Chương 1: Bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ
1.1 Sự ra đời và bản chất của tiền tệ
1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ: qua 4 hình thái giá trị
Hình thái giá trị giản đơn (hay ngẫu nhiên)
Hình thái giá trị toàn bộ (hay mở rộng)
Hình thái giá trị chung
Hình thái giá trị tiền tệ
15 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ 1 - Nguyễn Lê Hồng Vỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1
GV: ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Chương 1: Bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ
1.1 Sự ra đời và bản chất của tiền tệ
1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ: qua 4 hình thái giá trị
Hình thái giá trị giản đơn (hay ngẫu nhiên)
Hình thái giá trị toàn bộ (hay mở rộng)
Hình thái giá trị chung
Hình thái giá trị tiền tệ
1.1.2 Bản chất của tiền tệ: Là vật ngang giá chung, làm phương tiện trao đổi hàng
hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ
1.2 Chức năng của tiền tệ
1.2.1 Phương tiện trao đổi
1.2.2 Phương tiện đo lường giá trị (đơn vị đánh giá)
1.2.3 Phương tiện dự trữ về mặt giá trị
1.3 Sự phát triển các hình thái tiền tệ
1.3.1 Tiền tệ dưới dạng hàng hóa- hóa tệ
Hóa tệ phi kim loại
Hóa tệ kim loại (Itền kim loại)
1.3.2 Tiền giấy (giấy bạc nhà nước)
1.3.3 Các hình thức tiền tệ khác (tiền ghi sổ, tiền điện tử, trái phiếu, cổ phiếu...)
1.4 Vai trò của tiền tệ
1.4.1 Công cụ hạch toán kinh tế
1.4.2 Công cụ quản lý vĩ mô
1.4.3 Công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia
Chương 2: Các chế độ tiền tệ
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
2.1 Những vấn đề chung về các chế độ tiền tệ
2.1.1 Các nhân tố của chế độ tiền tệ
Bản vị tiền tệ
Đơn vị tiền tệ
Công cụ trao đổi
2.1.2 Các chế độ lưu thông tiền tệ
Chế độ Bản vị bạc
Chế độ Bản vị vàng
Chế độ Song bản vị (bạc và vàng)
Chế độ Bản vị vàng thỏi
Chế độ Bản vị vàng hối đoái
Chế độ Bản vị ngoại tệ
Chế độ tiền giấy không chuyển đổi ra vàng có bản vị là sức mua hàng hóa dịch vụ
2.2 Chế độ lưu thông tiền tệ ở Việt Nam: Qua 7 thời kỳ
2.2.1 Thời phong kiến: Tiền đúc bằng đồng thời Trần → 1396, nhà Hồ phát hành
tiền giấy → 1429 Lê Thái Tổ cho đúc và sử dụng lại tiền đồng
2.2.2 Thời Pháp xâm lược: Sử dụng tiền Đông Dương và Franc của Pháp
2.2.3 Thời cách mạng: Đồng tiền tài chính→ Tiền NHQG → Tiền NHNN ở miền
bắc và tiền NHQG của Ngụy quyền ở miền nam
2.2.4 Từ 1975 – 1978: Ngày 2/5/1978 thống nhất tiền NHNN trên cả nước
2.2.5 Từ 1979 – 1985: Lạm phát gia tăng, đổi tiền vào tháng 9/1985
2.2.6 Từ 1986 – 2003: Lạm phát tăng, Pháp lệnh 1990 chuyển hệ thống NH sang 2
cấp; Luật NHNN VN và Luật các tổ chức TD t12/1997
2.2.7 Từ 2003 đến nay: Tiền polymer thay thế tiền cotton, Luật NHNN VN và Luật
các tổ chức tín dụng năm 2010 thay thế luật năm 1997
2.3 Chế độ tiền tệ Việt Nam
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
2.3.1 Đơn vị tiền và tên gọi của đồng tiền
2.3.2 Các quy định về phát hành tiền ở Việt Nam (Điều 17-23, Mục 2- Luật NHNN
