Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương VI: Viện trợ phát triển chính thức

6.1.1 Khái niệm viện trợ

 Viện trợ là các hoạt động chuyển giao tài sản, kỹ thuật

công nghệ, tiền . từ chủ thể này sang chủ thể khác với

những điều kiện ưu đãi nhất định.

 Viện trợ quốc tế là tất cả các hoạt động chuyển giao tài

sản, kỹ thuật công nghệ, tiền. của các tổ chức quốc tế,

các chủ thể của nước này cho các chủ thể của nước khác

với những ưu đãi nhất định.

 Chủ thể của viện trợ, nhận viện trợ?

 Mục đích của viện trợ, nhận viện trợ?

 Đối tượng viện trợ?

 Viện trợ quốc tế không bao gồm các giao dịch thương mại

thuần túy.

pdf38 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương VI: Viện trợ phát triển chính thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6 VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC Những vấn đề chung về viện trợ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Quản lý và sử dụng ODA 6.1 Những vấn đề chung về viện trợ Khái niệm viện trợ Các hình thức viện trợ Vai trò của viện trợ 6.1.1 Khái niệm viện trợ  Viện trợ là các hoạt động chuyển giao tài sản, kỹ thuật công nghệ, tiền ... từ chủ thể này sang chủ thể khác với những điều kiện ưu đãi nhất định.  Viện trợ quốc tế là tất cả các hoạt động chuyển giao tài sản, kỹ thuật công nghệ, tiền... của các tổ chức quốc tế, các chủ thể của nước này cho các chủ thể của nước khác với những ưu đãi nhất định.  Chủ thể của viện trợ, nhận viện trợ?  Mục đích của viện trợ, nhận viện trợ?  Đối tượng viện trợ?  Viện trợ quốc tế không bao gồm các giao dịch thương mại thuần túy. 6.1.2 Các hình thức của viện trợ • Viện trợ không hoàn lại • Cho vay ưu đãi • Kết hợp của hai hình thức trên Theo tính chất viện trợ • Viện trợ song phương: viện trợ giữa hai chính phủ • Viện trợ đa phương: viện trợ của tổ chức TCQT • Viện trợ của các tổ chức phi CP Theo chủ thể viện trợ 6.1.2 Các hình thức của viện trợ • Viện trợ phát triển kinh tế - xã hội • Viện trợ quân sự • Cứu trợ nhân đạo Theo mục đích viện trợ 6.2 Hỗ trợ phát triển chính thức Khái niệm và mục tiêu của ODA Đặc điểm và phân loại ODA Vai trò của ODA 6.2.1 Khái niệm và mục tiêu của ODA  Khái niệm: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và tất cả các khoản cho vay của các chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển, ODA có các đặc điểm sau:  Được thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của các nước đang và chậm phát triển theo đúng mục tiêu của nguồn vốn này  Có yếu tố không hoàn lại (Theo ủy ban hỗ trợ phát triển) 6.2.1 Khái niệm và mục tiêu của ODA (tiếp)  Khái niệm: Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt động tài trợ, giúp đỡ về mặt tài chính của các nước giàu, phát triển và của các tổ chức quốc tế cho các nước nghèo và các nước đang phát triển nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. (Theo định nghĩa của Liên hợp quốc) 6.2.1 Khái niệm và mục tiêu của ODA (tiếp)  Khái niệm: ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc chính phủ nước CHXHCNVN với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ đa phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ. Các phương thức cơ bản cấp ODA gồm có hỗ trợ dự án, hỗ trợ ngành, hỗ trợ chương trình, hỗ trợ ngân sách với yếu tố không hoàn lại là 100% (viện trợ không hoàn lại), hoặc đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không có ràng buộc (Theo quy chế quản lý và sử dụng vốn ODA nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ Việt Nam) 6.2.1 Khái niệm và mục tiêu của ODA (tiếp)  Bản chất: ODA là một hình thức đầu tư, chuyển giao các luồng tài chính quốc tế Mục tiêu của ODA  Trong giai đoạn đầu của ODA, hai mục tiêu chính mà