9.1 Khái niệm, ý nghĩa của BOP
Khái niệm:
Theo IMF “Cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo
thống kê tóm tắt một cách có hệ thống trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là một năm) về các nghiệp vụ
kinh tế của một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới”.
“Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng kết toán tổng hợp
tất cả các luồng hàng hóa dịch vụ, đầu tư của một nước
với các nước khác trên thế giới trong một thời kỳ nhất
định (thường là 1 năm)”
25 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương IX: Cán cân thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 9 CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Khái niệm, ý nghĩa của BOP
Các bộ phận của BOP
Thặng dư, thâm hụt của BOP và tác động
của nó tới nền KT
Điều chỉnh BOP
9.1 Khái niệm, ý nghĩa của BOP
Khái niệm:
Theo IMF “Cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo
thống kê tóm tắt một cách có hệ thống trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là một năm) về các nghiệp vụ
kinh tế của một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới”.
“Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng kết toán tổng hợp
tất cả các luồng hàng hóa dịch vụ, đầu tư của một nước
với các nước khác trên thế giới trong một thời kỳ nhất
định (thường là 1 năm)”
9.1 Khái niệm, ý nghĩa của BOP
Khái niệm:
Ở Việt Nam, BOP là bảng cân đối tổng hợp thống kê một
cách có hệ thống toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa VN và
các nước khác trong một thời kỳ nhất định
BOP được lập trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ
giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú
Giao dịch kinh tế được thu thập trên cơ sở mẫu biểu báo
cáo định kỳ hoặc trên cơ sở điều tra chọn mẫu do NHNN
phối hợp với tổng cục thống kê và các Bộ Ngành liên quan
BOP được lập theo đơn vị tiền tệ USD, được thống kê tại
thời điểm hạch toán vào sổ sách kế toán, tính theo giá thực
tế đã được thỏa thuận giữa Người cư trú với Người không
cư trú
Người cư trú
Tổ chức kinh tế Việt Nam được thành lập và hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam
DN có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động kinh doanh
tại Việt Nam
Cơ quan nhà nước, đơn vị LLVT, Tổ chức chính trị, tổ chức
xã hội ... của Việt Nam đang hoạt động tại Việt Nam
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ
trang và các tổ chức chính trị, xã hội ... của Việt Nam hoạt
động ở nước ngoài, công dân Việt Nam làm việc ở các tổ
chức này và những cá nhân đi theo họ
Người cư trú (tiếp)
Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế VN, văn phòng đại diện
của DN có vốn đầu tư nước ngoài ở VN...
Công dân VN cư trú tại VN, công dân Việt Nam cư trú ở ở
nước ngoài dưới 12 tháng
Người nước ngoài cư trú tại VN lớn hơn hoặc bằng 12
tháng trở lên
Công dân VN đi du lịch, học tập, chữa bệnh, thăm viếng ở
nước ngoài (không kể thời hạn)
Người không cư trú
Tổ chức kinh tế nước ngoài thành lập và hoạt động KD tại
nước ngoài
Tổ chức kinh tế VN, DN có vốn đầu tư nước ngoài VN
kinh doanh tại nước ngoài
Cơ quan nhà nước, đơn vị LLVT, tổ chức chính trị ... Của
nước ngoài hoạt động tại nước ngoài
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại
diện của tổ chức quốc tế và các tổ chức liên chính phủ ...
Của nước ngoài hoạt động tại VN, người nước ngoài làm
việc trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ
Người không cư trú (tiếp)
Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài, văn phòng
đại diện của TCTD nước ngoài hoạt độngở VN...