VN số: 46/2010/QH12 đã được QH thông qua ngày 16/6/2010)
2.3.3 Các nguyên tắc phát hành tiền
Chỉ được phát hành qua con đường tín dụng
Căn cứ theo nhu cầu luân chuyển hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế
Tổ chức kỹ thuật phát hành phải đảm bảo tính tập trung, thống nhất dưới sự quản lý
của nhà nước
Phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán
2.3.4 Cơ cấu lưu thông tiền tệ: Cơ cấu điều hòa lưu thông tiền tệ gồm
Tiền đang lưu hành tức là tiền nằm trong lưu thông
Quỹ nghiệp vụ ngân hàng
Quỹ điều hòa tiền mặt
Quỹ dự trữ phát hành
Tiền rách nát
Chương 3: Cung cầu tiền tệ
3.1 Những vấn đề chung về cung cầu tiền tệ
3.1.1 Cung tiền tệ
Khối tiền M1: Là tiền giao dịch (tiền mạnh)
Khối tiền M2: Là tiền tài sản hay chuẩn tệ
Khối tiền M3
Khối tiền L
3.1.2 Cầu tiền tệ
→ Một số học thuyết về nhu cầu tiền tệ:
Các nhà kinh tế Đức (thế kỷ 19)
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Tiền tệ không có giá trị nội tại
Nhà nước phát hành tiền giấy với những giá trị qui ước phục vụ trao đổi HHDV
Quan điểm của Các Mác:
Cầu tiền tệ phụ thuộc:
Tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ
Quan điểm của Irving Fisher
Cầu tiền tệ phụ thuộc vào sức mua của nó
M.V = P.Q (M: số tiền lưu hành; V: tốc độ lưu hành của tiền; P: giá trung
bình; Q: tổng số HHDV)
Học thuyết tiền tệ của trường phái Cambridge
Phương án số dư tiền mặt:
M = K.R.P (M: cầu tiền tệ; K: hệ số nhu cầu tiền tệ; R: giá trị tổng tài sản
của XH; P: chỉ số giá cả)
Quan điểm của Keynes
Cầu tiền tệ phụ thuộc 3 nhân tố:
Động cơ giao dịch
Động cơ dự phòng
Động cơ đầu cơ
Quan điểm của M. Friedman
Cầu tiền tệ phụ thuộc 4 nhân tố:
Mức giá cả HHDV;
Mức thu nhập thực tế và sản lượng trong nền kinh tế;
Lãi suất thực tế;
Chỉ số giá cả (chỉ số lạm phát)
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
3.2 Cân đối cung cầu tiền tệ
3.2.1 Quan điểm của Các Mác
Số lượng các phương tiện lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá trị của hàng hóa
(H=P*Q) và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ (V)
Kc = H/V → Cần nắm bắt nhu cầu về tiền trong lưu thông để đưa tiền vào lưu thông
cho phù hợp
3.2.2 Quan điểm học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại
Cung tiền tệ được xác định bằng lượng tiền đưa vào lưu thông hoặc lượng tiền do
Nhà nước và hệ thống NH tạo ra
Nhu cầu về tiền là hàm số với nhiều biến số trong đó có thu nhập, giá cả, lãi suất, cơ
cấu tài sản và sự ưa thích cá nhân, thể hiện qua công thức: M = K.P.Y
3.2.3 Quan điểm Samuelson
Mức cầu giao dịch: cần tiền để làm phương tiện giao dịch (chịu tác động và tỷ lệ
nghịch với lãi suất)
Nhu cầu giữ tiền để tích lũy, dự phòng cho tương lai và đầu tư để sinh lợi
3.3 Cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam
3.3.1 Nguồn cung tiền tăng thêm ở VN hằng năm dựa vào
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm
Chỉ số trượt giá của hàng hóa.
Mức thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.
