Bài giảng môn Tài chính tiền tệ - Chương 2: Lãi suất

Lãi suất:

Là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi trên số tiền vốn.

Là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian.

Là giá cả của các khoản vay.

 

ppt44 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 8966 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng môn Tài chính tiền tệ - Chương 2: Lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÃI SUẤT Chương 2 NỘI DUNG Các khái niệm Phương pháp tính lãi Các phân biệt về lãi suất Lý thuyết về lượng cầu tài sản Các nhân tố ảnh hưởng đến LS 1. Các khái niệm Lãi suất Giá trị theo thời gian của tiền Lãi suất: Là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi trên số tiền vốn. Là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian. Là giá cả của các khoản vay. 1. Các khái niệm Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của các chủ thể kinh tế: Tác động đến quyết định của cá nhân? Tác động đến quyết định của doanh nghiệp? 1. Các khái niệm Giá trị theo thời gian của tiền: Khái niệm “tiền có giá trị theo thời gian” được hiểu là 1 đồng mà bạn nhận được trong tương lai có giá trị khác 1 đồng nhận được ngày hôm nay. Nói cách khác, giá trị của tiền ở những thời điểm khác nhau là khác nhau. 1. Các khái niệm Lý do: Tiền luôn có khả năng sinh lợi. Lạm phát Rủi ro trong đầu tư. → Làm thế nào để so sánh các lượng giá trị khác nhau ở những thời điểm khác nhau? 1. Các khái niệm Kỹ thuật chiết khấu luồng tiền: Giá trị hiện tại của một khoản thu nhập FV dự kiến sẽ nhận được trong tương lai sau n thời kỳ là: PV = FV / (1+ i)n Giá trị hiện tại của một dòng thu nhập: PV = ∑ FVt / (1+ i)t 1. Các khái niệm Ví dụ 1: Bạn có quyết định cho vay 10 triệu đồng với cam kết sẽ được trả 13 triệu đồng sau 2 năm hay không nếu lãi suất ngân hàng là 10%/năm? Ví dụ 2: Tương tự ví dụ 1 nhưng thay vì cam kết trả 13 triệu đồng sau 2 năm thì nay sẽ trả lần lượt 7 triệu đồng vào năm thứ 1 và 6 triệu đồng vào năm thứ 2. 1. Các khái niệm 2. Phương pháp tính lãi Lãi đơn: Là việc tính lãi dựa trên số vốn gốc, không tính trên số lãi do vốn gốc sinh ra. Lãi đơn thường được dùng trong các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn (thời gian thanh toán dưới một năm và chỉ có một kỳ thanh toán) do khá đơn giản trong việc tính toán. Số tiền lãi mỗi năm: I1 = I2 = .... = In = C0 × i Tổng số tiền cả gốc và lãi: Cn = Co + Co × i × n = Co × ( 1 + i × n ) Trong đó: C0: số vốn gốc cho vay ban đầu i : lãi suất C1, C2, .... , Cn: tổng số tiền nhận được vào cuối các thời kỳ I1, I2, .... , In: tiền lãi thu được trong các thời kỳ n: số thời kỳ tính lãi 2. Phương pháp tính lãi Lãi kép: Là việc tính lãi bằng cách cộng dồn lãi kỳ trước vào vốn để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Là lãi mẹ đẻ lãi con. Lãi kép thường được sử dụng trong các nghiệp vụ tài chính dài hạn. 2. Phương pháp tính lãi Công thức tính số tiền lãi và tổng số tiền nhận được mỗi kỳ như sau: I1 = C0 × i  C1 = C0 + I1 = C0 + C0 × i = C0(1 + i) I2 = C1 × i  C2 = C1 + I2 = C0(1+i)2 Tổng quát: Cn = C0(1+i)n 2. Phương pháp tính lãi Ví dụ : Một người gửi tiết kiệm 10.000.000 đ, lãi suất là 1%/tháng, thời hạn gửi tiết kiệm là 3 tháng. Tính số tiền lãi mà người đó nhận được mỗi tháng và tổng số tiền nhận được sau 3 tháng. a. Lãi suất ngân hàng áp dụng là lãi đơn. b. Lãi suất ngân hàng áp dụng là lãi kép. 2. Phương pháp tính lãi 3. Các phân biệt về lãi suất Lãi suất danh nghĩa Lãi suất thực Lãi suất hiệu quả Tỷ suất lợi nhuận Lãi suất danh nghĩa (norminal interest rate): Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm xem xét hay nói cách khác là lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Ví dụ 1: Một món vay đơn A trị giá 100 triệu đồng, kỳ hạn 1 năm, lãi suất là 10%/năm.  10%/năm là lãi suất danh nghĩa. 