Người nước ngoài cư trú tại nước ngoài, người nước ngoài
cư trú tại VN dưới 12 tháng
Công dân VN cư trú tại nước ngoài có thời gian lớn hơn
hoặc bằng 12 tháng
Người nước ngoài đến du lịch, học tập ... tại Việt Nam
(không có thời hạn)
9.1 Khái niệm và ý nghĩa của BOP
Phân loại
BOP dự báo và BOP thực tế
BOP thời điểm và BOP thời kỳ
BOP bộ phận và BOP tổng thể
9.1 Khái niệm và ý nghĩa của BOP
Ý nghĩa của BOP
BOP cung cấp những thông tin chi tiết liên quan
đến cung và cầu tiền tệ của một QG
Dữ liệu trên BOP có thể được sử dụng để đánh
giá khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
của một quốc gia
9.2 Các bộ phận của BOP
Tài
khoản
vãng lai
Tài
khoản
vốn
Các sai
sót và
không
chính xác
Cán cân
tổng thể
Cán cân
bù đắp
chính
thức
Các hạng mục Nợ (-) Có (+)
I. Tài khoản vãng lai (Current Account)
1. Cán cân thương mại (Balance of Trade)
2. Cán cân dịch vụ
3. Thu nhập từ hoạt động đầu tư
4. Chuyển giao vãng lai một chiều
II. Tài khoản vốn (Capital Account)
1. Cán cân vốn ngắn hạn
2. Cán cân vốn dài hạn
3. Chuyển giao vốn một chiều
III. Các sai sót và không chính xác
IV. Cán cân tổng thể
V. Cán cân bù đắp chính thức
1. Thay đổi dự trữ ngoại hối
2. Vay IMF và các NHTW khác
3. Các nguồn tài trợ khác
9.2.1 Tài khoản vãng lai
KN: Tài khoản này diễn giải các luồng dịch chuyển quốc
tế về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập từ hoạt động đầu tư và
các khoản chuyển dịch đơn phương.
Kết cấu:
Cán cân thương mại
Cán cân dịch vụ
Cán cân thu nhập (thu nhập từ hoạt động đầu tư)
Chuyển tiền đơn phương
Cán cân thương mại (Balance of Trade)
Bao gồm tất cả các hoạt động trao đổi hàng hóa, nghĩa
là xuất khẩu và nhập khẩu những hàng hóa hữu hình,
trong đó xuất khẩu được ghi “Có”, nhập khẩu được ghi
“Nợ”
Nếu một quốc gia xuất khẩu ra nước ngoài một tổng
giá trị hàng hóa nhiều hơn lượng mua từ nước ngoài,
cán cân thương mại sẽ thặng dư, hay thặng dư thương
mại, hay xuất siêu
Nếu một quốc gia mua hàng hóa của nước ngoài nhiều
hơn tổng giá trị bán ra – nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu
thì cán cân thương mại sẽ thâm hụt hay thâm hụt
thương mại hay nhập siêu
Cán cân dịch vụ
Bao gồm thu nhập và chi phí cho các dịch vụ chuyên
môn như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải và dịch vụ.
Những khoản dịch vụ này người ta có thể gọi là các
hàng hóa vô hình
Việc gia tăng các loại dịch vụ này có tác dụng bù đắp
cho sự thiếu hụt của cán cân thương mại khi có nhập
siêu
Thực trạng cán cân: có thể thặng dư, cân bằng, hay
thâm hụt
Cán cân thu nhập (thu chi từ hoạt động đầu tư)
Bao gồm các khoản thu chi như thanh toán lãi suất cho
các khoản tiền vay của nước ngoài hay cho người nước
ngoài vay, cổ tức trái tức từ các hoạt động đầu tư
chứng khoán
Thực trạng cán cân: thặng dư, thâm hụt, cân bằng
Chuyển tiền đơn phương
Các khoản chuyển giao của tư nhân: tặng phẩm do
thân nhân ở nước ngoài chuyển về, những nhà đầu tư
nước ngoài chuyển những khoản thu nhập của họ về
nước ...
Các khoản chuyển giao của chính phủ: như khoản viện
trợ không hoàn lại, hay những khoản đóng góp của
chính phủ cho các chương trình quốc tế ...