3.3.2 Cung tiền phát hành thông qua con đường tín dụng
Kênh tín dụng cho hệ thống NH
Kênh cho ngân sách nhà nước vay
Chương 4: Lạm phát
4.1 Lạm phát tiền tệ
4.1.1 Khái niệm, bản chất và nguyên nhân lạm phát
Khái niệm về lạm phát
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Các quan điểm về lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả (bất kể do nguyên nhân nào)
Lạm phát là sự phát hành thừa tiền giấy vượt quá mức đảm bảo bằng vàng, bạc,
ngoại tệ của quốc gia
Lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế
Đặc điểm của lạm phát
Sự thừa tiền do cung tiền tăng quá mức
Mức giá cả chung tăng lên liên tục, tiền bị mất giá
Sự phân phối lại thu nhập qua giá cả
Bất ổn nền kinh tế vĩ mô
Khái niệm (Milton Friedman): Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài
làm cho mức giá cả chung tăng nhanh tồn tại trong một thời gian dài
Bản chất của lạm phát: Là một hiện tượng tiền tệ xảy ra khi giá cả tăng lên trong
một thời gian dài
Nguyên nhân của lạm phát
Lạm phát do cầu kéo: Tổng cầu tăng
Nền kinh tế tăng tổng cầu làm cho giá cả tăng cao, dẫn tới lạm phát gọi là lạm phát
do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu
Tổng cầu tăng khi các mặt hàng trên thị trường có mức cầu quá cao trong khi mức
cung hàng hóa bị thiếu hụt do khan hiếm hoặc nền kinh tế đã ở mức toàn dụng và
đạt tới mức sản lượng tiềm năng.
Tổng cầu tăng do tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng hoặc tốc độ lưu thông tiền
tệ (V) tăng.
M tăng do mở rộng tín dụng và đầu tư, thâm hụt NSNN dẫn đến tăng cung tiền.
V tăng do khủng hoảng vĩ mô, nền kinh tế bị suy thoái, người dân không muốn giữ
tiền.
Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí SXKD tăng lên
Tốc độ tăng tiền lương cao hơn tốc độ tăng NSLĐ
Các cú sốc cung tiêu cực như khủng hoảng nhiên liệu, nguyên vật liệu (các nước
OPEC hạn chế cung cấp dầu mỏ) làm cho chi phí SX tăng lên
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Xét theo nguồn gốc
Nền kinh tế bị mất cân đối, thâm hụt ngân sách, sản xuất bị đình đốn, sút kém.
Cung tiền tệ tăng quá mức cần thiết.
Khủng hoảng chính trị, gây mất lòng tin ở nhân dân, từ đó họ đánh giá thấp giấy bạc
do nhà nước phát hành, làm cho uy tín và sức mua của đồng tiền bị giảm sút.
Xét theo chủ quan và khách quan
Nguyên nhân chủ quan: Các chính sách kinh tế vĩ mô như cơ cấu kinh tế, lãi suất,
thuế không phù hợp làm cho nền kinh tế bị mất cân đối, hiệu quả sản xuất bị giảm
sút ảnh hưởng tài chính quốc gia.
- Nguyên nhân khách quan: Thiên tai, địch họa, nền kinh tế bị tàn phá sau chiến
tranh và sự biến động thị trường nhiên liệu, vàng, ngoại tệ trên thế giới
4.1.2 Đo lường lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI- Consumer Price Index)
CPI là chỉ số đo lường phổ biến nhất
Phản ánh mức thay đổi giá cả của một rổ hàng hóa tiêu dùng đại diện so với những
mốc thời gian cụ thể nào đó.
Chỉ số giá sinh hoạt (CLI): Là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá
nhân, trong đó CPI được giả định xấp xỉ với CLI.
Chỉ số giá sản xuất (PPI): Đo mức giá mà các nhà sản xuất phải trả (khác với người
tiêu dùng trả).
Chỉ số giá bán buôn: Đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa bán buôn được
chọn làm đại diện.
Chỉ số giá hàng hóa: Đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa.
Chỉ số giảm phát GDP: Dựa trên việc tính toán tổng sản phẩm quốc dân GDP theo
giá danh nghĩa với phép đo khử lạm phát để có GDP thực so với giá cố định.
Chỉ số giá chi phi phí tiêu dùng cá nhân
4.1.3 Các loại lạm phát
Lạm phát vừa phải
Là lạm phát ở mức độ thấp (1 con số, hay <10%)
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Đồng tiền không bị mất giá nhiều, chưa ảnh hưởng nhiều đến đời sống và hoạt động
SXKD.