nguồn vốn ODA hướng tới là: (1) Thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển (2) Tăng cường lợi ích chính trị của nước tài trợ Mục tiêu của ODA (tiếp) Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ). (1) Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói (2) Đạt phổ cập giáo dục tiểu học (3) Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ Mục tiêu của ODA (tiếp) (4) Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em (5) Tăng cường sức khỏe bà mẹ (6) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác (7) Đảm bảo bền vững về môi trường (8) Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục tiêu phát triển 6.2.2.1 Đặc điểm của ODA  ODA hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của các nước đang và chậm phát triển  Nguồn vốn ODA là nguồn vốn viện trợ, hay tín dụng ưu đãi  ODA chỉ bao gồm các giao dịch tài chính quốc tế ở tầm cỡ quốc gia  Nguồn vốn ODA trong rất nhiều trường hợp gắn liền yếu tố chính trị với yếu tố hiệu quả kinh tế  Thủ tục ODA phức tạp, cần nhiều thời gian cho các giai đoạn của dự án 6.2.2.2 Phân loại ODA  Theo tính chất tài trợ  ODA không hoàn lại  ODA cho vay ưu đãi  ODA hỗn hợp  Theo mục đích sử dụng:  ODA hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội  ODA hỗ trợ kỹ thuật: là các khoản ODA được tài trợ nhằm tăng cường năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu phát triển thể chế 6.2.2.2 Phân loại ODA (tiếp)  Theo điều kiện tài trợ  ODA không ràng buộc: là các khoản tài trợ mà người nhận sử dụng chúng không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào từ người cung cấp  ODA có ràng buộc: người sử dụng các khoản tài trợ phải chấp nhận một số điều kiện ràng buộc nào đó của người tài trợ  Ràng buộc về nguồn sử dụng  Ràng buộc về mục đích sử dụng  ODA hỗn hợp 6.2.2.2 Phân loại ODA (tiếp)  Theo hình thức thực hiện (cách thức sử dụng)  ODA hỗ trợ ngân sách:  ODA hỗ trợ chương trình: 6.2.2.2 Phân loại ODA (tiếp)  Theo nguồn cung cấp  ODA song phương:  ODA đa phương:  ODA của các tổ chức phi chính phủ (NGO): 6.2.2.2 Phân loại ODA (tiếp)  Theo cơ chế quản lý  Nguồn vốn ODA do bên tiếp nhận điều hành  Nguồn vốn ODA do nhà tài trợ quản lý toàn bộ  Nguồn vốn ODA các bên cùng quản lý Thực trạng ODA ở Việt Nam  VN đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thu hút ODA. Đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư xã hội, 28% vốn đầu tư từ NSNN, 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước  Từ năm 1993 đến nay các nhà tài trợ đã trài trợ cho VN 56,4 tỷ USD. Năm 1993 là 1,8 tỷ USD nâng lên 8 tỷ USD năm 2009 và 7,9 tỷ USD năm 2010, 2011 là 7,88 tỷ USD, cam kết 2012 là 7,38 tỷ USD Thực trạng ODA ở Việt Nam  Khi Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình ảnh hưởng như thế nào tới ODA? 6.2.2.3 Vai trò của ODA Đối với nước nhận tài trợ  Tác động tích cực  Là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển tại nước tiếp nhận  Giúp phát triển nguồn nhân lực, giảm tình trạng đói nghèo và cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội  Viện trợ cải thiện thể chế và chính sách kinh tế  Bổ sung nguồn ngoại tệ cho đất nước và cải thiện cán cân thanh toán  Tác động tiêu cực của ODA  Phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc do nhà tài trợ đưa ra, gây bất lợi cho quốc gia về mặt kinh tế, chính trị, xã hội  Các khoản vay ODA làm tăng gánh nặng nợ nần cho quốc gia 6.2.2.3 Vai trò của ODA Đối với nước tài trợ  Tác động tích cực  Sự bành trướng thị trường của quốc gia tài trợ  Điều kiện đi kèm  Phụ thuộc chính trị 6.2.2.3 Vai trò của ODA Đối với nước tài trợ  Tác động tiêu cực  Bị áp lực của công chúng trong nước, do:  ODA có thể tạo ra nạn tham nhũng trong