặc điểm, cơ cấu của tài chính công Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN Tổ chức hệ thống NSNN Thu, chi NSNN Các quỹ tài chính khác của nhà nước Tài chính công Nguồn gốc ra đời và phát triển của TCC detail Các bộ phận của tài chính nhà nước detail Phân biệt tài chính công với tài chính nhà nước detail Khái niệm detail Nguồn gốc ra đời và phát triển của TCC TCC bắt nguồn từ TCNN. Ngày nay, NN không chỉ có chức năng xã hội mà còn có chức năng kinh tế. Từ thế kỷ thứ XIX trở về trước, NN tách biệt chức năng chính trị của mình với hoạt động kinh tế. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt là sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, với sự xuất hiện của học thuyết kinh tế của Keynes, vai trò của NN đã thay đổi, chức năng quản lý kinh tế ngày càng được chú trọng TCNN bao gồm các bộ phận - NSNN - NHNNTƯ - Dự trữ NN - Tài chính các cơ quan hành chính NN - Tài chính các đơn vị sự nghiệp NN - Tài chính các DNNN Phân biệt tài chính công với tài chính nhà nước + TCC không gắn với các hoạt động mang tính kinh doanh thu lợi nhuận. TCNN bao gồm cả hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của các DNNN + TCC gắn với nhiệm vụ chi tiêu phục vụ việc thực hiện các chức năng vốn có của NN. TCNN không chỉ phục vụ các chức năng của NN mà còn bao gồm các hoạt động chi tiêu phục vụ việc cung ứng những hàng hóa dịch vụ thông thường tại các DNNN Khái niệm tài chính công Tài chính công là những hoạt động thu chi bằng tiền của Nhà Nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của NN nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ vốn có của Nhà nước không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận của NN đối với xã hội 2. Đặc điểm tài chính công * TCC thuộc sở hữu NN và gắn liền với quyền lực chính trị của NN detail * Đặc điểm về thu nhập và chi tiêu của TCC Đặc điểm về thu nhập detail Đặc điểm về chi tiêu detail * TCC phục vụ lợi ích cộng đồng detail TCC thuộc sở hữu NN Chủ thể của TCC là NN và các chủ thể công quyền. Chỉ có NN là chủ thể duy nhất có quyền lập pháp và quy định hệ thống pháp luật bắt buộc mọi pháp nhân và thể nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho NN NN cũng quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản thu chi của các quỹ tiền tệ của NN Đặc điểm về thu nhập Nguồn thu của TCC gắn liền với các hoạt động kinh tế của xã hội. Các khoản thu này vừa mang tính cưỡng chế và tự nguyện, vừa không hoàn trả vừa phải hoàn trả; vừa tạo ra tiềm lực tài chính cho NN, vừa thực hiện công bằng trong phân phối nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đặc điểm về chi tiêu Chi tiêu của TCC chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư cho một số ngành mũi nhọn, những công trình quan trọng TCC cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng Các khoản chi tiêu công phải tạo ra sự phát triển cân đối giữa khu vực công và khu vực tư TCC phục vụ lợi ích cộng đồng TCC là một công cụ tài chính được NN sử dụng để phân phối nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của NN hướng vào phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng xã hội mà không vì mục đích lợi nhuận thông qua các khoản chi tiêu công không mang tính chất hoàn trả hoặc hoàn trả không ngang giá. 2. Cơ cấu của TCC * Căn cứ theo chủ thể quản lý Tài chính chung của NN detail Tài chính của các đơn vị hành chính NN detail Tài chính của các đơn vị sự nghiệp NN detail * Căn cứ vào nội dung quản lý và cơ chế hoạt động NSNN detail Tín dụng NN detail Các quỹ tài chính ngoài NSNN detail Tài chính chung của NN gồm các bộ phận NSNN detail Tín dụng NN detail Dự trữ NN detail NSNN NSNN là khâu giữ vị trí quan trọng nhất Khi được Quốc hội thông qua, NSNN được coi là văn bản pháp quy có hiệu lực thi hành. NSNN là kế hoạch tài chính quan trọng và căn bản của CP. NSNN là công cụ tài chính của NN tác động mạnh mẽ đến kinh tế vĩ mô. NSNN gồm thu NSNN và chi NSNN. NSNN phải duy trì sự cân đối Tín dụng