3. Các phân biệt về lãi suất Ví dụ 2: Trái phiếu chính phủ (B) mệnh giá 100 triệu đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất coupon trả hàng năm là 15 %/năm  15%/năm là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất thực (real interest rate): Là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát, hay nói cách khác, là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. 3. Các phân biệt về lãi suất → Quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được phản ánh bằng phương trình Fisher: Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát ( ir = in - π ) → Tại sao phải phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa? 3. Các phân biệt về lãi suất Lưu ý: Phân biệt lãi suất ghi trên hợp đồng và lãi suất thực trả. - Lãi suất ghi trên hợp đồng thường là lãi suất danh nghĩa, thường là %/năm nhưng các kỳ tính lãi không nhất thiết phải là 1 năm. - Lãi suất thực trả (Effective interest rate): là lãi suất thực sự phát sinh trong một năm, nó phụ thuộc vào mức lãi suất danh nghĩa ghi trên hợp đồng và số kỳ tính lãi trong một năm. ie= (1+ i/n)n -1 (với n là số lần tính lãi trong một năm) 3. Các phân biệt về lãi suất Ví dụ: Một hợp đồng tín dụng có trị giá 100 triệu, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 10%/năm. Tính số lãi thực trả trong 2 trường hợp: Lãi tính một lần tại thời điểm đáo hạn. Lãi tính quý một lần. → ie= (1+ i/n)n -1 = (1+10%/4)4 -1 = 10,38%/năm. Số lãi thực trả: 100 × 10,38% = 10, 38 (triệu) 3. Các phân biệt về lãi suất Lãi suất hiệu quả: Là lãi suất mà nhà đầu tư thực sự được hưởng tính trên số vốn mà họ thực sự cho vay. Ví dụ 3: Món cho vay đơn A trị giá 100 triệu đồng, kỳ hạn 1 năm, lãi suất là 10%/năm, trả lãi trước.  thực chất chỉ cho vay 90 triệu đồng  lãi suất hiệu quả: ihq = 10/90 × 100% = 11,11%. 3. Các phân biệt về lãi suất Ví dụ 4: Xác định lãi suất hiệu quả khi nhà đầu tư mua tín phiếu kho bạc với giá 90 triệu đồng để sau 1 năm nhận được 100 triệu đồng. Ví dụ 5: Viết công thức xác định lãi suất hiệu quả nếu nhà đầu tư mua trái phiếu B ở trên với giá 95 và nắm giữ cho đến ngày đáo hạn. 95 = 10 /(1 + ihq) +... + 10/(1 + ihq)4 + 110/(1 + ihq)5  ihq = 11,36% 3. Các phân biệt về lãi suất Lưu ý: Trong trường hợp nhà đầu tư mua và nắm giữ các công cụ nợ cho tới ngày đáo hạn thì lãi suất hiệu quả còn được gọi là lãi suất đáo hạn hay lãi suất hoàn vốn. Đây là mức lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thu nhập nhận được trong tương lai từ một công cụ nợ tính tới khi đáo hạn với số tiền phải bỏ ra để có được công cụ nợ đó. 3. Các phân biệt về lãi suất Tỷ suất lợi nhuận: Là tỷ lệ phần trăm giữa tổng thu nhập mà nhà đầu tư nhận được từ một khoản đầu tư so với giá trị của khoản vốn đầu tư ban đầu. Tỷ suất lợi nhuận của trái khoán là tổng số của lãi suất hiện hành cộng với mức lời của vốn hoặc mức lỗ của vốn. 3. Các phân biệt về lãi suất Tỷ suất lợi nhuận của việc đầu tư vào trái khoán được xác định bằng công thức: Trong đó: RET: tỷ suất lợi nhuận do lưu giữ trái khoán từ t đến t + 1 Pt: giá trái khoán ở thời điểm t (đầu kỳ) Pt+1: giá trái khoán ở thời điểm t + 1 (cuối kỳ) C: thu nhập do trái khoán đem lại trong thời gian nắm giữ 3. Các phân biệt về lãi suất Ví dụ: Tính tỷ suất lợi nhuận nếu ông A mua một trái phiếu coupon với giá bằng mệnh giá là 1.000.000 đồng, lãi suất 10%/năm, nắm giữ 1 năm sau đó bán đi với giá 1.200.000 đồng, 800.000 đồng. Nếu ông A giữ trái phiếu này đến ngày đáo hạn thì tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu? 3. Các phân biệt về lãi suất 4. Lý thuyết về lượng cầu tài