Loại lạm phát này được duy trì như một chất xúc tác cho nền kinh tế phát triển.
Lạm phát phi mã
Là lạm phát ở mức độ cao hơn, tỷ lệ tăng mức giá cả chung từ 2 con số trở lên (trên
10%).
Lạm phát phi mã ảnh hưởng không tốt đến đời sống XH
Siêu lạm phát
Xảy ra khi mức độ tăng giá vượt xa lạm phát phi mã (tỷ lệ tăng 3 con số).
Siêu lạm phát có tác hại rất lớn đến kinh tế xã hội.
Lạm phát cân bằng: Tỷ lệ lạm phát tương ứng với tỷ lệ tăng thu nhập, do đó sẽ
không ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.
Lạm phát không cân bằng: Tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn so với thu nhập (giá cả tăng
cao hơn lương), ảnh hưởng không tốt đến đời sống xã hội.
Lạm phát dự đoán trước: Xảy ra trong thời gian dài và đều đặn, ổn định nên có thể
dự báo được.
Lạm phát bất thường: Xảy ra đột biến, bất ngờ nên có thể sẽ gây cú sốc cho nền
kinh tế.
4.1.4 Hậu quả và những biện pháp khắc phục lạm phát
Hậu quả của lạm phát
Đối với SXKD
Giá tăng → SX gặp khó khăn, quy mô SX giảm sút.
Cơ cấu nền kinh tế mất cân đối do có xu hướng phát triển những ngành SX có chu
kỳ ngắn, thu hồi vốn nhanh mà không đầu tư vào những ngành SX có chu kỳ dài vì
thu hồi vốn chậm.
Đối với thương mại
Người dân ngại giữ tiền
→ đầu cơ tích trữ vàng, hàng hóa gây rối loạn KTXH.
Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Người dân ngại đầu tư nên tín dụng cũng bị đóng băng.
Sức mua của đồng tiền bị giảm sút, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh, người dân
không muốn giữ tiền nên nguồn tiền gửi trong XH giảm.
Lạm phát làm đình đốn SX, gây thất thu NSNN về lâu dài, thu chi ngân sách biến
động khó kiểm soát được, ảnh hưởng không tốt đến tài chính quốc gia.
Trong lĩnh vực đời sống XH
Dân cư gặp khó khăn do giá cả leo thang, trong khi giá trị tiền lương thực tế bị giảm
sút.
Tình trạng khan hiếm giả tạo do đầu cơ chờ giá tăng.
Đối với tổng thể nền kinh tế vĩ mô
Trật tự kinh tế xã hội bị rối loạn.
Uy tín và địa vị của nền kinh tế quốc gia suy yếu trên thị trường quốc tế.
Những biện pháp khắc phục lạm phát
Giải pháp trực tiếp
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Quản lý chặt chẽ và hạn chế cung tiền, không phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt
ngân sách.
Siết chặt cung tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng.
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng.
Tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền gửi của dân cư.
Chính sách tài khóa thắt chặt
Thực hiện tiết kiệm, giảm đầu tư công, giảm chi NSNN.
Phát hành trái phiếu kho bạc.
Tận dụng các nguồn thu để thu hút lượng tiền về.
Kiềm chế giá cả (tăng cung, kiểm soát giá)
Tăng cung hàng hóa bằng cách nhập khẩu.
Bán vàng và ngoại tệ ra thị trường để thu hút tiền mặt.
Chống đầu cơ, tích trữ, chống độc quyền bán hàng.
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Giải pháp chiến lược lâu dài
Nhà nước cần có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, tạo động lực phát triển SX
và lưu thông hàng hóa.
Xây dựng cơ cấu ngành nghề kinh tế hợp lý, phát triển ngành mũi nhọn và định
hướng ngành xuất khẩu.
Kiểm soát thường xuyên để chống thâm hụt NSNN.
Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước.
Các giải pháp khác như dùng lạm phát chống lạm phát...
4.1.5 Phân biệt lạm phát với một số khái niệm khác
Lạm phát và kích giá: Lạm phát và kích giá là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Giảm phát (thiểu phát)
Là một hiện tượng thể hiện qua việc giảm sút các phương tiện thanh toán, không đi
đôi với việc giảm sút về khối lượng sản xuất.