NN Tín dụng NN nhằm giải quyết yêu cầu cân đối NSNN và yêu cầu đầu tư phát triển. Thực hiên trên 2 mặt: huy động, thu hút các nguồn lực tài chính; và sử dụng chúng để cho vay, đầu tư phát triển kinh tế xã hội Tín dụng NN thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả, có thời hạn và có lãi, mang tính chất tự nguyện và bắt buộc Dự trữ NN Được hình thành từ NSNN. Thể hiện một lượng tiền tệ nằm trong dự trữ để sử dụng trong trường hợp nền kinh tế và thị trường có những biến động, rủi ro gây ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế hoặc để dự phòng cho các khoản chi bất thường có thể phát sinh trong năm tài khóa mà NN chưa dự kiến trước Tài chính của các đơn vị hành chính NN Các đơn vị hành chính ở VN gồm: hệ thống các cơ quan lập pháp, hệ thống các cơ quan hành pháp, hệ thống các cơ quan tư pháp, hoạt động từ cấp TƯ xuống địa phương và cấp cơ sở. Trên cơ sở dự toán của các đơn vị này được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt, NSNN thực hiện chuyển kinh phí Tài chính của các đơn vị sự nghiệp NN Các đơn vị sự nghiệp là các đơn vị thực hiện cung cấp các dịch vụ công cộng nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Bên cạnh các khoản chi của NSNN, các đơn vị này còn có nguồn thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ công cho XH. Góp phần làm giảm bớt các khoản chi sự nghiệp của NSNN. NSNN Đối với NSNN, nội dung quản lý tập trung vào + Quản lý quỹ NSNN thuộc các cấp chính quyền tương ứng + Quản lý chu trình NSNN + Quản lý cân đối NSNN Tín dụng NN Đối với tín dụng NN, các nội dung quản lý tập trung vào các vấn đề như: huy động vốn tín dụng NN, sử dụng nguồn vốn tín dụng NN, thanh toán nợ, lãi suất tín dụng NN Các quỹ tài chính ngoài NSNN Gồm: quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, dự trữ tài chính, BHXH, BHYT, và các quỹ tiền tệ chuyên dùng khác của NN. Hoạt động độc lập với NSNN song một phần nguồn hình thành là do NSNN cấp. Làm tăng khả năng huy động vốn, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, và thực hiện các chức năng của NN. Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, nguồn vốn được bảo toàn và phát triển đồng thời phải đạt được hiệu quả KT-XH. Vai trò huy động nguồn tài chính TCC là công cụ tài chính mà NN sử dụng để thực hiện huy động, tập trung các nguồn lực tài chính quốc gia nhằm duy trì hoạt động của NN Các nguồn lực tài chính mà NN huy động thông qua TCC bao gồm: các nguồn lực tài chính trong nội bộ nền kinh tế quốc dân và các nguồn lực tài chính từ nước ngoài, dưới nhiều hình thức huy động khác nhau và những phương thức huy động khác nhau Để phát huy vai trò của TCC cần phải xác định + Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở + Các công cụ kinh tế được sử dụng để tạo nguồn thu và thực hiện các khoản chi + Tỷ lệ động viên của NN trên GDP. + Nhu cầu chi tiêu của NN và phân bổ hợp lý các nguồn lực tài chính công + Kiểm tra, giám sát quá trình phân phối, phân bổ hợp lý và sử dụng các nguồn lực TCC Vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững Góp phần điều tiết thị trường và bình ổn giá cả Duy trì sự cân đối của cán cân ngoại thương, cán cân thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái Tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của NSNN * Khái niệm detail * Đặc điểm detail * Nguyên tắc xây dựng NSNN detail Khái niệm NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của NN nhằm thực hiện chức năng của NN. Đặc điểm - NSNN là một bộ luật tài chính đặc biệt. Quốc hội phê duyệt và áp đặt cho mọi chủ thể kinh tế xã hội. - NSNN là một bản dự toán thu chi - NSNN là một công cụ quản lý Nguyên tắc xây dựng NSNN - Nguyên tắc niên hạn - Nguyên tắc đơn nhất - Nguyên tắc toàn diện 2.1 Hệ thống NSNN Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp NS có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện huy động, quản lý các nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp NS NSNN