9.2.2 Tài khoản vốn (Capital Account)
Tài khoản vốn phản ánh những di chuyển tiền tệ trong
đầu tư và tín dụng giữa các nước với nhau
Tài khoản vốn đo lường chênh lệch giữa tiền bán tài
sản cho nước ngoài (đầu tư nước ngoài vào trong
nước) và tiền mua tài sản từ nước ngoài (đầu tư ra
nước ngoài)
Bán tài sản được phản ánh vào bên Có của BOP vì
luồng vốn đầu tư sẽ đổ vào
Mua tài sản được phản ánh vào bên Nợ của BOP vì
luồng vốn đầu tư sẽ chạy ra
9.2.2 Tài khoản vốn (tiếp)
Kết cấu TK Vốn:
Đầu tư dài hạn: FDI, FPI, đầu tư dài hạn khác (cho vay
thương mại dài hạn, cho vay ưu đãi dài hạn ...)
Đầu tư ngắn hạn:
Tín dụng thương mại ngắn hạn
Hoạt động tiền gửi
Mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn
Các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn
Kinh doanh ngoại hối
Chuyển giao vốn một chiều: Phản ánh các khoản viện
trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ
được xóa
9.2.3 Các khoản sai sót và không chính xác
Phản ánh hoạt động chuyển tiền ra hoặc chuyển tiền
vào vì những công việc không thể thống kê được hoặc
công việc không công khai được (thường là các khoản
chi NSNN, các khoản thanh toán của khu vực chính
quyền: trợ giúp, cố vấn, ủng hộ về chính trị và quân sự
...)
Phản ánh sai sót và không chính xác do hoạt động
thống kê (các khoản tiền chuyển ra hoặc chuyển vào
trong nước bị bỏ sót hoặc bị thống kê, hoặc bị tính đến
2,3 lần, các khoản dịch chuyển lòng vòng ....)
9.2.4 Cán cân tổng thể (Overall Balance)
Cán cân tổng thể = Tài khoản vãng lai + Tài khoản vốn
+ Sai sót và không chính xác
OB có thể thặng dư, thâm hụt hoặc cân bằng
9.2.5 Cán cân bù đắp chính thức (Oficial
Finacing Balance - OFB)
OFB = - OB hay OFB + OB = 0
Cán cân bù đắp chính thức gồm:
Dự trữ ngoại hối của quốc gia: khi OB thặng dư sẽ làm
tăng dự trữ ngoại hối quốc gia và ngược lại
Vay nợ của IMF: Khi OB thâm hụt sẽ vay vốn SDR tại
IMF để thanh toán. Khi OB thặng dư có thể cho IMF
vay
Vay nợ của các NHTW khác: Khi OB thâm hụt có thể
vay dự trữ ngoại hối của NHTW các nước để thanh toán
và ngược lại
Các nguồn tài trợ khác: thu xếp giãn nợ, xóa nợ ...
9.3 Thặng dư, thâm hụt BOP và tác động của nó
Thặng dư, thâm hụt BOP
Tác động của thực trạng BOP đến hoạt động
kinh tế đối ngoại
9.3.1 Thặng dư, thâm hụt BOP
Do có bộ phận “Cán cân bù đắp chính thức” nên tổng
các bút toán ghi Có đúng bằng tổng các bút toán ghi
Nợ, nhưng có dấu ngược nhau => BOP luôn được cân
bằng (Nợ = Có)
Tuy nhiên, từng bộ phận trong BOP và BOP tổng thể
không nhất thiết lúc nào cũng cân bằng => thặng dư hay
thâm hụt của cán cân bộ phận của BOP, hoặc BOP tổng
thể
Xác định thặng dư hay thâm hụt của từng cán cân bộ
phận của BOP là chênh lệch giữa bút toán ghi Nợ và bút
toán ghi Có của riêng cán cân bộ phận ấy
9.3.2 Tác động của thặng dư, thâm hụt BOP
VD1: XK>NK => tăng cung ngoại tệ => Nội tệ tăng giá
=> kích thích nhập khẩu, kích thích đầu tư ra nước ngoài
VD2: XK tăng cầu ngoại tệ => nội tệ giảm giá
=> Kích thích XK, thu hút đầu tư nước ngoài ...
9.4 Biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán
quốc tế
Khuyến khích XK, quản lý NK
Chính sách tỷ giá
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài
Biện pháp hạn chế chi tiêu
Các biện pháp kiểm soát trực tiếp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tai_chinh_quoc_te_chuong_ix_can_can_thanh_toan_quo.pdf