Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính

I. Nguồn gốc ra đời và phát triển của tài chính.

II. Bản chất của tài chính.

III. Chức năng của tài chính.

IV. Hệ thống tài chính.

V. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường.

 

ppt54 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 4183 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH Kết cấu chương I. Nguồn gốc ra đời và phát triển của tài chính II. Bản chất của tài chính III. Chức năng của tài chính IV. Hệ thống tài chính V. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường I. Nguồn gốc ra đời và phát triển của tài chính Sự tồn tại của sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước. Trong điều kiện nền sản xuất hàng hoá với việc sử dụng tiền tệ đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính. Sự ra đời của nhà nước làm nảy sinh các quan hệ kinh tế gắn với hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Các quan hệ tài chính được bắt rễ sâu rộng trong đời sống kinh tế xã hội biểu hiện dưới nhiều hình thức II. Bản chất của tài chính - Biểu hiện bên ngoài Detail - Bản chất bên trong Các quan hệ kinh tế Detail Bản chất bên trong Detail - Khái niệm tổng quát Detail III. Chức năng của tài chính 1. Chức năng phân phối 2. Chức năng giám đốc Khái niệm detail Khái niệm detail Đối tượng detail Đối tượng detail Chủ thể detail Chủ thể detail Kết quả detail Kết quả detail Đặc điểm detail Đặc điểm detail IV. Hệ thống tài chính 1. Quan niệm hệ thống tài chính và khâu tài chính detail 2. Nhiệm vụ của các khâu trong hệ thống tài chính 2.1. Tài chính công detail 2.2. Tài chính doanh nghiệp detail 2.3. Tài chính trung gian detail 2.4. Tài chính các tổ chức xã hội và hộ gia đình detail 2.5. Tài chính quốc tế detail 3. Chính sách tài chính quốc gia detail V. Vai trò của tài chính trong nền KTTT 1. Công cụ phân phối tổng sản phẩm quốc dân detail 2. Công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế detail Hết chương II Các nội dung cần chú ý Nguồn gốc ra đời và phát triển của tài chính Bản chất, chức năng của tài chính Hệ thống tài chính Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường Hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự vận động của các nguồn tài chính, sự vận động của vốn tiền tệ Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình Kết quả của quá trình phân phối các nguồn tài chính là sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Các quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính đã huy động được để sử dụng cho một mục đích nhất định Đặc điểm của các quỹ tiền tệ detail Biểu hiện bên ngoài Đặc điểm của quỹ tiền tệ Các quỹ tiền tệ luôn biểu hiện các quan hệ sở hữu. Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích - đây là đặc điểm chủ yếu. Các quỹ tiền tệ vận động thường xuyên tức là chúng luôn được sử dụng và bổ sung. Các quan hệ kinh tế Quan hệ kinh tế giữa NN với các doanh nghiệp Quan hệ kinh tế giữa NN với các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội Quan hệ kinh tế giữa NN và dân cư Quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với thị trường Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp Quan hệ kinh tế giữa quốc gia này với quốc gia khác Bản chất bên trong Tài chính phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tích luỹ hoặc tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội Quan hệ tài chính có những đặc điểm cơ bản sau + Các quan hệ tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của đồng tiền để tiến hành phân phối các nguồn tài chính. + Các quan hệ tài chính luôn gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội Khái niệm tổng quát Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. → Quản lý tài chính như thế nào là đúng ? detail → Sự khác nhau giữa tài chính và tiền tệ ? detail Quản lý tài chính Trước hết là quản lý các nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả theo các mục đích đã định. Thông qua các hoạt động kể trên để có tác động hiệu quả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội So sánh tài chính - tiền tệ Tiền tệ về bản chất là vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa với chức năng phương tiện trao đổi, đơn vị tính toán và chức năng phương tiện tích lũy. Tài chính là sự vận động của tiền tệ chỉ với 2 chức năng phương tiện thanh toán và cất trữ, hơn nữa đặc trưng riêng có của tài chính trong phân phối là luôn gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định Chức năng phân phối Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo cho những nhu cầu và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội Đối tượng phân phối Là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội. Xét về nội dung, nguồn tài chính gồm có các bộ phận detail Xét về hình thức biểu hiện, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô hình detail Xét về nội dung, nguồn tài chính gồm có + Bộ phận của cải xã hội mới được sáng tạo ra trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm trong nước (GDP). + Bộ phận của cải xã hội còn lại từ kỳ trước. Đó là phần tích luỹ quá khứ của xã hội và dân cư. + Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận của cải từ trong nước chuyển ra nước ngoài. + Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn. Xét về hình thức biểu hiện, nguồn tài chính gồm có Nguồn tài chính vô hình là nguồn tài chính tồn tại dưới dạng những sản phẩm không có hình thái vật chất. Bản thân chúng có giá trị và trong điều kiện kinh tế thị trường chúng có thể chuyển thành tiền qua mua bán. Nguồn tài chính hữu hình là nguồn tài chính được biểu hiện dưới hình thức giá trị và hình thức hiện vật. detail Nguồn tài chính hữu hình Dưới hình thái giá trị, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới hình thức nội tệ, vàng và ngoại tệ. Chúng đang vận động trong thực tế chu trình tuần hoàn của nền kinh tế và được gọi là nguồn tài chính thực tế. Dưới hình thái hiện vật, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng bất động sản, tài nguyên, công sản, đất đai...gọi chung là tài sản. Chúng được coi là nguồn tài chính tiềm năng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khả năng chuyển hóa của tài sản thành tiền sẽ được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Chủ thể của phân phối Chủ thể của phân phối có thể là Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay cá nhân dân cư. Chủ thể phân phối có thể xuất hiện trên một trong những tư cách: + là người có quyền sở hữu các nguồn tài chính + là người có quyền sử dụng các nguồn tài chính + là người có quyền lực chính trị (Nhà nước) + chủ thể tổ chức quan hệ của các nhóm thành viên xã hội Kết quả của phân phối Hình thành hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội nhằm mục đích đã định. Đặc điểm của phân phối tài chính + Phân phối TC chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó không kèm theo sự thay đổi hình thức giá trị. Đây là đặc điểm có thể phân biệt tài chính với thương mại. + Phân phối TC luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Đây là đặc điểm chủ yếu thể hiện đặc trưng của phân phối tài chính. +Phân phối TC diễn ra một cách thường xuyên, liên tục gồm quá trình phân phối lần đầu detail quá trình phân phối lại detail →Phân biệt tài chính với giá cả detail →Phân biệt tài chính với tiền lương detail Phân phối lần đầu Phân phối lần đầu sản phẩm xã hội là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hay thực hiện các dịch vụ. Phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu trong các khâu cơ sở của hệ thống tài chính TCDN, tài chính hộ gia đình). Qua PPLĐ giá trị sản phẩm xã hội chỉ mới được chia thành những thu nhập cơ bản. Phân phối lại Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhu cầu tích luỹ và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội. Sự cần thiết khách quan của phân phối lại Nếu như phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu ở khâu cơ sở của hệ thống tài chính thì phân phối lại được thực hiện ở tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Sự cần thiết khách quan của phân phối lại Thứ nhất, đảm bảo cho lĩnh vực không sản xuất có nguồn tài chính để tồn tại, duy trì hoạt động và phát triển. Thứ hai, tác động tích cực tới việc chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội trong lĩnh vực sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển với tốc độ cao và bền vững. Thứ ba, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thông qua biện pháp điều tiết bớt thu nhập cao và nâng đỡ thêm thu nhập thấp. Phân biệt tài chính với giá cả Giá cả cũng là một phạm trù liên quan đến phân phối dưới hình thức giá trị. Sự phân phối dưới hình thức giá trị thông qua giá cả được tiến hành thông qua sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị trong trao đổi hàng hóa. Sự phân phối của tài chính diễn ra ở điểm đầu và điểm cuối của quá trình trao đổi khi số tiền do trao đổi ngang giá và không ngang giá được đưa ra khỏi quỹ - sử dụng quỹ (ở người chi trả) và đưa vào quỹ - tạo lập quỹ (ở người thu nhận). Phân biệt tài chính với tiền lương Tiền lương cũng là một phạm trù phân phối gắn với quá trình lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Muốn trả lương phải thông