được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước Hệ thống NSNN Việt Nam hiện nay bao gồm: ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương Quan hệ giữa các cấp ngân sách detail Quan hệ giữa các cấp ngân sách - NSTW và NS mỗi cấp chính quyền được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể - Nhiệm vụ chi thuộc cấp NS nào do cấp NS đó cân đối - Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa NS các cấp và bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới - Ngoài cơ chế bổ sung nguồn thu và cơ chế uỷ quyền không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho các nhiệm vụ của cấp khác 2.2 Nguyên tắc quản lý hệ thống NSNN NSNN được quản lý thống nhất, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn liền quyền hạn với trách nhiệm. 2.4 Phân cấp quản lý NSNN - Khái niệm detail - Lý do detail - Thực chất detail - Yêu cầu detail - Nội dung detail - Phân cấp quản lý Thu detail - Phân cấp quản lý Chi detail Khái niệm Phân cấp là một sự chuyển giao quyền lực chính trị và luật pháp từ chính quyền trung ương và các cơ quan của nó đến chính quyền địa phương Lý do phải phân cấp quản lý NSNN Mỗi cấp NS đều có nhiệm vụ hoạt động thu chi mang tính độc lập tương đối. NSNN là một thể thống nhất gồm nhiều cấp NS, mỗi cấp NS vừa chịu sự ràng buộc bởi các chế độ, thể lệ chung vừa có tính độc lập, tự chịu trách nhiệm Thực chất của phân cấp quản lý NSNN Là giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước trung ương và các cấp chính quyền nhà nước ở địa phương trong việc xử lý các vấn đề của hoạt động NSNN. Nhằm phát huy được tính chủ động và sáng tạo của chính quyền địa phương Yêu cầu của phân cấp quản lý NS + Đảm bảo tính thống nhất của NSNN + Phân cấp NSNN phải phù hợp với phân cấp các lĩnh vực khác + Nội dung của PCQLNS phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền Nội dung phân cấp quản lý NS + Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ thu chi, chế độ quản lý NSNN + Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân định nhiệm vụ chi, nguồn thu và cân đối ngân sách. + Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách Phân cấp quản lý Thu của các cấp ngân sách + Bản chất của việc phân cấp thu NS là các cấp chính quyền NN trong phạm vi cho phép có quyền và trách nhiệm đối với các hoạt động tài chính của cấp mình. + Một số nguyên tắc chung trong việc ấn định chế độ thu cho các cấp chính quyền như sau: -> Đối với nguồn thu NSTƯ detail -> Nguồn thu NS địa phương detail + Các khoản thu 100% detail + Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % detail + Số bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới detail Đối với nguồn thu NSTW - Các nguồn thu lớn gắn liền với các hoạt động KT XH của nhiều địa phương, gắn liền với các biện pháp quản lý mang tính quốc gia do chính quyền TW thực hiện sẽ là khoản thu của NSTW - Các sắc thuế nhằm mục đích phân phối lại trên phạm vi toàn xã hội được giao cho chính quyền TW quản lý. - Các sắc thuế mà số thu phụ thuộc vào quy mô trong việc hành thu cần được tập trung quản lý - Các sắc thuế có cơ sở tính thuế không được phân phối đồng đều giữa các khu vực cần được quản tập trung Nguồn thu ngân sách địa phương - Các khoản thu gắn liền với hoạt động KTXH của địa phương do chính quyền địa phương quản lý sẽ là thu của NS địa phương. - Các khoản thu phân cấp cho chính quyền địa phương là các khỏan thu có cơ sở tính thu mang tính cố định, - Các dịch vụ cung cấp bởi chính quyền địa phương phù hợp với khả năng thu phí và lệ phí từ người sử dụng và các loại thuế, phí gắn liền với việc thụ hưởng dịch vụ Các khoản thu 100% Đó là các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, các khoản viện trợ và vay nợ. Những nguồn thu gắn liền với những hoạt động kinh tế do chính quyền trung ương quản lý thì NSTW hưởng trọn 100%, tương tự đối với những nguồn thu gắn liền với những hoạt động kinh tế do địa phương quản lý thì NS địa phương hưởng 100%. Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP Gồm một số khoản thuế, phí và lệ phí phát sinh trên diện rộng được phân chia giữa NSTW và NS địa phương theo một tỷ lệ trên tổng số thu và được ổn định trong thời gian từ 3-5 năm. Tỷ lệ phân chia này được Quốc hội quy định dựa trên cơ sở tổng nguồn thu và nhu cầu chi tiêu của từng địa phương. Số bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới -> Bổ sung cân đối thu, chi nhằm đảm bảo cho các chính quyền địa phương cân đối nguồn NS để thực hiện nhiệm vụ được giao -> Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ cho NS địa phương thực hiện các nhiệm vụ: hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giao cho địa phương, thực hiện đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng ở địa phương... Phân cấp quản lý Chi của các cấp NS Phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao của các cấp chính quyền, NSTW về cơ bản đảm nhận các khoản chi sau: + Chi đầu tư phát triển + Chi thường xuyên + Chi trả nợ gốc và lãi tiền vay + Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính + Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 3.1 Những vấn đề chung về thu NSNN - Khái niệm: Thu NSNN là việc NN dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của NN - Thu NSNN bao gồm detail - Các cách phân loại thu NSNN phổ biến detail - Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN detail Thu NSNN bao gồm + Thuế, phí, lệ phí + Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của NN + Thu từ hoạt động sự nghiệp + Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước. + Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại + Thu khác: phạt, tịch thu, tịch biên tài sản... Phân loại thu NSNN + Theo nội dung kinh tế Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc gồm thuế, lệ phí, phí Nhóm thu không thường xuyên + Theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN Thu trong cân đối NSNN. Thu bù đắp thiếu hụt NSNN Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN + Thu nhập GDP bình quân + Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế + Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên + Mức độ trang trải các khoản chi phí của NN + Tổ chức bộ máy thu nộp Thu từ thuế Khái niệm detail Đặc điểm detail Phân loại detail Các yếu tố cơ bản cấu thành luật thuế detail Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam detail Khái niệm Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các pháp nhân và thể nhân cho NN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN Đặc điểm + Thuế là hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc luật định. + Thuế là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. + Thuế là hình thức đóng góp được quy định trước Phân loại thuế + Theo tính chất kinh tế của thuế - Thuế trực thu detail - Thuế gián thu detail + Theo đối tượng đánh thuế: - Thuế đánh vào hoạt động sxkd và dịch vụ - Thuế đánh vào hàng hoá - Thuế đánh vào thu nhập - Thuế đánh vào tài sản. Thuế trực thu Là loại thuế mà NN thu trực tiếp vào các thể nhân và pháp nhân khi có thu nhập hoặc tài sản được quy định nộp thuế. Người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế Bằng thuế trực thu, NN thực hiện phân phối và điều tiết thu nhập của người nộp thuế vào lúc phát sinh thu nhập. Thuế gián thu Là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và được ấn định trong giá cả hoặc cước phí dịch vụ. Thông qua cơ chế giá cả, thuế gián thu được chuyển cho ngưòi tiêu dùng gánh chịu, người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ chỉ thu hộ Các yếu tố cơ bản cấu thành luật thuế + Tên gọi của thuế + Giá tính thuế + Người nộp thuế + Chế độ ưu đãi về thuế + Đối tượng đánh thuế + Biểu thuế - thuế suất + Đơn vị tính thuế Thuế suất có 3 loại - Thuế suất cố định tuyệt đối detail - Thuế suất tỷ lệ cố định detail - Thuế suất luỹ tiến →TSLT từng phần → TSLT toàn phần TS cố định tuyệt đối Là mức thuế ổn định tính bằng số tuyệt đối cho mỗi đơn vị của các đối tượng chịu thuế. Áp