Là tình trạng mức giá cả chung giảm xuống liên tục (ngược lại với lạm phát, hay
lạm phát âm).
Giảm phát thường xuất hiện khi nền kinh tế suy thoái hay đình đốn sản xuất.
Giảm phát làm thất nghiệp tăng nhanh (giá cả giảm mạnh hơn tiền lương nên loại
bớt công nhân).
4.2 Lạm phát ở Việt Nam
4.2.1 Đo lường lạm phát ở VN
Chỉ số CPI
Tổng số mặt hàng đại diện trong rổ hàng hóa thời kỳ 2009 – 2014 là 572 mặt hàng
(tăng 78 so với trước)
CPI được Tổng cục Thống kê tính toán trên phạm vi toàn quốc và được công bố
hằng tháng đồng thời theo bốn gốc thời gian so sánh khác nhau là:
CPI hằng tháng so với tháng trước.
CPI hằng tháng so với tháng 12 năm trước.
CPI hằng tháng so với tháng cùng kỳ năm trước.
CPI so với năm gốc cố định.
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Công thức tính CPI (Công thức Laspeyres)
n
1i
o
i
t
i0
in
1i
0
i
0
i
n
1i
0
i
t
i
0t
p
p
*W
qp
qp
I
4.2.2 Diễn biến lạm phát ở VN
Từ năm 1991 trở về trước: Kinh tế kế hoạch hóa, lạm phát cao, một số năm diễn ra
siêu lạm phát
Từ năm 1992 - 2001: Ngoại trừ những năm từ 1992-1995, nói chung tình hình lạm
phát được kiểm soát ổn định ở mức 1 con số (riêng năm 2000 thiểu phát)
Từ năm 2002 - 2006: Tiếp tục kiểm soát được lạm phát ở mức ổn định 1 con số.
Từ năm 2007 - nay: Tình hình diễn biến phức tạp, lạm phát tăng trở lại 2 con số, đặc
biệt ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, lạm phát 2008 lên 19,9%
Kiểm chứng lại: Tăng trưởng GDP bình quân qua các thời kỳ:
1977 – 1980: tăng 0,4%/năm, trong đó năm 1979 giảm 2%, 1980 giảm 1,4%
1977 – 1991: tăng 4,07%/năm; 1992 – 1997: tăng 8,77%/năm
Trong đó:
I
t→0
: CPI kỳ báo cáo t so với kỳ gốc 0
pi
t
: Giá mặt hàng i ở kỳ báo cáo t
pi
0
: Giá mặt hàng i ở kỳ gốc
qi
t
: Lượng hàng i ở kỳ báo cáo t
qi
0
: Lượng hàng i ở kỳ gốc
Wi
0
: Quyền số cố định của mặt hàng i
ở kỳ gốc
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
M1 M2 M3 L
Tiền mặt lưu hành
Tiền gửi không kỳ
hạn
Tiền mặt lưu hành
Tiền gửi không kỳ
hạn
Tiền mặt lưu hành
Tiền gửi không kỳ
hạn
Tiền mặt lưu hành
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn +
Chứng chỉ tiền gửi +
Tiền gửi các quỹ TD
+ CK Repo ngắn hạn
+ Euro đô la loại nhỏ
Tiền gửi có kỳ hạn +
Chứng chỉ tiền gửi +
Tiền gửi các quỹ TD
+ CK Repo ngắn hạn
+ Euro đô la loại nhỏ
Tiền gửi có kỳ hạn +
Chứng chỉ tiền gửi +
Tiền gửi các quỹ TD +
CK Repo ngắn hạn +
Euro đô la loại nhỏ
Tiền gửi có kỳ hạn
loại lớn + CK Repo
dài hạn + Euro đô la
loại lớn
Tiền gửi có kỳ hạn loại
lớn + CK Repo dài hạn
+ Euro đô la loại lớn
Trái phiếu + Cổ phiếu
+ Thương phiếu + Hối
phiếu
Các quan điểm về cầu tiền tệ
Các nhà KT Đức (tk 19)
(Thuyết duy danh)
Tiền tệ không có giá trị nội tại, NN phát hành tiền giấy
với những giá trị qui ước phục vụ trao đổi HHDV
C.Mác
Cầu tiền tệ tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế và
tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ
Irving Fisher
(Thuyết sức mua tiền tệ)
Cầu TT phụ thuộc vào sức mua của nó: M.V = P.Q