qua tài chính Trong lĩnh vực bù đắp sức lao động, tài chính là phương tiện để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Phân phối của tài chính diễn ra ở điểm tiếp giáp của các lĩnh vực phân phối và trao đổi, hay phân phối và tiêu dùng, đó là khi việc thanh toán tiền mua, bán hàng hóa và dịch vụ được thực hiện Chức năng giám đốc Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo những mục đích đã định. Đối tượng của giám đốc tài chính Là quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ có tính chủ động, quyết định cao đối với việc tạo lập và sử dụng các quỹ hiện vật Chủ thể của giám đốc tài chính Cũng chính là các chủ thể phân phối. Bởi vì để cho quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, hợp lý và hiệu quả thì bản thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra, xem xét các quá trình phân phối đó Kết quả của giám đốc tài chính Phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình phân phối, từ đó giúp tìm ra những biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đặc điểm của giám đốc tài chính + Là giám đốc bằng đồng tiền đối với các hoạt đồng tài chính nhưng không đồng nhất với mọi loại giám đốc bằng tiền khác mà chỉ với 2 chức năng là thước đo giá trị và phương tiện trao đổi mà thôi. + Rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi. Hai chức năng của tài chính có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau. 1. Quan niệm hệ thống tài chính và khâu tài chính Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ đó ở các chủ thể kinh tế xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó Hệ thống tài chính của một quốc gia là một hệ thống thống nhất do nhiều khâu tài chính hợp thành detail Khâu tài chính Một khâu tài chính phải là 1 điểm hội tụ của các nguồn tài chính Hoạt động TC, sự vận động của các nguồn TC, việc tạo lập các nguồn TC luôn gắn liền với 1 chủ thể phân phối xác định Được xếp vào cùng một khâu TC nếu các hoạt động TC có cùng tính chất, đặc điểm, vai trò, hình thức các quan hệ TC và mục đích hoạt động của quỹ tiền tệ → Khâu TC là nơi hội tụ của các nguồn TC, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động 2.1. Tài chính công Tài chính công được đặc trưng bằng quỹ tiền tệ của hệ thống chính quyền nhà nước ở các cấp gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Bao gồm: quỹ NSNN và các quỹ Tài chính khác trong đó NSNN đóng vai trò chủ đạo. NSNN có các nhiệm vụ sau detail NSNN có mối liên hệ chặt chẽ rộng rãi với các khâu khác trong hệ thống tài chính Nhiệm vụ của NSNN Động viên, tập trung các nguồn tài chính cho việc tạo lập quỹ tiền tệ của NN Phân phối và sử dụng quỹ ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Quỹ ngân sách được tổ chức và chia thành các các quỹ tiền tệ có quy mô nhỏ hơn, có mục đích chuyên dùng theo từng nhiệm vụ, lĩnh vực. Giám đốc kiểm tra đối với các khâu tài chính khác và mọi hoạt động kinh tế xã hội gắn liền với quá trình thu chi ngân sách. . 2.2. Tài chính doanh nghiệp TCDN là khâu TC cơ sở, bao gồm TC của tất cả các DN, các tổ chức kinh tế kinh doanh hàng hoá và dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế. Khâu TC này gắn liền với sản xuất, kinh doanh và trực tiếp phục vụ quá trình kinh doanh trong các DN. Đặc trưng cơ bản TCDN là sự thể hiện các quan hệ TC vận hành theo cơ chế kinh doanh hướng tới mục đích lợi nhuận. TCDN có các nhiệm vụ sau detail TCDN có quan hệ với các khâu khác trong hệ thống TC. Quan hệ này có thể trực tiếp với nhau hoặc thông qua thị trường TC. Nhiệm vụ của TCDN Một là, bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của SXKD. Hai là, tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả. Ba là, phân phối thu nhập và lợi nhuận của dn theo đúng quy định của NN. Bốn là, kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong DN đồng thời kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình đó 2.3. Tài chính trung gian Khâu tài chính này bao gồm - Bảo hiểm detail - Tín dụng detail Bảo hiểm Thể hiện hoạt động của các tổ chức kinh doanh bảo hiểm đứng ra cam kết bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm cho các tổ chức và cá nhân đóng bảo hiểm phí trong trường hợp xảy ra các rủi ro, tổn thất bất ngờ đối với các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm. Nguồn TC để tạo lập quỹ bảo hiểm rủi ro trong các DN bảo hiểm dựa vào sự đóng góp của người được bảo hiểm dưới hình thức bảo hiểm phí. Có nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau, nếu xét theo tính chất của hoạt động bảo hiểm thì có BH kinh doanh và BH xã hội. Tín dụng Là tụ điểm của các nguồn TC tạm thời nhàn rỗi. Sự vận động của các nguồn TC trong quan hệ tín dụng là có thời hạn. Theo nguyên tắc có hoàn trả và có lợi tức. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ này được gọi là các tổ chức tín dụng, bao gồm: NHTM, các TCTD phi ngân hàng Khâu tín dụng có quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với các khâu khác của hệ thống tài chính Các tổ chức tín dụng là khâu tài chính trung gian của hệ thống tài chính. 2.4. Tài chính các tổ chức xã hội và hộ gia đình TC các tổ chức xã hội detail TC hộ gia đình detail Do sự vận động của các nguồn tài chính của các tổ chức xã hội và hộ gia đình có cùng tính chất là cho mục đích tiêu dùng nên hai nguồn tài chính được xếp vào cùng chung một khâu tài chính TC các tổ chức xã hội Các tổ chức xã hội là khái niệm chung để gọi các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp. Chúng còn được gọi là các tổ chức phi chính phủ. Các TCXH có quỹ tiền tệ riêng để đảm bảo cho hoạt động và phát triển của quỹ Khi các quỹ chưa được sử dụng, số dư ổn định của chúng có thể tham gia thị trường tài chính TC hộ gia đình Đặc trưng của TC hộ gia đình là sự tồn tại của các quỹ tiền tệ trong các hộ gia đình Nguồn hình thành quỹ tiền tệ trong khu vực dân cư bao gồm thu nhập từ lao động, thu nhập từ góp vốn đầu tư cho kinh doanh và từ đầu tư tài chính, thu nhập từ tài sản thừa kế và quà tặng. Quỹ tiền tệ nói trên được sử dụng chủ yếu cho mục đích tiêu dùng, Một phần nguồn tài chính của các quỹ này có thể tham gia vào quỹ NSNN 2.5 Tài chính quốc tế Khâu TC này tồn tại không như là tụ điểm tài chính hiện hữu mà các hoạt động của nó được thực hiện đan xen ở tất cả các khâu khác Hoạt động tài chính quốc tế cơ bản bao gồm : + Tín dụng quốc tế + Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); + Đầu tư gián tiếp + Hoạt động thanh toán quốc tế. 3. Chính sách tài chính quốc gia Khái niệm detail Tính chất quốc gia của chính sách TC quốc gia detail Cơ sở cho việc hoạch định chính sách tài chính quốc gia detail Nội dung khái quát detail Khái niệm Chính sách TCQG là chính sách của NN về sử dụng các công cụ TC bao gồm hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp về tài chính tiền tệ của NN phù hợp với đặc điểm của đất nước trong từng thời kỳ nhằm bồi dưỡng, khai thác, huy động và sử dụng các nguồn TC đa dạng phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ. Tính chất quốc gia của CSTC + Thứ nhất, chính sách đó phải bao quát việc sử dụng tổng hợp và đồng bộ mọi công cụ tài chính, tất cả các khâu của hệ thống tài chính quốc gia để tác động tới sự vận động của các nguồn tài chính. + Thứ hai, chính sách đó phải độc lập, phù hợp với đặc điểm của đất nước trong từng thời kỳ trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. + Thứ ba, chính sách đó phải thể hiện quan điểm vì lợi ích toàn quốc không mang màu sắc địa phương, cục bộ Cơ sở cho việc hoạch định CS TCQG + Tổng kết hoạt động tài chính và đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - tài chính của đất nước thời kỳ trước. + Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tổng thể và các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cùng kỳ + Lựa chọn quan niệm hợp lý về phạm vi hoạt động của tài chính + Dựa trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc gia và thế giới, dự đoán xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nước chỉ ra được thời cơ và thách thức cũng như nguy cơ tiềm ẩn về tài chính tiền tệ có thể có trong nền kinh tế. Nội dung khái quát + Chính sách phát triển nguồn lực tài chính + Chính sách khai thác, động viên nguồn lực tài chính + Chính sách phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính Tài chính - công cụ phân phối tổng SPQD Công cụ tài chính góp phần xác lập, hình thành và giải quyết thoả đáng các mối quan hệ cân đối giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng; các mối quan hệ cân đối trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong từng khâu riêng biệt của nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, tài chính được sử dụng như một công cụ quan trọng điều tiết thu nhập của các chủ thể kinh tế và dân cư theo chính sách của NN Tài chính - công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền KT Thể hiện trong việc định hướng, khuyến khích, hướng dẫn và điều tiết các quan hệ kinh tế phát triển theo đường lối, chính sách, luật pháp của NN, theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Vai trò này được thể chế hoá bằng hệ thống luật tài chính và các bộ luật có liên quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptC2 Nhung van de ly luan co ban ve TC.ppt