dụng đơn giản, người nộp thuế tính được số thuế phải nộp cho NSNN đồng thời NN dễ dàng kiểm soát nguồn thu thuế của NS. Loại thuế suất này không thích ứng kịp thời với sự biến động của giá cả và mức độ lạm phát TS tỷ lệ cố định Là mức thuế được tính bằng % quy định cho mỗi đơn vị của đối tượng chịu thuế nhất định. Thuế suất này phát huy được ưu điểm đồng thời lại vừa khắc phục được nhược điểm của loại TS trên được sử dụng phổ biến ở các quốc gia Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã hình thành một hệ thống thuế tương đối hoàn chỉnh, gồm: + VAT + Thuế sử dụng đất NN + Thuế TTĐB + Thuế nhà, đất + Thuế XK và thuế NK + Thuế tài nguyên + Thuế TNDN + Thuế TNCN + Thuế chuyển quyền sử dụng đất 3.3 Thu từ các hoạt động kinh tế của NN - Thu từ lợi tức liên doanh kinh tế, lợi tức cổ phần của NN - Thu từ tiền thu hồi vốn của NN tại các cơ sở kinh tế từ bán tài sản của NN trong quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp NN, thu từ sử dụng vốn thuộc nguồn của NSNN, thu từ bán lại các cơ sở kinh tế của NN cho các thành phần kinh tế, thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên. 3.4 Thu lệ phí và phí - Khái niệm phí và lệ phí Lệ phí detail Phí detail - Đặc điểm chung của lệ phí và phí detail - Phân biệt thuế và phí, lệ phí detail Lệ phí Lệ phí là khoản thu bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân nhằm bù đắp chi phí hoạt động hành chính mà NN cung cấp cho các pháp nhân và thể nhân và đồng thời mang tính chất là khoản động viên sự đóng góp cho NSNN Có tính hoàn trả trực tiếp. Phí Phí là khoản thu mang tính bù đắp một phần chi phí thường xuyên và bất thường về các dịch vụ công cộng hoặc bù đắp chi phí cho các hoạt động duy trì, tu bổ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho người nộp phí. Phí có 2 loại: các loại phí mang tính phổ biến và các loại phí mang tính địa phương. Đặc điểm chung của lệ phí và phí - Không phải là giá bán hàng hóa, dịch vụ công nhưng ít nhiều mang tính bồi hoàn trực tiếp - Đều là khoản thu của NSNN do cơ quan có thẩm quyền ban hành - Là công cụ tài chính của NN để điều chỉnh cả việc cung cấp lẫn việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ công Phân biệt thuế và phí, lệ phí + Thuế là một khoản thu không mang tính bối hoàn trực tiếp. Phí, lệ phí ít nhiều mang tính bối hoàn trực tiếp + Thuế được tạo ra chủ yếu từ hđkd. Phí, lệ phí thu từ các tổ chức, cá nhân thụ hưởng dịch vụ hàng hóa công. + Thuế được xây dựng trên nền tảng bắt buộc không ngang giá. Phí, lệ phí được xây dựng trên nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền + Thuế được sử dụng để tài trợ cho những hàng hóa dịch vụ công không xác định trước. Lệ phí và phí thuộc NSNN tài trợ cho những dịch vụ công xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng. 3.5 Vay nợ và viện trợ của Chính phủ - Vay nợ của Chính phủ - Vay nợ trong nước detail - Vay nợ nước ngoài detail - Viện trợ quốc tế không hoàn lại detail Vay nợ trong nước Công trái là chúng chỉ nhận nợ của NN. Chính phủ uỷ nhiệm cho Kho bạc NN phát hành trái phiếu chính phủ dưới 3 hình thức: + Tín phiếu kho bạc + Trái phiếu kho bạc + Trái phiếu đầu tư Các phương thức phát hành trái phiếu detail Các phương thức PH trái phiếu - Phương thức đấu thầu: tiêu thụ nhanh, chi phí giảm. - Phương thức bảo lãnh phát hành: Thường là các định chế tài chính trung gian. - Phương thức tiêu thụ qua các đại lý: NHTM, công ty tài chính... - Phương thức phát hành trực tiếp: chi phí lớn, tiến độ huy động vốn chậm. Vay nợ nước ngoài + Hiệp ước hoặc Hiệp định vay mượn giữa 2 CP + Hiệp định vay mượn giữa CP với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới + Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài Viện trợ quốc tế không hoàn lại UNDP, UNICEF, UNFPA, PAM và được sử dụng cho mục đích kinh tế hay tiêu dùng. Nguồn viện trợ này các tổ chức quốc tế chủ động phân bổ theo những tiêu chuẩn do LHQ quy định đối với những loại quỹ chung hoặc do các tổ chức chuyên