(M: số tiền lưu hành; V: tốc độ lưu hành của tiền; P: giá
trung bình; Q: tổng số HHDV)
Cambridge
(Phương án số dư tiền mặt)
M= K.R.P (M: cầu tiền tệ; K: hệ số nhu cầu tiền tệ; R:
giá trị tổng tài sản của XH; P: chỉ số giá cả)
Keynes
(Thuyết ưa thích thanh khoản)
Cầu TT phụ thuộc 3 nhân tố: Động cơ giao dịch, Động
cơ dự phòng, Động cơ đầu cơ (Mức thu nhập, lãi suất)
Friedman
(Trường phái Chicago)
Phụ thuộc vào 4 nhân tố: Mức giá cả HHDV; Mức thu
nhập thực tế và sản lượng trong nền kinh tế; Lãi suất
thực tế; Chỉ số giá cả (chỉ số lạm phát)
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Các quan điểm về cân đối cung cầu tiền tệ
C.Mác
Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông phụ thuộc vào lượng HH,
mức giá cả HH và tốc độ lưu thông tiền tệ (V). Nó tỷ lệ thuận
với số lượng HH, mức giá cả và tỷ lệ nghịch với V.
KC =
V
H
(KC là khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông; H là
tổng giá cả hàng hóa; V là tốc độ lưu thông tiền tệ)
Friedman “Chủ nghĩa
tiền tệ mới” (Thuyết số
lượng tiền tệ hiện đại)
Cung tiền tệ được xác định bằng lượng tiền đưa vào lưu thông
hoặc lượng tiền do Nhà nước và hệ thống ngân hàng tạo ra.
M = K.P.Y (M là số lượng tiền tệ; K là tương quan của thu
nhập tiền tệ trong thu nhập; P là chỉ số giá cả; Y là thu nhập
quốc dân tính theo giá không đổi)
Samuelson
Mức cầu tiền tệ phụ thuộc vào Mức cầu giao dịch (chịu tác
động lớn từ lãi suất); và Nhu cầu giữ tiền để tích lũy, dự phòng
cho tương lai và đầu tư để sinh lợi.
Lạm phát ở Việt Nam thời kỳ 1981 – 1985
Năm 1981 1982 1983 1984 1985
Lạm phát 70% 95% 50% 65% 92%
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1986 – 1991
Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991
Tăng GDP 2,33% 3,8% 5,1% 8% 0,1% 6%
Lạm phát 774,7% 223,1% 349,4% 36% 67,1% 67,5%
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1992 – 1995
Năm 1992 1993 1994 1995
Tăng trưởng GDP 8,6% 8,0% 8,6% 9,5%
Lạm phát 17,5% 5,2% 14,4% 12,7%
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 1995 – 2001
(GDP theo giá cố định năm 1994, đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
GDP
% tăng
trưởng
195,567
9,5%
213,833
9,34%
231,264
8,15%
244,596
5,77%
256,272
4,77%
273,666
6,79%
292,376
6,84%
Lạm
phát
12,7% 4,5% 3,6% 9,2% 0,1% -0,6% 0,8%
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2002 – 2006
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Tăng trưởng GDP 7,04% 7,3% 7,7% 8,4% 8,2%
Chỉ số CPI 4% 3% 9,5% 8,4% 6,6%
Nguyễn Lê Hồng Vỹ
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2007 – nay
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tăng trưởng GDP 8,5% 6,3% 5,3% 6,8% 5,9%
Chỉ số CPI 12,6% 19,9% 8,9% 11,7% 18,6%
0,00%
2,50%
5,00%
7,50%
10,00%
12,50%
15,00%
17,50%
20,00%
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tăng trưởng GDP
Chỉ số CPI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tai_chinh_tien_te_1_nguyen_le_hong_vy.pdf