các quan chức 6.3 Quản lý và sử dụng ODA Vận động, ký kết các điều ước ODA Quy trình giải ngân ODA Quản lý, sử dụng và trả nợ ODA 6.3.1 Vận động, ký kết các điều ước ODA • Xác định nhu cầu ODA • Vận động ODA • Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về khung ODA • Thể chế hóa các khoản tài trợ 6.3.2 Giải ngân nguồn vốn ODA  Khái niệm giải ngân nguồn vốn ODA Trên góc độ nhà tài trợ, giải ngân là sự chi tiêu, quá trình này tính từ khi chuyển tiền sang nước nhận tài trợ cho đến khi dự án kết thúc Trên góc độ người tiếp nhận ODA, giải ngân là sự rút vốn. Giải ngân là việc rút tiền theo những hiệp định sử dụng vốn ODA của chính phủ nước tiếp nhận từ tài khoản của nhà tài trợ về tài khoản của nước tiếp nhận tài trợ và thanh toán cho các chi tiêu hợp lệ được quy định trong hiệp định Quá trình này được tính từ khi bên tiếp nhận viện trợ nhận vốn cho đến khi bên tiếp nhận đưa vào sử dụng, viện trợ cho các dự án Các hình thức giải ngân nguồn vốn ODA  Theo thời gian giải ngân:  Giải ngân nhanh  Giải ngân theo tiến trình thực hiện dự án  Theo mức độ giải ngân và quy mô vốn tài trợ  Giải ngân một lần:  Giải ngân nhiều lần: Quy trình giải ngân dự án ODA Tiếp cận vốn ODA Lập kế hoạch vốn ODA Mở TK tại ngân hàng phục vụ Lập hồ sơ rút vốn Báo cáo quyết toán, kiểm tra, kiểm toán Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm Các chỉ tiêu đánh giá tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA  Tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch:  Tỷ lệ giải ngân so với cam kết:  Tỷ lệ giải ngân so với tỷ lệ thời gian thực hiện chương trình dự án: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA  Nhóm nhân tố khách quan:  Quy định pháp lý, chính sách vĩ mô của nước nhận tài trợ  Cơ chế quản lý tài chính và các điều kiện ràng buộc của nhà tài trợ  Điều kiện về vốn đối ứng  Loại hình tài trợ và tính chất nguồn vốn  Mức độ ổn định của đồng tiền tài trợ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA  Nhóm nhân tố chủ quan:  Chất lượng thiết kế của dự án khả thi  Quy trình và thời gian thẩm định dự án  Thời gian chuyển tiền từ nhà tài trợ đến nước tiếp nhận  Thủ tục rút vốn và thời gian thanh toán trong nước  Công tác đấu thầu  Công tác giải phóng mặt bằng  Các chính sách thuế  Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ dự án  Công tác quản lý, giám sát hoạt động dự án 6.3.3 Quản lý, sử dụng và trả nợ ODA  Quản lý sử dụng ODA  Xây dựng và thực hiện các dự án thực sự cần thiết đối với nền kinh tế - xã hội  Thực hiện đấu thầu rộng rãi  Thiết lập cơ quan chuyên trách thực hiện quản lý ODA  Phân cấp quản lý sử dụng ODA  Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các khoản ODA 6.3.3 Quản lý, sử dụng và trả nợ ODA  Quản lý trả nợ ODA  Đối với khoản vay bằng tiền đưa vào cân đối NSNN  Đối với các khoản vay cho các dự án cụ thể: - Dự án xã hội không có khả năng thu hồi để trả nợ - Dự án có số thu đủ để trả nợ hàng năm  Trả lãi vốn vay hàng năm 6.3.3 Quản lý, sử dụng và trả nợ ODA  Tổ chức thực hiện trả nợ ODA  Thành lập quỹ trả nợ quốc gia để tập hợp các khoản nợ chính phủ nhằm trả nợ đúng hạn  Bố trí đều đặn các khoản trả nợ trong NSNN hàng năm cho những khoản vay không có khả năng thu hồi vốn  Khống chế mức vay hàng năm không vượt quá một tỷ lệ % nhất định trên GDP. Tỷ lệ này cao hay thấp tùy theo nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn và thanh toán nợ của mỗi quốc gia 6.3.3 Quản lý, sử dụng và trả nợ ODA  Các biện pháp áp dụng khi không trả được nợ  Hoãn nợ, khoanh nợ  Vay nợ mới, trả nợ cũ  Mua lại nợ  Xóa nợ  Chuyển nợ thành vốn cổ phần  Tuyên bố vỡ nợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_quoc_te_chuong_vi_vien_tro_phat_trien_ch.pdf