sản Nếu bạn có 300 triệu, bạn sẽ đầu tư vào đâu? Căn cứ nào để một nhà đầu tư quyết định sẽ đầu tư vào một tài sản này mà không phải là tài sản khác? → lý thuyết về lượng cầu tài sản. Giả thiết về nhà đầu tư: Nhà đầu tư luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận. Nhà đầu tư là những người hành động hợp lý. Nhà đầu tư không thích rủi ro. Các yếu tố tác động đến lượng cầu về tài sản: Của cải Lợi tức dự tính Rủi ro Tính lỏng 4. Lý thuyết về lượng cầu tài sản 4. Lý thuyết về lượng cầu tài sản 4. Lý thuyết về lượng cầu tài sản Ví dụ: Hãy cho biết bạn sẽ tăng hay giảm ý muốn mua cổ phiếu VNM trong các trường hợp sau: - Của cải của bạn bị suy giảm - Bạn dự đoán giá của nó sẽ tăng lên trong thời gian tới - Việc mua bán trên thị trường trái phiếu dễ dàng hơn - Giá vàng dự đoán sẽ tăng giá - Giá cả trên thị trường trái phiếu lên xuống thất thường 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất Hai mô hình giải thích sự thay đổi của lãi suất trên thị trường: Mô hình cung cầu vốn vay Mô hình cung cầu tiền 5.1. Mô hình cung cầu vốn vay Xây dựng mô hình: Cung vốn vay: hình thành chủ yếu từ tiết kiệm của hộ gia đình. cung vốn vay tỷ lệ thuận với lãi suất Cầu vốn vay: chủ yếu từ nhu cầu vay vốn của chính phủ và DN cầu vốn vay tỷ lệ nghịch với lãi suất 5.1. Mô hình cung cầu vốn vay 5.1. Mô hình cung cầu vốn vay Một số lưu ý trong quá trình xây dựng mô hình: - Lãi suất ở đây là lãi suất danh nghĩa - Khi một yếu tố được giả định là thay đổi thì các yếu tố khác được giả định là giữ nguyên. - Hàng hoá được xem xét trong mô hình là trái phiếu chính phủ. Như vậy, cung trái phiếu sẽ tương đương với cầu về vốn vay. Người cho vay sẽ là người nắm giữ các trái phiếu này. 5.1. Mô hình cung cầu vốn vay Nhóm các yếu tố làm dịch chuyển đường cung vốn vay: Do cung vốn vay tương đương với cầu về trái phiếu chính phủ nên áp dụng lý thuyết lượng cầu tài sản ta có 4 yếu tố làm dịch chuyển đường cung vốn vay: Của cải Lợi tức so sánh Rủi ro Tính lỏng 5.1. Mô hình cung cầu vốn vay Nhóm các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu vốn vay: Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư Tỷ lệ lạm phát dự kiến Các hoạt động kinh tế của chính phủ 5.1. Mô hình cung cầu vốn vay Thay đổi trong lãi suất cân bằng Trường hợp 1: Những thay đổi trong lạm phát dự tính i2 i1 O O’ 5.1. Mô hình cung cầu vốn vay Trường hợp 2: Giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh doanh i2 i1 O O’ 5.2. Mô hình cung cầu tiền Xây dựng mô hình: Cầu tiền: giả sử trong nền kinh tế, dân chúng nắm giữ của cải dưới 2 dạng: tiền mặt và trái phiếu. Cầu tiền phụ thuộc: nhu cầu giao dịch và nhu cầu dự phòng cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất. Cung tiền: do ngân hàng trung ương quản lý không chịu ảnh hưởng của lãi suất (đường thẳng đứng) 5.2. Mô hình cung cầu tiền 5.2. Mô hình cung cầu tiền Nhóm các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu tiền: Thu nhập Mức giá cả Nhóm các yếu tố làm dịch chuyển đường cung tiền: Cung tiền do NHTW cung ứng → phụ thuộc vào các quyết định của NHTW. 5.2. Mô hình cung cầu tiền Thay đổi trong lãi suất cân bằng Trường hợp 1: Những thay đổi về thu nhập hay mức giá i2 i1 O’ O 5.2. Mô hình cung cầu tiền Trường hợp 2: Thay đổi về lượng tiền cung ứng i1 i2 O O’ Trên thực tế, lượng tiền cung ứng tăng có thực sự làm lãi suất cân bằng giảm? Tác dụng tính lỏng: cung tiền tăng → LS giảm Tác dụng thu nhập: cung tiền tăng → thu nhập tăng → LS tăng Tác dụng mức giá: cung tiền tăng → mức giá tăng → LS tăng Tác dụng lạm phát: cung tiền tăng → lạm phát tăng → LS tăng 5.2. Mô hình cung cầu tiền HẾT CHƯƠNG 2!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong 2-lai suat.ppt