ngành cấp đối với các loại quỹ uỷ thác trên cơ sở các dự án xây dựng trước của nước nhận viện trợ. 3.6 Các giải pháp cơ bản nhằm bồi dưỡng nguồn thu cho NSNN - Có biện pháp nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên quốc gia - Chính sách thuế vừa huy động cho NN vừa khuyến khích tích tụ vốn cho DN và dân cư - Vay dân cư cần đặt trên cơ sở TN và mức sống của dân - NSNN chú trọng đầu tư vào những ngành và lĩnh vực then chốt - Chú trọng đầu tư vào con người - Ban hành chính sách tiết kiệm 4.1 Những vấn đề chung về chi NSNN - Khái niệm detail - Đặc điểm chung của chi NSNN detail - Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN detail Khái niệm Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của NN theo những nguyên tắc nhất định. Cần phân biệt 2 quá trình trong chi NSNN Quá trình phân phối Quá trình sử dụng Đặc điểm chung của chi NSNN + Chi NSNN gắn với bộ máy NN và những nhiệm vụ KT, chính trị, XH trong từng thời kỳ + Chi NSNN gắn với quyền lực của NN + Hiệu quả chi NSNN được xem xét trên tầm vĩ mô + Là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp + Là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ, nó gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN + Sự phát triển của lực lượng sản xuất + Khả năng tích luỹ của nền kinh tế + Mô hình tổ chức bộ máy của NN và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà NN đảm nhận trong từng thời kỳ. Ngoài ra, chi NSNN còn bị ảnh hưởng của các nhân tố khác như biến động kinh tế, chính trị, xã hội giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái… 4.2 Nội dung chi NSNN và các cách phân loại Căn cứ vào mục đích chi tiêu: → chi tích luỹ → chi tiêu dùng Ưu điểm và hạn chế detail Căn cứ theo yếu tố và phương thức quản lý: → Nhóm chi thường xuyên → Nhóm chi đầu tư phát triển → Nhóm chi trả nợ và viện trợ → Chi dự trữ Ưu, nhược điểm Ưu điểm: tạo điều kiện cho việc phân tích, đánh giá kết quả chi NSNN gắn với quá trình phân phối GDP, giải quyết mối quan hệ cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng trong từng giai đoạn. Hạn chế: - Không thể hiện được mối quan hệ giữa chi tài chính của NN và việc thực hiện các chức năng quản lý NN từ đó tìm ra phương án phân phối phù hợp với từng thời kỳ. - Một số khoản chi không xác định rõ tính chất để xếp vào chi tích luỹ hay chi tiêu dùng 4.3 Các nguyên tắc tổ chức chi NSNN + Gắn chặt khoản thu để bố trí các khoản chi + Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả + Tập trung có trọng điểm + Phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT-XH của các cấp chính quyền + Tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái... 5. Cân đối thu chi NSNN - NSNN phải được cân đối theo nguyên tắc tổng thu về thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và dành một phần tích luỹ ngày càng cao cho đầu tư phát triển. - Trường hợp NSNN có bội chi thì số bội chi ngân sách phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển - Vay bù đắp bội chi phải đảm bảo nguyên tắc chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển. 1. Sự tồn tại khách quan và đặc điểm Ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, NN còn hình thành nên một hệ thống các quỹ tài chính ngoài NSNN nhằm tạo ra công cụ tài chính năng động để đa dạng hoá sự huy động các nguồn lực tài chính của xã hội cho NN Các loại quỹ ngoài NS phổ biến detail Đặc điểm của các quỹ TC ngoài NS detail Các loại quỹ ngoài NS - Nhóm quỹ dự trữ của NN - Nhóm quỹ BHXH, BHYT - Nhóm quỹ có tính chất hỗ trợ cho các hoạt động KT-XH - Nhóm quỹ thực hiện những chương trình mục tiêu KT-XH có tính chất đặc biệt của NN... Đặc điểm của các quỹ tài chính ngoài NS - Mục đích: thực hiện chức năng quản lý KT-XH của NN. - Có nguồn gốc từ NSNN được NSNN tài trợ để cân đối thu chi trong những TH nhất định. - Hoạt động theo chính sách chế độ của NN không vì mục tiêu lợi nhuận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptC3 Tai chinh cong.ppt
Tài liệu liên quan